Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Thanh khoản: Băn khoăn của ngành quản lý quỹ khi đầu tư chỉ số

Thanh khoản: Băn khoăn của ngành quản lý quỹ khi đầu tư chỉ số


Là đối tượng trực tiếp sử dụng bộ chỉ số nhiều nhất trên thị trường chứng khoán, nên khi Sở giao dịch TP.HCM ra mắt bộ chỉ số HoSe-Index đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều quỹ đầu tư.

Những thành công của VN30 đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các quỹ của VFM, VF1, VF4, quỹ mở VFA có sử dụng VN30 làm tham chiếu và đã thu được lợi nhuận khả quan. Việc thêm các bộ chỉ số mới sẽ giúp các quỹ đầu tư đa dạng hóa được sản phẩm, thu hút số lượng lớn các nhà đầu tư vào quỹ nhưng không phải chỉ số nào cũng “sử dụng được”.


Theo bà Lương Thị Mỹ Hạnh, Phó Tổng giám đốc công ty quản lý quỹ VFM, để một chỉ số được ứng dụng làm căn cứ xây dựng danh mục đầu tư cho các Quỹ đầu tư thì chỉ số đó phải đảm bảo 4 yếu tố: (i) chỉ số mang tính đại diện, (ii) đảm bảo khả năng đầu tư được, (iii) đảm bảo tính ổn định về thành phần cấu thành của chỉ số, (iv) đảm bảo tính đa dạng của các loại hình sản phẩm đầu tư.


Về khả năng đầu tư được, mối quan tâm của các quỹ có quy mô lớn như các quỹ của VFM là việc để mua vào các thành phần trong bộ chỉ số mất bao lâu. Lấy ví dụ như trong trường hợp một cổ phiếu trong rổ VNMidcap có giá trị giao dịch dưới 500 triệu/ngày, nếu một cổ phiếu chiếm 1% NAV thì để mua đủ danh mục sẽ phải mất 40-50 ngày là một thời gian quá lâu cho quỹ.


Bộ chỉ số mới đã tăng mức sàng lọc về tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free float) lên 10% và tỷ suất quay vòng chứng khoán (turnover ratio). Tuy nhiên VFM lo ngại VN30 đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhưng VNMidcap và đặc biệt VNSmallcap khó có thể đầu tư theo. Do đó quỹ đề xuất thêm tiêu chí thanh khoản để lọc 70 cổ phiếu danh mục của VNMidcap để tăng khả năng mua bán của các thành phần trong chỉ số.


Về tính ổn định của bộ chỉ số, do các tổ chức lớn như quỹ đầu tư không được vay để mua cổ phiếu nên khi bán cổ phiếu thì 3 ngày sau tiền mới về tài khoản để mua tiếp và không được vay ứng trước. Do đó bộ chỉ số mới vẫn còn một số hạn chế có thể gây khó khăn cho việc xây dựng các sản phẩm ETF.


Tại các thời điểm thay đổi rổ chỉ số tại kỳ 6 tháng một lần sẽ làm giảm Index turnover (tổng giá trị tuyệt đối của hiệu số tỷ trọng giữa rổ cũ và rổ mới – các mã được thêm vào hoặc bớt ra), VFM đề xuất các cổ phiếu lớn khi được đưa vào rổ phải bị hạn chế tỷ trọng và nâng dần trong những kỳ tiếp theo (nếu vẫn nằm trong rổ). Ví dụ cổ phiếu lớn được đưa vào rổ thì tỷ trọng lần đầu không quá 2%, lần 2 không quá 4%...


Bà Hạnh đưa ra ví dụ kỳ 1/2011 MSN được đưa vào trong rổ VN30 nhưng với thanh khoản của MSN lúc đó quỹ phải mất hơn 10 ngày giao dịch.


VFM đề xuất số lượng cổ phiếu ra khỏi rổ cũng như vào rổ nên hạn chế để tỷ trọng thay đổi không quá lớn và ưu tiên các cổ phiếu đã có trong rổ. Nếu Index turnoverr trong kỳ đổi rổ vượt quá số quy định (ví dụ 10%) thì trừ những cổ phiếu ra khỏi rổ vì lí do bắt buộc (hủy niêm yết, cảnh báo, sáp nhập) những cổ phiếu cũ khác nên được giữ lại lần này để giữ Index turnover chỉ ở mức 10%.


Đối với cổ phiếu bị kiểm soát, bị hủy niêm yết VFM đề xuất nên quy định một khoảng thời gian nhất định từ lúc cổ phiếu bị loại khỏi rổ Index đến thời điểm chính thức bị kiểm soát để các quỹ có thời gian điều chỉnh danh mục tương ứng. Như trường hợp của PVF trong rổ Vn30, ngày 23/9 bị loại khỏi rổ thì ngày 24/9 bị hủy niêm yết khiến các quỹ gần như không kịp trở tay.


Để đảm bảo tính đa dạng của các loại hình sản phẩm đầu tư, hiện tại Theo Thông tư 183/2011 về quỹ mở, tỷ trọng các cổ phiếu lớn trong Index (lớn hơn hoặc bằng 5% NAV) phải nhỏ hơn 40% NAV/ Việc này nhằm hạn chế rủi ro cho các quỹ trong quá trình đầu tư. VFM đề xuất áp dụng giới hạn trần cho các thành phần để tránh tập trung vào một số cổ phiếu có vốn hóa lớn (ví dụ giới hạn trần 10% cho 2 cổ phiếu đầu, giới hạn trần 8% cho 2 cổ phiếu tiếp theo, 4,5% cho các cổ phiếu còn lại...).


Ngoài ra, quỹ đề xuất Sở nên xem xét cho ra đời các bộ chỉ số như Index về ngành, Index về chiến lược...


Hiện tại các quỹ đầu tư đang nghiên cứu và kỳ vọng có thể ra đời các sản phẩm quỹ ETF trong tương lai gần. Được biết, Sở GDCK TP.HCM đang khẩn trương xúc tiến công tác tạo hàng với một số công ty quản lý quy để có thể đưa ra các sản phẩm ETF đầu tiên niêm yết trên thị trường vào quý 1/2014.


Phương Mai


Theo Trí Thức Trẻ




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á