Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Doanh nghiệp nở nồi, doanh nhân viễn chinh mở đất

Doanh nghiệp nở nồi, doanh nhân viễn chinh mở đất


Như một quy luật khi phát triển đến một ngưỡng quy mô nào đó trong nước, các doanh nhân lớn lại có khát vọng đi xa hơn để chinh phục những thị trường mới rộng mở hơn. Vì thế, rất nhiều doanh nhân đã hướng ra nước ngoài khi ‘chiếc bánh’ trong nước dường như đã chật hẹp.


Cùng nhau ngoại tiến


Trước thềm năm mới Giáp Ngọ, doanh nhân phật tử nổi tiếng năm 2013 Lê Phước Vũ – người được người được xem có tốc độ kiếm tiền nhanh số một năm 2013 chia sẻ, 2014, kinh tế Việt Nam đang và sẽ dần đi vào ổn định. Đây là một năm khởi đầu cho một chặng đường hồi phục cho cộng đồng DN Việt Nam.


Trong tâm thế đó, HSG đã để ra chiến đầu tư ra nước ngoài như một hướng phát triển mới. Ông Vũ cho biết, HSG đã thông qua chủ trương lập dự án tiền khả thi các dự án đầu tư ra nước ngoài dù đến nay sản phẩm Hoa Sen đã xuất khẩu ra 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giá trị xuất khẩu cũng lên tới hàng trăm triệu USD, chiếm khoảng 45% doanh thu của tập đoàn.


Theo ông Vũ, mỗi nước đều có lợi thế so sánh khác nhau. Trong thời đại hộp nhập kinh tế, DN phải tìm kiếm và khai thác các lợi thế so sánh này. Do đó, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đi đúng đắn và kịp thời.


Thời gian gần đây, rất nhiều đại gia Việt đã viễn chinh mở đất mới. Vượt qua những khó khăn trong nước, họ đã mở đường đi ra nước ngoài tìm những những vùng đất mới cho chiến lược kinh doanh dài lâu. Bước đầu nhiều thử thách nhưng tất cả đang hướng về một tương lai nhiều hy vọng.


Hình ảnh Vinamilk nhận giấy phép đầu tư nhà máy sữa Angkor Dairy Products mà Vinamilk góp 23 triệu USD, chiếm 51% vốn hôm 13/1 đánh dấu bước đi chính thức thâm nhập vào thị trường này.


Trước đó, Vinamilk cũng đã rót thêm tiền cho dây chuyền sản xuất sữa tươi tại New Zealand lên 14,4 triệu USD, và chi 7 triệu USD mua công ty sữa của Mỹ là Driftwood Dairy hồi đầu tháng 12/2013 để mở rộng thị trường.


Hoạt động “ngoại tiến” nổi bật nhất có lẽ phải kể đến Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức. DN từng đi đầu trong lĩnh vực BĐS ở Việt Nam đã rút khỏi lĩnh vực này ở trong nước nhưng lại khởi công một dự án quy mô rất lớn hàng trăm triệu USD ở giữa trung tâm Myanmar từ đầu năm 2013 và dự kiến hoàn thành trong vòng 14 tháng.


Trước đó, từ năm 2007, đại gia phố núi này đã trồng những cây cao su đầu tiên trên đất Lào, và hiện đã có một phần khai thác được mủ. Bên cạnh đó, ông Đức đang thành công lớn với dự án mía đường ở Lào và hàng loạt dự án khác ở Campuchia


Vượt qua giới hạn


Nói về việc đầu tư ra nước ngoài, ông Vũ cho rằng, hướng đi này một mặt giúp các DN mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình, vượt qua sự giới hạn về quy mô của thị trường trong nước, mặt khác nó còn thể hiện sự lớn mạnh của DN đặc biệt là khi DN mở rộng đầu tư tại các thị trường lớn, có nền kinh tế năng động và phát triển.



Đại gia bầu Đức đã trồng những cây cao su đầu tiên trên đất Lào


Trước mắt, HSG sẽ triển khai nghiên cứu tiền khả thi các dự án đầu tư nước ngoài tại Myanmar, Indonesia, Thái Lan và nghiên cứu phương án đầu tư tại Malaysia, Philippines.


Công ty Cổ phần Gemadept (GMD) cũng đã mạnh mẽ đầu tư ra nước ngoài trong năm 2013 với hàng trăm tỷ đồng được chi ra cho 3 dự án tại Campuchia là cảng Nam Hải Đình Vũ, Dự án cao su của Pacific Pearl và dự án cao su của Pacific Lotus với hàng chục nghìn hecta cao su ở Campuchia.


Các DN như Bóng đèn Điện Quang (DQC) cũng đang đầu tư tại Venezuela, CT Group tại Myanmar, Sông Đà với thủy điện tại Lào, FPT tại Nhật, Gốm sứ Minh Long tại Czech, Viettel ở rất nhiều nước Á, Mỹ, Phi


Không chỉ là để mở rộng doanh thu, xu hướng đầu tư ra nước ngoài cũng là một cách các DN vượt khó trong bối cảnh thị trường trong nước nhiều lúc đình trệ.


Ngay từ những năm 2000, giới đầu tư đã chứng kiến dự án khủng ra nước ngoài như trường hợp Long Thành đăng ký đầu tư dự án phát triển sân golf, khách sạn 5 sao và villa tại thủ đô Viêngchăn (Lào) với vốn lên đến 1 tỷ USD. Nhà Thủ Đức cũng đã thâm nhập thị trường Mỹ; Satra và C.T Group cũng tìm đến Myanmar...


Các tập đoàn nhà nước, như Cao su, Viễn thông Quân đội, Hóa chất, Dầu khí… dốn nguồn vố hàng tỷ USD ra nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận.


Có thể thấy, kể hoạch mở rộng đầu tư ra nước ngoài được khá nhiều DN quan tâm và đây là một lựa chọn không mạo hiểm đối với các DN có thực lực tốt. Lý do có thể là bởi chiếc bánh thị trường trong nước dường như đã chật chội hơn, không vươn ra ngoài thì không thể cải thiện được doanh thu, không phát triển được thêm nhiều nữa.


Về nguyên tắc, việc đầu tư ra nước ngoài của DN không có đóng góp gì vào GDP nhưng lại đóng góp vào tổng thu nhập quốc gia (GNI) thông qua việc tạo ra lợi nhuận tại quốc gia được đầu tư và chuyển lợi nhuận này về nước.


Với bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, định chiến lược mở rộng đầu tư ra nước ngoài, là nhằm tới kỳ vọng doanh thu sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2017. Với bầu Đức và nhiều DN khác thì BĐS và cao su ở ngoài nước là tương lai của họ.


Đánh giá về những khó khăn, ông Vũ cho rằng, vương mắc của việc đầu tư ra nước ngoài là các thủ tục về quản lý của Nhà nước và thủ tục đầu tư của nước sở tại còn nhiều điều phức tạp làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư. Bên cạnh đó cũng có một số khó khăn khác về rào cản ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp, và trình độ nhân công… đang khiến doanh nhân, doanh nghiệp gặp nhiều thử thách.


Mạnh Hà


Vietnamnet




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á