Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Tiền biến mất tại ACBS: lỗi tại ai?

Tiền biến mất tại ACBS: lỗi tại ai?


Vào ngày T+3, số dư tiền bỗng dưng biến mất trên tài khoản của NĐT mở tại ACBS. Liệu ACBS có trục lợi tài khoản khách hàng?

Theo quy trình thanh toán thông thường, tiền của NĐT sẽ được chuyển về tài khoản vào ngày T+3. Ngay cả khi tiền chưa chuyển về, thì tài khoản vẫn phải hiển thị dòng tiền sẽ về. Nhưng, NĐT tại ACBS lại thấy “biến mất” khoản 60 triệu đồng trong một nửa ngày. Liệu có chuyện ACBS lạm dụng tài khoản NĐT?


Bức xúc của NĐT


Chiều ngày 28/2/2014, báo Đầu tư Chứng khoán nhận được thông tin phản hồi đầy bức xúc của NĐT tên Quang, mở tài khoản tại Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết: NĐT có giao dịch bán chứng khoán vào thứ Ba, 25/2, với tổng giá trị xấp xỉ 160 triệu đồng. Thông thường, đến ngày T+3, tức thứ Sáu, 28/2, tiền NĐT sẽ phải về tài khoản.


Thế nhưng, truy cập tài khoản vào sáng ngày 28/2, NĐT thấy khoản vay giao dịch ký quỹ (margin) trị giá 90 triệu đồng đã bị trừ, còn số tiền còn lại 60 triệu đồng không thấy hiển thị trong số dư tài khoản.


“Lẽ ra vào sáng ngày T+3, tiền đã phải về tài khoản của tôi, nhưng tôi không thấy. Ngay cả khi quy trình thanh toán vì lý do gì đó bị chậm trễ, thì tài khoản cũng phải hiển thị là có dòng tiền sẽ về”, NĐT tên Quang cho biết.


Với lý do này, ông Quang cho hay, hoàn toàn có thể đã có tình trạng lạm dụng tài khoản của NĐT tại ACBS.


“Tôi đã gọi điện cho cả nhân viên giao dịch, kiểm soát viên và lãnh đạo ACBS, nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng, và bảo chờ. Sau một hồi phản ứng với Công ty, đến tận 14.15 phút chiều nay, tiền mới về tài khoản. Nếu tôi không phản ứng, điều gì sẽ diễn ra”, NĐT cho biết.


ACBS có trục lợi?


Trao đổi với ĐTCK, ông Phạm Phú Khôi, Tổng giám đốc ACBS cho biết, tại ACBS, nhân viên không có cơ hội nào để trục lợi tài khoản NĐT.


“Ngay từ khi thành lập ACBS, lãnh đạo ngân hàng ACB đã chủ trương đặt an toàn lên trên hết. Toàn bộ tài khoản tiền của NĐT đều được ngân hàng trực tiếp quản lý. Trong điều kiện bình thường, ACBS không thể kiểm tra được NĐT có bao nhiêu tiền. Chỉ khi có lệnh giao dịch đặt vào hệ thống, CTCK mới tự động kiểm tra tài khoản tiền, nếu có đủ tiền thì chuyển lệnh vào Sở GDCK, nếu không, lệnh sẽ bị hủy”, ông Khôi nói.


Cũng theo ông Khôi, tình trạng của NĐT Quang là bình thường trong những ngày qua, vì có yếu tố bên ngoài từ phía ngân hàng, chứ không phải từ CTCK.


“Đến tuần trước, dư nợ cho vay chứng khoán của ACB đã gần chạm mức giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nên các tài khoản giao dịch margin khi có dòng tiền về sẽ bị ngân hàng trực tiếp phong tỏa toàn bộ. Sau khi nhân viên ngân hàng kiểm tra tất toán vay nợ trên tài khoản margin, thì phần thừa nếu có mới được chuyển về tài khoản khách hàng. Chúng tôi không can thiệp bất kỳ điều gì vào quy trình trên”, ông Khôi lý giải về tình trạng số dư tiền bỗng nhiên biến mất trên tài khoản của khách hàng.


Giải thích về tình trạng trên, ông Khôi cho hay, do hệ thống công nghệ thông tin của ACBS được thiết kế trên cơ sở cho phép kết nối thẳng với ACB, nhưng chỉ với ACB mà không với các ngân hàng khác, nên khi ACB bị giới hạn tỷ lệ cho vay, thì khách hàng cũng không thể vay margin từ nguồn mới.


Nói về hướng khắc phục tình trạng này, ông Khôi cho hay: “Cách làm hiện nay dù an toàn tuyệt đối cho NĐT, nhưng lại hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ đòn bẩy cho khách hàng, và khách hàng cũng chỉ có thể mở tài khoản tại ACB. Chúng tôi đang tiến hành đầu tư hệ thống công nghệ mới, cho phép kết nối với các NHTM khác, chứ không chỉ riêng với ACB. Khi đó, NĐT sẽ thuận lợi hơn trong việc sử dụng dịch vụ tài chính đa dạng và dễ dàng mở tài khoản tại các ngân hàng có liên kết”.


Tiểu Mai


Theo ĐTCK




Chứng khoán Artex hoàn trả gần 87 tỷ đồng tiền phạt cho FLC Land

Chứng khoán Artex hoàn trả gần 87 tỷ đồng tiền phạt cho FLC Land


CTCP Chứng khoán Artex công bố thông tin về vệc Công ty bị tổn thất trên 10% giá trị tài sản do việc hoàn trả khoản tiền phạt cho Công ty TNHH MTV FLC Land.


Cụ thể, vào cuối tháng 11/2011, Artex đã phạt FLC Land số tiền là 102,5 tỷ đồng do chậm bàn giao diện tích văn phòng theo quy định tại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích sàn văn phòng mà 2 bên đã ký trước đó.


Đến ngày 22/12/2012, Artex đã xem xét giảm trừ 13 tỷ đồng tiền phạt cho FLC Land.


Tuy nhiên, tại buổi làm việc ngày 12/6/2013, FLC Land đã đề nghị CTCP Chứng khoán FLC (thời điểm đàm phán Artex vẫn mang tên là Chứng khoán FLC - FLCS, nay đã đổi lại tên là Artex) hoàn trả khoản tiền phạt vượt quá mức quy định, bởi theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 thì “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”.


Theo đó, số tiền mà Artex được phép phạt theo quy định trên chỉ là 2,808 tỷ đồng và Artex phải hoàn trả lại cho FLC Land là 86,692 tỷ đồng.


Tại Nghị quyết ra ngày 3/7/2013, HĐQT Artex đã thông qua việc hoàn trả lại số tiền chênh lệch liên quan đến việc vi phạm hợp đồng là 86,692 tỷ đồng cho phía FLC Land để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.


Kết thúc quý IV/2013, Artex đạt 9,16 tỷ đồng doanh thu nhưng chủ yếu lại từ doanh thu khác với 8,98 tỷ đồng, còn các hoạt động khác không mang lại doanh thu hoặc đóng góp không đáng kể. Trong kỳ, Artex phải ghi nhận 11,995 tỷ đồng các khoản giảm trừ doanh thu (cùng kỳ không chịu khoản này) nên doanh thu thuần bị âm 2,83 tỷ đồng. Kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng so với cùng kỳ, cộng thêm khoản hoàn trả tiền phạt gần 87 tỷ đồng nên Artex bị lỗ nặng 100 tỷ đồng trong quý IV này (cùng kỳ lỗ 9,22 tỷ đồng), nâng lỗ lũy kế cả năm 2013 lên 100,67 tỷ đồng (năm 2012 lãi 378 triệu đồng).


Tại thời điểm cuối năm, vốn chủ sở hữu của Artex chỉ còn 36,75 tỷ đồng, tiền mặt còn 12 tỷ đồng (tăng 10 tỷ đồng so với đầu năm). Nợ ngắn hạn cuối năm là 106,5 tỷ đồng, tăng hơn 21 tỷ đồng so với đầu năm, nhưng không có vay và nợ ngắn hạn. Artex cũng không có nợ dài hạn.


N.Tùng


Theo ĐTCK




Honda Việt Nam bất ngờ thay Tổng giám đốc

Honda Việt Nam bất ngờ thay Tổng giám đốc


Tại buổi ra mắt sản phẩm Honda RSX FI vừa diễn ra hôm nay, 28/2, Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam - ông Masayuki Igrashi đã cho biết, sẽ kết thúc vai trò Tổng giám đốc từ ngày 31/3/2014.

Vị trí mới mà ông Masayuki Igrashi sẽ đảm nhiệm là Giám đốc điều hành của Honda Asia, phụ trách kinh doanh xe máy của Tập đoàn Honda ở khu vực châu Á, châu Úc. Ông cũng cam kết, trên cương vị mới sẽ tiếp tục hỗ trợ hoạt động của Honda Việt Nam.


Lý giải cho việc rời vị trí Tổng giám đốc của Honda Việt Nam sau 2 năm nhận nhiệm vụ, so với nhiệm kỳ thông thường là 3 năm, ông Masayuki Igrashi cũng cho hay, đây là một sự thăng chức trước nhiệm kỳ với bản thân.


“Người Nhật Bản không quen nói về sự thăng tiến của bản thân nhưng trong trường hợp của tôi là sự thăng tiến", ông Masayuki Igrashi nói.


Tổng giám đốc tiền nhiệm của Honda Việt Nam trước ông Masayuki Igrashi là ông Koji Onishi đã có nhiệm kỳ làm việc 5 năm tại Việt Nam.


Năm 2014, Honda Việt Nam đặt kế hoạch nâng mức xuất khẩu xe máy nguyên chiếc lên 100.000 sản phẩm so với mức 40.000 chiếc của năm 2013. Thị trường xuất khẩu xe máy nguyên chiếc của Honda Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ mở rộng hơn tới châu Úc, Bắc Mỹ bên cạnh các thị trường hiện có là châu Âu, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc.


Cũng tại lễ ra mắt mẫu xe máy Honda Wave 110 RSX hoàn toàn mới, ban lãnh đạo của Honda Việt Nam vẫn tỏ ra quan ngại về tình hình kinh doanh xe máy tại Việt Nam vẫn còn khó khăn trong năm 2014.


Tuy nhiên, Nhà máy số 3 của Honda Việt Nam tại Hà Nam vẫn sẽ được đưa vào hoạt động với việc vận hành phân xưởng đúc trong tháng 3/2014 và tiếp đó là sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh trong quý II/2014. Với năng lực sản xuất của nhà máy số 3 này là 500.000 xe/năm, tổng năng lực hiện tại của Honda Việt Nam đạt tới 2,5 triệu xe/năm.


Năm 2013, Honda Việt Nam bán ra 1,87 triệu xe, giảm khoảng 9% so với năm 2012 trước đó. Tuy nhiên Honda Việt Nam cũng lên kế hoạch tập trung vào sản xuất các mẫu xe số trong năm 2014. Nghĩa là có những thay đổi trong chiến lược so với việc tập trung cho ra mắt các mẫu xe gas trong các năm 2012-2013 trước đó.


Đây cũng được xem là sự phù hợp với câu chuyện hạn chế phương tiện cá nhân trong đó có xe máy tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM.


Mẫu xe Wave 110 RSX hoàn toàn mới của Honda Việt Nam có hai sự lựa chọn. Phiên bản phun xăng điện tử với các màu đen, trắng xám, đỏ đen với giá bán lẻ là 21,49 triệu đồng đến 23,99 triệu đồng sẽ ra mắt thị trường vào tháng 4/2014.


Phiên bản chế hoà khí với các màu đen đỏ, đỏ đen, vàng đen, vàng cam với giá bán lẻ từ 19,49 triệu đồng đến 21,99 triệu đồng đã bắt đầu được bán từ hôm nay, 28/2/2014.


Thanh Hương


Baodautu.vn




3 thách thức của tân tổng giám đốc Viettel

3 thách thức của tân tổng giám đốc Viettel


Tốc độ tăng trưởng của Viettel đang giảm dần khi thị trường viễn thông nội địa bão hòa, mở rộng ra nước ngoài ngày càng khó khăn là điều mà ông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ phải đối đầu.

Hôm nay (1/3), ông Nguyễn Mạnh Hùng bắt đầu trở thành Tổng giám đốc, điều hành Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) thay cho Trung tướng Hoàng Anh Xuân nghỉ hưu. Nếu thách thức đầu tiên của ông Xuân trước đây là ổn định bộ máy và đưa Viettel từ một công ty sập xệ, mất đoàn kết trở thành một đơn vị hùng mạnh thì người kế nhiệm lại hoàn toàn khác.


Tổng giám đốc mới của Viettel tiếp nhận một tập đoàn đa quốc gia từ người tiền nhiệm, với doanh thu lên tới 8 tỷ USD trong năm 2013 và đang đứng số 1 toàn diện (hạ tầng, doanh thu, lợi nhuận) về viễn thông tại Việt Nam, Lào, Campuchia.


Thế nhưng, cùng với những vị trí rất cao của Viettel ở trong cũng như nước ngoài, tập đoàn này đứng trước những thách thức rất lớn về tăng trưởng. Nếu như đầu năm 2012, hãng viễn thông này đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 20 - 25% thì 2014 con số này chỉ còn 12 - 15%.


Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Viettel đặt mục tiêu tăng trưởng thấp hơn so với năm trước đó (2013 tăng trưởng doanh thu 15,2%). Mà nói như một vị lãnh đạo thuộc cấp rất cao của Viettel: “Một công ty mà tăng trưởng chậm thì sẽ sinh ra rất nhiều bệnh tật”.



Việc mở rộng ra thị trường nước ngoài của Viettel sẽ ngày càng khó khăn hơn. Ảnh: X.An.


Trong thông cáo báo chí phát đi về việc ông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ điều hành từ 1/3, tập đoàn này nêu lên 3 thách thức: thị trường viễn thông Việt Nam đã bước vào thời kỳ bão hòa, các dịch vụ OTT đang làm sói mòn doanh thu viễn thông truyền thống, và việc đầu tư nước ngoài cũng khó khăn hơn.


Trong bối cảnh đó, ông Hùng sẽ phải chèo lái Viettel để đưa tập đoàn này trở thành 1 trong 20 công ty viễn thông và CNTT lớn nhất toàn cầu, 1 trong 10 công ty viễn thông lớn nhất về đầu tư ra nước ngoài. Một lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nhận xét: “Người nắm quyền khi công ty đang ở đỉnh cao sẽ vô cùng mệt mỏi. Nhận ghế tổng giám đốc từ ông Xuân, anh Hùng làm gì để có thêm kỳ tích mới sẽ là một dấu hỏi và sức ép sẽ rất lớn”.


Nguồn tin từ tập đoàn này cho biết, 2014 và các năm tiếp theo, Viettel xác định những chuyển dịch chiến lược quan trọng, gồm: chuyển dịch từ di động sang di động băng rộng; từ cố định sang cố định băng rộng; từ công ty mạng lưới sang công ty dịch vụ; từ công ty điều hành sang công ty sáng tạo; từ công ty dịch vụ sang công ty nghiên cứu sản xuất công nghệ cao; từ công ty trong nước thành một công ty toàn cầu.


Trong một buổi trao đổi với báo chí vào cuối năm Quý Tỵ (đầu năm 2014 Dương lịch), ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ dự kiến sẽ mua một công ty sáng tạo như OTT để tạo nên một nhân tố kích thích đổi mới mạnh mẽ cho tập đoàn này.



Kakao Talk được cho là mục tiêu thâu tóm của Viettel.


Nguồn tin khác từ Viettel cho biết, dự kiến mua lại một công ty OTT xuất hiện từ cuối năm 2013 khi làn sóng ứng dụng nhắn tin miễn phí tăng trưởng cực mạnh tại Việt Nam và các nhà mạng đều lo lắng về việc doanh thu bị đe dọa. Sau đó, trên trị trường xuất hiện thông tin nhà mạng quân đội đang có kế hoạch mua Kakao Talk – OTT đến từ Hàn Quốc và đã âm thầm rút khỏi Việt Nam. Zalo - ứng dụng nhắn tin miễn phí Việt Nam, cũng được đồn là có tên trong danh sách của hãng viễn thông quân đội.


Lãnh đạo cấp cao của Viettel cho biết, việc mua một công ty OTT nhắm tới 2 mục tiêu. Thứ nhất, Viettel sẽ nhanh chóng tìm hiểu được những kỹ năng sáng tạo mới của làn sóng đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường viễn thông Việt Nam và thế giới. Khi đó, tập đoàn có thể tạo ra sự đối chọi ngay tại trong nước giữa những công ty con của mình (công ty OTT đối đầu với Tổng công ty viễn thông Viettel), thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình đổi mới của mảng di động. “Bên cạnh đó, doanh thu từ công ty OTT tăng lên chính là bù đắp cho phần tăng trưởng chậm hoặc giảm đi của di động”, ông này nói.


Thứ hai, khi tìm hiểu và nắm được bí quyết của một công ty OTT, Viettel sẽ có cơ hội bước chân vào những thị trường mà mật độ di động là 100% (hiện tại, hãng viễn thông này chỉ có thể mở rộng ở nước nước ngoài tại những nơi thị trường di động chưa bão hòa).


Tuy nhiên, ông này cũng cho biết, việc mua công ty OTT không phải là biện pháp chiến lược mà đơn giản là một ý tưởng được đưa ra trong bối cảnh tập đoàn này gặp khó khăn về tăng trưởng cũng như muốn đẩy mạnh khả năng đổi mới, sáng tạo.


Theo Zing




'Bộ Xây dựng làm đúng nên sẽ không xin lỗi'

'Bộ Xây dựng làm đúng nên sẽ không xin lỗi'


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã trả lời nhiều câu hỏi của báo chí xung quanh quy định Thông tư 16 của Bộ Xây dựng về cách tính diện tích căn hộ chung cư tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ.

Nhiều ý kiến chuyên gia nói quy định tại Thông tư 16 về tính diện tích căn hộ là trái Luật Nhà ở, ông có bình luận gì?


Tôi khẳng định việc Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về cách tính diện tích căn hộ chung cư mua bán nêu tại khoản 2 Điều 21 của Thông tư số 16 là có căn cứ pháp lý và đúng thẩm quyền. Nội dung hướng dẫn cách tính diện tích sàn căn hộ trong Thông tư 16 cũng không trái Luật Nhà ở và Nghị định 71, đồng thời quy định này cũng phù hợp với Luật Dân sự. Việc tính diện tích sàn căn hộ theo một trong hai phương pháp (theo tim tường hoặc thông thủy - PV) nêu tại Thông tư số 16 đều không gây thiệt hại về quyền lợi cho người mua căn hộ, cũng như không mang thêm lợi nhuận cho bên bán, đặc biệt là không xảy ra việc khi tính giá theo kích thước thông thủy thì căn hộ mua sẽ rẻ tiền hơn so với giá mua căn hộ được tính theo kích thước từ tim tường.


Vậy trách nhiệm của Bộ Xây dựng ở đâu, Bộ có xin lỗi người dân?


Thông tư 16 hướng dẫn chọn một trong hai cách, theo nguyên tắc, không ép buộc phải áp dụng cách tính nào, tùy thỏa thuận của các bên mua bán. Như vậy, Bộ Xây dựng ban hành hợp lý nên không có chuyện phải xin lỗi này khác. Ở đây, trách nhiệm của Bộ Xây dựng là tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa làm triệt để. Nhiều người mua nhà không nắm rõ quy định của pháp luật cũng như quyền của mình mà pháp luật đã quy định nên không yêu cầu chủ đầu tư phải thỏa thuận cách tính diện tích sàn căn hộ. Thực tế, cũng có chủ đầu tư lợi dụng tình trạng “sốt nóng“ của thị trường mà ép người mua phải thỏa thuận theo ý chí chủ quan của mình. Chúng tôi cũng khẳng định là hợp đồng nào trái quy định thì phải được xử lý.


Ông nói Thông tư 16 không trái luật, vậy vì sao Bộ lại mới ban hành Thông tư 03 để bỏ hẳn việc tính diện tích theo tim tường, không sai vì sao lại bỏ, thưa ông?


Ban hành văn bản hay quy định pháp luật đều phải căn cứ vào tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Việc điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật là bình thường và thường kỳ, không có gì bất thường. Thông tư 03 có sửa quy định về cách tính diện tích căn hộ, chỉ đưa một cách là tính theo kích thước thông thủy. Thực tế hiện nay cho thấy, đưa hai cách tính gây ra nhiều cách hiểu và áp dụng như thế không có lợi bằng việc chỉ quy định một cách tính. Song việc điều chỉnh chỉ tính một cách tính đó không có nghĩa Thông tư 16 sai. Sắp tới, Bộ Xây dựng còn sửa tiếp Thông tư 08 quy định về mức thu phí nhà chung cư cũng phải tính theo kích thước thông thủy, tức là thống nhất một cách tính và người dân sẽ được lợi hơn.


Theo An ninh Thủ đô




Bớt 'gánh' nhà đất, Vinaconex đã được cười

Bớt 'gánh' nhà đất, Vinaconex đã được cười


Hoạt động tái cơ cấu của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đang từng bước mang lại lợi nhuận cho đơn vị này, dù doanh thu từ kinh doanh bất động sản tiếp tục giảm mạnh.

Vinaconex vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV và lũy kế năm 2013. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2013, lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty là 550,12 tỷ đồng, trong đó riêng quý IV/2013 là 381,57 tỷ đồng. Đặc biệt, trong quý IV/2013, Vinaconex ghi nhận mức lợi nhuận đột biến từ hoạt động chuyển giao tài sản Dự án Xi măng Cẩm Phả cho Công ty Xi măng Cẩm Phả với giá trị 337,6 tỷ đồng.


Lý giải về con số lợi nhuận hơn 550 tỷ đồng của Vinaconex trong năm 2013, ông Vũ Quý Hà, Tổng giám đốc Vinaconex cho biết, năm 2013, lĩnh vực xây lắp đã đem lại phần lớn lợi nhuận cho Tổng công ty, bù cho bất động sản tạm thời đóng băng. Tỷ trọng doanh thu thuần từ xây dựng, xây lắp của Vinaconex tăng từ mức 3,09% (năm 2012) lên 60,12% (năm 2013), tương đương 6.820,2 tỷ đồng.


Trong khi đó, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản giảm từ 1.778,5 tỷ đồng (năm 2012) xuống còn 1.070,7 tỷ đồng (năm 2013). Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tư vấn không có nhiều biến động. Tính đến cuối năm 2013, doanh thu thuần của Vinaconex đạt 11.345,1 tỷ đồng, giảm 1.320,3 tỷ đồng so với năm 2012.


Năm 2013, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lãi từ tiền gửi, cho vay của Vinaconex giảm từ mức 150 tỷ đồng xuống còn 54 tỷ đồng. Cổ tức và lợi nhuận được chia tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012 (đạt 159 tỷ đồng).


Bên cạnh đó, Tổng công ty còn lãi từ hoạt động bán chứng khoán là 8,4 tỷ đồng so với năm 2012 (không có lãi). Tổng công ty cũng cơ cấu lại các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn từ 7,3 tỷ đồng năm 2012, xuống còn 956 triệu đồng. Chi phí lãi vay của Vinaconex năm 2013 giảm 305,7 tỷ đồng so với năm 2012, do biến động đi xuống của lãi suất ngân hàng.


Mặc dù doanh thu thuần năm 2013 thấp hơn năm trước, nhưng Vinaconex vẫn có mức lãi tăng 683% so với năm 2012 là do đã cắt giảm hơn 1.600 lao động, giảm sức ép cho quỹ lương lưởng, khiến chi phí quản lý của Tổng công ty giảm từ 800 tỷ đồng của năm 2012 xuống còn 420 tỷ đồng trong năm 2013.


Về kinh doanh bất động sản, cuối năm, Vinaconex đã hoàn thành việc thoái vốn tại Dự án Khu đô thị Park City (Hà Đông, Hà Nội). Theo đó, Vinaconex chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu (tương đương 25% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Vinaconex Hoàng Thành (Vinaconex Hoàng Thành) - chủ đầu tư Dự án Park City tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho Công ty Perdana (thuộc Tập đoàn Samling, tập đoàn khai thác gỗ lớn nhất của Malaysia). Sau khi chuyển nhượng, Park City trở thành dự án 100% vốn nước ngoài thuộc Perdana.


Năm 2013, Vinaconex cũng chào bán Dự án Khu đô thị Splendora (chủ đầu tư là An Khánh JVC - liên doanh giữa Vinaconex với Posco E&C - Hàn Quốc). Vinaconex hiện sở hữu 50% vốn điều lệ tại dự án khu đô thị 246 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD này. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013, chưa có đơn vị nào nhận chuyển nhượng cổ phần tại An Khánh JVC của Vinaconex.


Mặc dù đã và đang tìm cách thoái vốn khỏi một số dự án, nhưng Vinaconex vẫn là một trong những “đại gia” bất động sản khi có trong tay một loạt dự án bất động sản khác gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình 423 - Minh Khai, Hà Nội (liên kết với Dệt Minh Khai); cụm nhà ở hỗn hợp tại Lô B3, Khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý (TP. Đà Nẵng); Dự án Khu đô thị tại xã Tây Mỗ và Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Liên danh Vinaconex - Viettel - Hòa Phát - Ngân hàng ACB, trong đó Vinaconex chiếm 26% vốn điều lệ); Dự án Cát Bà Amatina (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng).


Tuy nhiên, các dự án trên có vẻ sẽ là nỗi lo hơn là niềm vui của Vinaconex trong 2014, khi việc triển khai các dự án đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn trong khi thị trường bất động sản chưa thực sự khả quan.


Hà Quang - Kỳ Thành(baodautu.vn)




Dự báo mới nhất, VN Index có thể đạt 655 điểm năm nay

Dự báo mới nhất, VN Index có thể đạt 655 điểm năm nay


Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đang phục hồi, trong khi tại Việt Nam, mặt bằng giá cổ phiếu vẫn ở mức thấp, là những yếu tố chính khiến chuyên gia CTCK MBS, trong cuộc hội thảo chiều 27/2 tại TP. HCM, cho rằng, VN-Index có thể đạt 655 điểm năm nay.


Các nền kinh tế lớn đang hồi phục


Nhận định về các nền kinh tế trên thế giới như Mỹ, Nhật, châu Âu, MBS cho rằng, có sự phục hồi vượt kỳ vọng, hoặc đang bước vào giai đoạn phục hồi. Cụ thể, Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có sự phục hồi mạnh mẽ nhờ gói kích thích kinh tế QE3. Tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế, FED đã quyết định từ tháng 2/2014, cắt giảm quy mô của gói QE3, bớt 10 tỷ USD, xuống còn 65 tỷ USD/tháng.


Kinh tế Nhật Bản cũng có sự chuyển biến tích cực, chính sách siêu nới lỏng làm đồng Yên yếu đi, nhưng đã thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu hồi phục mạnh mẽ. Đối với kinh tế châu Âu, GDP tăng trưởng 0,3% trong quý IV/2013, ghi nhận 3 quý đạt tỷ lệ tăng trưởng liên tiếp, thặng dư thương mại tăng gấp đôi trong năm 2013. Nền kinh tế Đức, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Pháp… đều có mức tăng trưởng khả quan trong nhiều tháng gần đây, cho thấy hoạt động sản xuất đang phục hồi vững chắc.


Riêng đối với khối các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam, khối này đang bị tác động tiêu cực do động thái thu hẹp gói kích thích kinh tế Mỹ của FED, chỉ số GDP đang tiếp tục cho thấy tín hiệu hồi phục chậm chạp và không ổn định. Theo đó, dòng vốn ngoại có xu hướng rút ra khỏi khối các nền kinh tế này.



Cổ phiếu triển vọng 2014


Đi ngược với xu hướng của khối thi trường mới nổi, nền kinh tế Việt Nam lại đang có những tín hiệu lạc quan như GDP tăng trưởng cao dần hàng quý, sức cầu cải thiện và hàng tồn kho giảm, chỉ số PMI cải thiện liên tục và vượt mức 50 điểm trong 5 tháng liên tiếp…


Trên TTCK, nếu so sánh với các nước trong khu vực, kỳ vọng tăng trưởng của thị trường không có nổi trội, tuy nhiên xét về giá, TTCK Việt Nam ở mặt bằng thấp, nhưng không phải là rẻ, bởi lợi suất yêu cầu từ TTCK Việt Nam cao hơn đáng kể so với các thị trường khác.


Bên cạnh đó, những DN đầu ngành trên TTCK đã công bố kết quả kinh doanh khả quan năm 2013. Thị trường cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực trong quyết tâm giải quyết nợ xấu, phá băng thị trường bất động sản và cổ phần hóa DNNN. Những thông tin này đang tạo tâm lý hưng phấn với nhà đầu tư chứng khoán.


Nếu tăng trưởng lợi nhuận năm 2014 của các DN niêm yết là 16,5% và mức P/E giữ nguyên, MBS cho rằng, TTCK Việt Nam có thể tăng khoảng 23% năm nay. Một số cổ phiếu có triển vọng trong năm 2014 được MBS đề xuất theo các tiêu chí: cổ phiếu của DN vững mạnh (VNM, GAS); ổn định (PVB, GDT, HLD); tăng trưởng (HPG, HVT); có nhiều tài sản (DIG, TDH, SJS); có khả năng đột biến (MNC, TTF)… Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên dàn trải danh mục đầu tư mà có thể nắm giữ số lượng vừa phải cổ phiếu trong một khoảng thời gian có thể là tháng, quý..


Nhận định sự chi phối của yếu tố tâm lý đến thị trường, ông Trịnh Xuân Sơn, Giám đốc chiến lược MBS cho rằng, trong năm 2013, tâm lý nghi ngờ và hi vọng liên tục diễn ra, nhưng đến đầu năm 2014, NĐT có tâm lý tin rằng, TTCK năm nay sẽ tốt hơn. Dựa vào phân tích kỹ thuật, TTCK 2013 được xác định ở vùng đáy. Cơ hội đầu tư tốt nhất chính là lúc thị trường chán nản nhất. Dù thời điểm này dường như đã qua, nhưng MBS cho rằng, cơ hội kiếm lời trên TTCK 2014 vẫn đang rộng mở, theo sự khởi sắc có thể dự báo trước của TTCK Việt Nam.


Phan Hằng


Theo Đầu Tư Chứng Khoán




Ngày 28/2: NHNN tiếp tục hút về 5.821 tỷ đồng

Ngày 28/2: NHNN tiếp tục hút về 5.821 tỷ đồng


Toàn bộ số tiền này được hút về thông qua phát hành tín phiếu.

Theo thống kê của SSI Research, trên thị trường mở (OMO) ngày 28/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không thực hiện bơm ra thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn giấy tờ có giá và cũng không có lượng đáo hạn. Tính đến ngày 28/2, dư nợ trên OMO vẫn là 141 tỷ đồng.


Trong ngày, NHNN tiếp tục phát hành 5.821 tỷ đồng tín phiếu song không có tín phiếu đáo hạn. Như vậy, có nghĩa, hôm nay NHNN tiếp tục hút về 5.821 tỷ đồng.


Từ 15/3/2012 đến nay, NHNN đã phát hành tổng cộng 538.599 tỷ đồng tín phiếu, đã có 421.043 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn và còn 117.556 tỷ đồng tín phiếu chưa đáo hạn.


Theo Thời báo ngân hàng




Ai trộm 400 tỉ USD từ sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới?

Ai trộm 400 tỉ USD từ sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới?


MtGox, sàn giao dịch bằng đồng tiền ảo Bitcoin đang bên bờ đổ vỡ, còn cổ đông của sàn này đang bế tắc trong việc tìm ra kẻ đã trộm 744.408 Bitcoin, tương đương khoảng 400 tỉ USD.

Theo bộ tài liệu "Crisis Strategy Draft" vừa bị rò rỉ, MtGox đã phát hiện sự bất thường trong hệ thống từ nhiều năm trước, tức trước khi đồng tiền ảo Bitcoin đột ngột tăng giá bất thường gây chấn động trên toàn thế giới. Tuy nhiên, họ đã không báo cáo vấn đề này mà vẫn giữ im lặng, tìm cách tự giải quyết. Để rồi kẻ trộm đã làm một "cú" ngoạn mục, cướp đi 744.408 Bicoin, tương ứng 400 tỉ USD, chiếm 6% tổng giá trị của sàn giao dịch MtGox. Lúc này MtGox mới lên tiếng nhưng mọi việc đã quá muộn màng.


Tại thời điểm MtGox bị sập thì nhà sáng lập Mark Karpeles cũng bỗng nhiên biệt tăm, từ đó người dùng đã nhắm sự nghi ngờ vào ông. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin tưởng vào Mark Karpeles vì MtGox là đứa con tinh thần mà bản thân Karpeles rất yêu quý, không có lí gì ông lại có hành động như vậy và liệu có tránh khỏi sự săn lùng của những nạn nhân?


Nói về hệ thống bảo mật của sàn giao dịch MtGox, MtGox có hệ thống nhận diện những giao dịch bất hợp pháp nhưng có lẽ nó đã không đủ mạnh. Song cũng không tránh khỏi khả năng kẻ trộm là một trong số các nhân viên có quyền truy cập trực tiếp vào hệ thống. Do đó, MtGox đã từng có những cuộc họp kéo dài với 18 nhân viên tại đây, nhưng không có kết quả, báo cáo "Crisis Strategy Draft" cho hay. Đến lúc này, kẻ trộm là người ngoài hay người nhà vẫn là một dấu chấm hỏi lớn đối với MtGox.


Hiện MtGox vẫn đang tiếp tục tiếp tục điều tra nguyên nhân, trong khi đó một Thượng nghị sỹ của nước Mỹ là Joe Manchin đã đề nghị các nhà chức trách liên bang cấm tiền ảo Bitcoin do đáng nghi ngờ, gây bất lợi cho kinh tế Mỹ.


Lá thư được đi đúng thời điểm MtGox, sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới ngừng hoạt động. Trong thư, ông Manchin nhấn mạnh thực tế các nước như Thái Lan, Nga, Trung Quốc đều hạn chế Bitcoin trong khi Mỹ lại ủng hộ nó. "Điều tôi lo lắng nhất là trong khi Bitcoin bị cấm tại các quốc gia khác thì người Mỹ lại đang xử lý giao dịch bằng loại tiền vô giá trị”, ông nói. Riêng tại Việt Nam, vào sáng 28/02, ngân hàng nhà nước cũng đã chính thức lên tiếng cảnh báo người dân khi sử dụng đồng tiền ảo Bitcoin và ngân hàng nhà nước cũng không chấp nhận loại tiền này.


Ngọc Phạm (Theo The Verge)




Xử lý nợ xấu: Mua 40.000 tỉ đồng, thu hồi vẻn vẹn... 200 tỉ

Xử lý nợ xấu: Mua 40.000 tỉ đồng, thu hồi vẻn vẹn... 200 tỉ


Dù mua được tới 39.700 tỉ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong 3 tháng cuối năm, đến nay Cty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mới thu hồi được 200 tỉ đồng, theo như thông tin chính thức được đại diện đơn vị này công bố tại cuộc họp vừa kết thúc chiều nay (28.2).


Cụ thể theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch VAMC, cùng với số nợ xấu gần 40.000 tỉ đồng được đơn vị này mua tính đến ngày 31.12.2013, VAMC đang thẩm định hồ sơ của các khoản nợ có trị giá 7.000 tỉ đồng được các ngân hàng chào bán.


"Theo đó, chúng tôi đặt mục tiêu có thể mua được thêm 10.000 tỉ đồng nợ xấu trong 3 tháng đầu năm 2014" - ông Hùng đưa thông tin.


Đối với việc cơ cấu và xử lý số nợ xấu được mua vào thời gian qua, đại diện VAMC cho hay, đơn vị đang xúc tiến thành lập một bộ phận hay trung tâm xử lý nợ xấu và đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm của VAMC trong thời điểm hiện nay.


"Với số nợ mua vào, trước mắt chúng tôi sẽ tiến hành rà soát, xem xét điều chỉnh đưa lãi suất cho vay về mặt bằng lãi suất hợp lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trả nợ. Đồng thời tham gia tiến hành tái cấu trúc lại doanh nghiệp, để doanh nghiệp có đủ điều kiện vay thêm vốn mới, tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho ngân hàng" - ông Nguyễn Quốc Hùng cũng thông báo, hiện đã có một số doanh nghiệp có nợ xấu được tái cấu trúc thành công.


Ngoài ra, theo lãnh đạo VAMC, các TCTD bán nợ xấu cho VAMC cũng vẫn đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ và phối hợp cùng các đơn vị nay xử lý nợ xấu. "Hiện chúng tôi đã thu hồi được khoảng 200 tỉ đồng trong số nợ xấu đã mua vào" - ông Nguyễn Quốc Hùng tiết lộ.


Trong khi đó theo Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiện tệ (NHNN) - bà Nguyễn Thị Hồng, một số ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC cũng vừa gửi đơn lên NHNN xin tái cấp vốn bằng nguồn trái phiếu đặc biệt bán nợ xấu. "Chúng tôi đang xem xét, rà soát để có thể đưa ra một tỉ lệ tái chiết khấu phù hợp cho từng ngân hàng" - bà Hồng cho biết tại cuộc họp báo chiều ngày 28.2.


Được biết theo quy định, các TCTD bán nợ xấu cho VAMC có thể vay tái chiết khấu từ NHNN với tỉ lệ cao nhất lên tới 70% giá trị trái phiếu đặc biệt.


Lao Động




TS. Trần Du Lịch: Không thể cổ phần hóa hơn 500 DNNN một cách ồ ạt

TS. Trần Du Lịch: Không thể cổ phần hóa hơn 500 DNNN một cách ồ ạt


Hẵn nhiên là không thể tiến hành một cách ồ ạt, bởi không chỉ phải thuê tư vấn, lập dự án mà còn phải sắp xếp, giải quyết các vấn đề tồn dư như vấn đề của lao động trong các doanh nghiệp nhà nước này


Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 2014-2015 diễn ra vào chiều 28/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Chính phủ cũng như của nền kinh tế trong 2 năm 2014-2015”.


Được biết, Thủ tướng đã phê duyệt danh sách 531 doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cổ phần hóa trong 2 năm tới, trong đó đã cổ phần hóa 99 doanh nghiệp, còn 432 doanh nghiệp. Với thông điệp này, cùng với sự ổn định kinh tế vĩ mô đang ngày càng chắc chắn hơn, tín hiệu trên thị trường cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang sẵn sàng cho việc tham gia vào công cuộc “đại phẩu” các doanh nghiệp nhà nước.


Tuy nhiên, hiện nay, danh sách các 432 doanh nghiệp nhà nước phải CPH vẫn chưa được công khai cũng như móc thời gian công khai, điều đó có thể gây cản trở đối với việc chuẩn bị “nguồn lực” tiếp cận của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.


Theo TS. Trần Du Lịch trong buổi trò chuyện tại Hội thảo:“Kinh tế Việt Nam 2014: Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức: Thủ Tướng đã phê duyệt danh sách các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cổ phần hoá, nhưng hiện họ đang chuẩn bị và chưa thực hiện được nên chưa công bố thông tin. Phải thuê xong tư vấn, lập dự án, sắp xếp… mới công bố thông tin.


Đa phần những doanh nghiệp đưa ra cổ phần hóa là những doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối. Đây là vấn đề chúng ta kỳ vọng.


TS. Trần Du Lịch cũng cho rằng, việc thực thi cổ phần hóa hơn 500 doanh nghiệp cần có lộ trình phù hợp với sức mua và đầu tư của thị trường. “Chúng ta không thể nào làm một cách ồ ạt được”.


TS. Trần Du Lịch cũng cho biết thêm, doanh nghiệp nào mà Nhà nước không cần nắm giữ chi phối nữa, Nhà nước phải bán trên 50% vốn cổ phần, chứ không thể duy trì kiểu bán một ít. Bởi cách bán nhỏ giọt sẽ không hấp dẫn đầu tư.


Một khi nhà đầu tư mua doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá là để cấu trúc lại, tổ chức lại thì phải có quyền, chứ vẫn duy trì kiểu Nhà nước nắm cổ phần chi phối, các nhà đầu tư mới tham gia vào doanh nghiệp nhà nước sẽ không thực thi được bởi theo luật, Nhà nước nắm trên 51% vẫn là doanh nghiệp nhà nước.


Hẵn nhiên là không thể tiến hành cổ phần hóa một cách ồ ạt, bởi không chỉ phải thuê tư vấn, lập dự án mà còn phải sắp xếp, giải quyết các vấn đề tồn dư như các lao động không còn phù hợp với mô hình hoạt động mới của doanh nghiệp nhà nước. Chắc chắn số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp là không nhỏ.


Theo Trí Thức Trẻ




Không uống rượu bia 1 năm, người Việt thừa mua 2 tàu ngầm Kilo

Không uống rượu bia 1 năm, người Việt thừa mua 2 tàu ngầm Kilo


“Nếu chiếu theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, Việt Nam là nước có mức độ sử dụng các chất uống có cồn ở mức trung bình thấp” – ông Việt lưu ý.


Mới đây, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc người Việt chi 3 tỷ USD/năm cho bia rượu khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.


Là người tham gia khởi thảo Chính sách quốc gia về phòng chống lạm dụng rượu bia, phó viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) Vũ Thị Minh Hạnh cũng tỏ ra rất lo ngại trước thực trạng lạm dụng bia rượu ở Việt Nam.


Ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam đã đưa ra một con số ước tính để thấy rằng Việt Nam đang quá lãng phí cho việc uống bia, rượu. Ông phân tích: Dân Việt Nam uống 3 tỷ USD bia rượu một năm trong khi đó 1 tàu Kilo có giá 350 triệu USD, 1 máy bay Sukhoi 30 có giá 30 - 45 triệu USD, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 350 triệu USD. Như vậy, nếu nhịn uống bia trong năm 2014, dân việt nam có thể với 3 tỷ USD mua thêm 02 con Kilo giá 1 tỷ USD, mua thêm 1 cặp Gepard 700 triệu USD, mua thêm một biên đội Sukhoi 12 chiếc với giá 540 triệu USD. Tổng chi phí chỉ mất khoảng 2.2 tỷ USD.


Tuy nhiên, trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 diễn ra vào ngày 28/2, Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng như nhiều hãng bia trong nước đã phản bác trước thông tin này.


“Với 3 tỷ lít bia được tiêu thụ, người ta cho rằng bỏ ra 3 tỷ đô la chỉ dành cho việc…uống bia là quá nhiều, những nhà khoa học nói phục vụ tiêu xài cho xã hội quá phí phạm nhưng tôi nghĩ thông tin này chưa chuẩn. Bởi có trên 50% là nộp ngân sách, còn 50% giải quyết vấn đề cho xã hội, cung ứng cho xã hội, dịch vụ cho xã hội. Hàng ngày, ở Mỹ có bao nhiêu người thất nghiệp, ở Việt Nam, ngành bia giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động” - ông Nguyễn Văn Việt, chủ tịch VBA phân trần về mức độ tăng trưởng bia, rượu của Việt Nam trong năm vừa qua.


Cụ thể, theo số liệu chính thức của tổng cục Thống kê, đóng góp ngân sách của ngành bia rượu nước giải khát năm 2013 đạt trên 1 tỷ đô la và tốc độ tăng trưởng của ngành Bia nói chung cũng đang trong xu thế giảm dần. Sản lượng bia sản xuất năm 2011/2010 tăng 8,5%, 2012/2011 tăng 5,73% và năm 2013/2012 là 2,47%.


Về kết quả sản xuất kinh doanh của ngành, ông Việt cho biết vẫn đảm bảo mức tăng trưởng so với năm 2012. Cụ thể, sản lượng sản xuất bia đạt 2,9 tỷ lít, tăng 2,47%; sản lượng tiêu thụ trên 3 tỷ lít, tăng 11,85%. Nước giải khát các loại sản xuất đạt gần 4,5 tỷ lít, tăng 5,59%, tiêu thụ ở mức tương đương, tăng 3,05%. Rượu sản xuất công nghiệp đạt 66,8 triệu lít, tăng 4,4%, tiêu thụ 67,9 triệu lít, tăng 6,9%.


Không uống rượu bia 1 năm, người Việt thừa mua 2 tàu ngầm Kilo


Ông Việt nhấn mạnh, “hãy tôn trọng số liệu thống kê, thay vì các thông tin ngoài luồng!”. Bởi theo thống kê của Tổng cục thống kê, sản lượng bia tiêu thụ năm 2011/2010 tăng trưởng 12,6%, năm 2012/2011 tăng trưởng chững lại 1,5%, năm 2013 tăng trưởng 10,3%. Mức tăng nói chung không đều đặn, nhưng ở mức tương đối cao, so với mức tăng trưởng sản xuất.


“Nếu chiếu theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, Việt Nam là nước có mức độ sử dụng các chất uống có cồn ở mức trung bình thấp” – ông Việt lưu ý.


Ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch HĐQT công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng: “Những thông tin đăng tải thời gian vừa qua về con số 3 tỷ USD/năm là chưa chính xác về ngành rượu, bia của Việt Nam, thậm chí, có người còn nói: lượng tiêu thụ rượu, bia của Việt Nam lớn nhất Châu Á. Điều này hoàn toàn không đúng”.


Ông giải thích thêm: “Chúng tôi đang thu thập tất cả thông tin chính thức để chứng minh rằng lượng tiêu thụ bia, rượu và đồ uống có cồn nói chung ở Việt Nam rất thấp, dưới mức trung bình khá. Nếu tính trung bình trên đầu người, ở Việt Nam, độ cồn tuyệt đối mà một người dùng là 2 lít cồn/người/năm trong khi đó, 4 lít mới là mức tiêu thụ trung bình của người dân trên thế giới.


“Như vậy, ở Việt Nam, nhiều nơi, người dân còn không biết đến hình dạng lon bia như thế nào. Nhất là khi bạn về các tỉnh lẻ, nông thôn, nhiều người dân còn không biết mở nắp lon bia như thế nào, họ chỉ biết loại rượu lá chuối. Ngay ở Đông Nam Á, nhiều nước tiêu thụ rượu, bia còn lớn hơn nhiều” – ông Tuất nhấn mạnh.




Sau 15 phiên mua vào, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu xả VCB

Sau 15 phiên mua vào, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu xả VCB


Dòng vốn ngoại hoạt động khá sôi nổi với lượng và giá trị mua, bán tăng mạnh qua từng phiên khi khối này thực hiện đảo danh mục đầu tư.

Đáng chú ý là nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong khi CTG được khối ngoại quay ra gom mạnh, thì VCB bất ngờ bị bán ròng.


Theo thống kê trong phiên cuối tuần trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 9.305.277 đơn vị, trị giá 400,17 tỷ đồng và bán ra 8.796.937 đơn vị, trị giá 384,45 tỷ đồng. Qua đó, khối này đã mua ròng 508.340 đơn vị, trị giá 15,72 tỷ đồng.


Khối lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh, tuy nhiên chủ yếu là nội khối trong phiên thỏa thuận. Cụ thể, giao dịch thỏa thuận chiếm tỷ lệ khá lớn với khối lượng trên 3 triệu đơn vị, chiếm 32,26% tổng khối lượng giao dịch và trị giá 186,57 tỷ đồng, chiếm 46,62% tổng giá trị giao dịch.


Ngoài VNM thỏa thuận nội khối 84,84 tỷ đồng, khối ngoại đã thỏa thuận nội khối khá lớn FPT với 721.770 cổ phiếu, trị giá 48,36 tỷ đồng và SSI với 829.000 đơn vị, trị giá gần 33 tỷ đồng.


Xét về giá trị mua ròng, MSN lấy lại vị trí dẫn đầu với 26,14 tỷ đồng, khối lượng tương ứng 262.300 đơn vị.


Tuy nhiên, điểm nhấn trong phiên cuối tuần chính là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, sau 15 phiên liên tiếp nhà đầu tư nước ngoài mua ròng VCB, đến phiên hôm nay ngày 28/2 họ bất ngờ bán ròng với giá trị gần 2,53 tỷ đồng.


Ngược lại, CTG bị bán mạnh trong những phiên trước đó lại được mua ròng mạnh trong phiên với khối lượng dẫn đầu đạt 1.249.980 đơn vị, trị giá 21,83 tỷ đồng. Cùng với đó, BID và STB cũng được mua ròng mạnh với giá trị lần lượt đạt 10,27 tỷ đồng và 8,24 tỷ đồng.


Còn HAG, sau phiên mua ròng mạnh nhất hôm qua, khối ngoại đã quay lại xu thế bán ròng cổ phiếu này. HAG trở thành cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 588.780 đơn vị, trị giá gần 16 tỷ đồng.


KBC vẫn tiếp tục bị bán ra, nhưng lượng bán ra đã giảm mạnh chỉ còn 362.300 đơn vị. Tính chung cả tuần, khối ngoại đã bán ròng KBC trong 5 phiên liên tiếp với tổng giá trị đạt trên 64 tỷ đồng.


Trên sàn HNX, dòng vốn ngoại có phiên sôi động nhất trong tuần với giá trị mua ròng đạt cao nhất. Cụ thể, khối ngoại đã mua ròng 609.012 đơn vị, trị giá mua ròng tương ứng 10,44 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại mua vào 1.353.250 đơn vị, trị giá 20,8 tỷ đồng và bán ra 744.238 đơn vị, trị giá 10,36 tỷ đồng.


PVS tiếp tục chốt tuần với lượng và giá trị mua ròng lớn nhất sàn HNX, đạt 305.950 đơn vị, trị giá hơn 9 tỷ đồng. Trong tuần qua, PVS đã có 5 phiên mua ròng mạnh nhất với tổng giá trị tính chung cả tuần đạt 25,18 tỷ đồng.


Ngược lại VCG là mã bị bán ròng mạnh nhất với 200.350 đơn vị, trị giá 3,1 tỷ đồng.


Tính chung trên hai sàn, khối ngoại đã mua ròng 1.117.352 đơn vị, giảm 48,2% so với phiên trước đó. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 26,16 tỷ đồng, giảm 65,83% so với phiên trước đó.


Thanh Thúy


Tinnhanhchungkhoan




Thông tư 02 của NHNN sẽ thực hiện... dần dần?

Thông tư 02 của NHNN sẽ thực hiện... dần dần?


hành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, TS. Cao Sỹ Kiêm cho biết, Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ xấu sẽ có hiệu lực vào tháng 6-2014, tuy nhiên không phải áp dụng đồng loạt với tất cả ngân hàng thương mại.

“Thời điểm thi hành Thông tư vẫn là tháng 6-2014 nhưng lộ trình thực hiện được kéo giãn, tùy từng ngân hàng, từng món nợ. Có những anh phải làm ngay, có anh thì phải lùi lại. Những ngân hàng nào làm thì cũng ở những mức độ khác nhau theo phân loại cụ thể”- ông Cao Sỹ Kiêm nói.


Chuyên gia này cho biết thêm, nếu thực hiện đồng loạt một lúc thì một số ngân hàng sẽ đổ vỡ bởi không đáp ứng được các tiêu chí của Thông tư.


Liên quan đến thông tin về nợ xấu, vừa qua, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Moody’s trong báo cáo triển vọng hệ thống ngân hàng 2014 đã đánh giá nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%, thay vì chỉ 4,7% nợ dưới chuẩn như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tháng 10-2013.


Về vấn đề này, nhiều chuyên gia ngân hàng đã nhận định Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực ngân hàng nên con số mà đơn vị này đưa là có cơ sở pháp lý rõ ràng, dựa theo chuẩn phân loại của pháp luật hiện hành.


Ngân hàng Nhà nước cũng phát đi thông điệp khẳng định, Moody’s đánh giá nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là dựa trên các phương pháp, tiêu chí, thông tin của Moody’s, còn số liệu nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước được xác định dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và các thông tin chính thức.


Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam tăng từ 4,08% (cuối năm 2012) đến 4,73%/ tổng dư nợ tín dụng vào tháng 10-2013.


An Tư


Baohaiquan




Chiều 28/2: Lên 590 điểm, VN-Index lại bị rơi do lệnh bán 'khủng'

Chiều 28/2: Lên 590 điểm, VN-Index lại bị rơi do lệnh bán 'khủng'


Sau khi kéo VN-Index tăng mạnh hơn 6 điểm vào cuối phiên giao dịch lớn lệnh, thì hàng loạt lệnh bán ATC được ‘bung’ ra và khiến chỉ số này chỉ còn tăng điểm nhẹ. Thanh khoản thị trường đã giảm đang kể so với phiên trước, nhưng vẫn ở mức cao, đạt hơn 2.900 tỷ đồng.

Những diễn biến trong cuối phiên giao dịch của tháng 2 đã có khá nhiều bất ngờ. Trong thời gian cuối của phiên giao dịch khớp lệnh, lực cầu tăng mạnh đã kéo các cổ phiếu trụ cột bứt phá và giúp VN-Index có lúc tăng hơn 6 điểm. Tuy nhiên, bước vào đợt xác định giá đóng của, hàng loạt lệnh bán ATC được ‘bung’ ra và khiến chỉ số VN-Index chỉ còn tăng nhẹ vào cuối phiên.


Hết thời gian giao dịch, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 586,48 điểm, tăng 1,69 điểm (0,29%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 119,409 triệu đơn vị, trị giá 2.241,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 137 mã tăng, 88 mã giảm và 79 mã đứng giá.


Chỉ số VN30-Index tăng 1,07 điểm (0,16%) lên mức 663,81 điểm, với 13 mã tăng giá, 16 mã giảm giá và 1 mã đứng giá.


Các cổ phiếu như CII, DRC, MSN, HSG, FPT, MSN… đã giữ vững được sắc xanh và góp phần kéo VN-Index lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến mã MSN. Cổ phiếu này là đầu tàu trong những nỗ lực duy trì sắc xanh của chỉ số VN-Index. Khép phiên giao dịch, MSN tăng tới 4,1% lên 102.000 đồng/CP. Bên cạnh đó, CII cũng đã được kéo lên mức giá trần và khớp lệnh hơn 1,83 triệu đơn vị.


Chiều ngược lại, sắc đỏ vẫn bao trùm các mã như VIC, VNM, SSI, STB, HAG… Trong đó, mã SSI và HAG đã giảm nhẹ và đều khớp lệnh trên 5 triệu đơn vị.


Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu như ITA, KBC, FLC, HQC, HAR… đều đồng loạt tăng giá. Khép phiên giao dịch, ITA tăng 3,8% lên 8.300 đồng/CP và khớp được hơn 7,27 triệu đơn vị. SAM tăng 3,4% lên 12.200 đồng/CP và cũng khớp được 4,84 triệu đơn vị.


Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE là BT6 tăng 600 đồng (+6,98%) lên 9.200 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 95.660 đơn vị.


Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 83,12 điểm, tăng 0,49 điểm (0,59%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 77,346 triệu đơn vị, trị giá 731,590 tỷ đồng. Toàn sàn có 141 mã tăng, 80 mã giảm và 155 mã đứng giá.



Lúc này, chỉ số HNX30-Index tăng 1,24 điểm (0,75%), lên mức 166,08 điểm, với 13 mã tăng, 8 mã giảm và 9 mã đứng giá.


Đáng chú ý nhất trên sàn HNX, mã PVX đã tăng kịch trần và khớp lệnh tới 12,78 triệu đơn vị, trong khi vẫn còn dư bán giá trần hơn 4,33 triệu đơn vị.


Bên cạnh đó, các cổ phiếu có tính dẫn dắt như SHB, SHS, VCG, KLS… cũng đã tăng giá. SHB tăng 3,3% lên 9.300 đồng/CP và khớp được 7,88 triệu đơn vị. VCG tăng nhẹ 1,3% lên 15.400 đồng/CP và cũng khớp được 6,49 triệu đơn vị.


Chiều ngược lại, các mã ACB, VGS, NTP, PGS… tiếp tục lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Mã PVS giảm 0,3% xuống 29.400 đồng/CP và khớp được 1,56 triệu đơn vị.


Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 7.625.640 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 744.240 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE).


Mã CTG được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1.557.980 đơn vị (chiếm 72,9% tổng khối lượng giao dịch). Hiện CTG đứng ở mức giá 17.600 đồng/cp (+1,7%), tổng khối lượng giao dịch đạt 2.137.060 đơn vị. Các mã tiếp theo là STB (569.000 đơn vị), BID (487.300 đơn vị), VCB (407.420 đơn vị), HPG (375.940 đơn vị).


Mã VCG bị khối trên HNX ngoại bán ra nhiều nhất với 283.550 đơn vị (chiếm 4,4% tổng khối lượng giao dịch), trong khi mua vào 83.200 đơn vị. Các mã tiếp theo là PVL (115.000 đơn vị), VND (100.200 đơn vị), SHB (92.700 đơn vị), PVS (53.300 đơn vị).


Bình Minh - Người Đồng Hành




Những chính sách mới có hiệu lực kể từ 1/3/2014

Những chính sách mới có hiệu lực kể từ 1/3/2014


Miễn thuế xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, siết chặt quản lý sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, quy định mức hoàn trả của người thi hành công vụ ...là những chính sách mới có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2014.

Miễn thuế xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu


Từ ngày 15/3/2014, sẽ chính thức miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất, nhập khẩu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.


Nội dung trên được quy định tại Quyết định số 08/2014/QĐ-TTg về việc miễn thuế xuất khẩu


Siết chặt quản lý sử dụng hóa đơn tự in, đặt in


Từ ngày 1/3/2014, doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, gian lận thuế sẽ không được tiếp tục sử dụng hóa đơn đã in.


Đó là nội dung quy định theo Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010 ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.


Thời hạn cấm sử dụng hóa đơn tự in, đặt in là 12 tháng kề từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong thời gian này các doanh nghiệp này phải mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành để sử dụng.


Các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế khi có yêu cầu của cơ quan thuế cũng phải ngừng sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và chuyển sang sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế.


Nghị định 04/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/3/2014.


Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công


Vừa qua, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 13/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài.


Theo đó, tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc, thương nhân phải có văn bản đề nghị Chi cục hải quan xem xét và chấp thuận phương án giải quyết nguyên vật liệu dư thừa, máy móc thuê...


Tiếp đến, chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày hải quan chấp thuận phương án giải quyết trên thì doanh nghiệp phải thực hiện xong thủ tục hải quan và nộp đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng.


Thông tư 13/2014/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/03/2014.


Quy định mức hoàn trả của người thi hành công vụ


Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa có Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ.


Theo đó, trường hợp người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại thì mức hoàn trả sẽ là: không quá 1 tháng lương nếu mức bồi thường nhỏ hơn 30 triệu; từ 1 - 2 tháng lương nếu mức bồi thường từ 30 - 100 triệu; từ 1 - 3 tháng lương nếu mức bồi thường lớn hơn 100 triệu.


Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hoàn trả sẽ là: từ 3 - 12 tháng lương nếu mức bồi thường nhỏ hơn 100 triệu; từ 12 - 24 tháng lương nếu mức bồi thường từ 100 - 500 triệu; từ 24 - 36 tháng lương nếu mức bồi thường lớn hơn 500 triệu.


Lương của người có trách nhiệm hoàn trả bao gồm lương của người đó ở thời điểm được xác định trong Quyết định hoàn trả và các loại phụ cấp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.


Thông tư có hiệu lực từ ngày 08/3/2014.


Biểu mức thu phí kiểm dịch y tế, y tế dự phòng


Từ ngày 01/3/2014, Thông tư 08/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng, kiểm dịch y tế chính thức có hiệu lực thi hành.


Theo đó, một số loại phí liên quan đến y tế dự phòng, kiểm dịch y tế sẽ được điều chỉnh tăng như phí xét nghiệm mẫu nước (nước ăn uống, sinh hoạt, nước thải); xét nghiệm khám lâm sàng; phí diệt chuột; phí kiểm dịch y tế hàng hóa xuất nhập khẩu…


Biểu phí mới được ban hành tại Thông tư 08/2014/TT-BTC thay thế cho biểu cũ tại Thông tư 232/2009/TT-BTC.


Chi tiết biểu mức thu phí kiểm dịch y tế, y tế dự phòng


Thẩm quyền cấp phép lưu hành xe quá tải


Từ ngày 1/3/2014, trừ các trường hợp do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cấp, thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, xe quá khổ, xe bánh xích, xe vận chuển hàng siêu trường, siêu trọng phạm vi cả nước sẽ do Cục trưởng các Cục Quản lý đường bộ cấp. Trước đây thẩm quyền này thuộc về Tổng Giám đốc các Khu Quản lý đường bộ


Nội dung trên quy định tại Thông tư 65/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2010/TT-BGTVT


Bên cạnh đó, mẫu giấy đề nghị cấp phép và mẫu giấy phép lưu hành xe quá tải cũng được sửa đổi theo phụ lục của Thông tư 65.


Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2014.


Theo Tri Thức Trẻ - Hồng Vân




Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Đừng để IPO... cho vui

Đừng để IPO... cho vui


Tổng giám đốc CTCK HSC Johan Nyvene kiến nghị, cổ phần hóa DNNN cần đi vào thực chất hơn. Các DNNN khi cổ phần hóa cần bán hoặc kết hợp phát hành thêm ít nhất 20% tổng lượng cổ phiếu để trở thành công ty đại chúng, mà không có ngoại lệ. Theo ông Johan, cổ phiếu GAS là một ví dụ.

Tỷ lệ tự do chuyển nhượng tại cổ phiếu này chỉ là 3,6%, nên GAS không đủ tiêu chuẩn vào bất cứ chỉ số nào trong bộ chỉ số VN-Index. GAS cũng không được các quỹ chỉ số nước ngoài giao dịch vì lý do này.


Từ nay đến hết năm 2015, Chính phủ đặt mục tiêu cổ phần hóa 432 DNNN. Để DNNN bán được lượng vốn lớn ra thị trường, nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế thúc đẩy sự vào cuộc mạnh hơn của các tổ chức tài chính trung gian như CTCK, để tìm kiếm và kết nối các nhà đầu tư đến với DN chào bán cổ phần.


Thông tư số 82/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, mức phí bán đấu giá cổ phần DNNN tại Sở GDCK là 0,3% tính trên giá trị cổ phần bán được, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng. Mức phí bán đấu giá cổ phần DNNN tại các CTCK (các đợt bán dưới 10 tỷ đồng) do các bên tự thỏa thuận, nhưng không quá 0,3% tổng giá trị cổ phần bán được. Như vậy, mức phí tối đa CTCK thu được chỉ là khoảng 30 triệu đồng, trường hợp đợt đấu giá không có ai mua thì Sở GDCK, CTCK không thu được đồng phí nào.


Phạm Oanh


Tinnhanhchungkhoan




NỆM LIÊN Á