Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Liệu các ngân hàng trung ương có tiếp tục nới lỏng tiền tệ?

Liệu các ngân hàng trung ương có tiếp tục nới lỏng tiền tệ?



Không giống như mọi khi, cuộc họp chính sách ngày 3/2 tới đây Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư hơn bình thường, nhất là vào thời điểm khi thế giới đang trong cuộc chiến tiền tệ.




Giới chuyên gia phân tích cho rằng, RBA sẽ tham gia vào làn sóng nới lỏng tiền tệ sau động thái chính sách bất ngờ gần đây của ngân hàng trung ương của Ấn Độ, Singapore, Canada và châu Âu gần đây.


Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế Australia quá chậm chạp; niềm tin tiêu dùng và đầu tư đồng loạt suy yếu; giá cả của các hàng hóa cơ bản, như quặng sắt và năng lượng, cũng giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách của quốc gia. Trong khi đó, đôla Australia lại đang tăng giá quá cao và sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nếu RBA không sớm hạ lãi suất, theo chuyên gia kinh tế trưởng Shane Oliver tại AMP Capital.


Ông Oliver dự báo, RBA có thể sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản với mục đích thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.


Cùng ngày, ngân hàng trung ương Ấn Độ cũng sẽ họp chính sách tháng 1 sau khi bất ngờ hạ lãi suất trong 2 tuần trước. Theo đó, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã hạ lãi suất cơ bản xuống 7,75% do lạm phát thấp và giá dầu giảm. Thị trường cho rằng, RBI sẽ duy trì mức lãi suất hiện tại trong cuộc họp tới.


Bên cạnh đó, thị trường tuần này sẽ theo dõi các báo cáo việc làm tháng 1 của Mỹ, gồm báo cáo của Viện nghiên cứu ADP, đơn xin trợ cấp thất nghiệp và báo cáo việc làm của chính phủ. Giới chuyên gia dự đoán, khối doanh nghiệp tại Mỹ đã tuyển dụng 231.000 nhân viên trong tháng 1 với tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở 5,6%.


Ngoài ra, giới đầu tư sẽ có cơ hội đánh giá tình hình sản xuất của Trung Quốc, Mỹ và Eurozone thông qua các báo cáo PMI.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á