Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

TS. Nguyễn Đức Kiên: Tôi rất bất ngờ với lạm phát tháng 11

TS. Nguyễn Đức Kiên: Tôi rất bất ngờ với lạm phát tháng 11


TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho biết rất bất ngờ với con số lạm phát của tháng 11. Vì trong vòng 10 năm trở lại đây, lạm phát trong quý IV thường chiếm khoảng 40 – 50% lạm phát của cả năm.


“Riêng lạm phát tháng 11 vừa rồi là hơi sốc. Mức lạm phát đấy thế hiện một vấn đề rất quan trọng. Đó là: Sức khỏe doanh nghiệp của chúng ta vẫn có vấn đề. Doanh nghiệp vẫn đang sốt xình xịch chứ không phải đã hết sốt rồi. Có thể chính sách đã tiêm cho họ một “liều thuốc hạ sốt” nhưng khỏe khoắn lại thì chưa”, ông Kiên bình luận.


Theo ông Kiên, với tốc độ tăng dân số tự nhiên với khoàng 1,5 – 1,6 triệu người lao động thì cứ tăng 1%GDP thì chúng tạo ra được 250.000 – 300.000 lao động. Như vậy để đảm bảo ổn định an sinh xã hội thì phải tăng trưởng trên 5%. Bởi vậy, để năm 2015 tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,2% thì lạm phát khoảng 5% và tăng trưởng tín dụng khoảng 14 – 16%.


“Trong bối cảnh vĩ mô như vậy và tổng đầu tư toàn xã hội cỡ phải 30 – 32% thì kế hoạch của 2015 là như vậy chứ không phải là kích lạm phát. Nâng lạm phát lên là chỉ có bơm tiền ra thôi. Nhưng Chính phủ không có ai bơm tiền ra cả”, ông Kiên nhấn mạnh.


Theo ông, tình trạng lạm phát thấp như thế này kéo đến giai đoạn nào của năm 2015?


Cá nhân tôi dự báo thì phải qua tết Âm lịch. Bởi năm nay có cái khó đó là tết âm lịch cách xa tết Dương lịch quá. Nên nếu tháng 12 có nhích lên một tí thì tháng 1 cũng không giữ được đà đấy.


Thứ 2, bộ máy điều hành của chúng ta chưa thay đổi kịp. Thế nên tháng 1 chúng ta chưa thể bơm tiền ngân sách theo kế hoạch ngay ra được để đỡ đà tăng trưởng của tháng 12. Thế nên năm nào cũng thế quý I bao giờ cũng tụt rất sâu so với quý IV.


Thế nên mới nói, nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hình răng cưa. Bởi nền kinh tế không khởi động được ngay từ đầu năm, do chúng ta có độ ì và hưởng thụ trong mấy tháng tết.


Mục tiêu của Chính phủ là chủ động “kích” lạm phát lên 5% trong năm 2015, có như vậy mới kích thích được sản xuất và tiêu dùng. Ông nghĩ sao về quan điểm này?


Với tốc độ tăng dân số tự nhiên với khoảng 1,5 – 1,6 triệu người lao động thì cứ tăng 1%GDP thì chúng tạo ra được 250.000 – 300.000 lao động. Thì ít nhất, để đảm bảo ổn định an sinh xã hội thì chúng ta phải tăng trưởng trên 5%. Đấy là nguyên gốc quan trọng nhất để ta đảm bảo ổn định vĩ mô, an sinh xã hội.


Trong một nền kinh tế thị trường, lạm phát song hành cùng với tăng trưởng, nhưng không phải cứ tăng trưởng cao là lạm phát cao. Ngay bản thân chúng ta đã có thời kỳ đầu năm 2000 – 2002 ta còn đánh giá nền kinh tế bị thiểu phát, nhưng đến năm 2003 chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng rất khá có lúc lên đến 8,6 – 8,7% nhưng tỷ lệ lạm phát lại rất thấp.


Chúng ta chỉ bị lạm phát cao bắt đầu tư năm 2007. Năm đó, tốc độ tăng trưởng của chúng ta là 8,6 – 8,7% nhưng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng là 12,7%. Nguyên nhân là do chúng ta phấn khởi quá khi vào WTO. Chúng ta nghĩ vào WTO cũng tương tự như hiệp định thương mại Việt Mỹ, tạo ra đột phá trong xuất khẩu. Bởi vậy, nhà nhà người người phấn khởi, Chính phủ phấn khởi, nhân dân phấn khởi, ngân hàng tung tẩy bơm hết tiền ra. Tình trạng đó kéo dài trong nhiều năm.


Với tình hình hiện nay, có thể nói đây là năm thứ 2 chúng ta đạt được tăng trưởng dương thực của nền kinh tế. Như vậy mới đem lại lợi ích thật cho người lao động. Chứ nhiều năm chúng ta tăng trưởng cao nhưng lạm phát cũng cao. Tăng trưởng trừ đi lạm phát và cộng với tăng lương thì người lao động cũng rất khó khăn trong sinh hoạt.


Với nền kinh tế của Việt Nam, lạm phát nên là bao nhiêu thì hợp lý?


Không có mẫu số chung cho con số này. Không ai dám nói lạm phát 3% là tốt hay cao hơn là không tốt. Ví như nước Nhật, lạm phát đang 0% mặc cho chính sách ABenomics với trọng tâm là không cho đẩy vốn ra nước ngoài mà đẩy vốn trong nội địa nước Nhật.


Mục tiếu của chính sách này là tạo cú hích cho nền kinh tế tăng trưởng và chấp nhận đẩy lạm phát lên cao để người tiêu dùng được mua hàng với giá rẻ hơn. Nhưng nó lại ở tiềm lực là một đất nước thừa vốn, tức là ở trong nước đã tối ưu hết dư địa để tăng trưởng. Thế nên lợi nhuận đưa ra không phải là mỗi một năm lại tăng cao hơn năm trước nữa mà nó phải ổn định.


Về lý thuyết, lạm phát không có mẫu số chung nhưng người ta căn cứ từ bội chi ngân sách để tính lạm phát. Từ đó mới tính được và giữ lạm phát ở mức hợp lý.


Còn với Việt Nam, mục tiêu cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững thì chúng ta phải chấp nhận có lạm phát cao hơn mặt bằng của các nước trong khu vực. Còn cao hơn bao nhiêu là do chúng ta điều hành, cao hơn 0,1% cũng là cao hơn mà 1% cũng là cao hơn.


Trước năm 2014, lạm phát của ta cao hơn so với một số nước ở trong khu vực. Riêng năm 2014, nếu lạm phát đạt mức quanh 3% thì sẽ tương đương với nhiều nước trong khu vực, tất nhiên là có thấp hơn Trung Quốc.


Theo Bizlikve




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á