Về vấn đề này, ông Phan Tuấn Hùng, Trưởng ban pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Toàn ngành tài nguyên và môi trường có 212 thủ tục hành chính, trong đó, lĩnh vực đất đai nhiều nhất, lên tới 85 thủ tục (40% tổng số thủ tục hành chính).
Ông Hùng phải thừa nhận, đây là số lượng quá lớn và ngành này đang nỗ lực để cắt giảm bớt. Để tiết giảm Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quy định về công khai các thủ tục hành chính; Bổ sung một số hình thức thực hiện thủ tục hành chính như đăng ký điện tử, tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa; Bãi bỏ một số trình tự thực hiện thủ tục hành chính không cần thiết như UBND xã xem xét các tranh chấp sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ về quyền sử dụng đất…
Tại Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp năm 2014 với chủ đề Thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tổ chức mới đây, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI cho biết, qua khảo sát đánh giá 219 hiệp hội doanh nghiệp và hơn 8.000 doanh nghiệp trong cả nước, ở nhiều lĩnh vực từ năm 2012-2013 cho thấy, tốc độ triển khai các thủ tục hành chính liên quan đến Bộ Tài nguyên và Môi trường bị đánh giá ở mức trung bình thấp, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Về nguyên nhân, ông Tuấn cho biết, sâu xa nhất là do thiết kế chính sách, ban hành pháp luật, lỗi này thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là chính. Sau đó, khâu triển khai thực hiện ở các cấp dưới, địa phương cũng là rào cản trực tiếp khiến chất lượng thủ tục hành chính của ngành tài nguyên môi trường, trong đó có đất đai khó được nâng lên.
Lãnh đạo VCCI cho rằng, để cải thiện được tình hình, điều cốt lõi là phải thay đổi được tư duy quản lý của Nhà nước. Cần đột phá hơn nữa về giải phóng mặt bằng. “Nhiều tỉnh thành, cơ quan quản lý nhà nước đều ngán ngẩm giải phóng mặt bằng do có quá nhiều thủ tục hành chính. Không ít tỉnh thừa nhận, số lượng thời gian làm việc liên quan đến giải phóng mặt bằng của các cơ quan công quyền là rất lớn”, ông Tuấn cho hay.
Bên cạnh đó, chính sách đất đai cũng phải ổn định, lâu dài…không nên thay đôi xoành xoạch, khiến địa phương, doanh nghiệp chạy theo cũng chóng mặt. Đồng thời, Các bộ ngành liên quan cần có cơ chế phối hợp liên ngành để doanh nghiệp, người dân không bị củ hành, phiền nhiễu, tiêu cực, tham nhũng cũng sẽ tự giảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét