Các NH đã lần lượt công bố chỉ số kinh doanh 2014. Xoay quanh lợi nhuận đã có nhiều bất ngờ khi kết quả không đột biến và dường như khoản lợi lớn nhất đang ở tương lai nằm trong dự phòng rủi ro và trông chờ vào may mắn nếu đòi được nợ xấu.
Bất ngờ 2014
Bốn ông lớn có gốc quốc doanh đã về đích mãnh mẽ trái ngược dự báo không mấy sáng sủa về ngành trong 3 quý đầu năm.
Vietcombank đạt lợi nhuận đạt 5.680 tỷ đồng. Kết quả này có được từ tín dụng tăng trưởng tốt và các hoạt động khác đều có lãi khả quan. Cụ thể, huy động vốn của Vietcombank năm 2014 đạt 419.974 tỷ đồng, tăng 25,94% so với năm 2013. Tín dụng tăng trưởng 17,68%. Trong khi nợ xấu xuống còn 2,29%. Vietcombanh dự báo 2015, lợi nhuận trước thuế tối thiểu 6000 tỷ đồng để duy trì vị thế trên thị trường.
Trong khi đó, BIDV cũng có lợi nhuận trước thuế tăng 20%, đạt 6.065 tỷ đồng. BIDV có tỷ lệ tăng tín dụng tới 18,9% và ỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 14,4%.
Agribank cũng chốt lại một năm đầy khó khăn với lợi nhuận trước thuế đạt 3.238 tỷ đồng, tăng 6%. Lợi nhuận Agribbank đến từ tăng trưởng tín dụng 8,5%, dịch vụ tăng 20% và đầu tư giấy tờ có giá tăng 40%..
Vietinbank sau một năm nhiều biến động nhân sự vẫn đạt lợi nhuận 7.300 tỷ đồng và nợ xấu chỉ 1,1%.
Các NH cổ phần cũng có một mùa kinh doanh thành công. MB có lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 3.003 tỷ đồng, nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 2,73%. TPBank ghi nhận lợi nhuận đạt trên 536 tỷ đồng và nợ xấu chỉ 1%. Kết quả tốt chủ yếu nhờ tín dụng tăng trưởng vượt bậc, tới hơn 50%...
Ở nhóm các NH thuộc diện nhỏ yếu chưa công bố con số cụ thể nhưng qua ghi nhận, ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, nhóm này cũng đã có chuyển biến tích cực. Chỉ số nói chung bao gồm huy động vốn, xử lý nợ, thanh khoản, cho vay/huy động vốn đều tăng khá cao. Hầu hết tất cả các NH đều đã trả được nợ cho NHNN phần vay tái cơ cấu trước đây khi vào thời điểm 2011. Câu chuyện 2014 khác hẳn, tính hình thanh khoản tốt hơn nhiều, khả năng cung tín dụng tốt hơn.
Kinh doanh có lãi và triển vọng 2015 sáng sủa hơn nhưng dường như các NH lại khá dè dặt trong việc chia cổ tức và lợi nhuận cho cổ đông. Thậm chí, một số NH đã nói không với cổ tức năm nay. Một số NH được cho là mạnh tay cũng chỉ tạm ứng hạn chế như: MB tạm ứng cổ tức đợt 1 là 7%, LienVietPostBank ở mức 3%, một số tính toán cổ tức cho cả năm trong khoảng 2-3%, còn lại đều vẫn đang muốn khất cổ tức với cổ đông.
Các ngân hàng đều giải thích là cho việc không taid diễn hiện tượng cổ tức khủng trước đây là để dành nguồn lực cho tái cơ cấu, ưu tiên cho việc trích lập dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động.
Điều này dường như đúng với cảnh báo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình gần đây khi ông cho biết, NH nào chia cổ tức cao sẽ bị chú ý và rà soát lại liệu cao như thế có đúng không, có phù hợp với các hoạt động của NH không và có đảm bảo các yêu cầu an toàn không.
Lợi nhuận tương lai và lợi nhuận cầu may
Như vậy, trái ngược với sự lo lắng của đa số các nhà đầu tư trong phần lớn thời gian của năm 2014. Còn nhớ, hồi đầu 2014, đa số dự báo đều không dám kỳ vọng có sự đột phá nào về lợi nhuận của NH. Điểm chung của các dự báo đều cho rằng danh sách các NH chứng kiến lợi nhuận suy giảm sẽ còn kéo dài bởi do tín dụng tăng chậm, lãi biên có xu hướng thu hẹp hơn. Các NH bị ảnh hưởng bởi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, nhất là trong bối cảnh tái cơ cấu quyết liệt.
Đến nay, các NH đã báo lãi khá ấn tượng
Thực tế, có thời điểm, một số NH báo cáo lợi nhuận còn thấp khoản phải trích lập dự phòng.
Tuy nhiên, đến nay, các NH đã báo lãi khá ấn tượng và quan trọng hơn đều thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ và khắc nghiệt.
Vietcombank đến cuối 2014, nợ xấu giảm 0,4 điểm phần trăm xuống còn 2,29%. Thu hồi nợ đạt trên 1.900 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2013. Nợ xấu của VietinBank giảm xuống mức rất thấp, còn 1,1%; BIDV còn 1,8%.
MB kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,73%. TPBank có nợ xấu chỉ 1%. Eximbank sau khi chịu cú sốc tài sản sụt giảm hồi giữa năm cũng đã phục hồi và kiểm soát được nợ xấu ở dưới mức 3%...
Quan sát các con số này, các chuyên gia chỉ ra rằng, dự phòng rủi ro là nhân tố tác động lớn nhất đến báo cáo lợi nhuận NH. Mức trích lập dự phòng sẽ quyết định con số lợi nhuận.Tuy nhiên, dự phòng bản chất là của để dành cho tương lai, nếu không dùng đến sẽ được hoàn nhập.
Eximbank cho biết, lợi nhuận có thể thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đưa ra do Eximbank do tập trung cho xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 2014, Vietcombank cũng đã trích lập dự phòng lớn. Xét thuần túy về hoạt động, Vietcombank hoạt động tốt ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh như: huy động vốn tăng 26%; tăng trưởng tín dụng tăng 17,68%. Thanh toán xuất nhập khẩu tăng 16%; tín dụng từ khách hàng cá nhân năm 2014 tăng tới 36%... thì lợi nhuận NH này có thể sẽ cao hơn nhiều khi biết rằng Vietcombank trích lập dự phòng rủi ro đến hơn 10 ngàn tỷ đồng.
Nỗ lực mạnh mẽ trong việc trích lập, xử lý nợ xấu của nhiều NH trong một hai năm gần sẽ là nguồn lợi hứa hẹn trong tương lai nếu nợ xấu được xử lý, trích lập được hoàn nhập... thì lợi nhuận NH sẽ bùng nổ. Nhiều NĐT kỳ vọng với những thay đổi về chất, nhiều NH sẽ thực sự bùng nổ khi kinh tế tăng tốc trở lại.
May mắn hơn, nếu NH nào đòi được nhiều nợ xấu thì lợi nhuận lại chẳng khác nào được 'nhân đôi'. Khi nợ đòi vợ và trích lập được hoàn. Thực tế, trong 2014, Vietcombank đã có khoản lợi lớn từ việc đòi được 1.900 tỷ nợ xấu.
Vì thế mà ông Ngoạn cho rằng: "Nếu 2012-2013 tạo bước ngăn chặn yếu kém đổ vỡ thì 2015 là bước chuyển mới để thị trường thực sự lành mạnh hơn. Các tổ chức yếu kém sẽ phải xử lý dứt điểm để 2016 có bước đổi mới khác biệt toàn diện".
Theo VEF
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét