Thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm 2015 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt nhưng các yếu tố hỗ trợ không còn mạnh như năm 2014. VN-Index năm 2015 có khả năng tăng trở lại mức cao nhất đạt được trong năm 2014 là ở ngưỡng trên dưới 650 điểm.
Trong năm 2014, VN-Index đã tăng trên 8% nhưng đà tăng so với các năm trước đã chậm lại (năm 2012, VN-Index tăng 17,7%; năm 2013, tăng 22%).
Nếu so với các nước trong cùng khu vực thì đà tăng của thị trường Việt Nam trong năm 2014 yếu hơn nhiều. Trong năm 2015, các yếu tố chính sách vĩ mô sẽ tiếp tục có tác động tích cực đến TTCK, nhưng mức độ tác động đến thị trường sẽ không mạnh như năm 2014.
Đơn cử, Chính phủ đưa ra nhiều chính sách nhưng chưa có chính sách nào có đủ thời gian để phục hồi TTCK. Hiện nay, các chuyên gia đang nghiên cứu làm thế nào phục hồi lại thị trường một cách ổn định, minh bạch, lâu dài. Nhưng chúng ta cũng chỉ biết chờ đợi và thu thập ý kiến để xem xét.
Trong khi đó, TTCK cần có những mã hàng hóa mới, có chất lượng cao hơn, thương quyền cao hơn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Khi thị trường có trụ cột lớn sẽ duy trì tính ổn định lâu dài. Hiện nay, hàng hóa có giá trị chất lượng tương đối thấp, nhà đầu tư nhỏ dẫn đến sự bất ổn của thị trường.
Theo đó, trọng tâm của chính sách trong năm 2015 sẽ hướng đến các chính sách tài khóa tác động đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thay vì các chính sách tiền tệ. Bởi lẽ, mức độ nới lỏng của các chính sách tiền tệ đã bị hạn chế hơn do dư địa không còn nhiều.
Nhìn chung, trong năm 2015, sẽ khó nhận thấy có sự biến động mạnh, nhiều khả năng kết thúc năm 2015, VN-Index sẽ dao động quanh mức đỉnh của năm 2014. Bên cạnh đó, đây cũng là năm để cơ cấu lại danh mục đầu tư, thay vì để thị trường dẫn dắt, việc lựa chọn mã và điều chỉnh danh mục mới là quan trọng.
Với tình hình hiện tại, chỉ có một số nhóm ngành như vận tải biển, xuất nhập khẩu, công ty liên quan bất động sản (mua bán, xây dựng, cho thuê...) và điện tử có khả năng tạo sóng trên thị trường. Cụ thể, vận tải biển là ngành phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu.
Việt Nam là nước nhập khẩu xăng dầu rất lớn nên khi giá dầu giảm, sẽ giúp cho các DN liên quan đến ngành này giảm được chi phí nhiên liệu. Đây là yếu tố giúp ngành này phát triển. Tương tự là ngành xuất nhập khẩu. Giá nguyên vật liệu trên thế giới giảm mạnh giúp cho các DN ngành này giảm được chi phí khi nhập khẩu.
Đối với bất động sản, từ tháng 7/2015, quyết định cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà đất được thực thi sẽ giúp cho ngành này tăng trưởng mạnh. Ngành điện tử thì không phải bàn cãi vì thời gian gần đây, có rất nhiều DN trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này giúp cho thanh khoản trên thị trường tăng trưởng rất tốt.
Theo Doanhnhansaigon
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét