CTCK Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) kỳ vọng P/E giảm sau khi có kết quả kinh doanh quý 1/2014.
P/E thị trường hiện ở mức trung bình so với các nước trong khu vực, P/E của VNIndex và HNXIndex lần lượt ở mức 14,31 và 19,2, đứng vị trí 8 và 17 trong số 20 thị trường khu vực.
P/E Vnindex tăng 6%, bằng vị trí của tháng trước nhưng đã gần bằng chỉ số P/E của 2 nước có vị trí đứng liền sau Hàn Quốc và Thái. P/E của HNXIndex tăng 10%, tăng một bậc 1 so với tháng trước.
Thị trường chứng khoán vẫn thu hút được dòng vốn ĐTNN cho thấy kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng và tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của Doanh nghiệp khi nền kinh tế đang ở vùng đáy.
Tuy nhiên do lợi nhuận của các doanh nghiệp quý IV đã không bắt kịp đà tăng của thị trường trong 2 tháng đầu năm đã khiến mặt bằng P/E các chỉ số tăng trở lại.
Trong năm 2013, mặt bằng P/E cũng tăng nhanh trong 5 tháng đầu năm và giảm trở khi lợi nhuận doanh nghiệp công bố lợi nhuận quý II và III. P/E các chỉ số vì vậy được kỳ vọng sẽ giảm trở lại khi các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý I, 2014.
ETFs có dấu hiều sắp dừng mua ròng
Khối NĐTNN tiếp tục mua ròng tháng thứ 6 liên tiếp, họ mua ròng 1.185 tỷ trong tháng 2, giảm 31% so với tháng 2 năm 2014. Trong đó, 2 ETF mua ròng khoảng 345 tỷ, chiếm 30% tổng lượng mua ròng của khối ĐTNN.
Mặc dù vẫn mua tích cực mua vào, tỷ trọng mua ròng của ETFs so với tổng lượng mua ròng của khối ĐTNN trong tháng 2 đã giảm một nửa so với tháng 1. Theo số liệu chốt đến thời điểm 28/2, ETF VNM tăng quy mô từ 20,9 triệu lên 22,5 triệu chứng chỉ quỹ tương đương với mua ròng ở Việt Nam 33,4 triệu USD hay 507 tỷ.
Ngoại trừ 3 phiên nghỉ Lễ Tết vào đầu tháng, quỹ VNM đã có 16 phiên mua ròng liên tiếp. Trong khi đó, sau tháng 1 mua ròng mạnh, đà mua của FTSE VN đã chững lại và bắt đầu giảm quy mô trở lại.
Quỹ giảm quy mô từ 13,3 triệu xuống 13,02 triệu chứng chỉ quỹ tương đương với bán 7,7 triệu USD hay 163 tỷ ở thị trường Việt Nam.
Trong tháng 2, VNM mua đều 100 nghìn chứng chỉ quỹ (tương đương 34 tỷ ở thị trường Việt Nam) trong tất cả các phiên giao dịch thì FTSE VN có những phiên giao dịch mua bán xen kẽ khi khoảng cách giá và NAV ở trạng thái cân bằng. Giá trị mua ròng của khối ngoại vẫn rất tốt nhưng đã giảm sút so giá trị mua ròng trong tháng 1.
Dự báo dòng vốn này sẽ tiếp tục giảm tiếp trong tháng 3 do FED tiếp tục cắt giảm QE3, Châu Âu đang cân nhắc gói hỗ trợ trong trường hợp giảm phát, trong khi nền kinh tế các nước mới nổi đang khá bất ổn khiến dòng vốn dịch chuyển từ thị trường các nước mới nổi đổ vào thị trường phát triển và thị trường biên trong năm 2013.
Tuy nhiên do quy mô nhỏ, thị trường chứng khoán của các nước thị trường biên đã tăng khá nhanh khiến sức hấp dẫn đang giảm dần. Kể từ tháng 2, dòng vốn vào các nước thị trường biên đã có dấu hiệu chững lại, và đã chảy ngược lại thị trường mới nổi do mặt bằng giá hấp dẫn.
Trong 3 năm gần đây, hoạt động mua ròng của các ETFs thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3, năm nay dòng vốn đổ vào sớm và có thể kết thúc sớm hơn mọi năm. Hiện tại FTSE VN đã có mức “premium” quanh mức 0 khiến động lực tăng quy mô không còn.
“Premium” của VNM cũng đã giảm liên tục từ 11% xuống còn 1,5% vào thời điểm 28/2, khối lượng giao dịch cũng đã giảm sút cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư đã giảm đi nhiều. Khi premium giảm về mức gần 0 thì quỹ này sẽ dừng hoạt động mua vào.
Theo số liệu chốt tại thời điểm 28/2/2014, ETF VNM trong đợt cơ cấu danh mục quý I sẽ bán ra khoảng 17,8 triệu USD tương đương 380 tỷ tại thị trường Việt Nam, mua vào cổ phiếu niêm yết tại nước ngoài để cân bằng danh mục. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá trị mua dòng của khối ngoại trong tháng 3.
Học Khiêm - NDH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét