Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Kinh tế Thụy Sĩ chật vật với đồng franc

Kinh tế Thụy Sĩ chật vật với đồng franc


Tuyên bố bất ngờ về việc xóa bỏ mức tỷ giá tối thiểu của Ngân hàng TW Thụy Sĩ (SNB) ngày 15 tháng 1 vừa qua đã dẫn tới biến động mới đối với nền kinh tế định hướng xuất khẩu này.


Kể từ năm 2012, nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Thụy Sĩ đã vượt xa khu vực euro láng giềng. Tuy nhiên, quyết định thả nổi đồng nội tệ của SNB đã gây nên cú sốc cho toàn nền kinh tế. Trong khi những bất ổn thị trường dần biến mất, các doanh nghiệp phải hướng tới các điều khoản chặt chẽ hơn về tiền tệ và các quan điểm đã được thay đổi triệt để. Dự báo kinh tế được thay đổi từ suy giảm trong tăng trưởng tới suy thoái hoàn toàn.


Đồng franc tăng vọt tới 20% lên mức gần ngang bằng đồng euro, hiện đang buộc các doanh nghiệp như nhà sản xuất đồng hồ thủ công H. Moser & Cie phải điều chỉnh việc kinh doanh để thích ứng. Đối mặt với việc thả nổi đồng franc này, Giám đốc điều hành của H. Moser & Cie, ông Edouard Meylan đang cân nhắc các phương án bao gồm hợp tác sản xuất các chi tiết đồng hồ và cắt giảm chi phí để giữ vững doanh thu và lợi nhuận.


“Chúng tôi đang lập kế hoạch cho mức tỷ giá 1,05 trong tương lai gần – tuy nhiên tỷ giá này liệu có giữ ổn định” – CEO Meylan cho biết trong cuộc phỏng vấn tại trụ sở công ty ở Neuhausen am Rheinfall, cách khoảng 50km về phía Bắc Zurich. Ông nói “Chúng tôi đang hợp tác với các đối tác chất lượng cao tại Đức và Pháp để sản xuất những bộ phận sản phẩm ít mang tính chiến lược”.


Đồng franc tăng giá sẽ tác động chủ yếu tới ngành sản xuất và du lịch. Trong khi ngành sản xuất, có phần lớn đóng góp của máy móc công nghệ hiện đại, tạo ra tới 19% sản lượng nền kinh tế, con số này của ngành du lịch chỉ ở mức dưới 3%. Mặc dù vậy, lượng khách du lịch nước ngoài đem tới nguồn thu đáng kể cho các thị trấn Alphine như Zermatt và St Moritz.


Các nhà kinh tế và nhà đầu tư bày tỏ sự bất đồng về tổn thất và mức độ thiệt hại từ việc bỏ neo đồng franc so với euro đối với nền kinh tế Thụy Sĩ. “Nếu đồng franc dốc xuống về mức 1.05 hay 1.10, giảm phát có khả năng diễn ra, tuy nhiên chưa phải là một cuộc suy thoái kinh tế”, Janwillem Acket, nhà kinh tế trưởng, Julius Baer Group AG, Zurich nhận định.


Nguy cơ suy thoái kinh tế


Larry Fink, người đồng sáng lập và CEO của quỹ BlackRock, dự báo về một cuộc suy thoái. Đồng quan điểm,Viện kinh tế KOF tại Zurich nhận định về một quãng suy thoái ngắn vào mùa hè 2015. Theo tổ chức tư vấn nghiên cứu kinh tế BakBasel, đồng franc ở mức ngang bằng với đồng euro có nghĩa là suy giảm kinh tế ở mức 0,2% trong năm nay.


Theo một khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế, tỷ lệ cược cho khả năng về cuộc suy thoái kinh tế của Thụy Sĩ ở mức cao hơn của Hy Lạp.


Tuy nhiên, không phải tất cả dự báo đều bi quan. Các tổ chức tài chính Credit Suisse Group AG và UniCredit SpA chỉ dự báo về một cuộc suy thoái. Ngay cả khi sở hữu đồng tiền được định giá cao và ở trong tình trạng bị lôi kéo vào khủng hoảng nợ công của các nước láng giềng, Thụy Sĩ đã từng chứng minh khả năng phục hồi kinh tế và tránh được khủng hoảng. Đó là hai quý suy thoái kinh tế thế giới liên tiếp từ sau đổ vỡ của Lehman Brothers Holdings Inc vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009.


Tăng trưởng cực thấp


Theo tính toán của Maxime Botteron và các đồng nghiệp tại Credit Suisse, mỗi 10% tăng giá của đồng franc làm giảm tốc độ tăng trưởng 0,3%. Các dự báo tăng trưởng vì thế ở mức vô cùng thấp.


Các doanh nghiệp Thụy Sĩ chia sẻ quan điểm trái chiều về triển vọng đồng franc, theo khảo sát gần đây của Credit Suisse, với 52% các nhà quản lý phụ trách thu mua hàng hóa mong đợi tỷ giá giữ cân bằng với đồng euro trong ít nhất một năm.


Trở lại với ví dụ về nhà sản xuất đồng hồ H. Moser, đây không phải là công ty duy nhất có các động thái thích nghi với một đồng franc mạnh hơn. Hãng dược phẩm Roche Holding AG tuyên bố khả năng sụt giảm tăng trưởng lợi nhuận năm nay của hãng. Đối thủ cạnh tranh, hãng dược Novartis AG cho biết họ sẽ tìm biện pháp cắt giảm chi phí ở thị trường Thụy Sĩ. Givaudan SA, nhà sản xuất nước hoa lớn nhất thế giới, xem xét về tác động của việc tỷ giá tăng tới tăng trưởng; trong khi hãng cấy ghép nha khoa Straumann Holding AG cắt giảm các khoản chi cho tiền thưởng của mình.


Nhóm vận động Swissmem đã kêu gọi SNB một lần nữa có can thiệp để hạ giá đồng franc. Các doanh nghiệp đã bắt đầu cân nhắc các biện pháp đền bù thiệt hại, chẳng hạn như tăng giờ làm hay trả lương công nhân tại công xưởng ở Pháp và Ý bằng đồng euro thay vì franc để giảm chi phí.


Hạn ngạch nhập cư


Chính sách hạn chế nhập cư là biện pháp hỗ trợ chủ đạo tới lượng cầu nội địa. Năm ngoái, người dân Thụy Sĩ đã bỏ phiếu về việc áp dụng hệ thống hạn ngạch cho dân mới nhập cư, từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, hiện vẫn đang miễn phí. Chính phủ vẫn chưa đưa ra tuyên bố về mức hà khắc của các hạn chế mới này, khi việc thực hiện sẽ trái với một hiệp ước với EU và có khả năng dẫn tới hệ lụy xấu trong quan hệ thương mại.


Đối với hãng đồng hồ Moser, khởi nghiệp vào những năm đầu thế kỷ 19 bởi một người Nga gốc Thụy Sĩ, giá đồng hồ của hãng đã tăng đến 15.000 euro (tương đương 17.000 $) từ 12.000 euro chỉ sau một đêm và khách hàng hiện đã bắt đầu do dự, theo CEO Meylan.


"Chúng ta đều sợ rủi ro - ta không đặt lệnh, và thay vào đó ta chờ đợi," ông nói. "Chúng tôi sẽ có nhiều tháng khó khăn ở phía trước."


Vân Hằng


Theo InfoNet/Bloomberg




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á