Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Sẽ buộc doanh nghiệp Nhà nước công khai 8 thông tin?

Sẽ buộc doanh nghiệp Nhà nước công khai 8 thông tin?


Bởi trước Quốc hội, ông Vinh từng kể về câu chuyện đi lấy thông tin của một viện trưởng viện nghiên cứu thuộc bộ mình thật cám cảnh đến cỡ nào, khi vị này xuống đến nơi thì bị lãnh đạo tập đoàn thẳng thừng từ chối, không cho tiếp cận thông tin.

Theo dự thảo, sẽ có 8 thông tin buộc doanh nghiệp Nhà nước phải công khai gồm, chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp; kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm của doanh nghiệp; báo cáo thực hiện kết quả sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ công ích (nếu có) hàng năm của doanh nghiệp; kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư hàng năm của doanh nghiệp; kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và kết quả thực hiện; báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; báo cáo tài chính 6 tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp; chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.


Thiếu cơ chế giám sát


Mặc dù từ trước đến nay, cũng đã có một số quy định về việc công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước, nhưng đó hầu hết vẫn chỉ là những quy định trên giấy và thực tế, thông tin về khối này luôn là sự bí hiểm, đem lại từ bất ngờ này đến bất ngờ khác cho dư luận.


Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ông Nguyễn Mạnh Cường có dẫn ra một ví dụ rằng, không biết nên giải thích thế nào về việc rất nhiều các doanh nghiệp Nhà nước khi công bố ra trước dư luận được đánh giá, xếp loại rất cao, nhưng vừa là anh hùng mà cũng đã trở thành tội đồ? Ví dụ như Vinashin, 3 năm liền 2006, 2007, 2008 đều được xếp loại A, nhưng sau đó lại sụp đổ.


Là một trong những chuyên gia lên tiếng mạnh mẽ cho quá trình công phá vào sự bí hiểm thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bà Phạm Chi Lan cho rằng, cơ chế buộc doanh nghiệp Nhà nước phải minh bạch thật ra đã được quy định trong chế độ báo cáo, hạch toán, giải trình nhưng do còn thiếu một cơ chế giám sát và chế tài buộc họ thực hiện, nên dẫn đến tình trạng nói nhiều nhưng làm ít. Doanh nghiệp Nhà nước được tự tung tự tác trong báo cáo, cơ quan nhà nước nhiều khi chỉ nghe mà không xem lại có hợp lý không.


"Để nghĩa vụ minh bạch hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty không chỉ là quy định trên giấy, cần có các chế tài đủ mạnh, để tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp Nhà nước cố tình không chấp hành. Nếu tư tưởng "nuông chiều" doanh nghiệp Nhà nước không được dứt khoát đoạn tuyệt, thì vừa không tạo ra được sự lành mạnh trong nền kinh tế, vừa khó tạo ra được sự đột phá trong tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước", bà Lan nói.


Cải cách bắt đầu từ công khai thông tin


TS. Gregory Smith, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, thấy rằng những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến triển trong việc cung cấp thông tin được công khai và trực tuyến.


Một ấn phẩm gần đây của Tổ chức Arachnys Open Data Compass cho thấy Việt Nam đã là "một trong những nước đi đầu trong khu vực", xếp thứ hai trong nhóm các quốc gia ASEAN xét về mức độ sẵn có của thông tin về doanh nghiệp trên mạng.


Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc công khai thông tin của doanh nghiệp Nhà nước, cùng với các cuộc cải cách khác, có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Công khai thông tin, bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính, và có thể là công khai nội bộ hay bên ngoài (công bố ra công chúng).


Tuy nhiên, nhìn chung thông tin công bố của phần lớn doanh nghiệp Nhà nước là chưa đầy đủ về chất lượng, thiếu độ chính xác và tính kịp thời, nên khả năng giám sát của các cơ quan chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều hạn chế.


TS. Smith cũng có nhận xét rằng các quy định hiện nay chưa đủ để đưa ra một khung pháp lý hiệu quả trong việc công bố thông tin. Đã có một số quy định về nghĩa vụ công khai thông tin tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp Nhà nước, nhưng hướng dẫn còn chưa đồng bộ và khó thực hiện.


Cũng còn nhiều vấn đề về việc thực thi, giám sát và mức độ chi tiết của yêu cầu, vì vậy trong thực tế nhiều doanh nghiệp Nhà nước công khai thông tin chủ yếu trên cơ sở tự giác.


Còn Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Mai Xuân Hùng thì khẳng định, việc bắt buộc các doanh nghiệp Nhà nước cung cấp và công bố công khai thông tin một cách đầy đủ hơn, có chất lượng hơn không chỉ tốt hơn cho chính các doanh nghiệp này, mà Chính phủ và mọi người dân đều có thể tham gia giám sát tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp Nhà nước dễ dàng hơn.


Việc công khai thông tin của các doanh nghiệp làm cho các đại diện vốn nhà nước nhận thức rõ về trách nhiệm của mình trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước, hạn chế tình trạng sử dụng vốn lãng phí, tham ô.



Tháng 4, TTCK sẽ khởi sắc

Tháng 4, TTCK sẽ khởi sắc


Đó là nhận định của ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK Maritimebank (MSBS) dưới góc độ phân tích kỹ thuật và dựa trên những đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô ở giai đoạn hiện tại. Theo ông Khánh, VN-Index sẽ sớm xuất hiện sóng hồi trong vùng 550 - 570 điểm.


TTCK tháng 3 trôi qua khá ảm đạm với thanh khoản ở mức thấp. Ông dự báo như thế nào về thị trường tháng 4/2015?


Diễn biến TTCK năm nay hoàn toàn gây bất ngờ đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân. Cùng thời điểm ở các năm trước, TTCK xuất hiện sóng chứng khoán khá lớn, kèm theo thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh, thì năm nay, TTCK liên tiếp có các phiên điều chỉnh sâu, với khối lượng giao dịch yếu ớt. Mặc dù có một con sóng hồi, VN-Index chạm ngưỡng kháng cự kỹ thuật 600 điểm trong tháng 2, nhưng dòng tiền lớn hoàn toàn không xuất hiện và tâm lý giao dịch dè dặt chiếm ưu thế trong giai đoạn 3 tháng đầu năm 2015.


Điều này có thể giải thích bởi sự tác động của Thông tư 36/2014/TT-NHNN lên việc cho vay kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng TMCP cũng như việc thắt chặt cho vay giao dịch ký quỹ (margin) của các CTCK đang hoạt động trên TTCK Việt Nam. Hơn nữa, biến động về tỷ giá và động thái bán ròng từ khối NĐT nước ngoài cũng có tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư nói chung và chỉ số niềm tin nhà đầu tư giảm xuống khá thấp, mặc dù diễn biến vĩ mô đang có dấu hiệu khởi sắc hơn.


Chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch cuối tháng 3 biến động khá mạnh, cuối phiên đã lấy lại được mốc 550 điểm. Dưới góc độ phân tích kỹ thuật kèm theo đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô hiện nay, cũng như dự báo diễn biến tăng/giảm giá của nhóm cổ phiếu lớn, tôi cho rằng, TTCK trong tháng 4 sẽ khởi sắc và xuất hiện sóng hồi quay lại vùng 550 - 570 điểm. Thị trường có thể tiềm ẩn rủi ro trong ngắn và trung hạn, nhưng vẫn xuất hiện không ít cơ hội cho việc đầu tư cổ phiếu. Dòng tiền sẽ phân hóa vào những cổ phiếu đang được hưởng lợi từ diễn biến kinh tế vĩ mô hoặc có thông tin cơ bản hỗ trợ.


Với các nhà đầu tư ngắn hạn, theo ông, làm thế nào để hạn chế rủi ro khi giải ngân vào thời điểm này?


Đối với đa số các nhà đầu tư hiện nay, tôi cho rằng, họ vẫn ưa thích phong cách đầu cơ cổ phiếu và mua đua theo phong trào, đám đông. Chắc chắn việc đầu cơ ngắn hạn cổ phiếu sẽ rủi ro hơn việc đầu tư giá trị. Không có ai dám chắc đạt lợi nhuận tốt bằng việc luôn nhảy ra nhảy vào, giao dịch lướt sóng các cổ phiếu. Vì vậy, khi thị trường chưa xuất hiện sóng đầu cơ, các cổ phiếu dẫn dắt chưa thu hút dòng tiền, các cổ phiếu blue-chip lại có xu hướng giảm giá, thì không thích hợp cho việc đầu cơ cổ phiếu.


Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là thị trường không có cơ hội mua vào đối với các nhà đầu tư có niềm tin vào doanh nghiệp, tin vào giá trị thấp mà thị trường vô tình làm giảm đi giá trị cổ phiếu các doanh nghiệp tốt. Theo đó, đối với các nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn, cần giao dịch có kỷ luật và chỉ giao dịch khi phán đoán hoặc dự báo được xu hướng tăng điểm của thị trường, hoặc tìm ra được các cơ hội đầu tư giá trị ở các cổ phiếu cơ bản, vốn hóa trung bình, đang có giá thấp để tiến hành mua vào một cách thận trọng, dần dần. Hãy xác định rõ mình là nhà đầu tư theo phong cách gì để xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả, hạn chế rủi ro.


Tháng 4 là khoảng thời gian các doanh nghiệp tổ chức ĐHCĐ và công bố kết quả kinh doanh quý I/2014. Ông có cho rằng, yếu tố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tiếp tục tạo ra diễn biến phân hóa giữa các dòng cổ phiếu trong thời gian tới?


Cá nhân tôi hiện nay khá quan tâm đến lịch tổ chức ĐHCĐ của các doanh nghiệp nhằm mục đích tìm hiểu, thu thập thông tin về doanh nghiệp, các dự án tiềm năng, kế hoạch doanh thu, lợi nhuận, cổ tức năm 2015. Yếu tố kết quả kinh doanh quý I/2015 của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục là điểm khác biệt và làm cho sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu mạnh hơn trong thời gian tới. Sẽ có những “siêu cổ phiếu”, khi dòng tiền không lan tỏa toàn thị trường, mà chảy vào một số ít cổ phiếu đang có “câu chuyện” đằng sau.


Hoàng Anh thực hiện


Theo Tinnhanhchungkhoan




IR: đừng bỏ quên nhà đầu tư cá nhân

IR: đừng bỏ quên nhà đầu tư cá nhân


Nhiều cuộc gặp gỡ định kỳ giữa DN và NĐT tổ chức chỉ với nội dung cập nhật thông tin, tình hình sản xuất - kinh doanh vẫn được tổ chức trong phòng kín.


Ngay đầu giờ sáng ngày 31/3, ĐHCĐ của Tập đoàn Hòa Phát đã đủ điều kiện để tiến hành với sự có mặt của 66 cổ đông, đại diện cho 72% vốn điều lệ Công ty. Hơn 40 NĐT đến sau phần nhiều là các gương mặt trẻ, là nhân viên của các CTCK, các quỹ, tổ chức đầu tư. Đa phần các câu hỏi gửi lên chủ tọa đoàn cũng là của tổ chức đầu tư.


Trong phần thảo luận, chỉ có duy nhất một NĐT phát biểu với tư cách NĐT cá nhân, với ý kiến đánh giá về công tác quan hệ cổ đông (IR): “Tôi thấy Hòa Phát làm công tác IR (hoạt động quan hệ nhà đầu tư) đã tốt nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Công ty thường tổ chức gặp mặt NĐT nhưng chỉ dành cho NĐT lớn. Nếu được, Tập đoàn có thể thông báo công khai các cuộc gặp để không chỉ cổ đông mà NĐT quan tâm đến Hòa Phát có thể tham dự”.


Không chỉ Hòa Phát, nhiều DN lớn hiện nay làm tốt công tác IR nhưng lại có sự thiên lệch khi mới chỉ tập trung vào bộ phận NĐT chuyên nghiệp, NĐT lớn, NĐT tổ chức.


Thực ra, thông qua các CTCK thì thông tin cũng được truyền tải đến các NĐT cá nhân. Tuy nhiên, NĐT cá nhân nhỏ lẻ chiếm số đông vẫn bị thiệt thòi khi chỉ được tiếp cận thông tin một cách gián tiếp và khó có thể hiểu được tầm nhìn chiến lược của công ty khi không tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo DN.


Cũng có lập luận cho rằng, NĐT cá nhân nhỏ lẻ cần có các tư vấn tốt, vì thế nên sử dụng các dịch vụ tư vấn của CTCK. Nhưng vấn đề ở đây là, không phải DN không có điều kiện cho NĐT cá nhân tiếp xúc định kỳ, mà chỉ cần có ý thức quan tâm hơn NĐT cá nhân, thay đổi cách làm một chút, DN đã có thể đáp ứng nhu cầu của cổ đông nhỏ lẻ, giúp họ bình đằng hơn với NĐT chuyên nghiệp trong tiếp cận thông tin. Đơn cử, thay vì tổ chức các cuộc gặp định kỳ chỉ có NĐT lớn, giới phân tích, DN có thể rộng cửa cho NĐT cá nhân hoặc giới truyền thông tài chính để thông tin được truyền thông một cách nhanh nhất.


Tiếc rằng, nhiều cuộc gặp gỡ định kỳ giữa DN và NĐT tổ chức chỉ với nội dung cập nhật thông tin, tình hình sản xuất - kinh doanh vẫn được tổ chức trong phòng kín.


Khác với công ty lớn, một số công ty quy mô vừa lại tỏ ra chăm sóc NĐT cá nhân hơn. Một phần vì sức ép thu hút cổ đông đến dự ĐHCĐ cho đủ số lượng tối thiểu, một phần vì các công ty này có đặc điểm là ban lãnh đạo không phải là những cổ đông lớn nhất.


Họ muốn tiếng nói của cổ đông lớn và cổ đông nhỏ tại ĐHCĐ được cân bằng. Họ cũng muốn thanh khoản của cổ phiếu tốt hơn nhờ sự tham gia giao dịch tích cực của NĐT cá nhân. Ở những công ty quy mô vừa này, đôi khi sự tham gia của NĐT tổ chức lại bị hạn chế về quy mô.


Tuy nhiên, bỏ qua các sự khác biệt về mục tiêu và lợi ích, quan tâm đến NĐT cá nhân, NĐT nhỏ lẻ là một thông lệ tốt mà các DN cần hướng đến trong quá trình phát triển cũng như trong quá trình hoàn thiện công tác quan hệ cổ đông của mình.


Sự phát triển của công nghệ thông tin, giúp DN không tốn quá nhiều chi phí để quan hệ cổ đông toàn diện hơn. Cuối cùng, thiện chí của DN dành cho cổ đông cá nhân không chỉ giúp NĐT tiếp cận thông tin thuận lợi hơn, mà giúp chính DN trong quảng bá thương hiệu và xây dựng hình ảnh trong lòng đại chúng NĐT.


Người quan sát


Theo Tinnhanhchungkhoan




Mỹ hoan nghênh các đề xuất phát triển cơ sở hạ tầng châu Á

Mỹ hoan nghênh các đề xuất phát triển cơ sở hạ tầng châu Á


Mỹ hy vọng hợp tác với AIIB do Trung Quốc khởi xướng, hoan nghênh các đề xuất nhằm nâng cấp và cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở tại châu Á.


Đây là lời khẳng định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew đưa ra ngày 30/3 khi ông đang ở thăm Trung Quốc.


Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Lew, Thứ trưởng Tài chính nước chủ nhà Chu Quang Diệu (Zhu Guangyao) cho biết Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã khẳng định sự hợp tác nói trên có thể được thực hiện thông qua các cơ chế như Đối thoại Kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung (SED), Ngân hàng Thế giới (WB) hay Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB)...


Theo Bộ trưởng Lew, Washington hoan nghênh vai trò lớn hơn của Bắc Kinh trong các vấn đề kinh tế thế giới, đồng thời hy vọng AIIB có thể vạch ra một cơ cấu quản lý rõ ràng và Mỹ sẵn sàng trao đổi với Trung Quốc về vấn đề này.


Về phần mình, Thứ trưởng Chu Quang Diệu nêu rõ trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn và kinh tế toàn cầu phục hồi yếu ớt, Trung Quốc và Mỹ cần phối hợp các chính sách kinh tế và duy trì tăng trưởng.


Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Bộ trưởng Tài chính Mỹ là nhằm chuẩn bị cho sự kiện SED dự kiến diễn ra vào tháng Sáu tới và chuyến công du tới Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) theo kế hoạch vào tháng Chính năm nay.


Đặc biệt hơn, chuyến thăm của Bộ trưởng Lew lại diễn ra trước hạn chót 31/3 để các nước đăng ký gia nhập AIIB, một tổ chức tài chính do Trung Quốc đề xuất với số vốn ban đầu khoảng 50 tỷ USD.


Theo giới phân tích, AIIB được xem là nhằm đối trọng với WB cũng như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), và là một bước đi đáng kể nhằm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới.


Tuy nhiên, giới chức Bắc Kinh khẳng định AIIB sẽ là một sự bổ sung chứ không cạnh tranh với những định chế khác đang tồn tại, đồng thời cho biết AIIB hướng tới mục tiêu thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông và cơ sở hạ tầng khác tại các nước đang phát triển ở châu Á.


Cho đến nay, ngoài các nước châu Á, nhiều nước châu Âu, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Italy, Luxembourg, Thụy Sĩ, đã quyết định tham gia AIIB bất chấp lời cảnh báo của Mỹ.


Dự kiến, AIIB sẽ được thành lập vào cuối năm nay.




Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Hãy làm luật về thâu tóm, thay vì giữ room

Hãy làm luật về thâu tóm, thay vì giữ room


Việc đặt giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room) dưới mức chi phối tại các công ty đại chúng là bước đi cần thiết để bảo vệ các DN nội còn thiếu kinh nghiệm trong các vấn đề quản trị có thể trở thành mục tiêu thâu tóm ngoài mong muốn trong giai đoạn TTCK non trẻ.


Tuy nhiên, giới hạn này ít nhiều đã gây cản trở đến sự linh hoạt của DN trong việc quyết định cấu trúc huy động vốn, chưa kể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của TTCK.


Hiện nay, ngoài Việt Nam, chỉ còn một số ít quốc gia áp dụng chính sách giới hạn tỷ lệ sở hữu tại các công ty niêm yết thuộc tất cả các ngành nghề đối với NĐT nước ngoài. Trong nhóm thị trường mới nổi, Qatar áp dụng room cho NĐT ngoại là 25%, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất - UAE là 49%; Philippines là 40% và Thailand là 49% (tuy nhiên, NĐT có thể sở hữu chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết NVDR với phần sở hữu vượt 49%)… (Nguồn: MSCI, tháng 6/2014).


Việc đặt giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở dưới mức chi phối với các công ty đại chúng được áp dụng trong giai đoạn TTCK còn non trẻ là bước đi cần thiết để bảo vệ các DN nội còn thiếu kinh nghiệm quản trị có thể trở thành mục tiêu thâu tóm ngoài mong muốn. Tuy nhiên, bản chất của việc cổ phần hóa DN và đưa DN thành công ty đại chúng, niêm yết cổ phiếu trên TTCK nhằm mục đích có thêm kênh huy động vốn, phục vụ hoạt động sản xuất-kinh doanh. Điều đó có nghĩa là khi tồn tại một giới hạn tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài, dù ít hay nhiều, đều gây cản trở đến sự linh hoạt của DN trong việc quyết định cấu trúc huy động vốn. Vấn đề đặt ra là phải cân bằng linh hoạt giữa hai mục tiêu huy động vốn và chống nguy cơ bị thâu tóm DN, bên nào có ý nghĩa quan trọng hơn tại từng thời điểm.


Trước hết, xét về nguy cơ DN nội bị thâu tóm, có thể chia NĐT làm 2 nhóm: nhóm đầu tư tài chính và nhóm NĐT chiến lược. Các NĐT tài chính đầu tư vào cổ phiếu của DN chủ yếu nhằm mục đích thu lời sau khi thoái vốn, dựa trên phân tích định giá hợp lý cổ phiếu và sự tin tưởng vào mô hình hoạt động của công ty hay đội ngũ quản lý. Khả năng xảy ra thâu tóm từ nhóm này không nhiều. Nhóm thứ hai thường hoạt động trong cùng lĩnh vực, thực hiện đầu tư để mở rộng thị trường, gia tăng thị phần và thường đòi hỏi tham gia vào ban điều hành DN. Tuy nhiên, trước khi nhắc đến nguy cơ thâu tóm, cần phải khách quan nhìn nhận vai trò của nhóm NĐT chiến lược trong việc hỗ trợ vốn và tăng hiệu quả hoạt động DN thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm điều hành quốc tế, qua đó, đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước.


Một khi chấp nhận cuộc chơi cổ phần hóa để thu hút vốn và kinh nghiệm quản lý, để tránh nguy cơ bị khối ngoại thâu tóm, chủ DN chỉ có cách duy trì tỷ lệ sở hữu ít nhất 51% cổ phần trực tiếp hoặc nắm giữ thông qua các tổ chức có liên quan. Luật DN mới, với việc hạ các tỷ lệ chấp thuận để nghị quyết, quyết định được thông qua, đã góp phần tăng quyền quyết định đối với cổ đông giữ từ 51- 65% cổ phần.


Thứ hai, xét về quan điểm đầu tư, để thực sự đạt được mục tiêu thâu tóm (nếu có), đơn vị đi thâu tóm thường phải bỏ ra một số tiền lớn hơn nhiều so với mức giá đang được giao dịch của cổ phiếu DN mục tiêu. Như vậy, nếu đơn vị đi thâu tóm đạt được thỏa thuận mua gom cổ phiếu thì ắt hẳn đó là mức giá mà NĐT đang sở hữu cổ phiếu đã đạt được hay vượt lợi nhuận kỳ vọng và sẵn lòng thoái vốn. Đây cũng là quyền lợi chính đáng của NĐT?


Thứ ba, nếu phía nước ngoài thực sự muốn thâu tóm thì việc hạn chế tỷ lệ room nước ngoài ở mức 49% chỉ là rào cản, chứ không thể ngăn chặn DN ngoại chi phối hoạt động công ty đại chúng, chẳng hạn như thông qua trung gian là một pháp nhân nội địa nắm giữ giúp 2% cổ phần hoặc nhiều hơn.


Nhìn vào những thương vụ bán cổ phần cho NĐT nước ngoài tại một số DN gần đây như Thủy sản Minh Phú, Hoa Sen, Kinh Đô Bình Dương…, có thể thấy, quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa ở mức 49% làm tăng khá nhiều thời gian và chi phí khi DN có ý định bán cổ phần chi phối tự nguyện cho NĐT nước ngoài. Trong khi các DN không phải không có cách để né các quy định, chẳng hạn như trường hợp Kinh Đô Bình Dương. Nhiều năm nay, thị trường đã mặc định Descon và Beton6 bị đối tác ngoại thâu tóm, dù trong giai đoạn đó cả hai vẫn đang là các DN niêm yết. Để DN tự quyết định room cho nhà đầu tư ngoại và tỷ lệ này không vượt quá mức trần tỷ lệ sở hữu với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh theo quy định có thể là hướng đi ít tốn kém cho bản thân DN và phù hợp hơn với xu hướng thế giới?


Để bảo vệ chặt chẽ hơn quyền lợi NĐT nhỏ lẻ và DN thuộc một số ngành nghề, thiết nghĩ, đã đến lúc, Nhà nước cần quan tâm đến việc xây dựng các điều luật riêng về thâu tóm, thay vì đưa ra quy định chung về tỷ lệ sở hữu tối đa cho khối ngoại.


CTCK Bản Việt


Theo Tinnhanhchungkhoan




Bao giờ khối ngoại dừng bán ròng?

Bao giờ khối ngoại dừng bán ròng?


Động thái bán ròng của khối ngoại đang khiến nhà đầu tư sốt ruột. Mọi quyết định dường như đều phải chờ thị trường ổn định trở lại khi khối ngoại giảm/ ngừng bán ròng.


Trong vòng 03 tuần nay, khối ngoại đã bán ròng 1.285 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có những phiên như ngày 26/03, chỉ riêng giá trị bán ròng của khối ngoại cũng đã chiếm tới 15,7% tổng giá trị giao dịch trên cả 2 sàn. Thấp hơn một chút là ngày 19/03, giá trị bán ròng của khối ngoại chiếm 13% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.



Picture 2



Khi chưa có thông tin gì mới mẻ và đủ sức tạo động lực cho sự tăng trưởng của thị trường thì việc khối ngoại liên tục bán ròng với khối lượng lớn thực sự là một áp lực lên các chỉ số. Nguyên tuần vừa qua, cả VN-Index và HNX-Index liên tục chìm trong sắc đỏ. Còn tính trong khoảng thời gian 3 tuần, sắc xanh của các chỉ số không được quá 3 phiên.


Với động thái bán “ác liệt” của khối ngoại, câu chuyện ETFs rút vốn đang khiến nhà đầu tư hết sức quan tâm và được dùng để làm kim chỉ nam cho sự vận động của thị trường.


Dòng tiền rút tiền khỏi Việt Nam và đổ vào đâu?


Tính từ ngày 06/03 đến 27/03 , quỹ ETF VNM – Vietnam market vector đã rút 2,85 triệu chứng chỉ quỹ tương đương 49,64 triệu USD. Trong khi tỷ giá VND/USD được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ ổn định thì do sự giảm giá của đồng tiền tại nhiều quốc gia so với USD mà đặc biệt là đồng EUR, dòng tiền được cho rằng đã bị rút khỏi Việt Nam và chảy vào những thị trường hấp dẫn hơn, ví dụ như châu Âu.


Có thể thấy thị trường chứng khoán châu Âu trong 3 tháng đầu năm đã tăng rất mạnh. FTSE 100 Index đã tăng từ mức 6.300 lên trên dưới 7.000 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng từ 4.000 lên trên 5.000 điểm (mức tăng khoảng 25%). Chỉ số DAX của Đức đã đi một mạch từ dưới 10.000 điểm vượt qua 12.000 điểm, lên mức cao nhất lịch sử (tăng khoảng 25%)…


Trong khi đó, VN-Index sau khi đạt mức 600 điểm vào ngày 04/03 đã liên tục đi xuống. Sau 3 tuần, tính đến ngày 30/03, chỉ số giảm 9,2%. HNX-Index cũng giảm chừng 6,2%.


Đồng EUR giảm giá mạnh so với đồng USD khiến cho giá trị các tài sản tại khu vực này tính theo USD đã trở nên rẻ hơn rất nhiều và hấp dẫn vốn đầu tư từ Mỹ. Bên cạnh đó, sự giảm giá này còn là động lực thúc đẩy sản lượng hàng xuất khẩu của doanh nghiệp tại các nước châu Âu, dự báo một kết quả kinh doanh khả quan hơn trong năm 2015 và có lẽ cả trong những năm tới. Và ETFs là sản phẩm tài chính quá thuận lợi để cho nhà đầu tư tại Mỹ đầu tư vào Châu Âu.


Khi nào xu hướng này dừng lại?


Động thái bán ròng của khối ngoại đang khiến nhà đầu tư sốt ruột. Mọi quyết định dường như đều phải chờ thị trường ổn định trở lại khi khối ngoại giảm/ ngừng bán ròng.


Nếu nhìn vào tình trạng thặng dư hay chiết khấu (premium/discount) của ETF VNM thì có thể thấy chứng chỉ quỹ này đã ở trong trạng thái premium 0,23% trong ngày 27/03.



Picture 4



Ngay trong ngày 30/03, mặc dù khối ngoại bán ròng 169,5 tỷ trên HOSE nhưng riêng VIC chiếm đến 150 tỷ đồng và có lẽ là được thực hiện nhiều qua thỏa thuận (trong phiên này, VIC được thỏa thuận hơn 319 tỷ đồng). Loại bỏ giao dịch của VIC, giá trị bán ròng của khối ngoại đã giảm mạnh so với các phiên trước đó.


Theo công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), việc trạng thái của quỹ ETF VNM được cải thiện và giá trị chứng chỉ quỹ bị rút của quỹ đang giảm dần (từ 700.000 chứng chỉ quỹ của tuần trước xuống còn 250.000 chứng chỉ quỹ trong ngày 30/03 – theo tính toán của BSC), ETF VNM nhiều khả năng sẽ dừng bán trong ngày 31/03. Đó là cơ hội cho sự hồi phục của thị trường.


Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cũng kỳ vọng vào ngày 31/03 - ngày chốt NAV quý 1 của các quỹ đầu tư, thị trường sẽ có một phiên giao dịch khởi sắc.


Thanh Mao


Theo InfoNet




Quỹ phòng hộ ngừng đặt cược giá vàng tăng

Quỹ phòng hộ ngừng đặt cược giá vàng tăng


Các quỹ phòng hộ đặt cược đà tăng của giá vàng sẽ không kéo dài và số hợp đồng đặt cược giá vàng giảm đạt con số cao kỷ lục.


Vị thế mua ròng vàng trong tuần kết thúc vào 24/3 giảm 9,9% xuống 31.653 hợp đồng quyền chọn và tương lai, thấp nhất kể từ tháng 12/2013. theo số liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC). Số hợp đồng đặt cược giá vàng giảm ghi nhận tuần thứ 7 tăng liên tiếp lên 84.022 hợp đồng, cao nhất kể từ 2006.


Kể cả khi giá vàng tương lai tăng 2 tuần liên tiếp, một số nhà đầu tư vẫn xa lánh kim loại quý này. Lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETP vàng toàn cầu liên tục giảm trong tháng 3. USD đang hướng đến đợt tăng giá hàng tháng dài nhất kể từ 1967, kéo giảm nhu cầu vàng như khoản đầu tư thay thế.


Jeff Sica, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Circle Squared Alternative Investments ở Morristown, New Jersey, cho biết, hầu hết các quỹ phòng hộ đều đang coi sức mạnh của USD là yếu tố chính để đưa ra quyết định giảm đặt cược vào giá vàng tăng.


Giá vàng tương lai trong 2 tuần kết thúc vào 27/3 trên sàn Comex New York tăng 4,2% lên 1.194,3 USD/ounce lúc 12h17 tại Singapore sau khi giảm 0,5%. Vàng đang hướng đến quý tăng giá đầu tiên kể từ tháng 6/2014.


Giá vàng hồi phục từ mức thấp nhất trong năm nay ở 1.141,6 USD/ounce ghi nhận hôm 17/3 sau khi Fed đánh tín hiệu lùi thời điểm nâng lãi suất.


Chủ tịch Fed Atlanta Dennis Lockhart hôm 26/3 cho biết, ông vẫn ủng hộ việc nâng chi phí đi vay từ giữa năm nay bất chấp một vài số liệu thất vọng về tăng trưởng kinh tế. Fed đã giữ lãi suất ở cận 0 từ tháng 12/2008.


Hai năm qua, giá vàng giảm 29% khi USD tăng và lạm phát vẫn thấp. Giai đoạn từ tháng 12/2008 đến tháng 6/2011, giá vàng tăng 70% chủ yếu do Fed duy trì lãi suất thấp kỷ lục.




Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

So găng Đạm Cà Mau - Đạm Phú Mỹ

So găng Đạm Cà Mau - Đạm Phú Mỹ


Sinh sau đẻ muộn, Đạm Cà Mau chịu một số bất lợi những cũng có nhiều lợi thế so với Đạm Phú Mỹ.


Cả Đạm Phú Mỹ (DPM) và Đạm Cà Mau (DCM) đều là những doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).





Tỷ lệ sở hữu của PVN tại Đạm Phú Mỹ (màu vàng) và Đạm Cà Mau (màu xanh)




Với công suất 800.000 tấn/năm, DPM và DCM là 2 doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất phân bón Ure. Đầu vào của 2 doanh nghiệp này là khí dầu mỏ trong khi đầu vào của Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc là than đá.


Mặc dù cùng là sản phẩm phân Ure nhưng Đạm Cà Mau là doanh nghiệp duy nhất sản xuất phân Ure hạt đục tại Việt Nam.



Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ thuộc sở hữu của PVN trong khi Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc thuộc sở hữu của Vinachem



Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ thuộc sở hữu của PVN trong khi Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc thuộc sở hữu của Vinachem




Hiện lượng sản xuất và tiêu thụ của DPM và DCM đều vượt quá công suất thiết kế. Bên cạnh các loại phân bón tự sản xuát, các doanh nghiệp này còn kinh doanh các loại phân bón khác.


DPM đi vào hoạt động từ năm 2004 trong khi DCM mới hoạt động từ năm 2012.



Sản lượng tiêu thụ



Sản lượng tiêu thụ




Hiện vốn hóa thị trường của DPM cao hơn 40% so với vốn hóa (tạm tính theo giá chào sàn) của DCM.



Vốn hóa của Đạm Cà Mau tạm tính theo giá tham chiếu chào sàn



Vốn hóa của Đạm Cà Mau tạm tính theo giá tham chiếu chào sàn




Cả 2 nhà máy có cùng công suất, tuy nhiên do đầu sau nên mức đầu tư của DCM lớn hơn DPM rất nhiều. Hiện DPM đã gần khấu hao xong trong khi đó, chặng đường khấu hao của DCM còn rất dài.



Tài sản cố định và khấu hao



Suất đầu tư của Đạm Cà Mau lớn hơn nhiều so với Đạm Phú Mỹ




Lượng vay nợ của DPM hiện không đáng kể trong khi đó, vay nợ của DCM hiện còn gần 8.000 tỷ đồng. Đáng chú ý là 2 cả doanh nghiệp này đều đang nắm giữ trên 5.000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi



Cả 2 đều sở hữu trên 5.000 tỷ đồng tiền mặt



Cả 2 đều sở hữu trên 5.000 tỷ đồng tiền mặt




Do kinh doanh thêm một lượng lớn các loại phân bón khác nên doanh thu của DPM lớn hơn nhiều so với DCM.



Doanh thu của DCM hiện bằng khoảng 60% so với DPM



Doanh thu của DCM hiện bằng khoảng 60% so với DPM




Lợi nhuận của DPM giảm mạnh trong 2 năm vừa qua. Trong khi đó lợi nhuận của DCM lại tăng rất mạnh trong năm 2014.



Tỷ suất lợi nhuận năm 2014 của DCM đã vượt DPM



Tỷ suất lợi nhuận năm 2014 của DCM đã vượt DPM




Những lợi thế của DCM so với DPM:


- PVN đảm bảo về giá khí cho DCM trong giai đoạn 2015-2018 để Công ty có tỷ suất lợ nhuận trên Vốn chủ sở hữu bình quân là 12%/năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón (thông qua hợp đồng mua bán khí). Trong khi đó, từ giữa năm 2014, DPM đã mua khí từ PVN theo giá quốc tế.


- Kể từ năm 2015, DPM không còn được ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi đó DCM hiện đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập 4 năm kể từ năm đầu tiên có lãi và 9 năm tiếp theo được giảm 50% số thuế phải nộp.


Đối với hoạt động kinh doanh phân đạm sản xuất tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ, DPM được hưởng thuế suất 15% trong khi đó, DCM được ưu đãi thuế suất 10% đối với phân đạm sản xuất tại Nhà máy Đạm Cà Mau trong 15 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế.


Kiến Khang


Theo Trí thức trẻ




Bangkok Post: Doanh nghiệp Thái Lan rộng cửa đầu tư vào Việt Nam

Bangkok Post: Doanh nghiệp Thái Lan rộng cửa đầu tư vào Việt Nam


Tờ Bangkok Post (Bưu điện Bangkok) của Thái Lan số ra ngày 30/3 nhận định bán lẻ và sản xuất là hai lĩnh vực mà các tập đoàn nước này có thể tham gia vào các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam, trong khi ngân hàng và viễn thông được xem là các lĩnh vực thu hút khác đối với M&A.


Tờ Bangkok Post dẫn lời Giám đốc điều hành ngân hàng HSBC Việt Nam, ông Phạm Hồng Hải, cho hay các doanh nghiệp nước ngoài niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam có thể sở hữu tới 49% cổ phần trong một công ty hoạt động trong các ngành nhất định, trong khi không có mức trần quy định tỷ lệ vốn sở hữu nước ngoài đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết, trừ một số ngành cụ thể như ngân hàng.


Trong lĩnh vực ngân hàng, hạn mức quy định đối với tỷ lệ vốn sở hữu của nước ngoài là 30% đối với cả công ty niêm yết lẫn chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.


Theo ông Phạm Hồng Hải, hiện đang diễn ra các cuộc thảo luận cấp chính phủ về khả năng tăng trần tỷ lệ sở hữu của nước ngoài lên mức 60% trong năm nay (dành cho các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán) và điều này có thể tạo cơ hội cho các hoạt động M&A.


Ngoài ra, ông Phạm Hồng Hải dự đoán trong 5 năm tới, các tập đoàn lớn của Thái Lan sẽ biến Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất để tái xuất khẩu các sản phẩm của họ (sang các nước khác) do Việt Nam có lực lượng lao động giá rẻ có tay nghề.


Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Lan sẽ chưa theo kịp các tập đoàn lớn về mức độ đầu tư vào Việt Nam do thiếu hiểu biết về các quy định cũng như đặc điểm của thị trường láng giềng này./.


Theo VIETNAM+




Ông Đặng Thành Tâm: '3 năm gần đây KBC không vay một đồng nào từ ngân hàng'

Ông Đặng Thành Tâm: '3 năm gần đây KBC không vay một đồng nào từ ngân hàng'


Theo kế hoạch đã được cơ cấu, năm 2015 KBC sẽ trả 838 tỷ đồng tiền gốc, 102 tỷ đồng tiền lãi. Tính đến thời điểm hiện tại 30.3.2015 thì KBC đã thanh toán cho ngân hàng thêm 56 tỷ đồng.


Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã chứng khoán KBC) vừa có công văn công bố thông tin về các khoản nợ của KBC lên UBCK Nhà nước, HoSE đồng thời nhằm làm rõ về tình hình nợ nần của KBC đến các cổ đông.


Theo ông Tâm thì vừa qua trên một số phương tiện truyền thông đã phản ánh thông tin chưa đầy đủ, do đó KBC đã có báo cáo giải trình “Khoản nợ của KBC”:


Theo đó, tại thời điểm 31/12/2014, số Nợ phải trả của KBC trên báo cáo hợp nhất là trên 6.792,3 tỷ đồng, so với cùng kỳ 2013 giảm trên 825,2 tỷ đồng.


Tuy nhiên, trong năm 2014 do phát sinh 900 tỷ đồng tiền thu được từ phát hành trái phiếu chuyển đổi, do chưa chuyển đổi nên tạm thời được ghi tăng vào khoản nợ ngắn hạn. Đây là khoản tiền đã chuyển thành vốn (không còn nợ tại thời điểm 23.1.2015). Như vậy, trên thực tế đến 31.12.2014, tổng nợ của KBC đã giảm đi hơn 1725 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2013.


Ông Tâm nhấn mạnh, suốt 3 năm gần đây cho đến hết 2014 KBC hoàn toàn không vay thêm ngân hàng một đồng nào. Do năm 2014 là thời hạn đến hạn trả nợ 3.000 tỷ đồng trái phiếu (công ty mẹ là 2.700 tỷ đồng, công ty con 300 tỷ đồng), khoản nợ này được xếp vào khoản Nợ ngắn hạn vào thời điểm đầu năm vì được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 3 lên 5 năm.


Vì thế mà khoản nợ lại được chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn. Điều này đã dẫn đến một số hiểu lầm là KBC trong năm đã tăng vay ngân hàng. Trong số tổng nợ 6792 tỷ đồng, thực tế Nợ ngân hàng hợp nhất của KB là: 3.024 tỷ đồng (trong đó của công ty mẹ là 2.291 tỷ đồng). Trong năm, riêng công ty mẹ đã trả nợ gốc vay 1.170 tỷ đồng và 236 tỷ đồng lãi vay và phí liên quan.


Cũng Theo KBC, các khoản khác còn lại ngoài nợ vay ngân hàng trong tổng nợ 6792 tỷ, là những khoản không tạo ra áp lực trả nợ cho KBC như 900 tỷ đồng đang ghi nhận mục vay nợ ngắn hạn sẽ chuyển thành vốn;


Khoản 408 tỷ đồng (tiền ứng trước) đây là khoản (đặt cọc của khách hàng) sẽ tạo ra doanh thu cho KBC trong tương lai, khoản đặt cọc giả thiết 40% giá trị hợp đồng thì sẽ tạo ra hơn 1000 tỷ đồng doanh thu cho tương lai;


Chi phí phải trả 1.423 tỷ đồng (trong đó bao gồm: (a) khoản tiền trích trước giá vốn cho phần đất bán đã ghi nhận doanh thu là 641 tỷ, khoản tiền này thực chất là khoản tiền được sử dụng tái đầu tư cho doanh nghiệp, đây là đặc thù việc ghi nhận giá vốn đối với kinh doanh KCN; (b) khoản tiền chi phí lãi vay phải trả 782 tỷ đồng, đây là khoản tiền lãi phải trả của một số khoản trái phiếu phát sinh trong những năm qua, đã được ngânhàng xem xét cho thanh toán sau khi thanh toán hết nợ gốc trái phiếu, số tiền này được thanh toán kéo dài đến năm 2019;


Thuế thu nhập hoãn lại là 383 tỷ đồng, đây là khoản thuế tính trước (do công ty ghi nhận doanh thu 1 lần, nhưng thuế thu nhập được chia đều cho số năm còn lại của vòng đời dự án khoảng trên 40 năm).


Như vậy, theo tính toán của KBC thì trong tổng số nợ phải trả chỉ có 55% là nợ thực ngân hàng, và được cơ cấu gia hạn nợ từ 3 -5 năm.


Theo kế hoạch đã được cơ cấu, năm 2015 KBC sẽ trả 838 tỷ đồng tiền gốc, 102 tỷ đồng tiền lãi. Tính đến thời điểm hiện tại 30.3.2015 thì KBC đã thanh toán cho ngân hàng thêm 56 tỷ đồng và số tiền còn phải thu của toàn bộ các hợp đồng đã ký của cả tập đoàn ước đạt khoảng 700 tỷ đồng.


Tại thời điểm 23/01/2015 KBC chuyển đổi 1200 tỷ trái phiếu thành cổ phiếu. Vì vậy, Tổng nguồn vốn của KBC sau khi chuyển đổi trái phiếu sẽ là 6.553 tỷ đồng do tăng thêm 800 tỷ đồng trị giá cổ phiếu chuyển đổi và 377,4 tỷ đồng thặng dư. Đồng thời Tổng nợ phải trả giảm từ 6792 tỷ đồng xuống 5.892 tỷ đồng.


Do đó, theo ông Tâm thì tình hình tài chính của KBC là khá tốt so với một số doanh nghiệp lớn cùng ngành, trong khi tình hình kinh doanh của KBC từ đầu năm diễn ra khả quan.


Nam Long


Theo InfoNet




Rút vốn mạnh nhất 7 tuần khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu

Rút vốn mạnh nhất 7 tuần khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu


Nhà đầu tư trên toàn thế giới đã rút hơn 6 tỷ USD khỏi các quỹ cổ phiếu toàn cầu trong tuần kết thúc ngày 25/03, đánh dấu tuần thất thoát vốn mạnh nhất trong 7 tuần và tiếp nối làn sóng tháo chạy đến 20.1 tỷ USD trong tuần liền trước.


Đó là báo cáo được Bank of America Merrill Lynch Global Research trích dẫn từ số liệu của EPFR Global và công bố hôm thứ Sáu tuần trước. Báo cáo cho thấy nhà đầu tư đã rút 4.4 tỷ USD khỏi các quỹ tương hỗ và 1.6 tỷ USD khỏi các quỹ ETF.


Ngược lại, trong cùng kỳ các quỹ thị trường tiền tệ toàn cầu lại hút ròng tới 6.9 tỷ USD. Các quỹ trái phiếu cũng nhận ròng 5.9 tỷ USD và đánh dấu tuần thu hút vốn thứ 12 liên tiếp, trong đó các quỹ đầu tư vào trái phiếu có xếp hạng ở cấp độ đầu tư thu hút được 4.3 tỷ USD.


Nguyên nhân khiến nhà đầu tư xa lánh các tài sản rủi ro xuất phát từ bất ổn chính trị tại Yemen, và mối lo ngại về đà tăng trưởng của Mỹ cũng như EPS toàn cầu, hai chuyên viên phân tích của BofA là Michael Hartnett và Brian Leung cho biết trong báo cáo.


Theo báo cáo của BofA, các quỹ cổ phiếu châu Âu thu hút được 5.4 tỷ USD, đánh dấu tuần hút vốn thứ 11 liên tiếp trong khi các quỹ cổ phiếu của Mỹ bị rút tới 10.8 tỷ USD.


Thu Ngân (Theo MarketWatch)


Theo Vietstock




Cổ đông chiến lược của Vinalines là ai?

Cổ đông chiến lược của Vinalines là ai?


Việc Bộ GTVT không giữ chi phối sẽ giúp phương án cổ phần hóa (CPH) của Vinalines trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.


Rộng cửa cho nhà đầu tư nước ngoài


Theo nguồn tin mà phóng viên Báo Đầu tư có được, cuối tuần trước, Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã trình Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty mẹ thành công ty cổ phần. Đây là phương án đã được chỉnh sửa theo góp ý của lãnh đạo Bộ GTVT và đại diện các bộ, ngành liên quan tại cuộc họp được tổ chức vào giữa tháng 3/2015.

Cổ đông chiến lược của Vinalines là ai?


Điểm nhấn lớn nhất của phương án CPH này chính là việc Nhà nước sẽ chỉ nắm tối đa 36% vốn điều lệ tại Vinalines và mở rộng cánh cửa sở hữu doanh nghiệp vận tải biển lớn nhất Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mức thoái vốn này được đánh giá là “sâu” nhất trong số các tổng công ty 91 đã và đang lên phương án CPH hiện nay.


Cụ thể, trong cơ cấu vốn điều lệ của Công ty mẹ - Công ty cổ phần Vinalines dự kiến lên tới 9.300 tỷ đồng, Nhà nước chỉ nắm 334,8 triệu cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần), tương đương 36% vốn điều lệ; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 279 triệu cổ phần, tương đương 30% vốn điều lệ. Riêng cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên là hơn 1,8 triệu cổ phần, tương đương 0,19% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn là 0,5 triệu cổ phần, tương đương 0,05% vốn điều lệ; cổ phần bán ra bên ngoài là 313.898.200 cổ phần, tương đương 33,75%.


Hiện chưa rõ lý do tại sao Vinalines chọn quy mô vốn điều lệ như vậy, bởi tính đến cuối tháng 12/2014, tổng công ty này đã có vốn điều lệ 10.693 tỷ đồng, bao gồm 1.100 tỷ đồng mới được chủ sở hữu cấp bổ sung năm 2013.


Đáng lưu ý là, trong số lượng cổ phần bán ra bên ngoài, chỉ có khoảng 280,2 triệu cổ phần sẽ được thực hiện qua bán đấu giá công khai. Phần còn lại (khoảng 33,621 triệu cổ phần, tương đương 336,2 tỷ đồng theo mệnh giá) sẽ được bán cho các nhà đầu tư là chủ nợ chấp nhận chuyển nợ thành vốn góp.


Như vậy, có thể thấy hình thức cổ phần hóa mà Vinalines lựa chọn là kết hợp vừa bán một phần vốn nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng quy mô vốn điều lệ.


Trước đó, cuối năm 2014, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định phê duyệt giá trị để cổ phần hóa Công ty mẹ - Vinalines. Theo đó, giá trị thực tế của Vinalines tại thời điểm 31/12/2013 là 21.287,2 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 8.963 tỷ đồng.


Trong 2 nhóm tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, Vinalines kiến nghị mở rộng cửa cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, cảng biển, dịch vụ hàng hải. Những nhà đầu tư thuộc nhóm này, ngoài việc phải chứng minh có đủ nguồn vốn góp, lợi nhuận sau thuế dương trong 3 năm liên tiếp, còn phải cam kết bằng văn bản về việc gắn bó lợi ích lâu dài và hỗ trợ công ty cổ phần trong một số lĩnh vực mà Tổng công ty hoạt động. Đối với các nhà đầu tư tài chính, yêu cầu quan trọng đầu tiên được Vinalines đặt ra là phải có quy mô vốn điều lệ lớn hơn 1.000 tỷ đồng.


“Giá bán cho các nhà đầu tư chiến lược là giá thỏa thuận giữa các bên, nhưng không thấp hơn giá đấu giá thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai”, ông Lê Anh Sơn, Tổng giám đốc Vinalines đề xuất.


Đâu là sức hấp dẫn của cổ phiếu Vinalines?


Theo phương án CPH, từ năm 2015 đến 2019, Vinalines đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế lần lượt là 153,6 tỷ, 59,2 tỷ, 43,5 tỷ và 262 tỷ đồng; tỷ lệ trả cổ tức tương ứng là 1,52%, 0,59%, 0,43%, 1,47%, 2,6%. Các chỉ tiêu này được đánh giá là rất thấp, nhưng nếu so với con số lỗ khủng lên tới 1.625 tỷ đồng của năm 2014, thì đây vẫn có thể coi là mức tăng đột biến, đủ để con tàu Vinalines “nổi” trước khi tăng tốc vào thời điểm thị trường vận tải biển phục hồi.


Được biết, ngoài lợi thế đội tàu gồm 109 tàu với 2,28 triệu tấn trọng tải, Vinalines còn đang sở hữu một lượng đất đai rất lớn lên tới hơn 1 triệu m2 thuộc hệ thống nhà điều hành, cảng biển, kho bãi nằm ở những đầu mối giao thông lớn. Song lợi thế đất đai và kết quả kinh doanh khá tốt từ một số cảng biển của Vinalines sẽ biến mất, nếu như Tổng công ty bán đi những “con gà đẻ trứng vàng” thông qua việc thoái triệt để vốn góp tại các cảng Sài Gòn, Hải Phòng và Quảng Ninh.


Hiện có một số ý kiến quan ngại về tính khả thi của phương án CPH, nhưng với những lợi thế đang có, cộng với việc Nhà nước chấp nhận thoái vốn sâu, Vinalines sẽ không quá “bí” để có được các cổ đông chiến lược.


Sự kiên nhẫn có lẽ là điều kiện cần mà các cổ đông phải có khi định đầu tư vào Vinalines. Đây cũng là lý do mà Vinalines yêu cầu các nhà đầu tư chiến lược phải có cam kết bằng văn bản về việc gắn bó lợi ích lâu dài với công ty cổ phần.


Để giảm cú sốc gánh nặng nợ khi CPH, Vinalines đề nghị Bộ GTVT cho phép từ chối các nghĩa vụ bảo lãnh cho các đơn vị chuyển giao sang từ Vinashin (nay là SBIC) tương ứng số tiền là 4.561 tỷ đồng, 151,8 triệu USD và 69,2 triệu EUR; được chuyển trả lại nghĩa vụ góp đủ vốn điều lệ SBIC còn thiếu tại 4 công ty chuyển giao.


“Bên cạnh đó, sau khi được chuyển thành công ty cổ phần, Công ty mẹ - Vinalines được tiếp tục xử lý tài chính, xử lý nợ các cơ chế đã được các cấp có thẩm quyền chấp thuận và kéo dài cho đến khi công ty cổ phần hoàn thành công tác tái cơ cấu tài chính”, lãnh đạo Vinalines đề xuất.




Chứng khoán Mỹ có tuần tệ nhất kể từ tháng 1

Chứng khoán Mỹ có tuần tệ nhất kể từ tháng 1


Chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần tệ nhất kể từ tháng 1. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 vẫn đang hướng tới quý tăng điểm thứ 9 liên tiếp.


Kết thúc tuần qua, tổng cộng chỉ số S&P 500 giảm 2,2%, đóng cửa ở mức 2.061,02 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,3%. Chỉ số Nasdaq cũng giảm 2,7%, mạnh nhất kể từ tháng 10.


Trong đó, tất cả 10 nhóm của chỉ số S&P 500 đều giảm điểm trong tuần với những nhóm tăng tốt nhất kể từ đầu năm đến nay chính là những nhóm giảm mạnh nhất. Chỉ số này chỉ tăng điểm duy nhất trong phiên cuối tuần. Suốt 28 ngày gần nhất, S&P 500 không có hai phiên tăng điểm liên tiếp, đánh dấu chuỗi dài nhất kể từ năm 1994.


Với mức tăng 0,1% trong năm 2015, S&P 500 là một trong những chỉ số có diễn biến tệ nhất trong các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới.


Nhà đầu tư đang đánh giá các dữ liệu về tăng trưởng kinh tế để dự đoán thời điểm Fed nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ 2006. Cuối tuần qua, Chủ tịch Fed Janet Yellen nói trong một cuộc hội thảo ở San Francisco rằng bà kỳ vọng Fed sẽ từ từ nâng lãi suất trong năm nay.


“Các NHTW trên toàn thế giới vẫn cung cấp cho chúng ta những lực đẩy lớn nhất”, Heinz-Gerd Sonnenschein – chiến lược gia đến từ ngân hàng Deutsche Postbank (Đức) – nhân định. “Mọi người đều chờ đợi điều gì sẽ xảy ra khi Fed hành động. Các dữ liệu về kinh tế Mỹ đang yếu hơn kỳ vọng”.


Số liệu được công bố trong tuần cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,2% trong tháng 2, trong khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,2% trong 3 tháng cuối năm 2014.


Giới phân tích dự báo kinh tế Mỹ khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng trong quý hiện tại, sau khi một mùa đông khắc nghiệt và đồng USD mạnh hơn dẫn đến những số liệu đáng thất vọng về chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Cùng lúc đó, lợi nhuận của các công ty trong chỉ số S&P 500 được dự báo sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009.


Thu Hương


Theo InfoNet/Bloomberg




Iraq dự đoán giá dầu tăng lên 70 USD một thùng vào cuối năm 2015

Iraq dự đoán giá dầu tăng lên 70 USD một thùng vào cuối năm 2015


Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Adel Abdel Mehdi dự báo giá dầu thô thế giới có thể tăng lên 70 USD/thùng vào cuối năm 2015.


Dầu mỏ sụt giá kéo dài đã làm giảm mạnh nguồn thu của Iraq, khiến nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) này sẽ phải tái đàm phán về các hợp đồng với các nhà khai thác dầu, vì Iraq đang phải đối mặt với một chiến dịch quân sự tốn kém chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).


Giá dầu Brent đã tăng lên trên 59 USD/thùng trong tuần trước sau khi Saudi Arabia và các nước đồng minh Arab vùng Vịnh tiến hành các cuộc không kích ở Yemen.


Điều này làm gia tăng quan ngại rằng một cuộc đối đầu trong khu vực có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu cho thế giới từ khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ dù chỉ trong một thời gian không dài.


Trong khi đó, giá dầu thế giới giảm sẽ làm Baghdad sẽ phải chi trả nhiều hơn cho các công ty dầu khí nước ngoài hoạt động tại Iraq theo mô hình phân chia sản lượng khai thác. Do đó, chính quyền Iraq đang tìm cách để tái đàm phán về điều kiện các hợp đồng hợp tác này.


Ông Abdel Mehdi cũng cho biết Iraq sẽ cố gắng để trả các công ty dầu mỏ khoản tiền 9 tỷ USD mà Baghdad vẫn nợ kể từ năm 2014 bằng cách tăng sản lượng khai thác dầu ở Kirkuk hay Basra trước thời điểm cuối tháng Sáu tới.


Hiện nay, Iraq xuất khẩu 2,9 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và đang hướng tới mục tiêu 3 triệu thùng/ngày trong tháng Ba năm nay./.


Theo TTXVN/VIETNAM+




NỆM LIÊN Á