Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

TPP lại chờ đến năm sau

TPP lại chờ đến năm sau

Trước đó, kết thúc phiên đàm phán Sydney, ngày 27-10, tuyên bố chung cho thấy TPP đang "trong tầm tay". Đến APEC Bắc Kinh tháng 11, các nhà lãnh đạo 12 thành viên tham gia đàm phán TPP nói rằng "chúng tôi phấn chấn" khi thấy khoảng cách còn tồn tại đã thu hẹp.


Thêm vào đó, với chiến thắng của Đảng Cộng hòa tại cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vừa qua, giới quan sát kỳ vọng TPP sẽ sớm về đích bởi vì Quốc hội có thể trao cho Tổng thống Barack Obama quyền đàm phán nhanh - fast track hay còn gọi là TPA.


TPA được giới thiệu vào đầu năm, nhưng gặp phải sự chống đối của lãnh đạo phe đa số Dân chủ ở thượng viện là Thượng nghị sĩ Harry Reid, với những quan ngại mở cửa thị trường thì người Mỹ sẽ mất việc làm, các tiêu chuẩn như môi trường cũng sẽ bị kéo xuống... Còn phe Cộng hòa lại cho rằng gia tăng thương mại thì kinh tế tốt lên chứ không xấu đi.


Với việc ông Reid phải nhường lại chiếc ghế cho đảng Cộng hòa thì có vẻ như thương mại là một trong những vấn đề hiếm hoi tìm được sự đồng thuận của Nhà Trắng và Quốc hội. Và TPA được kỳ vọng sẽ trao cho tổng thống. Có TPA thì các nhà đàm phán Mỹ mới tự tin quyết định các vấn đề trên bàn thương thảo mà không lo bị Quốc hội can thiệp. Đàm phán càng cam go, bế tắc thì càng cần đến TPA. Nếu không có TPA, khả năng về chuyện can thiệp của Quốc hội Mỹ là rất lớn, khi đó phải đàm phán lại thì không biết bao giờ mới kết thúc.


Trong TPP không phải cứ 12 thành viên ngồi vào bàn cùng đàm phán mà chủ yếu là các cuộc giằng co song phương bí mật. Thỏa thuận giữa nước này và nước kia thì bên thứ ba không được biết. Chính vì thế mà thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật Bản diễn ra như thế nào thì 10 thành viên còn lại đều không có thông tin.


Giới thạo tin cho hay phần đông đảng viên Cộng hòa sẽ ủng hộ TPP và bản thân họ sẽ được cộng đồng doanh nghiệp vận động ráo riết để nhanh chóng trao TPA cho hành pháp.


Theo dự kiến, sau khi TPP được hoàn tất, các bên phải mất 12-18 tháng để cơ quan lập pháp các nước phê chuẩn rồi mới có hiệu lực.


Ông Obama là người hiểu điều này hơn ai hết. Hẳn ông chưa quên câu chuyện về Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, gọi tắt là Korus FTA. Khởi động đàm phán đầu năm 2006, gần một năm sau thì hai bên chính thức ký kết mà không có fast track.


Khi đó, Tổng thống là George W. Bush thuộc đảng Cộng hòa và Obama là Thượng nghị sĩ Dân chủ. Ông Obama, trong suốt cuộc vận động chạy đua vào Nhà trắng của mình năm 2008 tuyên bố chống Korus FTA, cả với tư cách nghị sĩ nếu hiệp định đưa ra Quốc hội, hay với tư cách tổng thống trong trường hợp ông đắc cử.


Lý do mà ông Obama và các thành viên phe Dân chủ chống đối là các mức thuế xuất khẩu thịt bò và ô tô chưa đủ mạnh, bất chấp phe ủng hộ cho rằng Korus FTA sẽ mang về cho Mỹ kim ngạch thương mại 20 tỉ đô la Mỹ.


Thế là hiệp định phải đem đi đàm phán lại, và bản mới được Mỹ và Hàn Quốc ký cuối năm 2010. Khi đó ông Obama đã là tổng thống. Đến giữa năm 2012 thì Korus FTA mới có hiệu lực.


Thế nên mới có chuyện hy vọng về TPP sớm được kết thúc khi Quốc hội Mỹ trao cho ông Obama thanh thượng phương bảo kiếm TPA. Nhưng có thật thế? Hai vấn đề đang khiến TPP mắc kẹt chính là mở cửa thị trường nông sản và ô tô trong đàm phán giữa Mỹ và Nhật. Điều này xem ra còn gay hơn cả Korus FTA với Hàn Quốc, khi Nhật Bản tỏ ra không chịu nhượng bộ các lĩnh vực nhạy cảm của mình.


Các nghị sĩ Cộng hòa cổ xúy cho tự do thương mại thì không muốn người Nhật tự vệ bằng một hàng rào thuế quan khá cao cho hàng Mỹ. Vì thế các cuộc đánh đổi sẽ còn nhiều cay đắng.


Muốn có TPA thì ông Obama phải làm hài lòng Quốc hội, đồng nghĩa với việc phải cương quyết hơn trong đàm phán ở Nhật Bản. Mà người Nhật thì chưa sẵn sàng. Chưa biết liệu nhiều nghị sĩ Cộng hòa, vốn không ưa gì ông Obama, trước đó cảm thấy bị chính quyền qua mặt với hiệp định "bí mật" TPP sẽ lại chống đối hay hợp tác.


Đằng sau là sức ép, phía trước là cuộn chỉ rối, chẳng biết đâu mà lần trong khi ông Obama không còn đường lùi. Thời gian cho TPP cứ thế kéo dài mãi. Kỳ vọng cuối năm 2014, rồi đầu năm 2015, rồi lại được kéo dài đến trước kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.


Trong TPP không phải cứ 12 thành viên ngồi vào bàn cùng đàm phán mà chủ yếu là các cuộc giằng co song phương bí mật. Thỏa thuận giữa nước này và nước kia thì bên thứ ba không được biết. Chính vì thế mà thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật Bản diễn ra như thế nào thì 10 thành viên còn lại đều không có thông tin.


Như ở phiên đàm phán ở Sydney vừa qua, Nhật Bản có một số thỏa thuận mở cửa thị trường nông sản với một số thành viên không gồm Mỹ, và thông báo rằng họ đạt được những bước tiến mới với Mỹ. Nhưng cụ thể là bước tiến gì thì không thể biết.


Đã có nhiều tiếng nói từ Mỹ, kể cả ở Quốc hội, tỏ thái độ không hài lòng về chuyện đàm phán bế tắc với Nhật Bản, thậm chí có ý kiến cho rằng có thể ký TPP mà không cần Nhật Bản. Chính quyền Mỹ thì lại rất muốn có Nhật Bản, vì đây là quốc gia quan trọng nhất với họ và TPP chỉ 11 thành viên, là một quyết định chính trị thiếu khôn ngoan. Điều đó chỉ làm lợi cho Trung Quốc khi hiệp định RCEP gồm 10 nước ASEAN và sáu quốc gia gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand cũng đang được đàm phán. Người Mỹ khi đó coi như đứng bên lề.


Đến nay, các ngôn từ qua lại cho thấy một TPP cuối năm nay coi như không thể. Các bộ trưởng bảo nhau cùng "đẩy nhanh tiến độ", còn các nguyên thủ gặp nhau lại nói rằng cần "phải tỏ rõ quyết tâm chính trị".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á