Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Singapore không có Lý Quang Diệu...

Singapore không có Lý Quang Diệu...


Các lãnh đạo trong chính phủ và nhiều người dân Singapore vẫn sẽ “quan sát, phân tích và phản ứng với các vấn đề bằng những công cụ và góc nhìn mà Lý Quang Diệu đã khởi xướng.


Nội dung nổi bật:


- Dù đã qua đời, những tư tưởng và chính sách của Lý Quang Diệu vẫn sẽ có tầm ảnh hưởng lớn ở Singapore


- Singapore đang đứng trước những thách thức mới: nền kinh tế có nhiều biến chuyển, kèm theo đó là những lời phàn nàn lớn tiếng hơn về các vấn đề như giá nhà đất và chi phí vận tải tăng cao, lao động nước ngoài tràn ngập và chênh lệch thu nhập ngày càng tăng.




Khi Lý Quang Diệu vào bệnh viện vào ngày 5/2 và bệnh tình của ông ngày càng xấu đi, nhiều người tự hỏi quốc đảo Singapore sẽ ra sao sau khi người đã một tay kiến thiết nên một Singapore thịnh vượng không còn trên đời.


Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu được cho là người đã có công viết nên câu chuyện thành công kinh tế của Singapore. Giờ đây người dân Singapore đang được hưởng chất lượng cuộc sống ngang bằng với Nhật Bản và các nước tiên tiến châu Âu cũng như Bắc Mỹ. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Theo rất nhiều cách, họ đã âm thầm chuẩn bị cho tương lai.


4 năm gần đây đánh dấu thời kỳ đầu tiên mà nước Singapore độc lập không có sự tham dự của Lý Quang Diệu trong chính phủ. Ông đã từ bỏ vai trò bộ trưởng cố vấn trong nội các từ năm 2011, chỉ 1 tuần sau khi đảng PAP ghi nhận số phiếu tệ nhất trong 5 thập kỷ.


Kể từ đó đến nay, chiến lược giành ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế của Singapore không còn mạnh mẽ như trước. Kèm theo đó là những lời phàn nàn lớn tiếng hơn về các vấn đề như giá nhà đất và chi phí vận tải tăng cao, lao động nước ngoài tràn ngập và chênh lệch thu nhập ngày càng tăng.


Từ năm 2004, dưới thời Lý Hiển Long (con trai cả của Lý Quang Diệu), chính phủ nước này đã cố gắng định vị lại hình ảnh Singapore với mục tiêu là một trung tâm văn hóa và thương mại. Mới đây nhất, Singapore đã bắt đầu áp dụng chính sách đánh thuế cao hơn đối với người giàu và chi nhiều hơn cho trợ cấp an sinh xã hội. Đây là một phần trong kế hoạch dài hạn nhằm trấn chỉnh lại nền kinh tế và điều chỉnh lại theo nhu cầu của xã hội.


Theo chuyên gia kinh tế Yeoh Lam Keong, với những thay đổi cơ bản trong nền kinh tế cũng như môi trường chính trị ở Singapore khiến một số tư tưởng chính sách của Lý Quang Diệu trở nên không còn phù hợp. Tuy nhiên, những ý tưởng cốt lõi về xã hội dân chủ mà ông đã theo đuổi vẫn còn nguyên giá trị. Đó là quan điểm tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, hạ tầng công cộng cũng như các chính sách về dân số và nhập cư.


Cuộc tranh cãi về tương lai của Singapore thu hút được nhiều sự chú ý hơn trong năm nay bởi Singapore đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày độc lập. Trong khi chính phủ Singapore chuẩn bị cho các buổi lễ kỷ niệm ca ngợi những thành tựu mà Singapore đạt được dưới sự lãnh đạo của đảng PAP, nhiều người cũng coi đây là dịp để thay đổi.


Tuy nhiên, giới quan sát nhận định tầm ảnh hưởng của Lý Quang Diệu ở Singapore sẽ không hề giảm sút, thậm chí là trong nhiều năm tới.


Blogger Alex Au cho rằng các lãnh đạo trong chính phủ và nhiều người dân Singapore vẫn sẽ “quan sát, phân tích và phản ứng với các vấn đề bằng những công cụ và góc nhìn mà Lý Quang Diệu đã khởi xướng. Đó là sự nhảy cảm đối với các vấn đề dân tộc và tôn giáo, tập trung vào khuyến khích kinh doanh để tăng trưởng kinh tế.


Thu Hương


Theo Trí thức trẻ/WSJ




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á