Hàng loạt đại gia tư nhân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để được làm chủ DNNN sau cổ phần hóa với tư cách đối tác chiến lược. Điều này cho thấy, các doanh nhân trong nước không chỉ mạnh hơn về tiền mà đã lớn hẳn về vị thế.
Tư nhân tăng tốc thâu tóm
Đầu 2015, Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển cho biết, sẵn sàng chi hơn 490 tỷ đồng để mua lại 98,02% cổ phần mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại Cảng Quảng Ninh.
Đầu tháng 2/2014, Cảng Đà Nẵng cũng đã bất ngờ bán hết toàn bộ 13,2 triệu cổ phần cho 5 nhà đầu tư cá nhân với giá khá cao sau lần IPO không mấy thành công trước đó.
Tháng 8/2014, Công ty Cổ phần Vinpearl - thuộc Tập đoàn Vingroup cũng đã mua đứt lại số cổ phần trị giá 85 tỷ đồng của cảng Nha Trang. Vinpearl đang phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Nha Trang phát triển cảng Nha Trang theo hướng chuyên phục vụ du lịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn theo những chuyển động trong bán vốn nhà nước tại Vinalines nhằm tái cơ cấu tổng công ty này cho thấy rõ sự thâm nhập mạnh mẽ của các đại gia trong nước vào các DNNN lớn trong quá trình CPH. Việc đẩy mạnh tái cơ cấu, CPH hàng loạt DNNN lớn kéo theo sự xuất hiện liên tiếp những thương vụ ngàn tỷ mua bán vốn, cổ phần DN. Tuy nhiên, đó không phải là các ông lớn nước ngoài mà giờ đây phần lớn lại là các đại gia trong nước.
Trước đó, Vingroup đã trở thành NĐT chiến lược của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) - một động thái được đánh giá sẽ có lợi cho cả hai bên. Hay Vietcombank và Techcombank đã trở thành hai tổ chức đầu tư tài chính lớn vào VietNamAirlines.
Trong lĩnh vực giao thông, hàng loạt Cienco sau khi cổ phần hóa đều rơi vào tay các cá nhân hay DN lớn trong nước. Cho đến giờ, Nhà nước đã không còn nắm cổ phần nào tại Cienco 4. Một doanh nghiệp dân doanh tại TP.HCM: Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc, do ông Trần Tuấn Lộc - 8X đã giành được quyền chi phối. DN này cũng đang xem xét mua cổ phần chi phối cảng Cửa Lò, Nghệ An.
Không chỉ các DNNN lớn có hiệu quả mới đắt khách mà cả những DN làm ăn bết bát khác cũng đang được các NĐT trong nước quan tâm khi mà có chủ trương Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Sức hấp dẫn từ tiềm năng các DNNN khi có cơ hội thực sự làm chủ đã nội ồ ạt rút hầu bao, dân thân vào các cuộc chơi mới.
Nâng tầm ông chủ Việt
Việc NĐT trong nước ồ ạt đổ hàng ngàn tỷ mua các DNNN là một sự thay đổi lớn trong quá trình CPH. Nếu như trước đây, những nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chiến lược đều trông chờ khối ngoại thì bây giờ đại gia trong nước đang là tâm điểm CPH các DNNN. Và chính họ đang tạo nên sinh khí mới cho CPH.
Lịch sử đổi mới DNNN cho thấy, sự tham gia của các NĐT tư nhân thường mang lại sức sống mạnh mẽ cho nhiều DNNN.
Vinamilk là một ví dụ điển hình thành công sau CPH. Chỉ sau 10 năm CPH, quy mô vốn của DN này tăng gần 30 lần và Vinamilk trở thành DN sữa lớn nhất trong nước và vươn ra nước ngoài mạnh mẽ. Dược Hậu Giang (DHG) dưới bàn tay của bà Phạm Thị Việt Nga liên tục vươn lên mạnh mẽ sau CPH. Không ít các DN thành công nổi bật sau CPH với sự góp vốn của các cổ đông cá nhân trong và ngoài nước như Cơ điện lạnh REE của bà Nguyễn Thị Mai Thành, FPT của ông Trương Gia Bình, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong...
Sự tham gia của các NĐT tư nhân thường mang lại sức sống mạnh mẽ cho nhiều DNNN.
Sau khi được tư nhân đổ vốn, tái cơ cấu: Giống cây trồng Trung ương (NSC), Nông dược HAI, Giống cây trồng Miền Nam... đã ăn nê làm ra, cổ phiếu tăng 5-7 lần.
Giờ đây, nhiều DNNN trong không ít lĩnh vực đang được phép bán cổ phần chi phối cho các NĐT bên ngoài. Đây là chính sách cởi mở, cho phép các NĐT có quyền quyết định lớn hơn trong việc tái cấu trúc và vực dậy các DN yếu kém.
Sau hàng chục năm mở cửa, khối dân doanh sản sinh ra rất nhiều doanh nhân có tích lũy tư bản lớn, có khả năng quản trị hiện đại ngang tầm quốc tế và kinh doanh có chiến lược rõ ràng như: ông Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Trần Đình Long, Lê Phước Vũ, Đỗ Quang Hiển, Trương Gia Bình... Và tầng lớp này đang sức mạnh và luôn khát vọng tìm kiếm những cơ hội MA& để lớn lên nhanh chong và CPH đang là cơ hội lớ cho họ
Có thể thấy, quá trình CPH các DNNN tại Việt Nam đã đi được một chặng đường dài với hàng loạt những thành công thần kỳ. Trong đó không thể bỏ qua những thay đổi mang tính bản chất khi tư nhân tham gia điều hành quản trị các DNNN được CPH
Tại diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) đối thoại với các nhà tài trợ diễn ra cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ tập trung phát triển kinh tế tư nhân. Cũng tại đây, một bản "kế hoạch hành động" về chính sách trong ba năm 2015-2017 để phát triển khu vực tư nhân đã được công bố.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh khi nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp tư nhân cũng cho rằng, đã đến thời của DN tư nhân và đây là sẽ là động lực quan trọng bậc nhất đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam.
Đầu năm mới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng - một bộ đi đầu trong công cuộc CPH - cũng đã chỉ đạo rộng cửa đón tư nhân đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực hàng hải. Cục hàng hải cũng công bố 41 dự án kêu gọi các nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng lĩnh vực này trong giai đoạn 2015-2020 với tổng vốn 43 nghìn tỷ đồng.
2015 tiếp tục là năm trọng điểm để thúc đẩy CPH. Gần 300 DN sẽ được chuyển đổi trong năm nay, gần gấp đôi so với con số thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 cũng như trong năm 2014.
Những cơ hội lớn đang mở ra và các đại gia tư nhân trong nước đang có cơ hội hơn bao giờ hết khi họ tích lũy đươc sức mạnh tài chính, được nâng tầm khi được thừa nhận vị thế vào trao cho những cơ hội lớn.
Hàng loạt các chính sách đang hướng tới việc khơi dậy và tạo niềm tin để khu vực tư nhân bỏ vốn làm ăn, đầu tư vào các DNNN nước CPH để thay đổi quản trị, thổi một luồng sinh khí mới vào khu vực này.
Theo VietnamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét