Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Đại gia ẩn mình ra mặt thành ông ngân hàng mới

Đại gia ẩn mình ra mặt thành ông ngân hàng mới

Không lâu sau những lời thừa nhận sai lầm trong việc đầu tư dàn trải, đầu tư đa ngành trong đó có tài chính ngân hàng, người từng giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam ông Đặng Thành Tâm đã rút lui khỏi 2 ngân hàng trong đó có Navibank.


Những cổ đông mới thế chân ông Tâm đã dần hé lộ sau khi Navibank đại hội cổ đông thay đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), chuyển trụ sở từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, thay thế một loạt nhân sự cao cấp.


Ở đó, xuất hiện bóng dáng một ông chủ buôn bán ô tô lớn tại Hà Nội - Gami Group của đại gia Nguyễn Tiến Dũng thông qua sự xuất hiện của ông tại đại hội cổ đông 2014, thông qua vị trí chủ tịch Vũ Hồng Nam (nguyên là phó chủ tịch Gami) và vị trí tổng giám đốc Trần Hải Anh - vợ ông Dũng.



Báo cáo quản trị 2013 của Navibank không cho thấy vị trí cổ đông lớn của những gương mặt mới, chỉ có ông Nam nắm giữ một tỷ lệ rất nhỏ 0,0034%, nhưng sự xuất hiện ở các vị trí lãnh đạo quan trọng nhất của ngân hàng cùng những quyết sách được được đưa ra cho thấy khá rõ ràng về vai trò và quyền lực của các cổ đông mới.


Gần đây, giới đầu tư cũng chứng kiến sự thâm nhập khá thành công của Tập đoàn Thiên Thanh vào TrustBank để hình thành nên Ngân hàng Xây dựng; ông Võ Quốc Thắng tham gia vào KienLongBank (với tư cách chủ tịch HĐQT); Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) dấn thân vào MBBank…


Trước đó, Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) của ông Vũ Văn Tiền cũng đã mua thành công 25,2 triệu cổ phiếu ABBank do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu và đang đàm phán mua nốt số cổ phần còn lại. Đại gia bất động sản này đang có xu hướng tham gia mạnh mẽ hơn vào một lĩnh vực mà nhiều người khác đã phải rút bỏ.


Gia đình ông Trầm Bê cũng đã sở hữu vượt 20% Ngân hàng Phương Nam và với quyết định sáp nhập với Sacombank, đại gia này sẽ thâm nhập sâu rộng hơn vào trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.


Cuộc chơi mới


Nhìn vào hoạt động của các ngân hàng trong thời gian gần đây có thể thấy kết quả kinh doanh của đa số không thực sự ấn tượng, nhiều ngân hàng không chia cổ tức hoặc chia ở một tỷ lệ rất. Nhiều ngân hàng chứng kiến nợ xấu tăng mạnh, lúc mất thanh khoản, lúc thì ứ thừa vốn không cho vay được. và đối mặt với nguy cơ thua lỗ.


Vậy tại sao nhiều đại gia vẫn “kết” đầu tư vào ngân hàng cho dù sự hấp dẫn của khu vực này đã giảm đi rất nhiều. ngân hàng không còn lãi cao như trước đây, đang gặp rất nhiều khó khăn, phải tái cấu trúc và đặc biệt là được quản lý giám sát một cách sát sao, tín dụng dễ dãi có lẽ chỉ còn trong dĩ vãng.


Để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu, một số trầy trật tìm đối tác chiến lược nước ngoài nhưng mãi vẫn không có người quan tâm. Một số “mất” đối tác ngoại giờ cũng đang mòn mỏi tìm kiếm. Thế nhưng, các ngân hàng dường như vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều đại gia trong nước. Có kẻ chán rút lui nhưng vẫn còn nhiều kẻ thèm muốn gia nhập một lĩnh vực tiền đẻ ra tiền.


Trước đây, ngân hàng được truyền tai như một “sân sau” về tài chính, huy động tiền cho các DN riêng của các đại gia, giúp các doanh nhân lớn có thể dễ dàng tiếp cận vốn.


Thực tế này cũng đã được chứng minh với trường hợp điển hình là ông Đặng Thành Tâm với Navibank, WesternBank và ông Đặng Văn Thành với Sacombank. Nhiều DN lớn của các đại gia đã vay vốn khủng từ các ngân hàng “người nhà”. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến không ít người phải ôm phải quả đắng. Thậm chí phải thừa nhận sai lầm, sợ hãi và không dám dấn thân vào lĩnh vực này.


Khó khăn là vậy nhưng không phải ai cũng e ngại. Mỗi khi có một đại gia tuyên bố bán, ngay lập tức họ tìm được người mua. Thậm chí nhiều đại gia phải bài binh bố trận vài năm trời để có thể “nắm” được một ngân hàng cho dù đó được đánh giá là tốt, khá hay yếu kém. Sự thật này cho thấy, với nhiều người, ngân hàng vẫn là một lĩnh vực đầy hấp dẫn với những đại gia nhiều tiền. Rủi ro của ngân hàng là có thực nhưng cơ hội có lẽ vẫn nhiều. Mỗi người có một cách làm và hẳn họ đã có kế hoạch để vực dậy những cỗ máy đang mang trong mình đầy rẫy những trục trặc.


Trong trường hợp Navibank, ngân hàng này đang có những thay đổi lớn, từ tên gọi cho tới trụ, rồi ông chủ mới, chiến lược mới. Ngân hàng Xây dựng đang hướng cho vay trong mảng vật liệu xây dựng mà Tập đoàn Thiên Thanh đang hoạt động. Ocean Bank của ông Hà Văn Thắm cũng chuyển hướng sang bán lẻ như chìa khóa cho sự tăng trưởng khi mà tín dụng cho các khách hàng DN lớn bị hạn chế…


Theo VEF



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á