Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Cơ hội ngân hàng thoát nợ xấu

Cơ hội ngân hàng thoát nợ xấu


Câu chuyện nợ xấu ngân hàng vẫn đang là tâm điểm được quan tâm trên thị trường tài chính trong thời gian này. Theo quan điểm của TS Cấn Văn Lực.


Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư - Phát triển VN (BIDV) cho rằng M&A là cơ hội rất tốt để ngân hàng thoát nợ xấu. Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với TS Lực xung quanh vấn đề này.


- Nhiều ý kiến cho rằng, liên quan đến "tỷ lệ thực" của nợ xấu hiện nay là do tác động cho cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780 của NHNN. Ý kiến của ông về vấn đề này?


Số liệu về nợ xấu có nhiều ý kiến trái chiều nhau, song theo báo cáo của các tổ chức tín dụng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng VN tăng từ 4,08% (cuối năm 2012) đến 4,73%/ tổng dư nợ tín dụng vào tháng 10/2013. Khi tình hình kinh tế vĩ mô trong năm qua được cải thiện, cộng với những nỗ lực của hệ thống tổ chức tín dụng, diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu, đó là tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã giảm mạnh về mức 3,63% tổng dư nợ tín dụng (cuối tháng 12/2013).


Theo tôi, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chậm phục hồi và khả năng trả nợ của khách hàng, DN vay còn yếu thì áp lực tăng nợ xấu là rất lớn. Biện pháp cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN thực sự có ý nghĩa hỗ trợ cho DN trong việc tiếp tục được vay vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý hơn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu tăng trở lại nếu kinh tế vĩ mô và điều kiện sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản chậm được cải thiện.


Nếu tính toán một cách thận trọng, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ khoảng 9% (đây là số liệu NHNN công bố). Còn Moodys đánh giá nợ xấu của hệ thống ngân hàng VN không dưới 15% dựa trên các phương pháp, tiêu chí, thông tin của Moodys. Còn số liệu nợ xấu của NHNN được xác định dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và các thông tin chính thức.


Theo tôi sở dĩ có sự chênh lệch trong việc công bố số liệu này là do không có chuẩn mực thống nhất về phân loại nợ nên các cơ quan, tổ chức khác nhau đưa ra số liệu nợ xấu không giống nhau về cùng một đối tượng là bình thường. Song, nhìn chung số liệu, thông tin về nợ xấu và hoạt động ngân hàng do cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm đưa ra có cơ sở pháp lý hơn. Vì vậy, những thông tin thị trường và những nghiên cứu, đánh giá chất lượng tín dụng của cơ quan, tổ chức không có chức năng quản lý nhà nước chỉ có ý nghĩa tham khảo.


- Trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống dâng cao thì M&A có phải cơ hội để ngân hàng thoát nợ xấu?


Đây là cơ hội tốt, với chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay, NHNN cũng đang cho phép các ngân hàng thương mại chủ động tự đi tìm đối tác của mình, có thể là trong nước, có thể là ngoài nước, nhưng việc tìm đối tác ngoài nước khó hơn do còn phải phụ thuộc vào quy định room đầu tư. M&A trong lĩnh vực ngân hàng phụ thuộc vào 2 yếu tố: sự ổn định của quản lý điều hành vĩ mô và quyết tâm của các nhà điều hành trong ngân hàng.


Nếu không tiếp thay đổi mức room này thì năm 2014 M&A ngân hàng cũng chưa có đột phá. Hiện VIB đã sử dụng tối đa mức room dành cho nhà đầu tư ngoại khi Commonwealth Bank of Australia sở hữu 20% vốn điều lệ của VIB


Thực tế, số lượng các cuộc M&A của hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay không phản ánh chính xác nhu cầu của thị trường do một số tổ chức tín dụng vẫn còn mang tâm lý chờ xem. Nhưng kinh nghiệm xử lý khủng hoảng, nợ xấu tài chính tại tại nhiều quốc gia trong khu vực cho thấy, M&A là con đường ngắn nhất để các tổ chức tín dụng tự tái cơ cấu nhằm nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới. Đây cũng là cơ hội kinh doanh tốt cho các tổ chức tín dụng có tiềm năng, đi tắt, đón đầu một cách nhanh nhất.


- Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ có nhiều đột phá, cách nhìn nhận của riêng ông về vấn đề này thế nào?


Tuy nhiên để có thể M&A được dễ dàng thì điều này phụ thuộc vào chương trình tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng hiện nay. Thời gian qua, hệ thống ngân hàng mới giải quyết những vấn đề căn bản như thanh khoản, xử lý một phần nợ xấu. Trong khi đó, tính chính xác, công khai minh bạch cũng như tiếp cận thông tin, số liệu về nợ xấu vẫn chưa được cải thiện nhiều.


Ngay cả việc nới room cho nhà đầu tư ngoại vẫn còn hạn chế, chỉ mở đối với các ngân hàng yếu kém. Trên thực tế, Nghị định về việc nhà ĐTNN mua cổ phần của tổ chức tín dụng vừa được Chính phủ ban hành ngày 3/1 và có hiệu lực vào ngày 20/2 cũng chưa làm các NĐT ngoại hài lòng dù tỷ lệ sở hữu được nâng lên tối đa là 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng thay vì 15% như trước đây.


Nhiều nhà đầu tư từng cho rằng, sở hữu 20% vẫn là quá khó để có thể điều hành một ngân hàng, không thể nắm quyền kiểm soát tại ngân hàng đó. Tỷ lệ nắm giữ lý tưởng của một nhà đầu tư chiến lược ngoại tại một ngân hàng phải trên 50%, còn để có tiếng nói trong vấn đề quản lý trong ngân hàng thì phải sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ. Rõ ràng sẽ không có ngân hàng nào muốn bỏ một số tiền lớn mà gần như không có quyền hành gì đối với nó. Do vậy, nếu không tiếp thay đổi mức room này thì năm 2014 M&A ngân hàng cũng chưa có đột phá.


Đó là chưa kể trên thực tế, hiện nhiều ngân hàng đã sử dụng tối đa room NĐT ngoại như BNP Paribas sở hữu 20% vốn điều lệ của OCB, Commonwealth Bank of Australia sở hữu 20% vốn điều lệ của VIB, Societe Generale sở hữu 20% vốn của SeABank, United Overseas Bank sở hữu 20% vốn của Southern Bank…


Như vậy, khá nhiều ngân hàng không còn cơ hội bán thêm vốn cho đối tác ngoại trong khi những ngân hàng quy mô nhỏ có tính thanh khoản, năng lực tài chính kém lại không thu hút được sự quan tâm của các NĐT ngoại. Đây chính là lí do mà một số chuyên gia ngoại từng kiến nghị Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng lên 49%; đối với các ngân hàng yếu trong hệ thống, cho phép tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên đến 100%.


Số lượng các cuộc M&A của hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay không phản ánh chính xác nhu cầu của thị trường do một số tổ chức tín dụng vẫn còn mang tâm lý chờ xem.


Tuy nhiên, điều này khó xảy ra trong thời gian tới bởi đây tài chính - ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, không phải cứ muốn nới rộng là được. Với những lí do này, nhiều ý kiến cho rằng, tác động của việc tăng sở hữu nước ngoài tại ngân hàng đối với việc M&A trong lĩnh vực ngân hàng cũng như thị trường tài chính sẽ không lớn so với các ngành khác.


- Với vai trò là nhà cố vấn, ông nhìn nhận xu thế M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đặc biệt là các NHTM cổ phần và các tổ chức tài chính ở VN trong thời gian tới?


Một trong những lý do chính mà hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính thời gian qua hấp dẫn các nhà ĐTNN chủ yếu do sự thâm nhập của dịch vụ ngân hàng hiện đại tại VN còn ở mức thấp và số lượng lớn các định chế tài chính nhỏ có thể mong muốn nhận vốn đầu tư mới từ các cổ đông chiến lược nước ngoài. Với quy mô vốn hiện tại còn nhỏ, khoản đầu tư vào các định chế này được coi là tương đối nhỏ so với tiềm lực của các ngân hàng nước ngoài. Trong điều kiện thị trường còn mới lạ, việc thâm nhập thị trường VN thông qua một ngân hàng nội địa là một chiến lược ưu tiên đối với các định chế tài chính nước ngoài để chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơn.


Các ngân hàng lớn muốn mở rộng thị phần, xử lý nợ xấu khôn ngoan một cách nhanh chóng chắc chắn sẽ tính đến M&A. Ngoài ra, cùng với việc phát triển thị trường nợ và thị trường chứng khoán thì M&A sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó sẽ được thực hiện thông qua các giao dịch mua bán nợ, mua bán chứng khoán dưới sự tư vấn của các ngân hàng đầu tư lớn.


- Xin cảm ơn ông !


Theo Diễn đàn doanh nghiệp




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á