Hẵn nhiên là không thể tiến hành một cách ồ ạt, bởi không chỉ phải thuê tư vấn, lập dự án mà còn phải sắp xếp, giải quyết các vấn đề tồn dư như vấn đề của lao động trong các doanh nghiệp nhà nước này
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 2014-2015 diễn ra vào chiều 28/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Chính phủ cũng như của nền kinh tế trong 2 năm 2014-2015”.
Được biết, Thủ tướng đã phê duyệt danh sách 531 doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cổ phần hóa trong 2 năm tới, trong đó đã cổ phần hóa 99 doanh nghiệp, còn 432 doanh nghiệp. Với thông điệp này, cùng với sự ổn định kinh tế vĩ mô đang ngày càng chắc chắn hơn, tín hiệu trên thị trường cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang sẵn sàng cho việc tham gia vào công cuộc “đại phẩu” các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay, danh sách các 432 doanh nghiệp nhà nước phải CPH vẫn chưa được công khai cũng như móc thời gian công khai, điều đó có thể gây cản trở đối với việc chuẩn bị “nguồn lực” tiếp cận của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Theo TS. Trần Du Lịch trong buổi trò chuyện tại Hội thảo:“Kinh tế Việt Nam 2014: Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức: Thủ Tướng đã phê duyệt danh sách các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cổ phần hoá, nhưng hiện họ đang chuẩn bị và chưa thực hiện được nên chưa công bố thông tin. Phải thuê xong tư vấn, lập dự án, sắp xếp… mới công bố thông tin.
Đa phần những doanh nghiệp đưa ra cổ phần hóa là những doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối. Đây là vấn đề chúng ta kỳ vọng.
TS. Trần Du Lịch cũng cho rằng, việc thực thi cổ phần hóa hơn 500 doanh nghiệp cần có lộ trình phù hợp với sức mua và đầu tư của thị trường. “Chúng ta không thể nào làm một cách ồ ạt được”.
TS. Trần Du Lịch cũng cho biết thêm, doanh nghiệp nào mà Nhà nước không cần nắm giữ chi phối nữa, Nhà nước phải bán trên 50% vốn cổ phần, chứ không thể duy trì kiểu bán một ít. Bởi cách bán nhỏ giọt sẽ không hấp dẫn đầu tư.
Một khi nhà đầu tư mua doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá là để cấu trúc lại, tổ chức lại thì phải có quyền, chứ vẫn duy trì kiểu Nhà nước nắm cổ phần chi phối, các nhà đầu tư mới tham gia vào doanh nghiệp nhà nước sẽ không thực thi được bởi theo luật, Nhà nước nắm trên 51% vẫn là doanh nghiệp nhà nước.
Hẵn nhiên là không thể tiến hành cổ phần hóa một cách ồ ạt, bởi không chỉ phải thuê tư vấn, lập dự án mà còn phải sắp xếp, giải quyết các vấn đề tồn dư như các lao động không còn phù hợp với mô hình hoạt động mới của doanh nghiệp nhà nước. Chắc chắn số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp là không nhỏ.
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét