Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Thanh khoản tăng mạnh khi VnIndex vượt ngưỡng 580 điểm

Thanh khoản tăng mạnh khi VnIndex vượt ngưỡng 580 điểm


Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, VnIndex vượt ngưỡng 580 điểm khi tăng 2,29 điểm. VN30 tăng mạnh 0,72% tương đương 4,4 điểm là nhân tố quan trọng đẩy thị trường tăng.


Giao dịch khá hứng khởi khi chỉ số vượt ngưỡng 580 điểm. Sàn HoSE đạt thanh khoản 764 tỷ đồng và sàn HNX đạt thanh khoản 282 tỷ đồng. Dòng tiền chuyển hướng sang HoSE sau mấy phiên hôm trước rót mạnh sang HNX.


Cổ phiếu đột biến hôm nay trên sàn HoSE là AVF của Thuỷ sản Việt An. Sau thông tin thay máu ban lãnh đạo thì cổ phiếu này đột ngột tăng trần với thanh khoản cao, hơn 2,88 triệu đơn vị.


Có tin là đối tác chiến lược và không chóng thì chầy có thể thành công ty mẹ của TSC nhưng FIT hôm nay giảm 100 đồng còn 14.400 đồng/cp.


...........................


Sau phiên điều chỉnh nhẹ hôm qua, sáng nay, VnIndex quay trở lại tăng điểm bất chấp lo ngại thời điểm chốt NAV của các quỹ đã qua. Hàng loạt bluechips tăng mạnh.


-MSN của Masan group tăng 1.000 đồng/cp. Mới đây, HĐQT công ty đã ra quyết nghị chi tiết về việc phát hành cổ phiếu tất toán nghĩa vụ nợ.


-SSC được đẩy lên giá trần, tăng 4.000 đồng/cổ phiếu. Khối lượng khớp lệnh chỉ 10 đơn vị. Ngành nông nghiệp đang được quan tâm đáng kể khi mới đây ThaiBinh Seed-một doanh nghiệp cùng ngành với SSC, NSC đã đấu giá thành công với mức cao nhất đạt hơn 220 nghìn đồng/cp.


-Nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng khá mạnh. AGR tăng 200 đồng; SSI tăng 500 đồng; HCM tăng 400 đồng.


-Sau thông tin phát hành cổ phiếu đầy “tham vọng” được ĐHCĐ thông qua chủ trương, cổ phiếu DRH của Dream house đã tăng trần lên 3.600 đồng. Dư mua trần đạt hơn 320 nghìn cổ phiếu.


Thanh Hiên



'Cám cảnh' cổ phiếu cảng

'Cám cảnh' cổ phiếu cảng

Việc phát hành cổ phiếu thường được các công ty tiến hành khi đang phát triển tốt, hiệu quả hoạt động cao, hoặc có nhu cầu thu hút vốn gia tăng quy mô hoạt động. Nhưng đợt phát hành cổ phiếu các cảng của Vinalines lần này thì mang đậm nét của phương án… "chữa cháy" cho nợ nần của Tổng Công ty.



Nói ngắn gọn là bán cổ phần để có tiền trả nợ, hoặc giảm bớt gánh nặng nợ đầu tư của Tổng Công ty tại doanh nghiệp. Tất nhiên, Vinalines, Bộ GTVT và các nhà đầu tư tiềm năng đều hiểu như vậy, đề án tái cấu trúc Vinalines được Chính phủ phê duyệt cũng thể hiện rõ điều này.


Nhà đầu tư lạnh nhạt


Với Vinalines, phải bán cổ phần cảng đúng là việc cực chẳng đã. Từ nhiều năm qua, Tổng Công ty có 3 mảng hoạt động chính là kinh doanh vận tải biển, kinh doanh hạ tầng cảng biển và kinh doanh các dịch vụ logistic. Trong đó, kinh doanh vận tải biển mới là nguyên nhân kéo Tổng Công ty này chìm sâu vào khủng hoảng.


Chỉ trong vòng vỏn vẹn có vài năm, chương trình phát triển năng lực vận tải biển đã đưa trọng tải đội tàu toàn Tổng Công ty tăng vọt, thời "đỉnh cao" lên tới hơn 4,3 triệu tấn trọng tải. Nhưng kèm theo đó là hàng chục nghìn tỷ đồng vay nợ, và là vay nợ cũng gấp gáp không kém sự tăng "phọt" của trọng tải đội tàu.


Trong khi đó, xét về đầu tư, các cảng và nhóm các doanh nghiệp logistics của Vinalines được đầu tư ít hơn, thời gian kéo dài hơn so với đầu tư cho đội tàu, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại thì hơn hẳn.


Cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Quảng Ninh… đều có mức tăng trưởng hàng hóa thông qua năm sau cao hơn năm trước, ở mức 2 con số mỗi năm. Quan trọng hơn là dù kinh tế có khó khăn thế nào thì hoạt động của các cảng và các doanh nghiệp logistic thuộc Vinalines đều tăng trưởng, đều có lãi, dù ít.


Điều đó ngược hẳn với kết quả hoạt động đội tàu vận tải biển đã lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Thậm chí lỗ nặng đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp khiến Vinalines mất khả năng trả nợ.


Và thế là việc bán cổ phần tại các cảng, các doanh nghiệp logistic được thông qua, như là giải pháp chủ chốt để giảm nợ và có tiền trả nợ cho Vinalines. Phương án bán cổ phần các cảng đã được thành hình trong tình thế oái oăm như thế. Những ngành kinh doanh tốt nhất sẽ được bán, để ứng cứu cho kinh doanh vận tải biển, ngành kinh doanh thậm chí còn chưa rõ bao giờ sẽ hồi phục.


Dĩ nhiên là Vinalines tiếc các cảng, điều đó thể hiện ngay trong phương án cổ phần hóa các cảng, các doanh nghiệp logistic của Tổng Công ty này. Theo đó, tại các cảng chủ lực ở ba miền Trung, Nam, Bắc, Vinalines sẽ "nắm" 75% vốn điều lệ, 25% còn lại bán cho các cổ đông và nhà đầu tư chiến lược.


Theo Luật doanh nghiệp, tỷ lệ 75% vốn điều lệ đủ cho Vinalines có thể "quyết" mọi việc, mà không cần đếm xỉa tới những cổ đông còn lại tại công ty cổ phần. Thế nên, không có gì lạ khi những nhà đầu tư lạnh nhạt với việc mua cổ phần tại các cảng của Vinalines.


Giải pháp khác?


Thực ra, nên phải… thông cảm cho Vinalines với tâm lý lưỡng lự khi cổ phần hóa các cảng, các doanh nghiệp logistic của mình. Mất quyền chi phối tại các doanh nghiệp này sẽ không chỉ là mất nguồn thu ổn định nhất cho Tổng Công ty, mà thực ra là đối diện với nguy cơ mất tương lai phát triển trong ít nhất 5 - 10 năm.


Vì đầu tư cảng biển, doanh nghiệp logistic cần ít nhất 5 - 10 năm để xây dựng được "chân" hàng, kết nối hệ thống giao thông, kết nối được với các khách hàng ổn định.


Và vì đặc thù đầu tư các cảng, các doanh nghiệp logistic là càng lâu năm càng… lãi, vì chi phí đầu tư giảm theo năm, nhưng nguồn hàng, cước dịch vụ thì tăng theo năm. Chả thế mà cảng Đình Vũ, Viconship đã liên tục có lãi năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận gộp lên đến 38 - 40% trong năm vừa qua.


Vinalines hiểu thế, các nhà đầu tư cũng hiểu thế, và thế là tỷ lệ vốn nhà nước tại các cảng sau cổ phần hóa lên tới 75% đã mặc định trở thành rào cản lớn nhất trong đợt IPO cổ phiếu các cảng của Vinalines.


Đã thế, các nhà đầu tư càng có lý do lảng tránh cổ phiếu cảng Vinalines khi VietinBank - chủ nợ của Vinalines - lại rất sốt sắng muốn cấn nợ bằng cổ phần để trở thành nhà đầu tư chiến lược tại các cảng của Vinalines.


Thế nên, nhà đầu tư nhỏ có lý do để thờ ơ với cổ phiếu ngoài Vinalines, vì không muốn phí tiền với loại cổ phiếu khi mua vào cũng không thể có quyền quyết định với nó. Trong tình thế ấy, cổ phiếu các cảng của Vinalines không… ế, thì mới là chuyện lạ.


Điều đó dường như làm các cảng của Vinalines ngấm ngầm… sướng. Đang yên ổn làm ăn, chả có cảng nào muốn phải chia sẻ lợi ích với những người lạ, dù là cổ đông mới.


Thế nên, có đến hơn 65% cổ phần của các cảng Hải Phòng, Quảng Ninh và Nha Trang đã ế, ngay trong đợt IPO lần đầu tiên, tổng giá trị cổ phần ế lên tới trên 356 tỷ đồng. Lần bán thứ hai cổ phiếu cảng Quảng Ninh còn thê thảm hơn, khi thậm chí còn không có nhà đầu tư nào đăng ký mua. Việc bán cổ phần các cảng, các doanh nghiệp logistics của Vinalines, do thế, lại trở thành sức ép với chính các nhà quản lý của Bộ GTVT và Tổng Công ty này.


Dường như, sức ép ấy sẽ đi tới hồi kết, vì nếu không có "hỗ trợ" bằng can thiệp tài chính từ nguồn khác, hay bằng cách khác, thì Bộ GTVT và Vinalines chỉ còn cách duy nhất là hạ tỷ lệ nắm giữ tại các cảng, các doanh nghiệp logistic, để từ đó nâng cao tính hấp dẫn của cổ phiếu cảng, doanh nghiệp logistic ấy.


Đó là lựa chọn có thể đảm bảo về yêu cầu về phát hành cổ phiếu trong ngắn hạn. Nhưng có thể trở thành nguy cơ ảnh hưởng tới tương lai nắm quyền chi phối của Vinalines tại các cảng, các doanh nghiệp này. Mà khi ấy, Vinalines dường như sẽ vĩnh viễn chỉ là doanh nghiệp "hạng 2" trong kinh doanh cảng biển, logistic ở trong nước, sau khi đã trở lại thứ hạng thấp trong mảng kinh doanh vận tải biển của khu vực và thế giới.


Theo Thời báo kinh doanh



PMI sản xuất Việt Nam đạt trên 50 điểm tháng thứ 10 liên tiếp

PMI sản xuất Việt Nam đạt trên 50 điểm tháng thứ 10 liên tiếp


Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam do HSBC và Markit Economics khảo sát đạt 52,3 trong tháng 6, giảm nhẹ so với mức 52,5 điểm của tháng trước.


Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng HSBC, nhìn chung, điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 6 tiếp tục được cải thiện mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng công nghiệp và số lượng đơn đặt hàng mới có tín hiệu giảm tốc.


Theo đó, quyết định kiểm soát trọng tải xe trên đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực lên sản xuất, dẫn đến việc tăng giá đầu vào và làm chậm trễ thời gian giao hàng. Để đối phó với gánh nặng chi phí cao hơn, các nhà sản xuất đã quyết định tăng giá thành lần đầu tiên kể từ hồi đầu năm nay.


Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam do HSBC và Markit Economics khảo sát đạt 52,3 điểm trong tháng 6. Mặc dù kết quả này thấp hơn so mức 52,5 điểm trong tháng 5 nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện trong điều kiện hoạt động tại các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam.


Theo báo cáo của HSBC, số lượng đặt hàng mới trong tháng 6 tiếp tục tăng tháng thứ 7 liên tiếp, tuy nhiên, mức tăng có chậm hơn so với tháng trước. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập cũng tiếp tục tăng trong khi lực cầu tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong tháng này lại giảm tốc, mặc dù ở mức nhẹ.


Theo các chuyên gia, các đơn đặt hàng mới tăng dẫn đến sản xuất của doanh nghiệp được đẩy mạnh, mặc dù ảnh hưởng của các cuộc tấn công vào các nhà máy Trung Quốc trong tháng 5 có thể sẽ khiến tốc độ tăng chậm lại.


Các doanh nghiệp cũng cho biết, việc kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ đã khiến họ phải gánh thêm một khoản chi phí khá lớn trong tháng 6, giá đầu vào tăng mạnh, mặc dù có được cải thiện so với tháng trước. Ngoài ra, giới hạn trọng tải cũng tác động đến thời gian giao hàng.


Nhận định về PMI tháng 6 của Việt Nam, Chuyên viên kinh tế phụ trách khu vực châu Á của HSBC, Trinh Nguyễn cho biết: "Mặc dù có sự sụt giảm nhẹ nhưng các hoạt động ngành của Việt Nam tiếp tục được mở rộng một cách vững chắc. Lực cầu tăng chính là nguyên nhân chính dẫn đến điều này. Nhu cầu từ thị trường nước ngoài tuy giảm tốc nhưng chúng tôi hy vọng tình trạng này sẽ chỉ là tạm thời. Với lượng hàng tồn kho thấp và đơn hàng mới tăng mạnh, chúng tôi kỳ vọng ngành sản xuất sẽ tiếp tục phát triển tốt".


Trần Thúy - NDH




Tín dụng ngoại tệ tăng sốc có đáng lo?

Tín dụng ngoại tệ tăng sốc có đáng lo?

Trong khi tín dụng tiền đồng đang bế tắc, thì tín dụng ngoại tệ lại tăng rất mạnh. Tính đến giữa tháng 6/2014, tín dụng ngoại tệ tăng tới 10%, trong khi huy động tiền gửi ngoại tệ tăng trưởng âm. So với tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ âm 16,53% năm 2013, thì đây là con số rất đáng chú ý.



Số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, tỷ lệ cho vay trên huy động vốn ngoại tệ đang gần đạt tới mức 100%, thay vì chỉ hơn 80% trước đó.


Lý do khiến tín dụng ngoại tệ bật tăng mạnh là do lãi suất ngoại tệ rẻ hơn lãi suất tiền đồng tới 4 - 5%. Thêm vào đó, theo TS. Cấn Văn Lực, xuất khẩu vẫn tăng trưởng khả quan, trong khi sản xuất chậm phục hồi. Vì vậy, nhu cầu vay ngoại tệ (để nhập nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu) tăng mạnh hơn tiền đồng cũng là dễ hiểu.


Thời gian qua, với việc giữ lãi suất huy động USD ở mức rất thấp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua vào được lượng ngoại tệ lớn. Tuy nhiên, tác dụng phụ của biện pháp này là tín dụng ngoại tệ tăng mạnh. Từ nay đến cuối năm, ngay cả khi tỷ giá có tăng thêm 1%, thì chênh lệch lãi suất giữa USD và tiền đồng vẫn rất hấp dẫn với doanh nghiệp.


Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, nếu tình hình này kéo dài, các ngân hàng sẽ cho vay vượt quá khả năng huy động của mình và rủi ro thanh khoản ngoại tệ sẽ gia tăng, nhất là vào thời điểm cuối năm, khi các khoản vay đến kỳ đáo hạn. Hơn nữa, tín dụng ngoại tệ tăng trở lại cũng đồng nghĩa với đô-la hóa nền kinh tế có dấu hiệu tăng lên.


Điều đáng lo là, dù tín dụng ngoại tệ có dấu hiệu bất ổn, song dù muốn ngăn dòng tín dụng ngoại tệ chậm lại, thì NHNN cũng rất khó tìm được giải pháp hợp lý. Cụ thể, để hạn chế tín dụng ngoại tệ, lãi suất tiền đồng phải giảm tiếp. Tuy nhiên, nếu hạ lãi suất tiền đồng, ngân hàng sẽ đứng trước 2 rủi ro: người dân không gửi tiền vào ngân hàng, mà đầu tư vào vàng, USD; việc hạ sâu lãi suất sẽ khó được các ngân hàng ủng hộ, vì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.


Không lo thiếu ngoại tệ


Trái ngược với những lo lắng khi tín dụng ngoại tệ tăng mạnh trở lại, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, việc tín dụng ngoại tệ tăng 10% trong 6 tháng đầu năm không đáng lo.


“Trong bối cảnh tín dụng tiền đồng không tăng thì tín dụng ngoại tệ tăng là dấu hiệu đáng mừng, bởi hiện nay, kinh tế vẫn phục hồi rất chật vật”, TS. Lê Xuân Nghĩa nói.


Cũng theo phân tích của chuyên gia này, thanh khoản ngoại tệ không đáng ngại, vì các ngân hàng đang duy trì trạng thái ngoại tệ âm.


“Trạng thái ngoại tệ âm nghĩa là các ngân hàng thương mại đã chủ động duy trì trạng thái ngoại tệ thấp hơn mức cho phép của NHNN. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng không lo ngại về việc thiếu ngoại tệ trong tương lai, không cần cất trữ, để dành”, TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích.


Đồng tình với ý kiến này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dù tín dụng ngoại tệ tăng mạnh, nhưng tỷ trọng cho vay ngoại tệ trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng chỉ chiếm 12 - 13%, nên dù có tăng 10% thì tín dụng ngoại tệ vẫn chưa phải là vấn đề đáng ngại.


Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, nguy cơ ngân hàng chạy theo cho vay ngoại tệ để xảy ra rủi ro thanh khoản là khó xảy ra, bởi bản thân các ngân hàng tự biết bảo vệ mình.


Bên cạnh đó, hiện NHNN đang quyết liệt thực hiện chủ trương chống đô-la hóa, thu hẹp đối tượng vay USD, chuyển mạnh quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ…, nên việc tăng mạnh tín dụng ngoại tệ hơn nữa là không dễ.


Một lãnh đạo NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ hiện nay vẫn trong tầm kiểm soát, chưa đến mức lo ngại.


Theo Đầu tư



Vietinbank sẽ bán 1.500 tỉ đồng nợ xấu cho VAMC

Vietinbank sẽ bán 1.500 tỉ đồng nợ xấu cho VAMC


Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, HOSE: CTG) chuẩn bị bán khoảng 1.500 tỉ đồng nợ xấu trên sổ sách cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), theo nguồn tin từ VAMC.


Như vậy là sau các ngân hàng gốc quốc doanh (gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thưowng Việt Nam (Vietcombank)) thì Vietinbank là ngân hàng thương mại gốc quốc doanh cuối cùng bán nợ cho VAMC.


Ông Phạm Huy Hùng, người gắn bó với Vietinbank hơn 25 năm và có ảnh hưởng rất lớn với ngân hàng, từng tuyên bố Vietinbank không bán nợ xấu và cũng chưa có kế hoạch bán nợ xấu trong tương lai cho VAMC mà sẽ tự xử lý. Nhưng nay đã có sự thay đổi sau khi ông Hùng thôi chức chủ tịch hội đồng quản trị Vietinbank tại đại hội đồng cổ đông của ngân hàng diễn ra ngày 29-4, tại Hà Nội.


Tổng giám đốc mới của ngân hàng, ông Lê Đức Thọ, mới đây chia sẻ với TBKTSG Online rằng việc bán nợ cho VAMC là tốt và nên làm. "Năm nay điều kiện kinh tế có những trường hợp khó khăn nên ngân hàng có thể kết hợp các biện pháp, trong đó có bán nợ và tự xử lý nợ xấu", ông Thọ nói.


Vietinbank đã có những thay đổi lớn về các chỉ số tài chính sau sự chuyển giao này. Báo cáo tài chính hợp nhất quí 1-2014 cho thấy tổng tài sản của VietinBank tại thời điểm 31-3-2014 đã giảm 3% so với cuối năm 2013 (tương đương giảm gần 17.600 tỉ đồng, xuống mức 558.784 tỉ đồng).


Tỷ lệ nợ xấu cuối quí 1 là 1,78%, tăng so với cuối năm 2013. Cuối năm 2013, nợ xấu của ngân hàng được công bố chỉ là 1%.


Trước băn khoăn về sự liên đới trách nhiệm của Vietinbank trong vụ án Huyền Như, ông Thọ nói: "Cơ quan pháp luật đã và đang có cách xử lý, chỉ rõ trách nhiệm từng người nếu có những trường hợp cá nhân vi phạm pháp luật".


Sự điều chỉnh này khá bất ngờ với thị trường bởi Vietinbank những năm qua luôn duy trì tổng tài sản và nợ xấu "đẹp" hơn so với các ngân hàng cùng nhóm gốc quốc doanh.


Trả lời TBKTSG Online về sự thay đổi này, ông Thọ nói rằng ngân hàng đã "cơ cấu lại tổng tài sản cho phù hợp với tình hình thị trường và kinh doanh".


Đại hội đồng cổ đông 2014 của Vietinbank tháng 4-2014 cũng lần đầu tiên đã đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2014 giảm so với 2013. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2014 là 7.280 tỉ đồng (giảm 6,1%) với tăng trưởng tín dụng 13% và tăng trưởng huy động 12%. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tài sản 11% trong năm 2014.


Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cam kết trả cổ tức năm 2014 là 10% mệnh giá mặc dù chưa công bố cổ tức sẽ được chi trả dưới hình thức tiền mặt hay cổ phiếu.


Qua 6 tháng đầu năm 2014, VAMC đã mua hơn 6.000 tỉ đồng nợ gốc của các tổ chức tín dụng, nâng tổng số nợ xấu mà tổ chức này mua từ khi bắt đầu ra đời tới nay lên gần 48.000 tỉ đồng.


Trong số nợ VAMC đã mua, có khoảng 1.900 tỉ đồng từ BIDV và hơn 1.000 tỉ đồng từ Vietcombank.


Theo Hồng Phúc - TBKTSG




Nhóm chứng khoán 'nổi sóng', thị trường giằng co

Nhóm chứng khoán 'nổi sóng', thị trường giằng co


Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm chứng khoán như SSI, HCM, VND, KLS, SHS... đã đồng loạt tăng giá. Sự phân hóa mạnh của các cổ phiếu trụ cột đã khiến 2 chỉ số đang giằng co trong biên độ hẹp.

Đợt 1, thị trường xác định giá mở cửa cho VN-Index tại mức 578,93 điểm, tăng 0,8 điểm (+0,14%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 1,59 triệu đơn vị, trị giá 26,71 tỷ đồng.


Đến 09:29, chỉ số VN-Index đứng ở mức 577,75 điểm, giảm 0,38 điểm (-0,07%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 6,873 triệu đơn vị, trị giá 107,55 tỷ đồng.



Hiện tại, đa số các cổ phiếu lớn trên sàn HOSE như MBB, KDC, FPT, GMD, CTG… đều đã đứng ở mức giá tham chiếu. Trong khi đó, một vài mã trụ cột như BVH, VNM, MSN… đã nhích lên trên mốc tham chiếu. VNM đang tăng 1.000 đồng lên 123.000 đồng/CP. MSN tăng 500 đồng lên 91.000 đồng/CP.


Mã GAS giảm 1.000 đồng xuống 111.000 đồng/CP và là nhân tố chính kéo chỉ số VN-Index giảm điểm.


Đáng chú ý, các cổ phiếu chứng khoán trên sàn HOSE như SSI, HCM, AGR và BSI... đều đã đồng loạt tăng giá.


Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giao dịch có phần sôi động hơn nhóm cổ phiếu lớn. HT1 tiếp tục tăng giá ngay từ đầu phiên giao dịch. Hiện tại, mã này đang tăng 800 đồng lên 14.600 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 570 nghìn đơn vị.


DRH tăng trần ngay từ đầu phiên giao dịch. Được biết, DRH tham vọng phát hành thêm giá 10.000 đồng/cổ phiếu thay vào việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, DRH quyết định sẽ phát hành riêng lẻ cổ phiếu tăng vốn điều lệ với số lượng 11,6 triệu đơn vị. Giá chào bán dự kiến 10.000 đồng/cổ phiếu.


Mã TSC đang giảm 300 đồng xuống 25.300 đồng/CP. Được biết, TSC kỳ vọng đạt 3 lần kế hoạch lợi nhuận năm. Với nỗ lực tái cấu trúc toàn diện, cùng với nhân tố mới là sự tham gia của CTCP Đầu tư F.I.T, Ban lãnh đạo CTCP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC) kỳ vọng có thể hoàn thành, thậm chí đạt tới 3 lần kế hoạch lợi nhuận năm nay.


Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 77,98 điểm, tăng 0,05 điểm (0,06%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,5 triệu đơn vị, trị giá 38,89 tỷ đồng.



Một số cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX như VCG, PVX, PVS, ACB… đã đồng loạt tăng giá và kéo chỉ số HNX-Index lên trên mốc tham chiếu. Trong khi đó, các cổ phiếu chứng khoán là VND, KLS, BVS, SHS... đã đồng loạt tăng giá.


Thanh khoản mạnh nhất sàn HNX đang thuộc về mã KLS, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 776 nghìn đơn vị. Hiện tại, KLF đang giảm 100 đồng xuống 11.100 đồng/CP.


Mã HT1 được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 78.610 đơn vị (chiếm 34,8% tổng khối lượng giao dịch). Hiện HT1 đứng ở mức giá 14.400 đồng/cp (+4,3%), tổng khối lượng giao dịch đạt 225.940 đơn vị. Các mã tiếp theo là VNS (24.550 đơn vị), DRC (20.130 đơn vị), SZL (5.800 đơn vị), ITA (4.170 đơn vị).


Bình Minh - NDH




[Góc nhìn môi giới] Nhiều cơ hội giảm tiếp lãi suất trong tháng 7

[Góc nhìn môi giới] Nhiều cơ hội giảm tiếp lãi suất trong tháng 7


Chỉ số CPI trong tháng 6 đạt 4.98%, thấp nhất trong 10 năm qua sẽ là cơ sở để Chính phủ yêu cầu các ngân hàng hạ thấp thêm 0.5% lãi suất huy động ngay trong tháng 7 này.


Tổng quan thị trường


Thị trường tiếp tục đi ngang và giao động hẹp áp sát trên dải Bollinger (20,2): 552.6 điểm-583.1 điểm với thanh khoản cải thiện trên cả 2 sàn (tăng 11.9%) nhờ đóng góp của các thương vụ chuyển nhượng thỏa thuận cuối ngày. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng 77 tỷ trong phiên 30/6 và vị thế mua ròng liên tục này đã giúp VN Index tăng 2.86% trong tháng 6 sau khi chỉ số này đã giảm khoảng 2.76% trong tháng 5.


Các tổ chức và cá nhân nước ngoài đã mua ròng tháng thứ 3 liên tiếp ở thị trường Vietnam. Họ đã mua ròng 1.480 tỷ tại sàn Hose và 470 tỷ tại HNX trong tháng 6 giảm nhẹ so với lượng mua ròng trong tháng 5 tại 2 sàn lần lượt là 2.090 tỷ và 496.3 tỷ, tập trung tại các mã STB (34.3tr), DPM ( 5.56tr), GAS (1.16tr), CSM (2.75tr) và Bán ròng HAG (6.69tr), HPG (1.63tr), PVT (5.98tr).


Trong nửa đầu năm 2014, dòng vốn ngoại đã đổ vào thị trường Vietnam tăng trưởng mạnh, mua ròng 6000 tỷ tại HOSE và 1.110 tỷ tại sàn HNX.


Các thông tin vĩ mô


Theo khảo sát của ngân hàng BIDV vừa thực hiện với 200 tổ chức, GDP của Vietnam có thể tăng trưởng 5.0%-5.4% (thấp hơn kế hoạch của chính phủ) và lạm phát dưới 6% trong năm nay.


Lãi suất dự báo tiếp tục giảm trong tháng 7: chỉ số CPI trong tháng 6 đạt 4.98%, thấp nhất trong 10 năm qua sẽ là cơ sở để Chính phủ yêu cầu các ngân hàng hạ thấp thêm 0.5% lãi suất huy động ngay trong tháng 7 này. Hiện tại, lãi suất tiền đồng kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng tại: VCB (5.1%-5.87%), BIDV ( 5.6%-5.87%), Techcombank (5.8%), Sacombank, ABBank và NamABank là 6% trong khi lãi suất tiếp kiệm bằng USD là 1%/năm.


Tin doanh nghiệp


Deutsche Bank giảm nắm giữ PVD xuống 4.94%: Deutsche Bank AG, tổ chức quản lý FTSE Vietnam ETF thông báo đã giảm nắm giữ cổ phiếu PVD xuống dưới 5%, và chỉ đang nắm giữ 13.59tr cổ phiếu. Một quỹ mới là Epson Limited đã mua 230.000 PVD trong khoảng thời gian này và đang nâng tỷ lệ sở hữu lên 0.25% từ 0.17% trước đó.


Denmark Fund giảm nắm giữ HPG xuống 3.48%: Denmark – based BI Private Equity news Market II, K/S được quản lý bởi Bankinvest, đăng ký bán 2tr cổ phiếu HPG, giảm xuống còn 3.48% so với hiện tại là 3.895%. Đây là lần thứ 2 liên tiếp, Quỹ này công bố giảm lượng nắm giữ HPG từ 4.31% xuống 3.895% trong tháng 6 vừa qua.


HPG là nhà sản xuất Thép lớn nhất Vietnam với lợi nhuận và doanh thu lần lượt tăng mạnh 90.5% và 65.5% trong quý 1.2014.


CNG Vietnam hoàn thành 100% kế hoạch 6 tháng đầu năm: CNG Vietnam, đang được sở hữu 55.2% bởi PGS, thống báo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận và doanh thu tăng trưởng 18% đạt 520 tỷ 6 tháng đầu năm


Cơ hội đầu tư: SHB – Ngân hàng niêm yết duy nhất đang giao dịch dưới mệnh giá.


Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ( SHB), đã sát nhập Habubank vào năm 2012, sẽ trả cổ tức 750đ/cp vào ngày giao dịch không hưởng quyền 8/7 và trả tiền cho cổ đông vào ngày 18/7 theo thông báo của ngân hàng này và Trung tâm lưu ký.


Lợi nhuận hợp nhất của SHB tăng mạnh 33% đạt 216.6 tỷ trong 3 tháng đầu năm nay. Tổng tài sản giảm 11% từ cuối năm 2013 đến 31/3, trong khi tổng dư nợ cho vay tăng 7.6% đạt 82.300 tỷ, tiền gửi tăng 8% đạt 98.000 tỷ vào cuối quý 1.


SHB là ngân hàng duy nhất trong 8 ngân hàng đang niêm yết có thị giá dưới 10.000đ, mức cổ tức duy trì hằng năm trung bình 7%/năm và có giá trị số sách 11.940đ/cp.


SHB phù hợp cho các nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu có mức cổ tức hấp dẫn và đều đặn.


Nguyễn Ngọc Thạch - Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI


NDH




6 tháng đầu năm, khối ngoại 'đổ' hơn 337 triệu USD vào TTCK Việt Nam

6 tháng đầu năm, khối ngoại 'đổ' hơn 337 triệu USD vào TTCK Việt Nam


TTCK Việt Nam đã trải qua 1/2 chặng đường của năm 2014 với những diễn biến thăng trầm đan xen. Bên cạnh những nỗ lực của khối nội, khối ngoại cũng đã có nhưng đóng góp to lớn giúp thị trường tăng trưởng tích cực.

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp cả về kinh tế và chính trị. Bên cạnh đó, tình hình căng thẳng trên biển Đông đã có những tác động nhất định tới tình hình phát triển kinh tế xã hội của cả nước.


Mặc dù, trải qua nhiều khó khăn thách thức, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 lại có được mức tăng trưởng khá tích cực.


Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6, chỉ số VN-Index đứng ở mức 578,13 điểm, tăng 14,6% so với đầu năm, tương tự, chỉ số HNX-Index cũng tăng tới 14,9% và đứng ở mức 77,93 điểm.


Hòa cùng với những diễn biến sôi động của các nhà đầu tư trong nước, khối nhà đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp khá lớn vào sự tăng trưởng tích cực của TTCK Việt Nam trong nửa đầu năm 2014.


Cụ thể, khối nhà đầu tư nước ngoài 6 tháng qua đã giao dịch rất sôi động, họ mua vào 1,18 tỷ cổ phiếu, trị giá lên tới 35.719 tỷ đồng, trong khi bán ra 855 triệu cổ phiếu, tương ứng 28.635 tỷ đồng.


Tổng khối lượng mua ròng đạt tới 328 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị mua ròng đạt hơn 7.084 tỷ đồng (hơn 337,35 triệu USD), gấp 2,8 lần so với mức mua ròng 2.472 tỷ đồng của 6 tháng cuối năm 2013, và tăng 62,6% so với mức 4.356 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2013.



Trên sàn HOSE, trong một nửa chặng đường của năm 2014, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng lên tới 6.010 tỷ đồng (tương ứng với khối lượng mua ròng là 237,8 triệu cổ phiếu), gấp 3 lần so với 6 tháng cuối năm 2013 và tăng 71,7 lần so với cùng kỳ năm 2013.


Trong đó, họ thực hiện mua vào 954 triệu cổ phiếu và bán ra 716 triệu cổ phiếu. Giá trị mua ròng đạt 32.325 tỷ đồng còn giá trị bán ra là 26.314 tỷ đồng.


6 tháng đầu năm 2014 xu hướng chủ đạo của khối ngoại trên HOSE vẫn là mua ròng, họ mua ròng 5 tháng trong khi chỉ bán ròng 1 tháng còn lại. Đáng chú ý, trong tháng 5 họ đã đẩy mạnh mua ròng lên tới 2.086 tỷ đồng, tương ứng hút vào 100 triệu cổ phiếu.


Tuy nhiên, tháng 5 TTCK Việt Nam ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng bởi câu “Sell in May and go away”, đáng chú ý, thị trường chứng khoán trong tháng 5 đã có nhiều phiên sụt giảm rất mạnh do NĐT trong nước đã có phản ứng thái quá với thông tin công bố về tình hình căng thẳng trên Biển Đông.


Việc khối ngoại trong tháng 5 mua ròng rất mạnh cũng không thể giúp 2 chỉ số tăng trưởng trước áp lực bán ồ ạt từ khối nội.


Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5, chỉ số VN-Index đứng ở mức 562,02 điểm, tức giảm 2,76% so với mức 578 điểm hồi cuối tháng 4/2014.


Đáng chú ý, tháng 5/2014 đánh dấu 1 phiên giảm điểm lịch sử của VN-Index vào ngày 8/5 với mức giảm lên tới 32,88 điểm (-5,87%) xuống mức 527,09 điểm.


Trong khi đó, khối ngoại trên HNX nửa đầu năm 2014 bán ròng duy nhất vào tháng 3/2014, với giá trị bán ròng đạt tới 1.669 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong tháng 3, nhờ vào lực đỡ khá lớn từ khối nội, chỉ số VN-Index vẫn có được mức tăng nhẹ 0,87% lên 591,57 điểm.


Phiên mua ròng mạnh nhất của khối ngoại trên HOSE diễn ra vào ngày 4/4. Lượng mua ròng hôm đó đa số thuộc về mã VIC, đạt tới hơn 1.470 tỷ đồng, đáng chú ý, hầu hết lượng giao dịch này của khối ngoại đều được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận.


Chiều ngược lại, phiên ngày 25/3, khối ngoại trên HOSE bán ròng mạnh nhất, đạt tới trên 607 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn lượng bán ròng của khối ngoại trên HOSE phiên hôm đó tập trung mạnh vào mã MSN, với giá trị bán ròng lên tới 460,42 tỷ đồng và đa số lượng bán ra của MSN đều được thực hiện thông qua giao dịch thỏa thuận.



Nửa đầu năm 2014, VIC được khối ngoại mua ròng lên tới 19,5 triệu cổ phiếu (tương ứng 1.357 tỷ đồng). GAS cũng được họ mua ròng 12,44 triệu cổ phiếu (trị giá 1.060 tỷ đồng).


Ở chiều ngược lại, họ bán ròng tập trung mã DPM, đạt tới 17 triệu cổ phiếu (trị giá 754 tỷ đồng). Bên cạnh đó, HAG cũng bị bán ròng 26,6 triệu cổ phiếu (trị giá 698 tỷ đồng).



Trên sàn HNX, khối ngoại cũng giao dịch rất sôi động trong nửa đầu năm 2014. Họ đã mua vào tổng cộng 299 triệu cổ phiếu và bán ra 139 triệu cổ phiếu, với giá trị mua vào đạt 3.394 tỷ đồng, giá trị bán ra là 2.321 tỷ đồng.


Tổng khối lượng mua ròng đạt 90 triệu cổ phiếu, tương đương với giá trị mua ròng đạt 1.073 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với 6 tháng cuối năm 2013 và tăng 25,3% so với cùng kỳ.


Tương tự như trên sàn HOSE, khối ngoại trên HNX nửa đầu năm 2014 cũng chỉ bán ròng duy nhất trong tháng 3, đạt tới 467 tỷ đồng. Tuy nhiên, với lực đỡ từ khối nội.


Trọng khi đó, tháng 5/2014, họ mua ròng kỷ lục, lên tới hơn 496 tỷ đồng và đây cũng là tháng mua ròng mạnh nhất của khối ngoại trên HNX kể từ đầu năm 2013.


Phiên ngày 15/5, khối ngoại trên HNX mua ròng mạnh nhất, đạt tới hơn 101 tỷ đồng.


Ngày 21/3 là phiên giao dịch cuối cùng hai quỹ ETF là Market Vector Vietnam ETF và FTSE Vietnam UCITS ETF để chốt danh mục cho kỳ reveiw tháng 3/2014, và đây cũng là phiên bán ròng mạnh nhất của khối ngoại trên HNX trong nửa đầu năm 2014, với giá trị bán ròng đạt 211 tỷ đồng.



Trong 6 tháng đầu năm 2014, khối ngoại trên HNX tập trung mua ròng mạnh các mã như VCG (22,7 triệu cổ phiếu), PVS (11 triệu cổ phiếu), VND (18 triệu cổ phiếu) và KLS (12 triệu cổ phiếu). Trong khi đó, họ bán ròng chủ yếu mã NTP (2,7 triệu cổ phiếu).


Bình Minh - NDH




Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Điều chỉnh tỷ giá: Nằm trong tầm kiểm soát của NHNN

Điều chỉnh tỷ giá: Nằm trong tầm kiểm soát của NHNN

Bà Đào Thị Hường, Trưởng phòng Tài chính Tập đoàn Viettel cho biết, việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN không làm DN bất ngờ, vì ngay từ đầu năm, Thống đốc NHNN đã công khai phát thông điệp là biên độ điều chỉnh tỷ giá trong năm nay sẽ không quá 2%. Mặt khác, theo thông lệ hàng năm, vào thời điểm trước tết hoặc giữa năm, tỷ giá thường có những thay đổi về cung cầu nên DN cũng đã tiên lượng được điều này. Hiện tại nhu cầu ngoại tệ của Viettel vẫn được các NHTM đáp ứng đầy đủ. "Thực chất mấy năm gần đây, tỷ giá ổn định hơn đã giúp DN, nhất là DN lớn đỡ vất vả trong việc lo nguồn tiền thanh toán cho đối tác", bà Hường nói thêm.


Các NHTM - đối tượng được đánh giá là chịu ảnh hưởng nhiều do họ đã bán ngoại tệ cho NHNN, thậm chí có NHTM ở trạng thái âm, cũng khẳng định hoạt động kinh doanh ngoại tệ sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá vẫn diễn ra bình thường. Tổng giám đốc OCB - ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, quyết định điều chỉnh tỷ giá vừa qua của NHNN là nằm trong kế hoạch đã được Thống đốc tuyên bố từ đầu năm, mức điều chỉnh không quá đột ngột nên các NH không bị lúng túng. Tất nhiên, những NH nào để trạng thái ngoại tệ âm sẽ lỗ một chút. "Nhưng tôi nghĩ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của NH và mức điều chỉnh 1% là chấp nhận được", ông Tùng nhận định.


Việc điều chỉnh tỷ giá thêm 1%, có thể nói, phần nào đáp ứng được kỳ vọng thị trường. Để giảm dần tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, chủ trương của NHNN không khuyến khích người dân gửi USD và NHNN sẽ điều hành theo hướng chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán ngoại tệ. Theo đó, lãi suất huy động USD đã được hạ xuống mức thấp hơn tiền gửi bằng VND rất nhiều. Tuy nhiên, do USD vẫn có vị thế là ngoại tệ mạnh, khả năng thanh toán rộng nên tạo ra tâm lý kỳ vọng đồng USD sẽ luôn tăng giá.


Với các NHTW, công cụ để điều tiết cung - cầu, giải tỏa kỳ vọng tăng giá USD hoặc là điều chỉnh tỷ giá hoặc hạ lãi suất huy động VND. "Trong bối cảnh lạm phát 6 tháng qua ở mức thấp, đồng thời xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, việc NHNN Việt Nam chọn điều chỉnh tỷ giá là hoàn toàn hợp lý"- một chuyên gia bình luận.


Dù được đánh giá điều hành chính sách tiền tệ đã linh hoạt hơn, nhưng trong "Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014", Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đưa ra đề xuất: "nới biên độ dao động tỷ giá hơn nữa". Nhưng theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế, ngân hàng chưa cần thiết để thực hiện điều này.


Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực, rất ít khi các NHTM giao dịch hết biên độ +/-1%. Mặc dù trong thực tế, đúng là có thời điểm tỷ giá giao dịch kịch trần, nhưng chỉ là do yếu tố tâm lý kỳ vọng tác động khiến thị trường xáo trộn nhất thời. Nhưng chỉ sau một "khoảnh khắc" diễn biến đó, các NHTM đã trở lại giao dịch bình thường, bởi thực tế cung - cầu ngoại tệ không có đột biến hay lệch pha. Do đó, thời điểm này, NHNN tiếp tục định hướng điều hành theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ thì chưa cần thiết phải nới biên độ điều chỉnh tỷ giá.


Tín dụng ngoại tệ tăng có đáng lo?


Theo báo cáo mới đây của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến đầu tháng 5/2014, trong khi tăng trưởng tiền gửi ngoại tệ giảm 9,1% thì tín dụng ngoại tệ tăng 7,2% và tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) ngoại tệ tăng từ 84,3% lên 99,5%. Điều này đã dấy lên lo ngại tình trạng đô la hóa có thể quay trở lại. Nhìn nhận trên tổng thể con số tuyệt đối về quy mô tín dụng, TS. Cấn Văn Lực cho rằng con số trên chưa có biểu hiện đáng phải quá lo ngại vì tín dụng bằng nội tệ vẫn gấp 8 lần ngoại tệ. Nên nếu tín dụng ngoại tệ có tăng 8 lần chỉ bằng tín dụng VND tăng 1 lần.


Sẽ không quá lo ngại nếu nắm kỹ bản chất vấn đề là quan điểm của Tổng giám đốc OCB. Bởi, theo ông Tùng, vì tín dụng ngoại tệ mới phục hồi, trong khi đó đối tượng được vay ngoại tệ vẫn được các ngân hàng kiểm soát chặt. Đơn cử, các DN nhập khẩu hàng hóa bán trong nước không được vay ngoại tệ, chỉ có DN xuất khẩu được vay ngoại tệ. Đây là những đối tượng đang cần được hỗ trợ nhiều. Mặt khác, bản thân các DN xuất khẩu đều có nguồn ngoại tệ ra - vào nên họ cân đối để trả nợ chứ không cần mua ngoại tệ của NH. Cũng có trường hợp đặc biệt, không có nguồn thu ngoại tệ cũng được NH cho vay bằng ngoại tệ, nhưng những trường hợp này các NHTM đều phải trình NHNN xem xét.


"Việc tín dụng ngoại tệ tăng còn được coi là dấu hiệu chứng minh niềm tin của DN vào khả năng NHNN sẽ đủ năng lực ổn định tỷ giá. Và dù có phải điều chỉnh thêm 1% nữa thì vẫn trong bài toán dự phòng của họ nên DN mới vay thêm", lãnh đạo một NH đưa ra quan điểm. Dẫu vậy, theo TS. Lực, dù chưa nghiêm trọng nhưng NHNN vẫn phải để mắt chấn chỉnh các NHTM kiểm soát cơ cấu tín dụng, khả năng cân đối ngoại tệ của mình. "Đúng là DN xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trả nợ, bán lại cho NH, nhưng không ai dám chắc DN đó sẽ bán lại toàn bộ ngoại tệ cho NH đó hay phân tán ra nhiều nơi. Vì vậy, NH không nên quá mạnh tay cho vay ngoại tệ nếu không lại lấn cấn chuyển rủi ro tỷ giá hối đoái sang rủi ro thanh khoản, mất cân đối đầu vào - đầu ra", ông Lực lưu ý.


Từ nay đến cuối năm, theo như cam kết của Thống đốc NHNN thì dư địa điều chỉnh tỷ giá vẫn còn 1%. Nhận định của nhiều chuyên gia, cũng như lãnh đạo các NHTM thì cho rằng, với tình hình cung - cầu không quá đột biến, cùng nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, xu hướng dự trữ ngoại hối tăng, cán cân thanh toán thặng dư khả quan theo dự báo… việc điều chỉnh tỷ giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát của NHNN.


"Dù NHNN có sử dụng nốt của để dành thì cũng không quá bất ngờ đối với các chủ thể tham gia thị trường vì đã được vạch sẵn trong kế hoạch kinh doanh của họ ngay từ đầu năm", lãnh đạo một NHTM khẳng định.









TS. Alan Phạm - Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital:


Chưa cần thiết phải điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá


Nếu không có vấn đề cấp thiết, NHNN nên tiếp tục giữ mức biên độ dao động tỷ giá như thời điểm hiện tại +/-1% chứ không nên thay đổi chính sách liên tục. Qua tiếp xúc với DN, tôi thấy hiện tỷ giá không phải là vấn đề các DN cảm thấy khó khăn. Chẳng hạn số lượng khách hàng vay bằng USD tăng nhanh chứng tỏ DN tin vào điều hành tỷ giá của NHNN dù có điều chỉnh thêm 1% vẫn không phải vấn đề lớn đối với họ. Theo quan sát của tôi, với các nguồn ngoại tệ như kiều hối, xuất khẩu, giải ngân FDI… vẫn khá ổn định. Trong khi nhập khẩu có tăng nhưng không có sự đột biến, thì từ nay đến cuối năm cung - cầu ngoại tệ không đến mức căng thẳng, tỷ giá tiếp tục duy trì ổn định.


TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia:


Nền tảng để điều chỉnh tỷ giá hoàn toàn tốt


Theo quan điểm cá nhân tôi, việc các NH để trạng thái âm ngoại tệ cho thấy họ hoàn toàn tin tưởng vào điều hành chính sách của NHNN không chỉ ngắn hạn mà cả trong trung hạn. Như vậy đã không có sự dịch chuyển tài sản nào từ nội tệ sang ngoại tệ trong tài khoản của các NHTM. Điều đó cho thấy nền tảng để NHNN điều chỉnh tỷ giá là hoàn toàn tốt.


Báo cáo gần đây của IMF đánh giá tỷ giá hối đoái của Việt Nam ở mức cân bằng dài hạn giữa tỷ giá thực với tỷ giá danh nghĩa rất tích cực. IMF cho rằng chính sách tỷ giá hối đoái của NHNN trong thời gian qua và trung hạn là rất thành công.


Thực tế, các chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách đã từng kiến nghị với Thủ tướng điều chỉnh tỷ giá ở mức cao hơn nữa vì cho rằng kinh tế Việt Nam đang dò đáy đi lên và cần các biện pháp kích thích mới có tác động tích cực. Trong nhiều biện pháp kích thích khu vực nông nghiệp, xây dựng, xuất khẩu… thì biện pháp linh hoạt hóa tỷ giá hối đoái, hỗ trợ xuất khẩu là biện pháp quan trọng và đúng hướng. Và tôi nhìn thấy tác động tích cực trong ngắn hạn và trung hạn.


Tôi cho rằng, từ nay đến cuối năm nếu có cơ hội, điều kiện và Chính phủ cho phép, NHNN có thể điều chỉnh tỷ giá thêm 1%.


Phạm Quang Dũng - Phó tổng giám đốc Vietcombank:


Không có sức ép nào đáng kể lên tỷ giá


Việc điều chỉnh tỷ giá đã nằm trong lộ trình định hướng chính sách tiền tệ được thông báo từ đầu năm và nằm trong kế hoạch của NH. Về lo ngại điều chỉnh tỷ giá tác động đến lãi suất giữa đồng USD và VND, tôi nghĩ rằng không ảnh hưởng nhiều đến lãi suất và diễn biến thị trường vẫn tiếp tục ổn định theo hướng có lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô. Lãi suất đồng VND đang ở mức thấp và là điều kiện tốt để giảm lãi suất cho vay đối với DN.


Tôi cho rằng, việc NHNN kiểm soát lãi suất ngoại tệ, đồng thời có sự điều chỉnh tỷ giá còn có tác động kép mà ít được đề cập đến. Đó là với việc khống chế lãi suất huy động, chi phí đầu vào NH giảm xuống tạo điều kiện cho họ tiết giảm lãi vay đáng kể với các đối tượng khách hàng được vay vốn ngoại tệ. Với mức lãi suất ngoại tệ thấp cùng với chính sách điều hành tỷ giá như hiện nay, có thể nói chưa bao giờ các NH Việt Nam lại có cơ hội có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với NH nước ngoài trong việc cung ứng nguồn vốn ngoại tệ cho các DN trong nước.


Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐQT Petrolimex:


Chúng tôi không bất ngờ


Điều chỉnh tỷ giá lần này không khiến Petrolimex bất ngờ vì đây là định hướng đã công khai của Chính phủ, NHNN. Đương nhiên đối với Petrolimex là tập đoàn lớn, chúng tôi không chỉ kinh doanh riêng lĩnh vực xăng dầu mà còn có nhiều ngành nghề khác như vận tải biển, hóa dầu, hoạt động về định chế tài chính… việc điều chỉnh này tác động trực diện vào DN chúng tôi. Nhưng tôi cho rằng điều chỉnh 1% là hợp lý, chấp nhận được. Bởi nếu cân đối chung sẽ có hiệu ứng tích cực đối với DN xuất khẩu. Mà những DN xuất khẩu cũng chính là khách hàng của những DN nhập khẩu.




DPM: cổ tức 25% vẫn khả thi dù giá khí đầu vào tăng

DPM: cổ tức 25% vẫn khả thi dù giá khí đầu vào tăng


Giá khí đầu vào tăng 12,5% sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận, các dự án đầu tư lớn đang triển khai có đủ hấp dẫn đưa Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (mã chứng khoán DPM) trở lại là doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận cao như các năm trước? Báo ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc DPM.


Theo cách tính giá khí mới từ 1/4/2014, giá khí bán cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ được tính theo công thức bằng 46% giá dầu FO tại thị trường Singapore cộng với phí vận hành, vận chuyển, tương đương mức tăng khoảng 12,5% so với trước. Việc này ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của DPM như thế nào?


Đương nhiên giá khí tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của DPM, vì khí chiếm 70% giá thành Đạm Phú Mỹ. Theo công thức mới này, DPM đang mua khí với giá 7,5 USD/MMBTU. Nếu giá khí cứ tăng 1 USD/MMBTU thì DPM tăng chi phí đầu vào 400 tỷ đồng, tương ứng giảm lợi nhuận 400 tỷ đồng. Với mức tăng 12,5% giá khí đầu vào, tương ứng tăng 8,4% chi phí giá thành làm lợi nhuận cũng giảm tương ứng.


Như vậy, DPM đứng trước rủi ro biến động giá đầu vào mỗi năm. Làm thế nào để hạn chế rủi ro này, thưa ông?


Đúng là với công thức mới thì giá khí sẽ tăng giảm theo giá dầu và khó đoán định. Nhưng biểu đồ giá dầu FO và giá urê khá tương đồng, giá khí tăng thì giá urê cũng tăng, nên vẫn đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận. Về yếu tố chủ quan, thị trường urê có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ 2 năm nay, khi nhà máy Ninh Bình và Cà Mau đi vào hoạt động, nhưng DPM vẫn giữ vững thị phần với 25% ở miền Bắc, 70 - 75% ở miền Trung-Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, 35% tại Tây Nam Bộ.


Tính chung cả nước, DPM chiếm 40% thị phần phân đạm. Nhà máy luôn vận hành hơn 100% công suất và toàn bộ sản phẩm làm ra đều được tiêu thụ một cách hiệu quả.


DPM có xin điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2014 không và cam kết trả cổ tức 25% bằng tiền mặt có còn khả thi?


Chúng tôi đang xin ý kiến cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về việc điều chỉnh kế hoạch 2014. Con số 1.384 tỷ đồng lợi nhuận đã được ĐHCĐ thông qua là con số xây dựng khá sát trên giá khí cũ nên đương nhiên, về mặt số học thì tăng chi phí bao nhiêu tương ứng giảm lợi nhuận bấy nhiêu. Nhưng nhiều khả năng PVN sẽ giao cho chúng tôi một kế hoạch để phấn đấu. Mặt khác, Tổng công ty đã áp dụng hàng loạt biện pháp giảm chi phí như: ban hành định mức sản xuất; thực hiện thưởng phạt thực hiện định mức; thực hiện các sáng kiến cải tiến kỹ thuật giúp giảm giá thành…


Với nỗ lực phấn đấu của Tổng công ty, tôi hy vọng, lợi nhuận thực hiện trên thực tế giảm thấp hơn con số tăng chi phí đầu vào và dù khó khăn đến đâu, Ban điều hành cũng cố gắng thực hiện đúng cam kết là lợi nhuận sẽ đủ để trả cổ tức tối thiểu ở mức 25% mệnh giá cho năm 2014.


Nhưng kết quả 660 tỷ đồng lợi nhuận 6 tháng đầu năm của DPM vẫn khả quan?


Không thể căn cứ vào kết quả 6 tháng đầu năm để kỳ vọng thực hiện cả năm cũng cao như vậy. Do yếu tố mùa vụ nên tỷ trọng lợi nhuận của nửa đầu năm luôn lớn hơn 50% so với lợi nhuận của cả năm. Giá khí mới cũng chỉ mới áp dụng từ quý II. Thêm vào đó, thực hiện kiểm soát tải trọng đường bộ làm tăng chi phí vận tải đường bộ, sau đó đến đường sông và đường biển cũng làm ảnh hưởng đến chi phí của Tổng công ty. Lãi suất tiền gửi có thể tiếp tục giảm trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chúng tôi sẽ cố gắng để tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện mới.


Giá phân urê trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm và cung vượt cầu, đó có phải là “nhân tố nguy hiểm” cho DPM?


Đúng là so với mức đỉnh 500 USD/tấn năm 2012 thì hiện nay giá urê trên thế giới có chiều hướng đi xuống. Vấn đề là giảm ở mức độ nào và trong bao lâu. Nếu giá thế giới duy trì ở mức 350 USD/tấn FOB thì ngành sản xuất phân bón vẫn có tỷ lệ lợi nhuận chấp nhận được.


Khi giá khí tăng, nhiều ý kiến cho rằng, DPM không còn là cổ phiếu tăng trưởng. Ông bình luận gì về nhận định này?


Sự phát triển của doanh nghiệp cũng như một con người, có lúc thăng lúc trầm giống như biểu đồ hình sin. Tuy nhiên, quan trọng là hình sin đi lên hay đi xuống. DPM hiện đang chững lại, nhưng chững lại để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với hình sin đi lên. Đến cuối năm 2016, đầu năm 2017, việc hoàn thành các dự án đang đầu tư sẽ đưa DPM lên nấc thang tăng trưởng mới.


Ông có thể cho biết tiềm năng của dự án NH3 - NPK và UFC 85 mà Tổng công ty đang đầu tư?


Khi hai dự án mới này đi vào hoạt động sẽ đóng góp doanh thu khoảng 4.500 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm. Mỗi năm, nước ta phải nhập khẩu hơn 300.000 tấn NH3 và 500.000 tấn NPK chất lượng cao, trong khi nhà máy của chúng tôi khi đi vào hoạt động cũng chỉ cung ứng cho thị trường 45.000 tấn NH3 và 250.000 tấn NPK chất lượng cao.


Thu Hương - ĐTCK




Vinatex công bố giá khởi điểm 11.000 đồng/cổ phần

Vinatex công bố giá khởi điểm 11.000 đồng/cổ phần
Theo Vinatex, sẽ có tối đa ba nhà đầu tư chiến lược, trong đó có một nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, hai nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, phân phối.

Tính đến cuối năm 2013, năng lực sản xuất của Vinatex đạt 100.600 tấn sợi, 161,4 triệu m2 vải, 210 triệu sản phẩm may mặc các loại cùng nguồn quỹ đất khá lớn hơn 490.000m2. Tổng tài sản hợp nhất của tập đoàn này đến cuối năm 2013 được xác định là 11.830 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 4.964 tỉ đồng, có tổng doanh thu 11.608 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 272 tỉ đồng.


Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật VN (Vocarimex) cũng dự kiến đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) 37.901.500 cổ phần với mức giá khởi điểm dự kiến 11.300 đồng/cổ phần vào ngày 25-7. Vocarimex có vốn điều lệ 1.218 tỉ đồng, Nhà nước nắm giữ 36% vốn điều lệ, bán cho người lao động trong doanh nghiệp 0,88%, bán cho nhà đầu tư chiến lược 32% và bán đấu giá công khai 31,12%.



Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Ổn định tỷ giá: Những khuyến nghị của chuyên gia

Ổn định tỷ giá: Những khuyến nghị của chuyên gia


Cần có những biện pháp giảm thiểu các hạn chế và rủi ro của cơ chế điều hành tỷ giá hiện thời, đây là khuyến nghị chính sách được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra trong báo cáo “Kinh tế vĩ mô 2014”, công bố ngày 26/6 vừa qua.


Rủi ro bất ổn tỷ giá


Theo nhận định của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong hai năm (2012- 2013), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động hơn trong việc thông tin về định hướng điều hành tỷ giá, giữ tỷ giá ổn định; việc điều hành thanh khoản ngoại tệ cũng được lưu tâm hơn, thông qua các hoạt động của NHNN với vai trò là người mua/người bán cuối cùng trên thị trường và hạn chế trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Về lý thuyết, giữ ổn định tỷ giá sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kiểm soát lạm phát thông qua việc tạo dựng niềm tin vào đồng nội tệ, ổn định giá cả hàng hóa tiêu dùng và đầu vào nhập khẩu. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, việc giữ tỷ giá ổn định cũng tiềm ẩn một số rủi ro, bất ổn. Đó là, lạm phát dù đã được kiểm soát tốt nhưng vẫn ở mức cao so với thế giới, dẫn đến tiền đồng đang được định giá cao, gây áp lực dồn nén đến tỷ giá. Nhóm nghiên cứu của báo cáo phân tích: Yếu tố tâm lý và đầu cơ vẫn có thể đe dọa sự ổn định của thị trường ngoại hối, đặc biệt trong bối cảnh yêu cầu tăng tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu đang được tranh luận và áp lực lạm phát đang phần nào suy giảm.


Từ những phân tích thực tế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay là neo cố định theo USD, theo đó, rủi ro bất ổn tỷ giá đang bị dồn ép, việc kiểm soát cung tiền và lạm phát đang gặp thách thức. Ngoài ra, giữ tỷ giá cố định trong thời gian quá dài không tạo được động lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước, cũng như không khuyến khích được gia tăng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng của các ngành, hàng xuất khẩu.


Cần tránh xu hướng điều chỉnh tăng đột ngột một chiều tỷ giá sau đó giữ nguyên tỷ giá chính thức trong thời gian dài mà nên tạo một khuôn khổ linh hoạt hơn cho tỷ giá với sự thay đổi tỷ giá chính thức có lên, có xuống với mức điều chỉnh nhẹ với tần suất nhiều hơn.


Khuyến nghị từ thực tế


Định hướng chung, theo Ủy ban Kinh tế, là cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn với những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế của cơ chế hiện thời. Khuyến nghị được cơ quan này đưa ra là, trong giai đoạn ngắn hạn trước mắt (2014-2015), cần có cơ chế kiểm soát vốn hiệu quả để có thể ổn định được tỷ giá ở mức độ nhất định cùng với gia tăng dự trữ ngoại hối đủ lớn và nâng cao hiệu quả các biện pháp trung hòa để chống lại các cú sốc; cải thiện được tính độc lập của chính sách tiền tệ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều rủi ro bất ổn khó lường.


Việc neo giữ chặt vào đồng USD khiến lựa chọn chính sách trở nên thu hẹp hơn. Báo cáo chỉ ra rằng, kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, chuyển sang cơ chế neo giữ một giỏ tiền tệ là một lựa chọn hợp lý, vừa giữ được ổn định tỷ giá ở mức độ nhất định, vừa bảo đảm tính linh hoạt của chính sách. Việt Nam hiện nay đã đáp ứng đủ các điều kiện cho việc neo tỷ giá theo giỏ tiền tệ bởi độ mở kinh tế nước ta lớn nhưng lại không bị lệ thuộc chủ yếu vào một đối tác cụ thể nào. Vì thế, cơ chế này không những không khiến Việt Nam bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tiền tệ bên ngoài mà còn giúp Việt Nam ngăn chặn tốt hơn các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế. Đặc biệt, để tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá trong giới hạn ổn định cho phép, cần tăng biên độ dao động của tỷ giá ngân hàng thương mại xung quanh tỷ giá chính thức thay vì vẫn giữ ở mức 1% hiện nay.


Duy Minh - Báo Công Thương




Cổ phiếu bất động sản dễ có 'sóng' tuần tới

Cổ phiếu bất động sản dễ có 'sóng' tuần tới


Thị giá của nhiều cổ phiếu bất động sản, như CLG, BCI, ASM… đang trên đà tăng, hứa hẹn có thể tạo “sóng” trong thời gian tới.


Cổ phiếu CLG của Công ty cổ phần Phát triển nhà Cotec từ cuối tháng 3 đến tháng 5 đã giảm từ mức gần 12.000 đồng/cổ phiếu xuống đáy 6.700 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, từ cuối tháng 5 đến nay, CLG đã nhúc nhích tăng giá và hiện đã vượt ngưỡng 8.000 đồng/cổ phiếu.


Tương tự, cổ phiếu BCI sau khi rơi xuống mức đáy 17.300 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 5 đã có những tín hiệu hồi phục nhẹ trong thời gian gần đây và hiện trở lại mức giá trên 19.000 đồng/cổ phiếu.


Những diễn biến của CLG và BCI cũng là chu kỳ chung của nhiều cổ phiếu bất động sản khác. Cụ thể, từ giữa tháng 5 đến nay, CCL của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Dầu khí Cửu Long đã phục hồi từ mức 4.000 đồng/cổ phiếu lên 5.500 đồng/cổ phiếu; ASM của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang đã tăng từ 7.200 đồng/cổ phiếu lên trên 10.000 đồng/cổ phiếu; cổ phiếu C21 của Công ty cổ phần Thế kỷ 21 đã tăng từ hơn 16.000 đồng/cổ phiếu lên trên 20.000 đồng/cổ phiếu.


Theo đánh giá của giới chuyên môn, mặc dù thị trường bất động sản vẫn còn lượng hàng tồn lớn, nhưng đầu năm 2014, thị trường đã bắt đầu có thanh khoản, thay vì đóng băng trong suốt năm 2013. Một số chủ đầu tư thậm chí còn điều chỉnh tăng giá bán, như chủ đầu tư Dự án Golden West (đường Lê Văn Thiêm, Hà Nội) đã điều chỉnh tăng 5% giá bán, Dự án Thăng Long Number One (Hà Nội) đã được điều chỉnh tăng khoảng 2% giá bán. Một số dự án căn hộ được rao bán đã có giá chênh so với giá gốc do chủ đầu tư đưa ra…


Ngoài ra, động thái từ các ngân hàng hiện nay cũng có thể tạo thêm kích thích cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Giữa tháng này, 8 ngân hàng thương mại lớn đã ký kết thỏa thuận triển khai sản phẩm tín dụng liên kết bốn nhà (ngân hàng - chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung cấp vật liệu).


Ngay sau khi ký thỏa thuận hợp tác, các ngân hàng đã khởi động 4 chuỗi liên kết trong lĩnh vực xây dựng và giao thông với tổng mức đầu tư 7.778 tỷ đồng. Các ngân hàng tham gia đã cam kết hỗ trợ tín dụng cho các chủ thể tham gia dự án với tổng số tiền là 6.149 tỷ đồng.


Ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV cho biết, BIDV đã xây dựng và hoàn thiện quy định, quy trình nội bộ, đảm bảo việc phối hợp triển khai giữa các chi nhánh BIDV và giữa BIDV với các ngân hàng bạn.


Theo đánh giá của đại diện Ngân hàng Nhà nước, việc triển khai sản phẩm này sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn bất động sản, hàng tồn vật liệu xây dựng. Ngoài ra, việc hợp tác giữa các tổ chức tín dụng cũng giúp kiểm soát dòng tiền tốt hơn, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, giảm thiểu cung ứng tín dụng trùng lắp, giảm nợ xấu trong hoạt động ngân hàng.


Theo ĐTCK




Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Căng thẳng biển Đông, 'biến số khó lường' với lạm phát

Căng thẳng biển Đông, 'biến số khó lường' với lạm phát

Theo dự báo của những người thực hiện báo cáo này, CPI của Việt Nam có thể sẽ kết thúc giai đoạn tăng chậm, khi sự điều chỉnh giá cả các mặt hàng cơ bản như y tế, giáo dục và tác động của sự kiện biển Đông dần dần được phản ánh vào giá cả các hàng hóa trong trung hạn.


Nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng thế nào bởi căng thẳng biển Đông là câu hỏi đã được đại biểu Quốc hội "đòi" Chính phủ dự báo tại kỳ họp thứ 7 vừa qua.

Câu trả lời đơn lẻ trong từng hoàn cảnh cụ thể ít nhiều đã có, song một dự báo có hệ thống vẫn đang là khoảng trống.


Ở vị trí độc lập với cơ quan hành pháp, mới đây Trung tâm Nghiên cứu kinh tế thuộc Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam đã đưa ra một số phân tích đáng chú ý về tác động từ căng thẳng biển Đông đối với nền kinh tế Việt Nam, tại một báo cáo về triển vọng kinh tế.


Các chuyên gia của trung tâm này nhận định, trước mắt nền kinh tế chưa phải chịu "cú sốc" lớn nào từ căng thẳng biển Đông, song ảnh hưởng trong dài hạn từ vấn đề này là cần được tính đến, khi nguồn lực của đất nước phải tiêu tốn vào các hoạt động nhằm đối phó với những rủi ro mới đang thường trực.


Bên cạnh đó, áp lực cải tổ nền kinh tế theo hướng giảm bớt sự lệ thuộc trực tiếp vào Trung Quốc đang được hết sức quan tâm, khi vẫn tiềm ẩn sự gia tăng căng thẳng quan hệ trong tương lai.


Căng thẳng tại biển Đông chưa gây ra cú sốc cung trong ngắn hạn, song vẫn là biến số khó lường đối với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), báo cáo nhìn nhận.


Theo dự báo của những người thực hiện báo cáo này, CPI của Việt Nam có thể sẽ kết thúc giai đoạn tăng chậm, khi sự điều chỉnh giá cả các mặt hàng cơ bản như y tế, giáo dục và tác động của sự kiện biển Đông dần dần được phản ánh vào giá cả các hàng hóa trong trung hạn.


Một số mặt hàng nông sản đã có mức giảm giá khá mạnh trong tháng 6 khi không tìm được đường xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khi đó, với tỷ trọng nhập siêu lớn từ Trung Quốc và các mặt hàng chủ yếu là máy móc, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, nguy cơ tăng giá thành phẩm là rất lớn, báo cáo viết.


Phân tích cụ thể hơn, báo cáo nêu rằng Trung Quốc đang cung cấp khoảng 50% tất cả các nguyên liệu vải sợi cho Việt Nam. Các nguyên liệu ngành vải sợi như bông, xơ sợi, vải, nút, vật liệu may… hầu hết phải nhập khẩu. Trừ bông, được nhập khẩu từ Úc, Ấn Độ và Hoa Kỳ, hầu hết các nguyên phụ liệu ngành may mặc được nhập khẩu từ Trung Quốc.


Vì vậy, chỉ cần có sự không ổn định trong cung cấp các đơn hàng từ phía Trung Quốc cũng có thể gây thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp ngành vải sợi và dệt may, một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.


Nhận định này cũng được một số doanh nhân chia sẻ, khi không ít doanh nghiệp đã tính đến việc lập văn phòng ở nước thứ ba để nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc.


Chuyển sang lĩnh vực khác, bản báo cáo cho rằng các biện pháp nhằm giảm bớt sự lệ thuộc trực tiếp vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn kinh tế cho sản xuất.


Với ngân hàng, nhận định được đưa ra là vẫn tồn tại áp lực giảm đối với lãi suất huy động. Tuy nhiên, rủi ro từ biển Đông sẽ là nhân tố khó lường gây ảnh hưởng tới tình hình kinh tế nói chung cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng. Cùng với đó, động thái điều chỉnh tỷ giá vừa qua lại tạo sức ép duy trì lãi suất VND cao để hạn chế đô la hóa.


Giá vàng trong nước tăng được báo cáo nhận định là do nhu cầu mua vàng tránh rủi ro của người dân.


Cho tới thời điểm này, thị trường vàng trong nước vẫn tự điều tiết cung cầu, vì vậy việc can thiệp của Ngân hàng Nhà nước bằng cách đấu thầu vàng là chưa cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này luôn tỏ ý sẵn sàng và đủ nguồn lực để can thiệp bình ổn thị trường nếu thị trường có diễn biến biến phức tạp hơn, báo cáo cho biết.



Chứng khoán Châu Á giảm do lo ngại FED tăng lãi suất

Chứng khoán Châu Á giảm do lo ngại FED tăng lãi suất


Quan chức James Bullard của Fed cho rằng lạm phát thất nghiệp sẽ giảm xuống dưới mức 6% và lạm phát có thể sẽ tăng trở lại mức 2% vào cuối năm nay, đưa nền kinh tế trở lại gần trạng thái bình thường. Ông cho rằng việc tăng lãi suất vào cuối quý 1/2015 sẽ là hợp lý.


Lúc 13h16 giờ Việt Nam, chỉ số chứng khoán MSCI Châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,3% xuống 145,06 điểm, với 8/10 nhóm ngành giảm.


Chỉ số này đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 6 năm vào phiên trước và đang hướng tới mức tăng 0,3% cả tuần này.


Chứng khoán Nhật Bản giảm 0,8% do đồng Yên lên giá so với USD. Một báo cáo trong ngày cho thấy lạm phát đã tăng tốc lên mức cao nhất trong 32 năm.


Chứng khoán Hàn Quốc giảm 0,3%, chứng khoán Australia giảm 0,4%, nhưng chứng khoán New Zealand tăng 0,3%.



Dịch vụ cảng biển: Triển vọng không chia đều cho tất cả

Dịch vụ cảng biển: Triển vọng không chia đều cho tất cả


Trước đó, trong đợt bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), Cảng Quảng Ninh cũng chỉ bán được 7,5% số đem ra đấu giá. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với Công ty TNHH MTV Cảng Nha Trang, khi IPO chỉ bán được khoảng 6,3% số cổ phần; Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng cũng ế tới hơn 80% số cổ phần chào bán trong đợt IPO vừa qua...


Mặc dù vậy, cổ phiếu cảng biển dường như đang bị đánh giá dưới tiềm năng. Đại diện CTCK Bảo Việt (BVSC) phân tích, cảng biển là một trong những ngành được hưởng lợi trong trung và dài hạn, khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Khi đó, Chính phủ chắc chắn sẽ đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông, năng lực cảng biển… Thủ tục hải quan cũng được đàm phán trong TPP theo hướng tích cực, giúp cho hoạt động thương mại được nhanh chóng và thuận lợi. Tuy nhiên, cơ hội phát triển không chia đều cho tất cả DN trong ngành.


Ông Lưu Văn Lương, Phó giám đốc Khối phân tích và tư vấn đầu tư BVSC cho biết, lợi thế của các DN cảng biển nằm ở vị trí mà họ sở hữu. Điều này sẽ quyết định hiệu suất hoạt động của cảng. Do đó, các cảng mang tính địa phương, nội địa, đường thủy trong nước như Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng sẽ có tiềm năng phát triển không lớn bằng các cảng ở khu vực trung tâm, năng động về giao thông đường thủy của cả nước như tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng... Điều này cũng lý giải vì sao NĐT không mấy mặn mà với đợt IPO các cảng Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng, trong khi Cảng Hải Phòng lại bán được tới 47% số cổ phiếu đấu giá.


Ở một góc độ khác, một chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện có khoảng 30 cảng biển trải dọc cả nước. Tuy nhiên theo quy hoạch hệ thống cảng biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Việt Nam sẽ chỉ tập trung phát triển một số cụm cảng lớn. Do đó, đầu tư vào cổ phiếu ngành này cũng cần căn cứ vào tiềm năng phát triển trong dài hạn.


Ông Lương chỉ ra, nhóm các DN cảng biển tiềm năng bao gồm những DN sở hữu nhiều cảng biển tại các vị trí đắc địa, đầu tư chiều sâu, năng lực khai thác cảng biển tốt, ví dụ như Tân Cảng Sài Gòn. Vị này cũng khuyến cáo nhóm ổn định gồm những DN được hưởng lợi vị trí địa lý, nên khai thác tối đa công suất và đạt được mức độ sinh lời cao. Song, một số cảng do không có khả năng tăng quy mô hay phát triển thêm quỹ đất nên trong tương lai sẽ kém lợi thế cạnh tranh, nhiều khả năng bị thâu tóm bởi các DN cùng ngành...


Chuyên gia của BVSC cũng đề xuất NĐT nên quan tâm đến cổ phiếu Gemadept (GMD) như một DN tiêu biểu trong ngành cảng biển. Đây là DN dẫn đầu trong lĩnh vực cảng biển và logistics, đứng số một tại TP. Hồ Chí Minh về cảng cạn ICD, đứng số hai cả nước về khai thác cảng biển cũng như cảng hàng không, đứng số một về cho thuê kho bãi và đóng gói cà phê. DN này cũng có hệ thống cảng biển tập trung tại những vùng kinh tế trọng điểm, phân bổ nhiều trên phạm vi cả nước.


Đồng thời, đây cũng là DN đầu tư đa ngành khá thành công với 30.000 ha cao su tại Campuchia, lợi nhuận năm 2014 đột biến từ hạch toán cao ốc, sở hữu nhiều BĐS có giá trị...


Khanh Đoàn


THỜI BÁO NGÂN HÀNG



Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Ông Phạm Hồng Sơn: Giao dịch margin được UBCK giám sát theo ngày

Ông Phạm Hồng Sơn: Giao dịch margin được UBCK giám sát theo ngày


Trước thông tin có tình trạng lách quy định trong tỷ lệ cho vay giao dịch ký quỹ (margin), ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho hay, mọi thông tin về giao dịch ký quỹ đều được UBCK yêu cầu CTCK báo cáo theo ngày. Song song với việc giám sát này, UBCK thực hiện thanh kiểm tra các CTCK và sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.


Cuối tháng 8/2011, UBCK ra Quyết định số 637/QĐ-UBCK ban hành quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán, đây là lần đầu tiên, một văn bản chính thức quy định về việc CTCK cho NĐT vay tiền giao dịch chứng khoán. Tỷ lệ cho vay tối đa theo quy định ban đầu là 40% giá trị danh mục. Tỷ lệ này được đánh giá là thận trọng, bởi theo lý giải của cơ quan quản lý thời điểm ban hành Quyết định 637, do thị trường còn mới, nên mức cho vay tối đa 40% giá trị danh mục là để CTCK và NĐT làm quen với công cụ mới, giảm thiểu rủi ro.


Đến ngày 8/1/2013, UBCK ký Quyết định số 09/QĐ-UBCK sửa đổi một số điều của Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 637/QĐ-UBCK. Với quyết định này, tỷ lệ cho vay được điều chỉnh tối đa lên mức 50% - mức phổ biến của TTCK nhiều nước trên thế giới. Các quy định về giới hạn tỷ lệ 200% tổng dư nợ cho vay ký quỹ của CTCK trên vốn chủ sở hữu cũng như tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng và một mã chứng khoán vẫn được duy trì.


Tuy nhiên, thực tế gần 3 năm triển khai cho thấy, các CTCK tỏ ra khá thận trọng với danh mục cũng như tỷ lệ vay giao dịch ký quỹ. Những mã có thanh khoản thấp, dù đủ điều kiện được giao dịch ký quỹ vẫn không được CTCK chấp thuận giải ngân, hoặc có tỷ lệ cho vay thấp, tương tự như trường hợp các mã chứng khoán đã tăng giá mạnh.


Thống kê cho thấy, ngay tại các CTCK lớn là SSI, HSC, VNDS… số dư cho vay margin ở thời điểm lập báo cáo tài chính quý, năm, dù có tăng khi thị trường tăng trưởng tích cực, nhưng cũng chưa chạm đến mức giới hạn của CTCK. Điều này cho thấy, cả NĐT và các CTCK đều có những thận trọng riêng.


Thận trọng, khi cả NĐT và CTCK đều có những bài học đắt giá giai đoạn trước do sử dụng đòn bẩy quá đà, là diễn biến chung trên TTCK. Tuy nhiên, tìm hiểu của ĐTCK tại các đầu môi giới cho thấy, thị trường vẫn tồn tại những hình thức khác margin (là CTCK cho vay trực tiếp) nhằm hỗ trợ vốn cho NĐT.


Thưa ông, trong thời gian qua, có thông tin cho rằng, thị trường tồn tại hiện tượng vượt trần quy định margin tại các CTCK. Trong vai trò cơ quan quản lý, ông đánh giá thế nào về thông tin này?


Theo quy định hiện hành, CTCK chỉ được phép cho NĐT vay mua chứng khoán nằm trong danh mục được phép giao dịch ký quỹ, với tỷ lệ cho vay tối đa 50% giá trị danh mục. Ngoài ra, CTCK còn bị giới hạn ở tỷ lệ tổng mức cho vay margin trên vốn điều lệ, tỷ lệ cho vay tối đa một NĐT hay một mã chứng khoán.


Trong thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của TTCK, UBCK đã yêu cầu các CTCK phải thực hiện báo cáo hàng ngày, thay vì 2 tuần 1 lần như quy định cũ về tình hình đầu tư tự doanh cũng như cho vay margin. Tất cả các trường hợp có nghi ngờ, UBCK đều yêu cầu phải giải trình cụ thể từng hợp đồng, con số, nên về cơ bản, cho vay giao dịch ký quỹ đã và đang được UBCK giám sát một cách nghiêm ngặt.


Qua con số giám sát, ông đánh giá thế nào về mức độ cung cấp, sử dụng dịch vụ margin của các CTCK cũng như NĐT?


Dữ liệu báo cáo về của các CTCK cho thấy, các CTCK đã triển khai khá tích cực hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ, nhưng giai đoạn gần đây, tổng dư nợ cho vay margin không có đột biến, vẫn trong xu hướng thận trọng.


Ông cho rằng, về cơ bản, CTCK đã tuân thủ quy định cho vay giao dịch ký quỹ, nhưng thị trường cho rằng, vẫn có trường hợp NĐT được vay với tỷ lệ lớn, ở những mã không được phép giao dịch. Vậy UBCK làm gì để chấn chỉnh công tác chấp hành quy định của CTCK?


Quyết định 637 và Quyết định 09 đã quy định rất rõ về cho vay giao dịch ký quỹ của CTCK. Quan điểm của UBCK là CTCK phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định này. Các CTCK vi phạm, khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.


UBCK đã và đang tiến hành kiểm tra các CTCK có nghi ngờ vi phạm về hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ. Trong thời gian tới, các trường hợp vi phạm bị phát hiện đều sẽ được xử lý.


Nhân đây, tôi cũng khuyến cáo các CTCK cần tuân thủ nghiêm quy định pháp luật hiện hành để phòng ngừa rủi ro cho chính CTCK. Đồng thời, NĐT cũng nên nói không với các trường hợp vi phạm tỷ lệ, danh mục cho vay ký quỹ, để vừa đảm bảo an toàn tài sản trong các trường hợp có biến động thị trường lớn, vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NĐT trong trường hợp xảy ra các tranh chấp pháp lý.


Hoàng Hương - ĐTCK




TTF sẽ không có lợi nhuận đột biến trong quý 2?

TTF sẽ không có lợi nhuận đột biến trong quý 2?


Chi phí lãi vay tiếp tục đè nặng lên kết quả hoạt động


Doanh thu quý 1/2014 của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) đạt 280 tỷ đồng, so giảm mạnh 50% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 2.9 tỷ đồng nhưng vẫn tăng 73% so với cùng kỳ.


Mặc dù kết quả kinh doanh đã khởi sắc hơn nhưng chi phí lãi vay vẫn đang đè nặng lên kết quả kinh doanh của công ty này. Lợi nhuận gộp quý 1/2014 của TTF đạt 69.3 tỷ đồng, nhưng số lỗ hoạt động tài chính đã chiếm hơn 64% với 44.5 tỷ đồng, trong đó chi phí tài chính lên tới 47.5 tỷ đồng với chi phí lãi vay gần 45 tỷ đồng.



Nợ vay gần 2,000 tỷ đồng. Áp lực khi nợ vay ngắn hạn lớn và chiếm tỷ trọng cao


Tổng nợ vay tính đến cuối quý 1/2014 của TTF là 1,939 tỷ đồng, vẫn duy trì khá cao trong cơ cấu vốn của TTF với tỷ lệ 53.8%.



Đáng chú ý, nợ vay của TTF tập trung chủ yếu ở nợ vay ngắn hạn. Điều này khiến áp lực thanh khoản của TTF tăng cao, đặc biệt là khi tài sản của TTF đang bị "mắc kẹt" tại khoản mục hàng tồng kho lên tới 2,346 tỷ đồng và chiếm 65% tổng tài sản.



Phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ - Liệu có thành công?


Với kết quả doanh thu sụt giảm mạnh trong năm 2013 cũng như quý 1/2014 thì khó có thể kỳ vọng TTF sẽ giải quyết nhanh chóng lượng hàng tồn kho này trong năm 2014. Nếu vẫn tiếp tục tình trạng như hiện nay thì có thể thấy áp lực trả nợ gốc, lãi vay sẽ tiếp tục là gánh nặng mà TTF phải gồng mình chịu đựng trong thời gian tới.


Nhận thấy áp lực tài chính tăng cao, ĐHĐCĐ thường niên 2014 đã thông qua kế hoạch phát hành thêm vốn. Theo đó, TTF có kế hoạch phát hành hơn 31 triệu cp để giảm nợ vay và 25 triệu cp cho NĐT ngoại, với các phương án cụ thể:


(1) Phát hành 19.5 triệu cổ phiếu cho Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp (DATC) hay các đối tác mua nợ và tham gia quá trình tái cơ cấu tài chính với giá phát hành 8,400 đồng/cp. Nếu bán nợ thành công, TTF sẽ giảm nợ được gần 164.4 tỷ đồng.


(2) Phát hành 7 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược trong nước với giá 10,000 đồng/cp và phát hành 4,523,900 cp để hoán đổi toàn bộ số cổ phần của CTCP Chế biến Gỗ Trường Thành do các cổ đông khác ngoài TTF nắm giữ. Nếu thành công, TTF sẽ thu về được 70 tỷ đồng.


(3) Phát hành 25 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài với giá không thấp hơn 12,000 đồng/cp. Nếu phát hành thành công, TTF dự kiến sẽ thu về 300 tỷ đồng.


Như vậy, việc toàn bộ kế hoạch phát hành này thành công sẽ giúp TTF thu về hơn 534.4 tỷ đồng, và giúp giảm đáng kể số nợ vay hiện tại. Đây có thể là tiền đề để TTF đặt kế hoạch kinh doanh năm 2014 "hoành tráng", với doanh thu thuần đạt 1,683 tỷ đồng, lãi ròng 63.4 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 9% và tăng gấp 15 lần so với thực hiện năm 2013.


Triển vọng kết quả kinh doanh của TTF sẽ tươi sáng hơn nếu phát hành thành công. Tuy nhiên, liệu các nhà đầu tư tổ chức có mặn mà với đợt phát hành này hay không lại là vấn đề cần quan tâm.


Xét về mức giá thị trường hiện tại thì có lẽ DATC sẽ quan tâm nhiều nhất đến đợt phát hành này, khi thị giá của cổ phiếu TTF đang đứng ở mức 9,500 đồng/cp, cao hơn 13% so với giá phát hành dự kiến cho DATC, và thấp hơn 5.3% so với giá phát hành cho cổ đông chiến lược trong nước và thấp hơn 26.3% so với giá phát hành cho cổ đông nước ngoài.


Đến thời điểm hiện tại (cuối quý 2), vẫn chưa có thêm thông tin về đợt phát hành vốn lần này. Do đó, khó có thể kỳ vọng kết quả kinh doanh của TTF trong quý 2 này sẽ khởi sắc.



6 tháng đầu năm: 4.751 doanh nghiệp giải thể

6 tháng đầu năm: 4.751 doanh nghiệp giải thể


Trong tháng 6/2014, cả nước có 6.087 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 57,3 nghìn tỷ đồng – tăng 10,7% về số doanh nghiệp và tăng 89,6% về số vốn đăng ký so với tháng 5/2014. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký là 966 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký là 4.554; số doanh nghiệp giải thể là 849 doanh nghiệp.


Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có 37.315 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 230,9 nghìn tỷ đồng – giảm 4,1% về số DN đăng ký thành lập và tăng 19,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký là 6.066 doanh nghiệp; Số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký là 22.637; số doanh nghiệp giải thể là 4.751. Số DN rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm là 8.322 – giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2013.


6 tháng đầu năm: 4.751 doanh nghiệp giải thể (1)


Hải Minh



NỆM LIÊN Á