Theo UBCK năm qua, đã có 58/94 công ty có lỗ lũy kế; có 5 CTCK bị đặt vào tình trạng kiểm soát; 9 công ty bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Theo UBCK Nhà nước, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến khả quan nhờ vào những tín hiệu ổn định kinh tế vĩ mô và các giải pháp tích cực trong lĩnh vực chứng khoán, cụ thể như sau:
Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012. Chỉ số VNIndex tăng trên 22%; HN-Index tăng 13% so với cuối năm 2012. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới; riêng thị trường trái phiếu có mức tăng lớn nhất trong khu vực.
Mức vốn hóa vào khoảng 964 nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31%GDP; trong đó tổng dòng vốn nước ngoài tăng 54% và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012.
Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 222 nghìn tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu Chính phủ đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24%.
Tuy nhiên, UBCK cũng thẳng thắn nhận định rằng, trong năm qua tốc độ cổ phần hóa và thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước còn chậm.
Năm 2013 có 32 doanh nghiệp đấu giá cổ phần hóa trên thị trường với giá trị 1.236 tỷ đồng (thấp hơn nhiều so với các năm trước đây).
Hoạt động của công ty niêm yết có tín hiệu khả quan hơn nhưng vẫn còn khó khăn, theo báo cáo ước khoảng 136 công ty có lỗ lũy kế; và trong năm 2013 có 28 công ty hủy niêm yết.
Kinh doanh của các Công ty chứng khoán còn khó khăn
Dựa trên cơ sở báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng của các công ty chứng khoán, UBCK đã phân loại các công ty chứng khoán thành 4 nhóm: (i) Nhóm 1: hoạt động lành mạnh gồm 79 công ty; (ii) Nhóm 2: hoạt động bình thường gồm 8 công ty; (iii) Nhóm 3: bị kiểm soát gồm 5 công ty; (iv) Nhóm 4: bị kiểm soát đặc biệt gồm 9 công ty.
Cũng theo UBCK năm qua, đã có 58/94 công ty có lỗ lũy kế; có 5 CTCK bị đặt vào tình trạng kiểm soát; 9 công ty bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Đã ra Quyết định chấp thuận rút nghiệp vụ Môi giới chứng khoán của 6 CTCK; nghiệp vụ Tự doanh của 2 CTCK; nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành của 04 CTCK; rút nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của 1 CTCK; hợp nhất đối với 2 CTCK, tiến hành thủ tục giải thể đối với 3 CTCK; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của 02 CTCK. Như vậy trên thực tế đã có 15 công ty không còn hoạt động.
Khánh Linh
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét