Những nỗ lực kéo thị trường lên vào 15 phút cuối phiên đã giúp VN-Index chỉ tìm về sát mức ngưỡng tham chiếu. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, việc VN-Index có quay lại được ngưỡng hỗ trợ 590 điểm hay không trong phiên chiều sẽ quyết định xu hướng tiếp theo.
Sau phiên giảm điểm mạnh hôm qua, nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam tỏ ra thận trọng hơn khi bước vào phiên giao dịch sáng nay (27/3). Thị trường có sự phân hóa khi VN-Index tăng điểm nhẹ trong khi HNX-Index đang đi xuống. Tuy nhiên, màu đỏ nhanh chóng bao trùm.
Đợt 1, thị trường xác định giá mở cửa cho VN-Index tại mức 588,62 điểm, tăng 0,56 điểm (+0,1%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,31 triệu đơn vị, trị giá 98,33 tỷ đồng.
Đến 9h20, chỉ số VN-Index đứng ở mức 588,62 điểm, tăng 0,56 điểm (0,10%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,308 triệu đơn vị, trị giá 98,330 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 89,64 điểm, giảm 0,15 điểm (-0,16%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 6,211 triệu đơn vị, trị giá 69,480 tỷ đồng.
Thống kê số lệnh khớp trên cả hai sàn là 5.629 lệnh, nếu tính bình quân mỗi lệnh khớp là 2.398 đơn vị, trị giá khoảng 297 triệu đồng.
Xét 3 mức giá hiện thị trên bảng điện tử, có thể thấy thị trường đang có cung lớn hơn cầu 1,4 lần. Cụ thể, tổng giá trị cầu đạt 245,074 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị cung đạt 342,159 tỷ đồng.
~~~~~~~~~~~~
Đến 10:05, chỉ số VN-Index đứng ở mức 587,23 điểm, giảm 0,83 điểm (-0,14%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 44,901 triệu đơn vị, trị giá 648,790 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 88,94 điểm, giảm 0,85 điểm (-0,95%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,284 triệu đơn vị, trị giá 310,620 tỷ đồng.
Mã VNM lúc này đang tăng 100 đồng/cp (+0,71%) lên 141.000 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 64.790 đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 1.737.100 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 1.074.450 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE).
Thống kê số lệnh khớp trên cả hai sàn là 29.801 lệnh, nếu tính bình quân mỗi lệnh khớp là 2.514 đơn vị, trị giá khoảng 320 triệu đồng.
Xét 3 mức giá hiện thị trên bảng điện tử, có thể thấy thị trường đang có cung lớn hơn cầu 1,2 lần. Cụ thể, tổng giá trị cầu đạt 367,783 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị cung đạt 444,467 tỷ đồng.
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 587,16 điểm, giảm 0,90 điểm (-0,15%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 89,972 triệu đơn vị, trị giá 1,385,820 tỷ đồng.
Trong số 304 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, có 63 mã tăng (chiếm 20,7%), 156 mã giảm, 56 mã đứng giá và 29 mã không có giao dịch.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 89,13 điểm, giảm 0,66 điểm (-0,74%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 58,214 triệu đơn vị, trị giá 611,01 tỷ đồng.
Số mã tăng trên HNX là 50 (chiếm 13,3% trong tổng số 376 mã niêm yết), số mã giảm là 183 số mã đứng giá là 52 và không có giao dịch là 91 mã.
Lúc này, chỉ số VN30-Index giảm 0,41 điểm (-0,06%) xuống còn 664,46 điểm, với 9 mã tăng giá, 13 mã giảm giá và 8 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,65 điểm (-0,35%), xuống còn 182,86 điểm, với 10 mã tăng, 16 mã giảm và 3 mã đứng giá.
Cổ phiếu hiện giao dịch nhiều nhất trên HOSE là ITA với 9,093 triệu đơn vị, đứng ở mức 10.300 đồng/cp (3,00%). Trên sàn Hà Nội, vị trí số 1 thuộc về mã PVX với 8,469 triệu đơn vị, đứng ở mức 6.400 đồng/cp (1,59%).
10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất chiếm tới 36,58% tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE, còn trên sàn HNX con số này là 53,85%.
Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE là VNG tăng 500 đồng (+6,94%) lên 7.700 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 9.000 đơn vị.
Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX là PVB, tăng 2.400 đồng (+9,88%) lên 26.700 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 24.020 đơn vị.
Riêng giao dịch thỏa thuận, có 8 giao dịch trên HOSE với 2,767 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá 42,04 tỷ đồng và 28 giao dịch trên HNX với 1,156 triệu cổ phiếu, trị giá 11,36 tỷ đồng.
Đáng chú ý, cổ phiếu EIB được giao dịch thỏa thuận với khối lượng 2.000.000, trị giá 30,6 tỷ đồng (chiếm 66,5% tổng khối lượng giao dịch trong ngày).
Nhà đầu tư nước ngoài hiện mua vào 3.891.630 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 1.673.150 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE).
Mã KBC được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 467.680 đơn vị (chiếm 46,3% tổng khối lượng giao dịch). Hiện KBC đứng ở mức giá 13.400 đồng/cp (0,0%), tổng khối lượng giao dịch đạt 1.010.090 đơn vị. Các mã tiếp theo là VCG (450.000 đơn vị), PVX (422.000 đơn vị), NLG (200.000 đơn vị), DXG (140.440 đơn vị).
Mã PVX được khối ngoại bán ra nhiều nhất với 417.300 đơn vị (chiếm 4,9% tổng khối lượng giao dịch), trong khi mua vào 422.000 đơn vị. Hiện PVX đứng ở mức giá 6.400 đồng/cp (+1,6%), tổng khối lượng giao dịch đạt 8.468.820 đơn vị. Các mã tiếp theo là SHB (408.600 đơn vị), PVS (270.050 đơn vị), VCG (179.300 đơn vị), HPC (86.000 đơn vị).
Thống kê số lệnh khớp trên cả hai sàn là 56.122 lệnh, nếu tính bình quân mỗi lệnh khớp là 2.571 đơn vị, trị giá khoảng 346 triệu đồng.
Xét 3 mức giá hiện thị trên bảng điện tử, có thể thấy thị trường đang có cung lớn hơn cầu 1,4 lần. Cụ thể, tổng giá trị cầu đạt 373,067 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị cung đạt 515,486 tỷ đồng.
Có 22 mã trên bảng điện tử không có dư bán và 65 mã không có dư mua. Trong đó, mã PXM đang có dư mua lớn đạt 3,186 tỷ đồng, giá mua bình quân đạt 2.800 đồng/cp (cao hơn giá tham chiếu 3,6%) nhưng không có lượng cung.
Thị trường có sự hứng khởi xuất phát từ nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán hồi phục khá nhanh trong khoảng 15 phút cuối phiên. Hiện tại, HCM tăng 100 đồng/cp (+2,56%) lên 40.000 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 781.960 đơn vị.
KLS tăng 200 đồng/cp (+1,45%) lên 14.000 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 3.640.520 đơn vị.
Mã VND tăng 300 đồng/cp (+1,81%) lên 16.900 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 1.066.200 đơn vị.
Mã SSI tăng 200 đồng/cp (+0,71%) lên 28.200 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 1.846.320 đơn vị.
Mã BVS tăng 300 đồng/cp (+1,84%) lên 16.600 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 939.560 đơn vị.
Thu Trang - NDH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét