Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Chủ động khi dòng vốn 'ngoại' đổ bộ

Chủ động khi dòng vốn 'ngoại' đổ bộ

Ông có thể cập nhật thông tin về sự dịch chuyển dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam?


Sau WTO những FTA mà Việt Nam tham gia không phải ào ạt vào một thời điểm mà diễn ra từng thời kỳ.


Năm 2015 có đặc điểm khác hơn là những FTA đã đàm phán từ những năm trước “tích tụ” có khả năng được ký kết trong năm 2015 như FTA Việt Nam - EU, TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương), FTA Việt Nam - Liên minh hải quan Nga - Belarus- Kazakhstan và đặc biệt cuối 2015 sẽ hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Tất cả những yếu tố đó tạo môi trường chuyển dịch hàng hóa, vốn đầu tư hấp dẫn hơn.


Từ năm 2013 - 2014, nhiều DN xuyên quốc gia đã dịch chuyển dòng vốn vào Việt Nam như Nokia, Samsung Microsoft. Hiện nay, theo sự quan sát của tôi, một số nhà đầu tư Mỹ khá quan tâm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, khi ta “bật đèn xanh” là họ vào luôn và đặc trưng của nhà đầu tư Mỹ là khi họ vào là vào rất nhanh, làm cụ thể chứ không chậm, chắc như Nhật Bản.


Có nguồn tin là các nhà đầu tư Mỹ có kế hoạch dịch chuyển nhà máy từ một số nước, đặc biệt trong đó có Trung Quốc, sang Việt Nam.


Nhà đầu tư khu vực châu Âu cũng có động thái nhất định. Điển hình nhất của việc này là năm 2014, EU đã chuyển dự án hỗ trợ thương mại đa biên từ MUTRAP 3 lên MUTRAP 4, nghĩa là từ MUTRAP 1 đến MUTRAP 3 EU chỉ tập trung vào thương mại, nhưng trong MUTRAP 4 đã có mảng đầu tư, rõ ràng họ đã có tư duy thương mại đi trước và đầu tư đi sau.


Những động thái ở những ngành nghề cụ thể cũng khá tốt. Để đón những cơ hội tại thị trường Việt Nam khi Việt Nam ký kết TPP, trong lĩnh vực dệt may, da giầy, một số DN Hàn Quốc, Trung Quốc đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam để xây dựng các nhà máy dệt, sợi, nhuộm hấp... nhằm giúp sản phẩm của họ khi XK sang thị trường TPP được hưởng ưu đãi thuế.


Có thể thấy rõ cơ hội của DN Việt ở rất gần nhưng nguy cơ đang bị DN nước ngoài tận dụng. Theo ông, để lật lại thế cờ này, cần phải thay đổi những gì?


Để xoay lại tình thế, bản thân DN Việt phải cố gắng bởi nếu cứ NK nguyên liệu từ các nước không tham gia TPP thì không được hưởng lợi từ thuế suất giảm, còn nếu NK nguyên liệu từ các nước tham gia TPP thì giá thành cao, lợi nhuận không được mấy.


Muốn vậy chúng ta phải thực hiện được yêu cầu nhà sản xuất trong nước gánh vác được khâu nguyên liệu đầu vào cho XK sản phẩm dệt may, phải đảm trách được các khâu sợi, nhuộm, hấp mới phát huy được lợi thế khi có TPP.


Những vấn đề này Chính phủ đã hiểu và có chủ trương thực hiện, DN và xã hội cũng hiểu rõ ràng đây là cuộc chiến giữa nội và ngoại nhưng vấn đề là làm như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn khuyến khích DN nước ngoài đầu tư vào vì hai bên cùng có lợi nhưng chúng ta cũng phải cố gắng đặc biệt là DN trong ngành may mặc, nếu không DN sẽ thua trên sân nhà.


Đối với AEC, ông nhận định như thế nào về những thách thức đối với DN Việt khi Cộng đồng Kinh tế này được hình thành?


Trong AEC, hàng hóa, lao động, dịch vụ được dịch chuyển tự do... Những yếu tố đó là thách thức đối với Việt Nam nhưng cũng là cơ hội lớn đối với DN Việt. DN phải phát huy được lợi thế của mình. Khi cạnh tranh với DN ngoại, những cái yếu của DN Việt chính là thách thức để DN vượt qua và phát triển, do đó, nếu DN “chơi” không cẩn thận sẽ gánh hết những thua thiệt, bất lợi về mình.


Thẳng thắng mà nói, khi DN nước ngoài vào, có thể mình thua ngay keo đầu nhưng sau những thua thiệt mình phải có những thay đổi, từng DN phải tự trưởng thành còn những DN nào yếu kém thì đào thải là điều tất yếu.


Khi các DN xuyên quốc gia vào Việt Nam còn kéo theo một nhu cầu cao về công nghiệp phụ trợ nhưng chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu này. Ông thấy sao về điều này?


Hiện có một bài toán về công nghiệp phụ trợ. Nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài đang có xu hướng vào Việt Nam, nhu cầu công nghiệp phụ trợ là rất lớn nhưng hiện công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu nên DN nước ngoài vào Việt Nam đem theo cả mảng phụ trợ của họ vào theo.


Vừa rồi, Samsung xây dựng một nhà máy linh kiện lớn ở miền Nam có đề xuất ưu đãi về thuế. Nếu cứ duy trì cách ưu đãi này, theo tôi cần yêu cầu DN nước ngoài phải phát triển chuyển giao công nghệ cho DN Việt trong một thời gian nào đó bởi vấn đề là làm sao phát triển được công nghiệp phụ trợ thì mục tiêu thu hút vốn FDI mới đạt yêu cầu. Khi đó giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam mới cao, phát triển được công nghệ, nhân lực chứ hiện nay chúng ta mới chỉ thu được thuế, phí.


Nói như vậy nhưng chúng ta không phải không khuyến khích họ vào vì có sự cạnh tranh thì mới đặt ra bài toán mà chúng ta phải tìm ra lời giải. Đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa là sức ép đối với hệ thống DN và cơ quan quản lý.


Xin cảm ơn ông!









Năm 2014, vốn FDI vào Việt Nam (cả cấp mới và tăng thêm) là 21,92 tỷ USD, bằng 98,1% so với năm 2013. Trong số 16,5 tỷ USD vốn FDI cấp mới năm 2014, có 6,65 tỷ USD của 4 dự án có quy mô tỷ USD, chiếm 30,5% tổng vốn đầu tư năm 2014.


Trong 4 dự án tỷ USD, đã có 3 dự án của Samsung, đầu tư ở Thái Nguyên (3 tỷ USD), Bắc Ninh (1 tỷ USD) và TP.HCM (1,4 tỷ USD).


Dự án còn lại là của Công ty TNHH Dewan International do nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư tại Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,25 tỷ USD.


Ngoài 4 dự án tỷ USD này, năm 2014 cũng ghi nhận một số dự án FDI quy mô lớn khác như Dự án Công ty TNHH Thành phố Công nghệ xanh Hà Nội, do nhà đầu tư Vương quốc Anh đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 302 triệu USD. Ngoài ra, còn dự án dệt may 300 triệu USD của Texhong ở Quảng Ninh.


Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa chính thức công bố số liệu FDI quý I-2015. Theo đó, tính đến ngày 20-3, cả nước có 267 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 1,21 tỷ USD, bằng 59,4% so với cùng kỳ năm 2014.


(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á