Hiện nay rất nhiều dự án giao thông đang gặp khó khăn về thu xếp vốn do có chi phí đầu tư rất lớn, đòi hỏi phải có khoản vốn góp của nhà nước để đảm bảo tính khả thi của dự án.
Bộ Giao thông Vận tải đã và đang thực thi các giải pháp, tìm cách khắc phục tình trạng khó khăn về vốn trong giai đoạn hiện nay.
Thu xếp vốn gặp nhiều khó khăn
Theo lãnh đạo Ban Quản lý đầu tư các dự án Đối tác công tư (PPP), Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), hiện Bộ GTVT đang quản lý 56 dự án BOT, BT, PPP với tổng mức đầu tư khoảng 165.000 tỷ đồng, gồm 14 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, 34 dự án đang triển khai thi công, các dự án còn lại cũng sẽ sớmđượctriển khai trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hiện tại nhiều dự án đang gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn do có chi phí đầu tư cao, riêng các dựán PPP còn đòi hỏi phải có khoản vốn góp của nhà nước để đảm bảo tính khả thi của dự án.
Đơn cử như Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 97,8 km quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 860 triệu USD, trong đó khoản góp của nhà nước là 257 triệu USD (chưa tính đến chi phí giải phóng mặt bằng). Hay như Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 58km, quy mô 4 làn xe,tổng mứcđầu tư1,257 tỷ USD thì khoản vốn góp của nhà nướclà 998 triệu USD...
Hiện nay các dự án BOT đường sắt nếu bao gồm cả đầu tư hạ tầng, thiết bị và hoàn vốn bằng thu phí vận tải thì cũng không khả thi vì có tổng mức đầu tư (TMĐT) rất lớn và nguồn thu chính từ vận tải đường sắt thấp. Trong khi đó chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng vẫn phải bù lỗ (từ doanh thu vận tải khoảng 20%và nhà nước bù 80% còn lại).
Cùng với đó, luồng vốn huy động từ các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng nước ngoài cho lĩnh vực này cũng chưa được khai thông. Công tác quản lý trong giai đoạn khai thác chưa được quan tâm đúng mức, chưa chủ động theo dõi, giám sát nhà đầu tư dẫn đến nhiều tuyến đường xuống cấp nhưng bảo trì chưa kịp thời, chưa theo dõi, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu từ thu phí. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn công nghệ thu phí tự động đảm bảo đồng bộ, liên thông quốc lộ và cao tốc chưa có; định mức, tính toán công tác bảo trì chưa có hướng dẫn; thông tư quy định thu phí trên cao tốc chưa ban hành….
Cách nào tháo gỡ?
Trước mắt để từng bước tháo gỡ khó khăn, Bộ GTVT sẽ tập trung đẩy mạnh các dự án BOT trọng điểm trên QL1 và QL14. Nhanh chóng triển khai đầu tư, đôn đốc hoàn thành các thủ tục bao gồm giấy phép đầu tư và ký hợp đồng dự án, hợp đồng tín dụng; có giải pháp về vốn giải phóng mặt bằng, hỗ trợnhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án… Ưu tiên đầu tư các dự án BOT có khả năng hoàn vốn cao.
Đối với các dự án đường bộ cao tốc đầu tư theo hình thức PPP sẽ thực hiện theo phương án phân kỳ đầu tư, tập trung giai đoạn đầu với quy mô 2 làn xe. Cùng với đó, Ban PPP cũng sẽ nghiên cứu lựa chọn mô hình, hoàn thiện khung chính sách về hình thức đầu tư này trong ngành GTVT.
Bộ GTVT cũng khuyến khích áp dụng phương án hoàn trả các dự án BT hạ tầng giao thông bằng khai thác quỹ đất, kinh doanh các dự án khác kết hợp phát triển kinh tế của địa phương.
Với mục tiêu xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư, Bộ GTVT cũng chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về danh mục các dự án đầu tư BOT, PPP; kiện toàn các tổ chức huy động vốn, xây dựngWebsite xúc tiến đầu tư và các chính sách có liên quan như: đường bộ cao tốc được đầu tư bằng nguồn vốn vay (trái phiếu Chính phủ, ODA…), nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện thu phí hoặc bán quyền thu phí nhằm tạo nguồn thu hoàn trả vốn vay.
Với đường sắt sẽ áp dụng hình thức nhượng quyền để xã hội hóa hoạt động kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ theo cơ chế thị trường nhằm thu hút vốn đầu tư ngoài NSNN và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường sắt.
Đối với hàng hải và đường thủy nội địa, Bộ GTVT cũng sẽ nghiên cứu đề xuất xây dựng các cơ chế thu phí sử dụng luồng, đề xuất dự án để thực hiện thí điểm mô hình xã hội hóa cụ thể như: Nghiên cứu một số cảng triển khai theo hình thức đấu thầu nhượng quyền khai thác cảng để Nhà nước lấy tiền đầu tư, bảo trì nạo vét luồng; giao Cục Hàng không Việt Nam phối hợp Tổng công ty cảng hàng không và Ban PPP triển khai đầu tư Cảnghàng khôngCam Ranh theo hình thức BOT toàn bộ, trên cơ sở đó nghiên cứu rút kinh nghiệm đầu tư PPP cho sân bay khác như Vân Đồn, Cát Bi…
Theo Thời báo Tài chính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét