Ngày 16/9, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã làm việc tại Quảng Ngãi về tiến độ Dự án cải tạo, mở rộng QL1 - một công trình sử dụng vốn TPCP. Tới thời điểm này, tiến độ Dự án cải tạo, mở rộng QL1 đã hoàn thành 100% công tác bồi thường, GPMB và tái định cư theo đúng tiến độ mà Chính phủ và Bộ GTVT đã chỉ đạo. Trước đó, Bộ GTVT đã khởi công hai dự án sử dụng vốn TPCP, đó là dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận; dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp QL61 đoạn Cái Tư - Gò Quao.
Sau 5 năm thành lập, thị trường Trái phiếu Chính phủ Việt Nam đang dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á và hiện là kênh thu hút vốn đầu tư công quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Ông Vũ Bằng |
“Vốn TPCP đang là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định. Tuy nhiên, nguồn vốn này được phân bổ hàng năm cho ngành GTVT còn thiếu. Bình quân mỗi năm, Bộ GTVT chỉ được bố trí khoảng 12.000 tỷ đồng, trong khi nhu cầu cao hơn rất nhiều. Ba năm của giai đoạn 2013 - 2015, ngành GTVT được phân bổ khoảng 36 nghìn tỷ. “Chính vì nguồn phân bổ ít hơn so với nhu cầu đầu tư, nên Bộ GTVT phải thường xuyên rà soát, chỉ ưu tiên bố trí cho những dự án trọng điểm để đầu tư xây dựng”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Tại Hội thảo “Tổng kết 5 năm thị trường Trái phiếu Chính phủ” do Bộ Tài chính và Sở Giao dịch chứng khoán TP Hà Nội tổ chức chiều 23/9, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà xác nhận, TPCP đã trở thành nguồn vốn quan trọng của các dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục. “Một năm bội chi ngân sách của chúng ta khoảng 5%, 70 - 80% nguồn bù đắp thiếu hụt ngân sách sử dụng nguồn vay trong nước, mà chủ đạo là TPCP”, Thứ trưởng Hà cho hay.
|
Nguồn vốn từ TPCP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông. |
Dự án giao thông “hút” vốn ngân hàng
Trong khi đó, hệ thống ngân hàng thời gian gần đây đang phải chật vật tìm đầu ra cho tín dụng. Doanh nghiệp ngại ngần vay vốn, nhiều ngân hàng buộc phải đầu tư TPCP. Số liệu bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 23/9 thể hiện, 86% khối lượng TPCP phát hành đang do các ngân hàng nắm giữ.
Tuy nhiên, các ngân hàng cũng xác định đổ vốn vào TPCP chỉ là giải pháp tạm thời, bởi trên thực tế lợi nhuận từ hoạt động này rất thấp. Chẳng hạn, trong tháng 8, Sở GDCK huy động được hơn 22.000 tỷ đồng TPCP, song lãi suất tiếp tục giảm 0,17-0,68%/năm so với tháng 7. Cụ thể, TPCP huy động kỳ hạn hai năm dao động trong khoảng 5,08%/năm, ba năm 5,42-6,00%/năm, 5 năm 6,37-7,26%/năm... Những mức lãi suất này chỉ bằng già nửa lãi suất huy động ở kỳ hạn tương ứng tại hệ thống ngân hàng hiện nay.
Chính vì vậy, các ngân hàng vẫn phải tìm mọi cửa để cho vay, trong đó các dự án giao thông đang được săn đón. Thông tin trên Thời báo Kinh tế Việt Nam từng cho hay, một vị tổng giám đốc ngân hàng đã mừng như “bắt được của” khi giành được hợp đồng tài trợ 10.413 tỷ đồng cho dự án đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng xác nhận trong buổi làm việc tại Thái Bình ngày 8/9: “Chưa có năm nào ngành Ngân hàng dành nhiều vốn cho giao thông như năm nay”. Thống đốc cho biết, dự kiến đến hết năm 2014, tổng số tiền hệ thống ngân hàng đầu tư cho ngành Giao thông sẽ lên tới 400 nghìn tỷ đồng.
“Nếu nguồn vốn này được bố trí cao hơn, ngành GTVT vẫn đảm bảo giải ngân tốt hơn, tiến độ các dự án, công trình giao thông cũng sẽ tốt hơn”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định và cho biết, những năm qua, Bộ GTVT luôn đặc biệt lưu tâm và quản lý rất chặt, sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn.
“Như nguồn vốn TPCP, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng phân công cho từng Thứ trưởng phụ trách từng khu vực và các dự án cụ thể, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ và chất lượng dự án. Tiến độ giải ngân nguồn vốn này năm 2014 cũng rất khả quan và cao hơn nhiều năm 2013 và chắc chắn hoàn thành kế hoạch cả năm”, ông Đông cho hay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét