Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Chưa ký Hiệp định Hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc

Chưa ký Hiệp định Hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc

Sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, các hoạt động kinh tế có thể sẽ bị tác động. Liệu lĩnh vực tài chính - ngân hàng có bị ảnh hưởng lớn, thưa ông?




Lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp gì, do chúng ta chưa thực hiện việc ký kết Hiệp định Hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc. Nếu chúng ta ký hiệp định này thì sẽ xảy ra việc Việt Nam bị “nhân dân tệ hóa”, giống như việc bị “đô la hóa”.


Việc nhân dân tệ hóa sẽ nguy hiểm hơn đô la hóa rất nhiều, bởi chúng ta liền biên giới với Trung Quốc. Theo đó, trước tiên, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ thâm nhập các tỉnh biên giới và lan dần vào nội địa Việt Nam, sau đó trở thành thế lực tài chính thực sự.


Thế lực này dịch chuyển trong sự dịch chuyển của tỷ giá hối đoái và theo lãi suất, sẽ chi phối mọi hoạt động tiêu dùng hàng ngày của dân cư. Rất may, chúng ta chưa ký hiệp định này, dù Trung Quốc từng hối thúc rất quyết liệt.



Thế nhưng, những ảnh hưởng từ hoạt động thương mại có thể tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng?


Hiện chúng ta có khoảng 50 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc, nên cũng sẽ có khoản tiền tương đương của ngân hàng cung ứng tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hoạt động thương mại hiện vẫn diễn ra bình thường. Khi doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu bình thường, thì họ vẫn có khả năng trả nợ bình thường. Vì vậy, chưa có dấu hiệu xuất hiện nợ xấu từ khu vực này.



Ngoài cung cấp tín dụng, một lĩnh vực khác của ngân hàng là dịch vụ thanh toán. Vậy, các ngân hàng sẽ phải ứng xử thế nào nhằm đảm bảo ổn định trong thanh toán?


Việt Nam và Trung Quốc đã có hiệp định thanh toán chính thức qua USD. Do đó, các hoạt động giao dịch vẫn chủ yếu thông qua USD. Hiện chúng ta chưa phải lo ngại gì về câu chuyện thanh toán. Ngoài ra, tỷ giá giữa tiền Việt Nam và Trung Quốc cũng vẫn ổn định.


Cụ thể, sau tuần đầu tiên khi chúng ta phát hiện việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan trên Biển Đông, tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và Nhân dân tệ có thay đổi chút ít. Tiền đồng Việt Nam bị mất giá khoảng 1%, nhưng sau đó đã cân bằng trở lại.


Sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thị trường chứng khoán có một số phiên phản ứng tiêu cực. Theo ông, ảnh hưởng về lâu dài từ sự kiện này đối với thị trường chứng khoán là gì?


Những chủ thể có thể chi phối mạnh thị trường chứng khoán là các định chế tài chính và các quỹ đầu tư. Song hiện nay, các quỹ đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam chủ yếu là từ Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan và các nước phương Tây…


Trung Quốc chưa có một quỹ đầu tư nào mạnh để có khả năng chi phối thị trường chứng khoán tại Việt Nam và vì thế sẽ không có vấn đề gì đáng kể đối với chứng khoán.


Tuy khối các nhà đầu tư không ảnh hưởng do không có quỹ đầu tư lớn nào của Trung Quốc, nhưng khối doanh nghiệp niêm yết có thể vẫn bị ảnh hưởng?


Hoạt động của doanh nghiệp niêm yết chủ yếu bị ảnh hưởng gián tiếp từ các hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước, nhưng tôi cho rằng, mức độ này không lớn.


Theo ông, vấn đề cần lưu ý nhất hiện nay trong quan hệ tài chính - tiền tệ với Trung Quốc là gì?


Đáng lưu ý là chúng ta phải rất thận trọng khi đàm phán ký kết Hiệp định Hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc.


Trước đây, một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia… đã ký Hiệp định Hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc, nhưng tới nay, họ cũng đã hủy bỏ. Đó cũng là những kinh nghiệm để chúng ta cân nhắc một cách thận trọng vấn đề này.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á