Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Nới tín chấp, coi chừng nợ xấu

Nới tín chấp, coi chừng nợ xấu


Trong khi tín dụng tăng chậm, các ngân hàng (NH) chuyển dòng vốn sang thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) dù lãi suất (LS) cũng không hấp dẫn.


“Phao” trái phiếu









Lãi suất cho vay kinh doanh từ 9 - 12%/năm


Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước ngày 19/8 cho biết hiện tại lãi suất cho vay kinh doanh thông thường ngắn hạn dao động từ 9 - 10%/năm, trung và dài hạn từ 10,5 - 12%/năm. Đối với lãi suất cho vay USD hiện phổ biến ở mức 3 - 7%/năm. Trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3 - 6%/năm, 5,5 - 7%/năm đối với trung và dài hạn.


Ở phía đầu vào, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 5 - 6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng và có kỳ hạn dưới 6 tháng; 6 - 7,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng 7,5 - 8,1%/năm. Lãi suất huy động USD bằng mức trần do Ngân hàng Nhà nước quy định là 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 1%/năm đối với tiền gửi của dân cư.


Anh Vũ



Trong tháng 7, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 5 phiên đấu thầu và huy động được 23.200 tỉ đồng TPCP, tăng 16% so với tháng 6. LS huy động của trái phiếu kỳ hạn 2 năm dao động trong khoảng 5,25 - 5,37%/năm, 3 năm trong khoảng 5,68 - 6,20%/năm, 5 năm trong khoảng 6,68 - 7,04%/năm, 10 năm là 8,48%/năm.


So với tháng 6, LS kỳ hạn 2 năm giảm khoảng 0,38%/năm, 3 năm giảm 0,05%/năm, 5 năm giảm 0,19%/năm và 10 năm giảm 0,22%/năm.


Chỉ trong nửa đầu năm nay, số tiền các tổ chức tín dụng đổ vào trái phiếu lên tới 200.000 tỉ đồng, chiếm 90% giá trị trái phiếu phát hành. Một chuyên gia tại TP.HCM nhận xét xu hướng đầu tư vào thị trường trái phiếu của các NH sẽ còn tiếp tục diễn ra những tháng cuối năm bởi thị trường này khá an toàn. Khi NH bám vào “phao” trái phiếu, tín dụng cho sản xuất vẫn khó khai thông.


Một trong những lý do khiến dòng tiền không chảy vào sản xuất là LS còn cao. LS cho vay giảm vẫn chưa tương xứng với LS huy động, đặc biệt các hợp đồng vay cũ. Theo báo cáo kết quả chính sách điều hành tiền tệ 7 tháng đầu năm, LS cho vay của các khoản vay cũ bằng VND có LS trên 15%/năm chiếm 4,5% tổng dư nợ cho vay VND, LS trên 13%/năm chiếm 12,9% tổng dư nợ.


So với trước đó 2 tháng, các hợp đồng vay cũ có mức LS giảm vẫn chưa nhiều. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, LS trong NH có xu hướng giảm, trong đó LS tiền gửi giảm nhanh hơn so với LS cho vay. Tính đến tháng 7, LS tiền gửi bình quân là 5,53%/năm, giảm 0,6 điểm phần trăm so với tháng 12.2013; trong khi LS cho vay bình quân là 10,08%/năm, giảm 0,25 điểm phần trăm so với tháng 12.2013.


Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng lạm phát luôn thấp hơn 5% trong 7 tháng đầu năm. Dự báo lạm phát sẽ tiếp tục ổn định đến cuối năm và nếu không có những biến động lớn về giá các mặt hàng cơ bản thì nhiều khả năng lạm phát năm 2014 xấp xỉ 5%, tạo điều kiện giảm mặt bằng LS để hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu.


NH ngại cho vay tín chấp









Quan trọng là dòng tiền


Theo một chuyên gia kinh tế, bản chất khi cho vay NH dựa vào dòng tiền, phương án kinh doanh, năng lực tài chính, sau cùng mới đến tài sản thế chấp. Thế nhưng từ nhiều năm nay các NH chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, không cho vay theo dòng tiền vì năng lực của nhân viên, quản trị NH yếu kém. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý hiện nay chưa rõ ràng nên khi xảy ra tranh chấp sẽ kéo dài việc thu hồi nợ. Vì vậy, rất khó để các NH cho vay tín chấp. Nhưng nếu họ giải ngân khoảng 20% hợp đồng không có tài sản thế chấp, tín dụng cuối năm sẽ tăng lên được 10%.



Để thúc đẩy tín dụng, một loạt giải pháp đã được NH Nhà nước triển khai thời gian qua như chấp thuận cho một số NH tăng trưởng tín dụng vượt so với tỷ lệ được cơ quan này cấp trước đó; thực hiện cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ...


Thế nhưng, nút thắt lớn nhất là các doanh nghiệp (DN) không có tài sản thế chấp nên vẫn khó tiếp cận vốn từ các NH. Để gỡ nút thắt này, Chính phủ “khuyến khích áp dụng các hình thức đánh giá tín nhiệm DN để tăng cường khả năng cho vay tín chấp, cơ cấu lại các khoản vay vốn LS cao trước đây”. Tuy nhiên, lãnh đạo của một số NH thẳng thắn thừa nhận việc cho vay tín chấp rất khó triển khai, bởi hiện nhiều hợp đồng vay có tài sản thế chấp còn khó thu hồi nợ. Tình trạng tranh chấp khi thu hồi nợ kéo dài nhiều năm, phát sinh nợ xấu thì việc cho vay tín chấp là khó triển khai đại trà trong tình hình này. Đó là chưa nói đến trách nhiệm nếu chẳng may khoản vay đó không thu hồi được.


Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội DN TP.HCM, kể rằng một số NH cho biết rất khó cho DN vay tín chấp nếu không muốn tình trạng nợ xấu gia tăng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á