Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Những biến số chi phối thị trường thị trường chứng khoán

Những biến số chi phối thị trường thị trường chứng khoán



So với các thị trường trong khu vực, dù không còn được định giá cao nhưng giá trị VN-Index vẫn còn khá hấp dẫn



Một số các biến số chính sẽ tác động khá lớn đối với xu thế được dự báo.


Chính sách: Đầy hỗ trợ


Năm 2015, những xu thế cơ bản của chính sách sẽ là hỗ trợ cho tăng trưởng. Các mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trong năm nay đã khẳng định điều đó.


Cụ thể, GDP được đặt mục tiêu tăng trưởng 6,2%%. CPI là 5% và xuất khẩu tăng 10%, thâm hụt thương mại so với xuất khẩu 5%. Về lãi suất, tuy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình từng cho rằng lãi suất cuối năm 2014 đã ở mức đáy và không có khả năng giảm thêm, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và các chuyên gia vẫn dự báo rằng có khả năng NHNN sẽ tiếp tục một đợt cắt giảm lãi suất mới, vào khoảng quý I đầu năm, dựa trên nền tảng CPI vẫn đang ở mức thấp và Chính phủ cần khuyến khích nới lỏng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng và đưa tín dụng thoát khỏi vòng xoáy âm của những tháng đầu năm.


Một số các chủ trương khác về mặt tài khóa như đầu tư công sẽ tập trung vào các dự án đầu tư trọng điểm cấp quốc gia, về thuế thì hỗ trợ VAT, Duy trì thuế doanh nghiệp 22%, gia hạn thời gian nộp thuế;


Ngoài ra, Chính phủ cần đẩy mạnh hỗ trợ ưu đãi miễn giảm thuế cho doanh nghiệp FDI cùng những chính sách hỗ trợ cho thị trường bất động sản như duy trì lãi suất cho vay hỗ trợ mua nhà ở xã hội đối với gói 30 nghìn tỷ đồng, đẩy mạnh tốc độ thực hiện; Nới quy chế BĐS đối với người nước ngoài, cho phép sở hữu nhà riêng;kết hợp các chính sách dự kiến sẽ ổn định tỷ giá, tiếp tục cho phép các NHTM được tiếp tục vay ngoại tệ và thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu… dự báo đều nằm trong một xu thế tạo động lực hỗ trợ cho tăng trưởng.


Về mặt vi mô, là tạo động lực kích thích doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất tốt hơn, tăng sức mua cho thị trường và đóng góp cho tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.



Như vậy, các chính sách cơ bản “nới lỏng” hơn so với năm 2014 và các động lực hỗ trợ cũng đã rõ ràng hơn. Những chính sách này theo đó đang cho doanh nghiệp quyền hi vọng chỉ số PMI của Việt Nam sẽ không còn “nằm ngang” ở mức 50 điểm như điều đã làm và đã được đánh giá là tích cực ở năm 2014. PMI, chỉ số sản xuất kinh doanh của Việt Nam cần được đẩy lên, tích cực hơn nữa. Cũng chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới thực sự cảm nhận sự khởi sắc, có thể có động lực như đóng góp tốt vào sự khởi sắc và trụ vững với áp lực cạnh tranh của thị trường mở rộng cửa.


Về con số, việc tăng chi, hỗ trợ thuế theo chủ trương nêu trên không gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống tài chính (giảm thâm hụt ngân sách: 5,3% - 5,0%). Trong khi đó tiết giảm chi phí hành chính, đẩy mạnh quản lí chi tiêu công, nguồn thu từ thuế gia tăng nhờ kinh tế và lợi nhuận DN sẽ được cải thiện. Và sẽ có nhiều nhà đầu tư giá trị quan tâm yếu tố này để tìm kiếm danh mục mới trên thị trường chứng khoán.


Nguồn cung: Áp lực thấp


Cũng năm 2014, thị trường có một số doanh nghiệp lớn thực hiện IPO. Các doanh nghiệp này tuy chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng qua những đợt đấu giá cổ phần, đã san sẻ một phần dòng vốn trên TTCK thứ cấp. Điển hình như Vietnam Airlines.


Năm nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang nằm trong kế hoạch IPO hơn 400 doanh nghiệp tính đến hết 2015, mà việc thực thi mới đạt chưa tới một nửa. Nhưng không có quá nhiều tên tuổi hấp dẫn đã được chờ đón rục rịch từ trước nên các chuyên gia cho rằng khả năng san sẻ dòng vốn từ thứ cấp sang sơ cấp sẽ không nhiều. Cùng với đó, tốc độ thoái vốn ngoài ngành vẫn còn khá chậm sẽ khiến thị trường không chịu áp lực tăng cung.


Trên thực tế, DNNN bắt đầu thoái vốn đầu tư ngoài ngành từ 2011, chủ yếu tập trung vào 5 lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư. Thống kê của chứng khoán KIS cho biết tổng số vốn phải thoái trong 2 năm 2014-2015 là 22,5 nghìn tỷ đồng. Từ tháng 1-10/2014, các Tập đoàn Tổng công tyđã thoái được 2,4 nghìn tỷ đồng (cùng kỳ 2013 đạt 0,97 nghìn tỷ).


Năm nay tiến độ thoái vốn có thể nhanh hơn nhưng dự kiến Chính phủ vẫn khó đạt được mục tiêu đề ra, nếu thị trường không có bất kì một sự đột biến nào để các doanh nghiệp có động lực thúc đẩy thoái vốn nhanh hơn trên cơ sở vẫn đảm bảo không thất thoát vốn đầu tư nhà nước. Đến cuối năm 2014 số vốn cần bán còn lại lên tới 20,1 nghìn tỷ đồng, gấp 8 lần năm trước.


Việc chờ đợi sự đột biến bất ngờ nào đó của thị trường, với những biến số rõ ràng sẽ khó xảy ra. Do đó nếu không cải thiện các kế hoạch cụ thể về giá bán, điều kiện bán…, thì việc thoái vốn của các DNNN e vẫn sẽ duy trì một tốc độ cũ.


Điều may của thị trường chứng khoán sẽ là không có một nguồn cung ào ạt đổ ra, “đè” lên thị trường. Nhưng cũng cần lưu ý, trong số các danh mục cổ phiếu bắt buộc thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công tyNhà nước, có khá nhiều cổ phiếu hấp dẫn mà yếu tố cản đường cơ bản chỉ là giá và điều kiện bán.


Chẳng hạn nếu SCIC chấp nhận thoái vốn Vinamilk, e là sẽ có hàng loạt nhà đầu tư xếp hàng giữ chỗ. Hay, EVN quyết liệt thoái An Bình Bank, ở mức giá hợp lí, thì tuy không đến mức các nhà đầu tư “tranh nhau” nhưng cơ hội để sở hữu cổ phần ở một ngân hàng – lĩnh vực đặc biệt, không phải không có người sẵn sàng chờ đón.


Mấu chốt vẫn chỉ là giá bán. Nguồn cung không thành vấn đề!


Tựu chung lại, chuyển động của thị trường chứng khoán năm 2015, dự báo sẽ không quá nhiều thay đổi. Nhưng điều đó cũng sẽ không ngăn cản VNIndex tìm lại được những gì đã mất ở năm 2014, với các yếu tố mà thị trường chứng khoán luôn lấy làm cơ sở để tăng điểm đi trước: Lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện, kỳ vọng về các chính sách mở cửa thị trường, duy trì các gói hỗ trợ lấy ngân sách làm trọng tâm…










Khối ngoại: Hy vọng mỏng


Năm 2014, vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam có sự suy giảm. Mức suy giảm đạt tới 127 triệu USD khi khối ngoại chỉ mua ròng đạt 136 triệu USD. Tỷ trọng giá trị mua ròng khối ngoại năm 2014/vốn hóa thị trường tại thời điểm cuối 2013 là 0,34%, thấp hơn so với tỷ trọng này trong năm 2013.


Tuy nhiên, có nhiều yếu tố cho thấy năm 2015, thị trường chứng khoán vẫn chưa thể lật ngược kịch bản đã từng diễn ra. Và một trong những yếu tố đó là việc chờ cú hích từ nới room vốn ngoại, đang khá vời xa. Hiện tại, vào thời điểm cuối năm 2014, đề xuất nới room ngoại lên 60% vẫn chưa được thông qua, mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp trong năm 2014 đã đại hội cổ đông và sẵn sàng đón vốn từ việc nới room mới.


Trên thực tế thì bên cạnh việc đón vốn đầu tư vốn ngoại, ngoài phụ thuộc chính sách chưa biết bao giờ được thông qua, sự khởi sắc của chứng khoán ít nhiều còn phụ thuộc vào các kế hoạch IPO lớn, của các DNNN lớn và được đánh giá là hấp dẫn, như MobiFone. Tương tự hiện tại, vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về những doanh nghiệp đáng được chờ đợi, liệu có tên trong danh sách IPO năm nay. Hay IPO các DNNN sẽ chỉ làm nặng thêm gánh hàng hóa không hấp dẫn đang tồn tại khá nhiều trên thị trường?


Như vậy, ở góc độ chờ đợi cú hích vốn ngoại, cơ hội tuy có nhưng xem ra không nhiều và cũng không chắc chắn. Đặc biệt nếu so với tiềm lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tại VN, khi môi trường kinh doanh của Việt Nam đang tiếp tục được cải thiện, xếp hạng tín nhiệm quốc gia được nâng lên, việc hưởng lợi từ TPP, AEU và đón AEC, thì vốn FII xem ra yếu thế.


Những yếu tố không mấy tích cực cho tâm lí chờ đợi cú hích từ vốn ngoại còn bao gồm tác động của các thị trường bên ngoài, khi: Mỹ rút gói QE3 và tăng lãi suất, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ tiếp tục thoái vốn tại các thị trường mới nổi do tác động đã nêu của Mỹ và giá dầu thấp khiến các dòng vốn đầu tư co lại để né tránh rủi ro…


Giá dầu thực sự sẽ là một ẩn số đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp khai thác dầu mỏ như thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, mang họ PV hay các doanh nghiệp có liên quan về tài nguyên. Cùng với đó tỷ giá tăng lên đẩy giá nhập khẩu hàng hóa lên cao, xói mòn đi hiệu quả của việc giá cả nguyên vật liệu thế giới giảm, cũng sẽ khiến nhiều doanh nghiệp giảm lợi nhuận.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á