Theo nhận định của Tiến sĩ Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung Ương, sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan đã tạo cú sốc cho thị trường BĐS vốn đang trên đà phục hồi.
Ông Chung phân tích, trước thời điểm 1/5, các chỉ số kinh tế và chỉ số luồng tiền đều rất tốt. Điển hình là chỉ số chứng khoán đã vượt qua 600 điểm; nguồn tiền ngân hàng vào thị trường BĐS đã tăng hơn 30% từ 200 lên 268 ngàn tỷ đồng; tiền từ kiều hối đã vượt qua mức 10 tỷ USD, nguồn tiền trong dân đã quay lại thị trường; hiện tượng chênh lệch giá mua đã xuất hiện và các dự án đã bán được sản phẩm. Nhưng sau sự kiện đặt giàn khoan tại biển Đông, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh cùng với đặc tính người Việt Nam là phòng thủ.
Ngoài yếu tố về biển Đông, ông Chung cho rằng, còn nhiều nguyên nhân tác động đến sự bền vững của thị trường như luồng tiền vận hành vào thị trường yếu; tính minh bạch của thị trường chưa được cải thiện, rủi ro đối tác vẫn đang hiện hữu và các yếu tố chính sách không có cơ sở tạo sự đột biến.
Trên thực tế, giao dịch mua bán trên thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chững lại. Theo phản ánh của các sàn, lượng khách mua và nhà đầu tư giảm hẳn so với thời điểm hơn 1 tháng trước. Nguyên nhân có thể là do tâm lý, người dân chuyển sang tích trữ USD, vàng thay vì bỏ tiền mua bất động sản. Một phần, người mua nhà dừng lại chờ diễn biến sự kiện giàn khoan.
Lượng giao dịch thành công trong khoảng 2 tháng trở lại đây sụt giảm, thanh khoản chậm. Giao dịch trung bình khoảng 40 - 60 căn/tháng. Trong khi đó, 4 tháng đầu năm trung bình giao dịch tại các sàn khoảng 80 - 100 căn/tháng. Thậm chí, một số dự án như Viện 103 (Văn Quán), C37 Bắc Hà (đường Tố Hữu), The Spark (Dương Nội), HP LandMark Tower (An Hưng)… chào bán trong thời gian ngắn đã cháy hàng. Theo đánh giá của các sàn, nền kinh tế biến động nên đã tác động trực tiếp tới sức mua.
Theo www6.vnmedia.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét