Thị trường chứng khoán đã sụt giảm khá mạnh đã kích thích dòng tiền bắt đáy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư (NĐT) vẫn còn thận trọng, nên sức mua vẫn chưa thực sự mạnh mẽ. Giá đặt mua chỉ ở mức thấp chứ không đẩy mạnh gom hàng lên cao. Cuối cùng, bên bán mất kiên nhẫn buộc phải bán ra quyết liệt để thoát thân. Điều này có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên giao dịch trong những phiên tới.
Sau 3 tuần tăng điểm, bước sang tháng 6, thị trường đã giảm điểm và được dự báo sẽ về mức thấp sau đó mới ổn định và cân bằng trở lại. Theo các chuyên gia, thị trường đang phân phối đỉnh của sóng hồi, nên nhiều khả năng xu hướng giảm vẫn còn tiếp diễn.
Một số chuyên gia khác cho rằng sự hồi phục vừa qua của thị trường có tác động rất lớn từ dòng tiền giải ngân của khối ngoại. Một khi dòng tiền này giảm đi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.
Thông trường, dòng vốn nóng từ các ETFs thường chốt lời và rút khỏi thị trường từ tháng 6 - 8. Điều này sẽ khiến cho tâm lý NĐT và thị trường trong tháng tới có những biến động khó lường.
Lúc ấy, chỉ có dòng vốn của NĐT nội tham gia mạnh mẽ thị trường mới bật tăng trở lại. Hơn nữa, giá các cổ phiếu đã tăng lên mức khá chứ không còn quá thấp, nên mức hấp dẫn cũng giảm đi.
Chỉ số VN-Index, tăng, giảm vẫn bị tác động mạnh của những cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, MSN, VNM, STB… được các tổ chức nước ngoài mua vào.
Sự vận động của giá cổ phiếu, cũng như các chỉ số chứng khoán chính, đã phản ánh gần như tất cả các biến động của thị trường. Qua phân tích kỹ thuật, cả 2 chỉ số đã không thể vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh nên thị trường rơi vào đợt điều chỉnh đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng sự điều chỉnh là cần thiết khi chỉ số vừa qua đã tạo đáy ngắn hạn và việc giảm trở lại để kiểm tra mức hỗ trợ mới hình thành này là yếu tố cơ bản để xác lập xu hướng vận động sắp tới.
Hiện áp lực bán có dấu hiệu gia tăng khiến nhóm cổ phiếu đầu cơ quay đầu giảm mạnh, thị giá cũng dần về mức thấp. Đây chỉ là nhịp điều chỉnh thích hợp cho nhịp dừng nghỉ của dòng tiền, đồng thời kích thích NĐT lỡ nhịp "sóng hồi" vừa qua quay lại mua vào.
Còn về khối ngoại, những tháng qua, họ đang rất tích cực mua vào và luôn là "bà đỡ" cho thị trường trước biến động mạnh. Trong trung và dài hạn, dòng vốn có xu hướng tìm các kênh sinh lời và thanh khoản cao hơn. Hiện lãi suất vẫn duy trì ở mức thấp thì khả năng dòng tiền lớn sẽ sớm quay lại TTCK.
Các chuyên gia cho rằng những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh và thanh khoản tốt sẽ là tâm điểm giải ngân của NĐT. Các cổ phiếu quan tâm có thể thuộc các ngành là bất động sản, hàng hóa tiêu dùng và đặc biệt là cổ phiếu của một số CTCK.
Các doanh nghiệp được dự đoán có kết quả kinh doanh quý II tốt cũng sẽ được quan tâm mua vào. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ có sự phân hóa giữa các mã cổ phiếu khi dòng tiền của cả nhà đầu tư nội và ngoại dự báo sẽ thận trọng và không mấy tích cực.
Ở góc độ đầu tư giá trị và dài hạn, mức giá hiện tại là vẫn có thể tích lũy mua vào nhóm cổ phiếu có giá trị cơ bản và triển vọng phát triển cao. Trong khi kinh tế vĩ mô vẫn duy trì tín hiệu hồi phục ổn định, động lực mua vào và nắm giữ thì rủi ro không quá lớn. Cơ hội vẫn có thể xuất hiện với việc tìm kiếm các cổ phiếu với kỳ vọng được gia tăng tỷ trọng trong các ETFs.
Chỉ số CPI tháng 5 tương đối thấp nên khả năng giảm lãi suất cho vay của ngân hàng có thể diễn ra cuối quý II và đầu quý III. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay rẻ hơn.
Các thông tin về khả năng mở room vẫn còn bỏ ngỏ, nếu được công bố chính thức cũng sẽ tác động nhất định đến thị trường.
Có thể, trong tháng 6, chỉ số VN-Index sẽ dao động trong vùng khoảng 530 - 570 điểm. Vì vậy, nếu đầu tư trung hạn thì duy trì khoảng 30 - 50% và dành cho các cổ phiếu cơ bản với kết quả kinh doanh ổn định như cổ phiếu của một số ngành dầu khí, cao su, chế biến hoặc một số bluechips cơ bản.
Các ngành như lương thực - thực phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc một số ngành xuất khẩu… cũng rất đáng quan tâm.
Theo TBKD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét