Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

'Ruồi 500 triệu' có thể lọt vào chai nước của Tân Hiệp Phát ở khâu nào?

'Ruồi 500 triệu' có thể lọt vào chai nước của Tân Hiệp Phát ở khâu nào?


Vụ việc "con ruồi nửa tỷ” trong chai nước ngọt của Tân Hiệp Phát đang là vụ việc được sự quan tâm của dư luận. Điều đáng nói đây không phải lần đầu tiên, sản phẩm của công ty này bị phát hiện có vấn đề.


Trước vụ "con ruồi", Tân Hiệp Phát cũng đã dính vào khá nhiều scandal đến vệ sinh như nước đóng cặn trong chai, đổi màu lạ, chất kết tủa,…


Chính vì vậy, nhiều người đặt câu hỏi hoài nghi về việc phải chăng quy trình chế biến của công ty này đang có vấn đề?


Trả lời báo chí, ông Phạm Lê Tấn Phong - Giám đốc Đối ngoại của Tân Hiệp Phát cho rằng, những sự việc tương tự như thế này, các tập đoàn đa quốc gia cũng bị rất nhiều, chỉ khác nhau ở chỗ bản chất của thông tin và sự cố là thật hay không thật thôi.


"Về phía Tân Hiệp Phát, chúng tôi khẳng định rằng dây chuyền máy móc công nghệ của công ty rất hiện đại, không bao giờ xảy ra những sự cố như vậy cả", ông Phong nhấn mạnh.


Tuy nhiên, theo phân tích của những chuyên gia trong lĩnh vực làm đồ uống đóng chai thì dù quy trình có hiện đại đến đâu thì việc xảy ra những lỗi xác suất là điều khó tránh khỏi.


Trên thế giới, hàng nước Pepsi cũng từng dính "phốt" khi trong lon nước có chứa một con ếch hoặc cóc. Điều đó cho thấy, dù dây chuyền sản xuất đồ uống có hiện đại đến đâu cũng không ai dám khẳng định là "không bao giờ xảy ra sự cố".










Dù quy trình sản xuất đồ uống là khép kín, nhưng việc xuất hiện ruồi trong nước đóng chai không thể nói là không thể xảy ra, vì khả năng khép kín đến đâu thì thì xác suất - dù rất nhỏ vẫn có thể xảy ra.


Ông Việt Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam.




Theo một chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất đồ uống đóng chai, quy trình này thường được thực hiện rất nghiêm ngặt, nhưng ruồi vẫn có thể lọt vào từ khâu vỏ chai hoặc trong bể nguyên liệu.


Thông thường để sản xuất đồ uống, vỏ chai được lấy từ 2 nguồn, một là được sản xuất từ các hạt nhựa - trường hợp này sẽ khó để lọt ruồi.


Nhưng đa số các công ty hiện nay đều sử dụng vỏ chai từ nguồn tái sử dụng. Việc sử dụng này được cấp phép nhưng quy trình làm sách vỏ phải rất nghiêm ngặt. Vỏ chai đã sử dụng, sau khi được thu gom về sẽ được các công nhân kiểm tra bằng mắt thường để phát hiện các chất bẩn, dị vật và cả ruồi trong chai. Tuy nhiên, lượng vỏ chai quá lớn, nên việc công nhân có thể phát hiện 100% là rất khó.


Vỏ chai sau đó sẽ được rửa sạch dưới dòng nước mạnh, nhưng công đoạn này cũng chỉ là để rửa bẩn, còn khó loại bỏ được dị vật. Thông thường công đoạn này được thực hiện bằng máy móc, không có sự giám sát của công nhân.


Tiếp đến công đoạn soi chiếu, nếu công nhân lơ là, đèn soi chai tắt đột ngột, chai sẽ chạy qua nhanh dẫn đến không phát hiện ra được những chai không đạt tiêu chuẩn.


Khi chiết nước ngọt vào chai ruồi vẫn có thể lọt vào nếu nó nằm sẵn trong chai hoặc trong bể nguyên liệu.


Dù xác suất này không lớn, nhưng cũng không thể khẳng định là không thể xảy ra. Ở tất cả các quy trình, lỗi có thể xảy ra do con người hoặc máy móc.


Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồ uống, ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam cũng khẳng định: Dù quy trình sản xuất đồ uống là khép kín, nhưng việc xuất hiện ruồi trong nước đóng chai không thể nói là không thể xảy ra, vì khả năng khép kín đến đâu thì thì xác suất - dù rất nhỏ vẫn có thể xảy ra.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á