Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Nghìn chiêu 'thoát xác' của doanh nghiệp địa ốcNghìn chiêu 'thoát xác' của doanh nghiệp địa ốc

Nghìn chiêu 'thoát xác' của doanh nghiệp địa ốcNghìn chiêu 'thoát xác' của doanh nghiệp địa ốc


Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản vẫn khó khăn chồng chất. Có lẽ nhận ra điều này, các doanh nghiệp không thể thụ động chờ vào chính sách mà đã vạch ra trăm phương ngàn kế để ứng phó và phát triển kinh doanh.

TIN MỚIBất động sản Trung Quốc suy yếu trên diện rộng Bất động sản Trung Quốc suy yếu trên diện rộng Hà Nội: Nguy cơ trở bệnh “thổi giá”(19/05) TP.HCM: Đón quy hoạch, săn BĐS sinh lời(19/05) Bộ Xây dựng thành lập đoàn kiểm tra công tác xây dựng và quản lý nhà ở tái định cư(19/05) Thị trường BĐS: Không thể "phá băng" bằng tín dụng(19/05) ĐỌC NHIỀU TRONG MỤCChuyên gia Nhật Bản: Điều chỉnh chỉ là tạm thời trước khi vào đợt tăng giá mới Chuyên gia Nhật Bản: Điều chỉnh chỉ là tạm thời trước khi vào đợt tăng giá mới SSI quý I/2014 lãi hợp nhất trước thuế 230 tỷ, doanh thu tăng 125%(16/05) Khi chung cư cũ trở thành hàng 'hot'(14/05)


Mượn gió bẻ măng


Theo trào lưu kinh doanh mới, nhiều doanh nghiệp bất động sản Tp.HCM cũng đã mạnh tay thuê người nổi tiếng làm đại diện thương hiệu sản phẩm. Mới đây, nhiều chủ đầu tư công bố sản phẩm song hành với việc công bố đại sứ, cố vấn và thậm chí là khách hàng thuộc giới MC, chính khách, ca sĩ...


Công ty đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh mời Nguyên Tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM Lê Thành Ân làm cố vấn quan hệ quốc tế và MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên làm đại sứ thương hiệu.


Trường hợp khác như Novaland có chiến dịch mời nhiều ca sĩ tên tuổi đầu tư vào hàng loạt dự án căn hộ tại TP HCM của doanh nghiệp. Công ty địa ốc Đất Xanh cũng đã có lần mời người đẹp nổi tiếng trong nước làm đại diện cho dự án bất động sản của doanh nghiệp. Trương Ngọc Ánh tham gia vào tất cả hoạt động truyền thông cho các dự án bất động sản cao cấp do Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư. ..


Theo các chuyên gia, bên cạnh các mặt thuận lợi, hình thức PR này cũng có không ít điều bất lợi. Điều cần chú ý là chủ đầu tư không dại gì ôm các khoản chi phí một mình. Họ sẽ cộng tất cả vào giá thành, làm giá sản phẩm tăng lên trong khi chất lượng, kết cấu công trình không thay đổi và người tiêu dùng sẽ phải trả các chi phí này.


Thay tên đổi họ


Thị trường bất động sản gần đây bỗng xuất hiện một trào lưu chủ đầu tư đổi tên dự án để bung hàng ra thị trường với chiến lược kinh doanh hoàn toàn mới. Một số người kinh doanh bất động sản lâu năm tiết lộ, nhiều dự án nhà ở đã mở bán từ nhiều năm nhưng lại còn hàng tồn đến nay đều là những dự án tai tiếng một thời.


Mục đích của việc thay áo mới cho dự án là nhằm gột rửa hết những tai tiếng của dự án trong quá khứ và để thực hiện chiến dịch tiếp thị mới, với những cam kết mới.


Một số trường hợp phải kể đến đó là Dự án Phuc Ha City Garden (xã An Khánh, huyện Hoài Đức) bỏ lửng trong thời gian dài của CTCP Đầu tư kinh doanh và Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phúc Hà (IPACO) được đổi tên thành Thăng Long Victory.


Dự án Alaska Garden City tại Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) sau khi được FLC Group mua lại, cũng đã đổi tên thành FLC Garden City....Việc đổi tên dự án thành "bình mới rượu cũ" cho thấy quyết tâm của chủ đầu tư và cũng là một chiến lược tự vực dậy của doanh nghiệp.


Dựa lưng vào ngân hàng


Từ cuối năm ngoái, các ngân hàng đã bắt đầu thận trọng đưa ra thị trường các gói ưu đãi mua nhà. Thành công của những thử nghiệm bước đầu đang đẩy ngân hàng vào cuộc mạnh hơn và vốn rẻ đã thực sự tạo sóng cho BĐS.


Một trong những gói ưu đãi đầu tiên trên thị trường vào cuối năm 2013 là của Techcombank cho vay mua nhà ở T18, Khu đô thị Times City với mức hỗ trợ cho vay lên đến 70%. Từ đầu 2014, mô hình cho vay này càng nở rộ với gói cho vay mua nhà hấp dẫn.


AZ Land hợp tác với MB để hỗ trợ cho người vay tới 70% giá trị căn hộ trong vòng 10 năm. Pvcombank đã cũng chủ đầu tư Westa- Mỗ Lao - Hà Đông tài trợ đến 80% giá trị hợp đồng mua nhà hay SHB tài trợ vốn cho khách hàng mua căn hộ tại dự án Thăng Long Victory với lãi suất ưu đãi. Mới đây, OCT2- Khu đô thị Xuân Phương (Hà Nội) được ngân hàng MB Bank tiếp sức với gói cho vay 50% giá trị hợp đồng. Tương tự, HDBank cho vay mua căn hộ Dragon Hill (TP. HCM) sẽ được vay vốn tối đa 70% giá trị hợp đồng trong thời hạn 20 năm, hưởng lãi suất 0% trong 2 năm đầu...


Hiện nay, nhiều người thực sự có nhu cầu muốn tìm mua bất động sản bắt đầu chủ động tìm kiếm gói lãi suất phù hợp và khảo sát "căn hộ trong mơ" của mình. Khi lãi suất thương mại hiện nay vào khoảng 12%/năm, thì lãi suất ưu đãi gói tín dụng nhà ở giảm hơn một nửa so với mặt bằng lãi vay thị trường. Mức lãi suất cho vay mua nhà để ở này có thể coi là mức chi phí hợp lý và kích thích tốt cho BĐS.


Chạy làng


Bán dự án có thể đã là chiến lược hạ sách của doanh nghiệp. Theo giới kinh doanh bất động sản, số lượng dự án bất động sản xếp hàng chào bán để thu hồi vốn trên thị trường đang có xu hướng tăng mạnh trong năm 2014. Mới đây, Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương (PPI) thông báo hoàn tất việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án Water Garden (quận Thủ Đức) cho Công ty Đất Xanh.


Công ty Vạn Phát Hưng mới đây cũng lên kế hoạch chuyển nhượng một phần đất dự án Nhơn Đức (30 hecta) cho hai trường đại học để giảm áp lực tài chính. Thương vụ đã thỏa thuận nhiều lần, kéo dài hơn một năm và dự kiến hoàn tất trong năm 2014.


Theo các chuyên gia, việc chào bán toàn bộ hoặc từng phần các dự án có thành công hay không nằm ở khả năng chịu lỗ và chiến lược riêng của doanh nghiệp. Với những chủ đầu tư sẵn sàng bán tháo với tỷ lệ chịu lỗ sâu và kiên quyết đẩy hàng đi để tìm cơ hội mới thì vẫn nắm được cơ hội. Song, nếu bên bán không chấp nhận cắt lỗ mạnh tay vì nhiều lý do thì ngay cả đàm phán lần đầu cũng không có.


Bộ Xây dựng nhận định, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Sôi động như phân khúc nhà ở nhưng sự ảm đạm cũng kéo dài tới hơn hai năm do nguồn cung lệch cầu.


Sản phẩm nhà ở thiếu đa dạng, không đáp ứng đòi hỏi của đại bộ phận dân cư có nhu cầu nên tính thanh khoản thấp. Sự đóng băng của thị trường khiến các chủ đầu tư nản lòng, bỏ cuộc, khiến nhiều khu đô thị đầu tư dở dang hạ tầng kỹ thuật hoặc đầu tư xong phần thô nhưng không tiêu thụ đành "bỏ hoang."


Huyền Thương - NDH




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á