Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

NHNN đang dùng sở hữu chéo để tái cấu trúc NHTM yếu kém?

NHNN đang dùng sở hữu chéo để tái cấu trúc NHTM yếu kém?


NHNN vẫn phải chấp nhận những trường hợp ngoại lệ sở hữu vượt quy định; Các doanh nghiệp nhà nước tham gia sở hữu sâu hơn vào NHTM...

Tại buổi Tọa đàm “Nhìn lại điều hành chính sách của NHNN 2011 – 2013 những kết quả và thách thức” do NHNN đã tổ chức sáng nay (ngày 30/10) khi nói về mục tiêu duy trì ổn định của hệ thống tín dụng của NHNN trong thời gian qua, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbrigh cho rằng, điều này thể hiện ở 3 khía cạnh: Đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng; tái cơ cấu ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu.


Về vấn đề thanh khoản: Theo ông Thành nếu như thời kỳ năm 2011 thanh khoản của các ngân hàng gặp khó khăn thì đến nay đã được cải thiện đáng kể.


“Mức lãi suất tuyệt đối trên thị trường liên NH đã giảm xuống, những đợt căng thẳng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng đã không còn nữa. Đồng thời việc chênh lệch lãi suất cao nhất và thấp nhất khi huy động tiền gửi của dân cư đã giảm xuống đáng kể. Điều này chứng tỏ thanh khoản của hệ thống tín dụng đã ổn định” – Ông Thành nói.


Tái cấu trúc 8 NHTM yếu kém: Ông Thành đồng ý rằng việc tái cấu trúc các NHTM yếu kém sẽ giúp hệ thống ổn định hơn và tránh đổ vỡ; tuy nhiên quá trình này diễn ra khá chậm.


“Đáng lo ngại là chúng ta đang dùng sở hữu chéo hoặc không thay đổi hoặc tăng tính phức tạp về sở hữu chéo để tái cấu trúc ngân hàng”.


Trong Đề án ban đầu của NHNN có nêu “tái cấu trúc để xử lý sở hữu chéo”; tuy nhiên trên thực tế thì dường như các biện pháp lại khuyến khích ngược “dùng sở hữu chéo để xử lý các NHTM yếu kém”.


Ông Thành lấy dẫn chứng: NHNN vẫn phải chấp nhận những trường hợp ngoại lệ sở hữu vượt quy định; Các doanh nghiệp nhà nước tham gia sở hữu sâu hơn vào NHTM và kể cả doanh nghiệp phi tài chính cũng tham gia sở hữu ngân hàng…


“Về ngắn hạn điều này sẽ giúp NHNN tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhưng về lâu dài sẽ lại khiến NHNN khó khăn hơn trong giám sát, kiểm soát hệ thống” – Ông Thành khuyến cáo.


Về vấn đề xử lý nợ xấu: Nguyên tắc là không dùng nguồn lực thực từ nhà nước. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu không có nhà đầu tư mới hay góp vốn thêm từ các cổ đông hiện thì các tổ chức tín dụng sẽ phải dùng lợi nhuận trong tương lại để xóa nợ xấu… hệ quả là điều đó sẽ khiến cho tăng trưởng của nền kinh tế bị chậm lại.


Chính vì thế ông Thành đặt câu hỏi: Phải chăng chính sách đang yêu cầu các NHTM phải có lợi nhuận trong tương lai để xử lý nợ xấu? Sức ép về lợi nhuận đã đẩy chênh lệch huy động và cho vay lên cao (6% theo tính toán sơ bộ của ông Thành)? Và điều đó vô hình dung đã đẩy tín dụng vào tình cảnh tăng trưởng chậm như hiện nay?


Khánh Linh


Theo Trí Thức Trẻ




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á