Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Nâng tỷ lệ sở hữu ngân hàng nội địa lên 49% sẽ hấp dẫn NĐT nước ngoài?

Nâng tỷ lệ sở hữu ngân hàng nội địa lên 49% sẽ hấp dẫn NĐT nước ngoài?


Nếu một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 20% và tất cả các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đến 49% (thay vì chỉ 30% như hiện nay) thì họ sẽ có thể đóng vai trò quyết định trên thực tế.

Xoay quanh về việc Thủ tướng cho biết có thể cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tăng sở hữu tại các ngân hàng nội địa lên tới 49% trong tương lai gần, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức (chuyên nghiên cứu các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng).


Theo ông Đức, ngay ở quy định tại Điều 16 về “Mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài” của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, thì Chính phủ được phép quy định tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng Việt Nam, có thể lên đến 49% và không vượt quá 50% vốn điều lệ theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.


Theo khoản 2, Điều 55 về “Tỷ lệ sở hữu cổ phần” cũng của Luật Các tổ chức tín dụng, thì một nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể được sở hữu quá giới hạn chuẩn 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.


Nhưng khoản 3 của Điều này lại quy định “Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng” và không có ngoại lệ như khoản 2.


Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa chặt chẽ, thì một cổ đông dù là trong nước hay nước ngoài tuy có thể được sở hữu trên 15% nhưng cũng không được quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng trong mọi trường hợp.


Theo ông tỷ lệ sở hữu này có hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam hay không?


Tỷ lệ sở hữu này đối với lĩnh vực ngân hàng là đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, vì khác hẳn với nhiều lĩnh vực khác, trong điều kiện bình thường, mỗi cổ đông trong nước chỉ được sở hữu 15% vốn điều lệ của một ngân hàng.


Nếu một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 20% và tất cả các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đến 49% (thay vì chỉ 30% như hiện nay) thì họ sẽ có thể đóng vai trò quyết định trên thực tế.


Thông tin gần đây nhất cho biết, có thể ngân hàng GPBank sẽ bán lượng lớn cổ phần cho một ngân hàng của Singgapo. Ông có cho rằng, đối với những ngân hàng yếu kém hoặc có nhu cầu thì Chính phủ nên cho phép họ bán 100% cổ phần không? Vì sao?


Nếu nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận tham gia ngân hàng cổ phần hoặc liên doanh thì đương nhiên không được vượt quá giới hạn sở hữu nói trên.


Nhưng như vậy, thì trở ngại 51% sở hữu của nhà đầu tư trong nước cũng sẽ là một rào cản rất lớn, khó có thể vượt qua trong nhiều trường hợp, chưa kể các nhà đầu tư nước ngoài còn phải thoả hiệp với nhau ngay trong tỷ lệ sở hữu 49%.


Vì vậy, nếu họ thực sự muốn đóng vai trò quyết định cuộc chơi, thì chỉ còn cách là sở hữu 100% vốn điều lệ, tức là thành lập hoặc mua lại ngân hàng cổ phần để chuyển thành ngân hàng TNHH một thành viên 100% vốn của một nhà đầu tư.


Đó cũng là một trong những cách tốt nhất để xử lý các ngân hàng yếu kém, mà không kêu gọi được nhiều nhà đầu tư cùng tham gia.


Tất nhiên, điều kiện để trở thành lập một ngân hàng một chủ cũng rất chặt chẽ và không được khuyến khích.


Xin cảm ơn ông!


Khánh Linh (thực hiện)

Theo Trí Thức Trẻ




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á