Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Tiền vẫn dồn vào chứng khoán

Tiền vẫn dồn vào chứng khoán


Mặc dù hai sàn chứng khoán giảm điểm trong cuối phiên giao dịch hôm qua (27.2), song thị trường chứng khoán tiếp tục thể hiện sức hấp dẫn với dòng tiền lớn tiếp tục đổ vào thị trường.

Kết thúc ngày 27.2, VN-Index giảm mạnh 5,02 điểm (0,85%), còn 584,79 điểm; HNX-Index giảm 0,16 điểm (0,19%), còn 82,83 điểm. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng, như ACB, BID, CTG, MBB, SHB, VCB… vẫn giữ được màu xanh. Khối lượng giao dịch trên cả hai sàn đạt 336 triệu đơn vị, giá trị 4.552 tỉ đồng.


Cổ phiếu nhỏ lội ngược dòng


Cuối phiên buổi chiều, áp lực chốt lời gia tăng đã khiến chỉ số hai sàn đảo chiều, nhiều mã chứng khoán lớn giảm mạnh, như BVH, DIG, DXG, GAS, FPT, HAG, KBC, MSG…(HoSE); KLS, KLF, SCR, PVX, VCG, VND… (HNX).


Trong các nhóm ngành, giảm điểm mạnh nhất là nhóm sản xuất tôn thép với mức giảm 3,07% với sự lao dốc của một số mã FCM, HSG, HPG, HT1, VIS…; tiếp đến là nhóm chứng khoán giảm 1,91%; vận tải, kho bãi giảm 1,47%; xây dựng 1,29%... Những nhóm ngành giảm còn lại, như sản xuất thuỷ sản, dược phẩm, thương mại, vật liệu xây dựng, sản xuất nhựa - hoá chất… có mức giảm dưới 1%. Ở chiều ngược lại, tăng mạnh nhất là nhóm ngành công nghệ thông tin - truyền thông tăng 1,54%; ngân hàng tăng 1,09%; chứng chỉ quỹ tăng 1,08%...


Dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào thị trường. Đơn cử, cổ phiếu ITA đã thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư với 25,4 triệu đơn vị được chuyển nhượng; FLC 11 triệu đơn vị, OCG gần 11 triệu đơn vị, giúp những mã này duy trì được màu xanh. Ngoài ra, dòng tiền phân phối sang nhiều mã penny khác, như DHM, HAR, HMC, KMR, KSA, KSS, MTG, VPH, VPH…, và những cổ phiếu này tăng mạnh, trong đó một số mã tăng trần.


Sau phiên giao dịch bùng nổ về thanh khoản với giá trị giao dịch hai sàn lên tới hơn 5.000 tỉ đồng tuần trước, chứng khoán vẫn giữ được lửa khi dòng tiền tiếp tục rót vào thị trường, riêng phiên 27.2, thanh khoản tiếp tục vượt mức bình quân của 20 phiên giao dịch gần nhất.


Dòng tiền dồi dào do đâu?


Không ít nhận định về khả năng điều chỉnh của thị trường đã được đưa ra, song sự hứng khởi của hai sàn những ngày qua đã gây không ít bất ngờ cho cả giới phân tích và nhà đầu tư. Lý giải cho diễn biến này, một chuyên gia tài chính phân tích, chỉ số lạm phát tháng 2 mới công bố ở mức rất thấp là một thông tin tích cực đến thị trường chứng khoán. Theo dự báo của ông, năm 2014, lạm phát cả năm chỉ tối đa 5,5%. Yếu tố then chốt khác, là dòng tiền nhàn rỗi dang dồi dào, cả trong hệ thống ngân hàng lẫn dân cư. Trong khi đó, các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, tỷ giá đều đang giảm và mất dần sức hấp dẫn.


Đại diện công ty chứng khoán MB (MBS), cho biết, tại công ty này, dòng tiền mới của nhà đầu tư vào liên tục và tăng nhanh. Từ tháng 10.2013 đến nay, lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường của công ty chứng khoán MB đã tăng khoảng 30%. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư đã có sẵn tài khoản tại công ty, nhưng "nằm im" suốt một thời gian dài, nay đã khởi động trở lại, nâng tổng số tài khoản hoạt động thường xuyên tại đây lên gần 800. Mặc dù nhà đầu tư tổ chức chưa mạnh tay giải ngân, song sự "máu lửa" của nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài đã giúp thị trường tiếp tục có nhiều phiên giao dịch "dậy sóng".


Ngoài dòng "tiền tươi", thanh khoản dồi dào của thị trường cũng có sự góp sức của đòn bẩy tài chính (margin). Tại công ty MBS, danh mục những mã được cho vay đầu tư cũng đã được mở rộng, hoặc tỷ lệ được nâng lên, từ 30 - 70 có thể lên 40 - 60, hoặc 50 - 50. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) vừa công bố chính thức cho ra mắt sản phẩm Margin 3+ với gói giải ngân ban đầu 500 tỉ đồng, trên cơ sở hợp tác giữa SHS - SHB (ngân hàng SHB) và khách hàng. Tỷ lệ cho vay tối đa SHB/khách hàng là 60/40, thời gian cho vay tối đa là 90 ngày, mức lãi suất thấp nhất còn 12%/năm...


Theo Sài Gòn tiếp thị




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á