Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

'Đặt cược' vào vốn ngoại

'Đặt cược' vào vốn ngoại


Nếu xét trên khoảng 100 DN niêm yết thuộc ngành bất động sản (BĐS) và xây dựng/ phát triển bất động sản trên cả 3 sàn chứng khoán hiện nay, dựa vào lịch sử thành lập và quỹ đất khổng lồ đang sở hữu, có lẽ NBB phải đứng ở top đầu vì "tuổi trẻ, tài cao": Trong 12 năm thành lập tính từ 2005 đến nay, NBB đã kịp tích lũy để hiện nắm trong tay tới 846 ha đất trên 6 tỉnh thành trong cả nước.


Quỹ đất khủng


Theo bộ phận Phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) thì trong 848 ha đất này, 154ha thuộc hai dự án tại tỉnh Quảng Ngãi và Bạc Liêu hiện đang mở bán, 104ha đã hoàn tất công tác đền bù tại TP HCM và tỉnh Quảng Ninh, và 604ha còn lại đang trong quá trình thực hiện công tác đền bù. "Quỹ đất tại các tỉnh lại có vị trí đắc địa, nằm tại các khu vực tăng trưởng mạnh nên nhiều khả năng giá trị sẽ tăng mạnh trong tương lai", VCSC đánh giá.


Tuy nhiên, thận trọng mà nói thì sẽ rất khó đặt kì vọng quỹ đất của NBB tại các tỉnh như Quảng Ngãi, Bạc Liêu, Bình Thuận, Quảng Nam sớm tăng mạnh, khi trên thực tế ngay cả những thời điểm thị trường bất động sản VN nóng sốt, mức độ tăng giá đất của các tỉnh thành này cũng không thể có động lực đại nhảy vọt. Hơn nữa, phần lớn các dự án mà NBB tính triển khai từ quỹ đất ở các tỉnh này, đều nhắm vào phát triển BĐS du lịch sinh thái như Khu Đô Thị Sinh Thái Tam Phú (Quảng Nam), Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp khu dân cư De Lagi (Bình Thuận), Khu dân cư Sơn Tịnh, Khu biệt thự Gofl cao cấp Đảo Hồng Ngọc (Quảng Ngãi), Khu Dân cư (Bạc Liêu) - tức chỉ có 2/6 dự án là nhắm vào phát triển Khu dân cư - xét trong tình trạng BĐS sinh thái du lịch, nghĩ dưỡng ở VN đang "dồn đống", cơ hội bật lên từ mỗi một dự án nếu không có sự xoay chuyển gì mới của NBB, đã khó lại càng khó.


Giá trị nhất trong quỹ đất đang sở hữu của NBB, vẫn là đất tại đô thị lớn nhất nước, cũng đông dân cư nhất nước - TP HCM. May mắn của NBB là 56ha đất của Cty đều gần như hoàn tất công tác đền bù, được phân bổ tập trung ở khu vực quận 8 và huyện Bình Chánh - gần với đại lộ Đông Tây và tuyến đường Quốc lộ I. Đặc biệt trừ dự án Diamond Reveside (NBB I) thì Cty đều có tỷ lệ sở hữu tại quỹ đất được phân bổ cho 6 dự án tại đây khá cao, thấp nhất từ 63% và cao nhất tới 95%.









Quỹ đất, dù nói thế nào, vẫn là một lợi thế lớn nhất của NBB trong quá khứ, hiện tại lẫn tương lai.



Vấn đề là ngay ở quỹ đất có giá trị nhất trong tổng số quỹ đất hiện có, thì nếu so sánh một vài DN cùng ngành, cùng có quỹ đất lại ở cùng vị trí tương đương, ví dụ như với CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh BCI, thì những gì mà NBB lại vẫn… kém xa. Tuy nhiên, quỹ đất, dù nói thế nào, vẫn là một lợi thế lớn nhất của NBB trong quá khứ, hiện tại lẫn tương lai.

"Buồn ngủ gặp chiếu manh"


Hẳn vì vậy mà Creed quan tâm tới NBB. Creed Group, một Tập đoàn của Nhật từng cùng các quỹ tín thác thuộc tập đoàn quản lí khối tài sản lên tới 4 tỷ USD, lại đang có sự quan tâm đối với tài sản BĐS ở thị trường mới nổi, có kinh nghiệm trong việc mua lại và tạo lợi nhuận từ các dự án BĐS khủng hoảng. Nếu xét trên các điều khoản đầu tư cổ phiếu, các dự án và trái phiếu chuyển đổi của NBB với cam kết "Chất lượng Nhật Bản cho các thị trường mới nổi", thì việc NBB kí kết hợp tác với Creed có thể ví chẳng khác nào "buồn ngủ gặp chiếu manh" - DN sẽ có nguồn lực để hồi sinh và khai thác được lợi thế vốn đang bị "đóng băng" của mình.


Tuy nhiên, điều mà NBB sẽ phải "đặt cược" cho vụ đầu tư của Creed chính là phát hành trái phiếu dự án, bước đầu ở City Gates Tower và tiến tới là NBB2, NBB3 với tỷ lệ hợp tác 80:20 (trong 70% dự án góp vốn từ Chủ đầu tư) và có thể sẽ là 50:50 cho các dự án tiếp theo. Lợi nhuận cũng sẽ được theo tỷ lệ hợp tác góp vốn tương đương và mặt khác Creed cũng được lợi suất trái phiếu dự án 10%/năm nếu có lãi. Cùng với đó phía Creed có khả năng sẽ nắm tới 20% cổ phần tại NBB nếu mua hết 4,6 triệu cổ phần do Cty phát hành, và mua 210 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi của NBB.


Hiện tại, do room nước ngoài đã hết nên Creed đã chỉ mua 2,8 triệu cổ phiếu và chỉ định 1 nhà đầu tư nội tham gia đợt mua. Gọi là chỉ định, không loại trừ đây là hình thức ủy thác đầu tư và có khả năng nhà đầu tư Nhật sẽ áp dụng lại đúng hình thức này để mua trái phiếu chuyển đổi để tăng lực cho 1 dự án của NBB đang mở bán và ít nhất 2 dự án tính khởi công vào 2015 tại TP HCM. Lợi thế và rủi ro khi có một cổ đông tổ chức quá lớn tại NBB theo đó không đơn thuần chỉ là yếu tố cộng hưởng và bị chi phối, mà đương nhiên sẽ là sự phân chia lợi nhuận kì vọng với lợi nhuận kép sẽ phải trả cho phía đối tác.









Có ít lựa chọn


Trước NBB, Khang Điền cũng đã hồi sinh nhờ sự đầu tư của Vina Capital, một quỹ ngoại quản lí khối tài sản 1,5 tỷ USD. Lợi thế của Khang Điền cũng chính là quỹ đất, mà so với NBB thậm chí còn nhiều ưu điểm hơn do quỹ đất này tập trung ở khu vực đang và sẽ còn có xu thế tăng giá lớn nhờ tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đặc biệt dự án sân bay quốc tế Long Thành tương lai. Như vậy, chỉ DN nào có quỹ đất lớn, vị thế tốt, có nhu cầu mở cửa mà nợ chưa ăn hết tài sản thế chấp thì mới có cơ may lựa chọn níu khối ngoại như NBB hay Khang Điền. Cái quan trọng là trong thời gian tới, cơ may này sẽ còn lại bao nhiêu khi VN chính thức mở cửa cho người nước ngoài mua nhà, tăng tính thanh khoản cho thị trường song cũng sẽ hút đầu tư ngoại vào các lựa chọn mua trọn gói dự án rẻ?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á