Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Không có chuyện 'vay để ăn'

Không có chuyện 'vay để ăn'


Một “nguyên tắc vàng” trong vay nợ của cá nhân cũng như của quốc gia, được nhiều ý kiến nhắc đến trong thời gian qua, là không được vay để “ăn, tiêu”.


Trên thực tế, Chính phủ đã kiên quyết, kiên trì thực hiện đúng quan điểm được thừa nhận rộng rãi này.


Bộ Tài chính khẳng định: Trên 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng, phần còn lại được đưa vào ngân sách Nhà nước cho chi đầu tư (1,5%) và một phần chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0,4%). Như vậy, tuyệt đại đa số nợ công được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển.


Thế nhưng, dường như có một điểm dễ gây hiểu nhầm rằng có chuyện “vay để ăn”. Đó là tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách tăng từ 55% lên 64,8%, trong đó chi cho con người (chi lương, chi an sinh xã hội…) trong tổng chi thường xuyên tăng từ 62,2% lên 68,2%.


Như đã phân tích ở trên, nhu cầu chi thường xuyên tăng lên đã khiến nguồn ngân sách còn lại dành cho đầu tư phát triển rất hạn hẹp, khiến chúng ta phải vay nợ. Nhưng phải khẳng định rằng, không có chuyện vay nợ để chi thường xuyên, không có chuyện “vay để ăn”.


Nói cách khác, việc “ăn tiêu” hàng ngày của quốc gia có liên quan mật thiết với nợ công, nhưng không phải là vấn đề của bản thân nợ công. Chi thường xuyên quá lớn rõ ràng là một vấn đề cần giải quyết – như sẽ nói ở phần sau, nhưng đó lại là một câu chuyện khác.


Không “vay để ăn”, vậy hiệu quả của những món vay để đầu tư đó ra sao? Không dễ “cân đong đo đếm” hiệu quả đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hội, cũng là hiệu quả của nợ công, nhưng, nhà máy tỷ đô của Samsung là một minh chứng điển hình về hiệu quả đó.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể lại, chính Samsung khẳng định với ông rằng, họ đầu tư thêm nhà máy 3 tỷ USD là vì có đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên. Đầu tư công, và phía sau là nợ công, đã góp phần cho ra đời những “trái ngọt” như vậy.


Theo Vietsock




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á