Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 25/12

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 25/12


Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 25/12 của các công ty chứng khoán.


DRC: PE đang giao dịch tại 10,9 lần


CTCK MayBank KimEng (MBKE)


Hưởng lợi nhờ giá cao su tự nhiên và tổng hợp giảm. Giá mủ cao su tự nhiên, nguyên liệu đầu vào chiếm khoảng 35% giá thành của DRC, hiện chỉ giao dịch ở mức 1.700 SD/tấn, giảm khoảng 26,4% so với cùng kỳ 2013.


Giá cao su giảm là do hiện tượng dư cung trên thế giới và hiện tượng này được dự báo có thể kéo dài đến hết 2015. Ngoài ra, giá cao su tổng hợp, chiếm khoảng 20% giá thành, cũng giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái còn khoảng 2.700 USD/tấn theo đà giảm của giá dầu thế giới.


Tiêu thụ lốp radian của DRC tăng tốt. DRC cho biết sản lượng tiêu thụ lốp radian đang tăng trưởng khá tốt. Cụ thể trong quý IV/2014, công ty ước tính tiêu thụ bình quân khoảng 12.000 lốp/tháng, lần lượt tăng từ mức 4.700 chiếc lốp/tháng trong quý I/2014, 9.500 chiếc lốp/tháng ở quý II/2014 và 10.400 chiếc lốp/tháng quý III/2014. Năm 2015, chúng tôi ước tính tiêu thụ lốp radian bình quân của DRC sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt (khoảng 18.000 chiếc lốp/tháng) góp phần làm giảm giá thành trên mỗi sản phẩm.


Lợi nhuận trước thuế năm 2014 ước tính tăng 13,2% so với năm ngoái, đạt 426 tỷ đồng. Chúng tôi dự báo doanh thu 2014 tăng trưởng khoảng 21,2% so với năm ngoái, đạt 3.391 tỷ đồng chủ yếu là do đóng góp từ lốp radian toàn thép. Năm nay, chúng tôi ước tính DRC có thể tiêu thụ được gần 110.000 lốp radian toàn thép với giá bán khoả ng 4,9-5 triệu đồng/chiếc. Theo đó, lợi nhuận sau thuế ước tăng khoảng 13,2% so với năm ngoái, lên khoảng 426 tỷ đồng, vượt kế hoạch khoảng 3,9% (410 tỷ đồng).


Giá cổ phiếu DRC đã giảm khoảng 16% so với mức đỉnh vào tháng 10, hiện đang giao dịch tại PE 2014 khoảng 10,9 lần.


APC: Khuyến nghị mua vào


CTCK APEC (APS)


Khuyến nghị:


Chúng tôi định giá APC ở mức 22,180 đồng mỗi cổ phiếu. Giá hiện tại của cổ phiếu APC là 17,900 đồng nên chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu này, tầm nhìn đầu tư 1 năm với kỳ vọng lợi nhuận 24%.


* Điểm nổi bật:


Chúng tôi cho rằng chiếu xạ thực phẩm sẽ là công nghệ bảo quản thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới và Việt Nam trong tương lai. Ngành chiếu xạ có rào cản gia nhập cao, cả về chi phí đầu tư ban đầu lẫn pháp lý, cộng thêm điều kiện thuận lợi sẽ giúp cho các doanh nghiệp chiếu xạ Việt Nam phát triển tốt trong tương lai.


Nhờ vào nỗ lực đa dạng hóa dịch vụ của mình, APIC đang giảm dần sự phụ thuộc của mình vào ngành thủy sản xuất khẩu. Cụ thể, doanh thu từ trái cây tươi và các loại thực phẩm khô đã tăng mạnh trong năm 2013. Sự đa dạng hóa này vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động của Công ty, vừa giúp Công ty có thể khai thác hết tiềm năng của chiếu xạ trái cây tươi và thực phẩm khô trong tương lai.


Công suất lớn và dịch vụ đa dạng giúp APIC đáp ứng được nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đơn hàng lớn. Ngoài ra, 2 nhà máy đặt tại Bình Dương và Vĩnh Long do gần vùng nguyên liệu đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đây là các lợi thế lớn nhất của APIC so với hai đối thủ của mình.


Chi phí cố định chiếm tỉ trọng lớn là một lợi thế trong hoạt động của APIC. Khi doanh thu vượt qua điểm hòa vốn lợi nhuận của Công ty sẽ tăng nhanh hơn so với doanh thu. Hiện nay biên lợi nhuận của Công ty đã đạt trên 45% và theo ước tính con số này có thể lên đến 70% khi 2 nhà máy hiện nay được sử dụng hết công suất.


* Điểm hạn chế: Sự e ngại của người tiêu dùng vẫn là rào cản lớn nhất cho sự phát triển nhanh của chiếu xạ thực phẩm.Người tiêu dùng vẫn lo sợ rằng công nghệ này thay đổi tính chất của thực phẩm, liên quan đến phóng xạ hay tạo ra những kết quả phụ có hại. Các mối lo này đều bị phủ định bởi rất nhiều các kết quả nghiên cứu trên khắp thế giới. Do vậy, truyền thông về các lợi ích của chiếu xạ thực phẩm tới người tiêu dùng là cách hiệu quả nhất để vượt qua rào cản này.


QCG: Phát hành CP thành công, áp lực tài chính sẽ giảm


CTCK MB (MBS)


CTCP Quốc cường Gia Lai (QCG) vừa nộp hồ sơ phát hành hơn 145 triệu cổ phiếu chuyển đổi.


Cụ thể, QCG sẽ phát hành hơn 17 triệu cp để chuyển đổi trái phiếu cho VOF PE Holding 5 Limited (VOF) với giá chuyển đổi 8,000 đồng/cp. Bên cạnh đó, QCG phát hành gần 133 triệu cp cho các chủ nợ của QCG để cấn trừ công nợ, giảm nợ vay. Giá phát hành ở mức 10,000 đồng/cp. Dự kiến nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của QCG sẽ tăng từ hơn 1,300 tỷ lên 2,800 tỷ đồng.


Chúng tôi đánh giá, nếu đợt phát hành thành công thì áp lực tài chính lên QCG sẽ giảm qua đó tác động tích cực đến triển vọng lợi nhuận và sức khỏe tài chính của Công ty. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu nêu trên không huy động được thêm nguồn tiền dòng tiền thực cho Công ty và do đó không cải thiện được hoạt động kinh doanh về cơ bản.


Hiện tại, QCG đã đầu tư phần lớn nguồn lực vào dự án Phước Kiển ( 2843 tỷ VNĐ) do đó triển vọng kinh doanh của dự án sẽ quyết định triển vọng kinh doanh của Công ty. Dự án Phước Kiển vẫn đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng (82%) tuy nhiên QCG đang thiếu nguồn vốn để tiếp tục triển khai tiếp. Mặc dù đánh giá cao tiềm năng của dự án song chúng tôi lo ngại việc kéo dài thời gian triển khai dự án sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của dự án.


Theo Tinnhanhchungkhoan




Lạm phát-Tăng trưởng: Sự đồng hành ít gặp!

Lạm phát-Tăng trưởng: Sự đồng hành ít gặp!


CPI thấp hơn, GDP tăng với tốc độ cao hơn, cùng với cán cân thương mại, cán cân thanh toán có số dư cao hơn - đó là kết quả “kép” không phải năm nào cũng đạt được, thậm chí trong hàng chục năm mới có một vài năm. Bởi lạm phát và tăng trưởng là cặp chỉ tiêu hiếm có sự đồng hành.


CPI tháng 12/2014 giảm 0,24% so với tháng 11. Như vậy CPI năm nay không chỉ tăng thấp trong các tháng có tính thời vụ theo thông lệ của cùng kỳ nhiều năm trước, mà tăng thấp hơn trong 2 tháng đầu năm và tăng thấp, thậm chí giảm trong những tháng cuối năm. Đây là nhịp độ tăng hiếm thấy trong nhiều năm.




CPI năm 2014 thấp chỉ bằng 1/4 CPI bình quân năm trong thời kỳ 2002- 2013 (tăng 9,32%) và là năm thứ ba CPI liên tiếp tăng chậm lại cho thấy, CPI đã ở trạng thái thoát ra khỏi chu kỳ “một năm tăng thấp, hai năm tăng cao” lặp đi lặp lại trong thời kỳ 2004- 2011 với tốc độ tăng khá cao (11,58%/năm).


So với kế hoạch (mục tiêu tăng 7%), CPI 2014 tăng chưa bằng một nửa, một điều thường ít xảy ra, không phải năm nào cũng đạt được, thậm chí hàng chục năm mới có một vài năm. Đối với các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô,… thì sự “bất ngờ” này có thể được coi là bài học về các mặt: Chuẩn hóa thông tin về các yếu tố tác động; trình độ dự báo; tính thị trường của nền kinh tế còn chưa đầy đủ…


Trong cơ chế thị trường, nhận thức chủ quan và dự báo của con người thường có khoảng cách so với quy luật khách quan. Vì thế phải tiếp tục đổi mới thể chế, với điểm nhấn là kinh tế thị trường- như Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ


Đáng chú ý, CPI thấp hơn, GDP tăng với tốc độ cao hơn cùng với cán cân thương mại, cán cân thanh toán có số dư cao hơn... là kết quả “kép”, không phải năm nào cũng đạt được, thậm chí trong hàng chục năm mới có một vài năm. Bởi lạm phát và tăng trưởng là cặp chỉ tiêu hiếm có sự đồng hành, thậm chí còn dễ bị rơi vào vòng luẩn quẩn “tăng trưởng- lạm phát- thắt chặt- suy giảm- nới lỏng- tăng trưởng- lạm phát...”.


Đây là điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất huy động, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay- một trong những yếu tố tạo điều kiện cho việc tiếp cận vốn, tăng trưởng và nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tiêu thụ, giảm tồn kho quay nhanh vòng vốn, giảm nợ xấu... của người sản xuất kinh doanh; tạo tiền đề để ngân hàng thương mại đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng...


Tốc độ tăng của CPI năm 2014 cho thấy quan hệ cung- cầu đã đảo chiều (từ cầu lớn hơn cung trong thời kỳ trước năm 2011, sang cầu nhỏ hơn cung từ năm 2012 đến nay). Do vậy, áp lực của yếu tố cầu kéo giảm xuống. Giá nhập khẩu tính bằng USD giảm, tỷ giá VND/USD tăng thấp (tăng 0,6%), nên giá nhập khẩu tính bằng VND giảm, đặc biệt là giá xăng dầu giảm 11 lần trong năm; lãi suất vay ngân hàng giảm..., nên áp lực của yếu tố chi phí đẩy không lớn.


"Kết quả kép” của năm 2014 cũng có thể cho thấy một điểm nhấn quan trọng nữa về CPI 2014 và cũng là tín hiệu khả quan của kế hoạch năm 2015, đặc biệt là mục tiêu kép vừa tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, vừa kiềm chế lạm phát ở mức thấp, vừa tăng trưởng kinh tế cao hơn.


Theo Baodientu




Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Nhà sáng lập quỹ 20 tỷ USD lo lắng về nguy cơ tái hiện thị trường năm 1999

Nhà sáng lập quỹ 20 tỷ USD lo lắng về nguy cơ tái hiện thị trường năm 1999


Vào thời điểm khi hầu hết nhà đầu tư phố Wall đang lạc quan về cổ phiếu trong năm tới, người sáng lập của quỹ đầu tư 20 tỷ USD Appaloosa Management cho biết thị trường có thể đang bị định giá quá cao, trong một email ngắn gọn được gửi đến CNBC.


"Tiền tệ trên toàn cầu [đã] được tạo ra quá dễ dàng khi mà các nguyên tắc thị trường cơ bản tại Mỹ được nhận thấy có sự tương đồng ở cuối những năm 1998 và 2014," Tepper cho biết.


Việc ghi nhận những gì đã xảy ra trong năm 1999 là "không thực sự y hệt", nhưng rõ ràng là có sự "tương đồng", theo Tepper.


Định giá cổ phiếu công nghệ đã tăng mạnh vào năm 1999 để hình thành bong bóng công nghệ cao trước khi "nổ tung" vào đầu năm 2000. Có sự tương đồng với các sự kiện của năm 1998 là cuộc khủng hoảng tiền tệ của Nga. Nga cũng đã vỡ nợ trong năm đó.


"Năm nay cũng như năm 1998. Tình hình tại Nga đang xấu đi. Suy thoái đang diễn ra tại châu Âu. Nó tạo nên một thị trường như năm 1999... [ôi trời] ý tôi là năm 2015," ông viết.


Thị trường tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Ba khi chỉ số S&P và Dow Jones tăng vọt lên mức cao kỷ lục, với Dow Jones leo lên mức kỷ lục là 18.000 điểm. Một báo cáo sửa đổi cho thấy GDP của Mỹ tăng mạnh nhất kể từ năm 2003 tại Q3, là 5,0% so với ước tính tháng trước là 3,9%.



Nới tăng trưởng tín dụng lên 15% trong 2015

Nới tăng trưởng tín dụng lên 15% trong 2015

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục định hướng tín dụng theo hướng mở rộng để tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.


Chiều 23/12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục định hướng tín dụng theo hướng mở rộng để tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.


Theo đó, định hướng tăng trưởng tín dụng trong năm 2015 là 13-15%, so với định hướng 12-14% đặt ra cho năm 2014.



Cũng theo Phó Thống đốc Hồng, tăng trưởng tín dụng 2014 tính đến ngày 19/12/2014 đạt 11,8% và kết thúc năm nay, tín dụng sẽ đạt trên 12%, nằm đúng trong biên độ định hướng 12-14% mà NHNN đã đề ra từ đầu năm.


Giải thích về tình trạng tín dụng tăng nhanh trong một hai tháng vừa qua, bà Hồng cho biết, theo dõi các năm qua, tín dụng thường tăng cao vào cuối năm, có năm tăng 3-5% trong tháng cuối năm. Năm nay mức độ tăng còn thấp hơn. Như vậy, đây là diễn biến bình thường, theo đúng quy luật khi mà các DN các tổ chức và các hộ kinh doanh buôn bnas mua sắm dự trữ hàng Tết.


"Các tổ chức tín dụng cho vay nhưng vẫn phải tuân thủ an toàn, nhất là trong bối cảnh cả hệ thống đang nỗ lực giải quyết vấn đề nợ xấu", bà Hông cho biết.


Theo NHNN, điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 theo hướng: Kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD.


Một điểm được nêu rõ là, thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập tủng tháo gỡ khó khăn cho DN trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ chương của Chính phủ.


Về tỷ giá, định hướng cụ thể sẽ được Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra vào cuộc họp toàn ngành ngày 24/12.


Tuy nhiên, định hướng chung là điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.


Phó Thống đốc Hồng nhận định, Fed có thể sẽ tăng lãi suất trong quý II/2015, thay vì quý I như nhiều dự đoán trước đó.


Định hướng tỷ giá trong năm 2014 là 2% và đây cũng là con số mà nhiều người nghĩ tới cho năm 2015 bởi mục tiêu lớn nhất của NHNN trong vài năm gần đây là ổn định tỷ giá để phục vụ tăng trưởng kinh tế bền vững.


Mạnh Hà


VIETNAMNET



Chứng khoán đang đứng trước cơ hội lớn lần 2 của năm

Chứng khoán đang đứng trước cơ hội lớn lần 2 của năm


Ngày đầu tuần này, thị trường phục hồi ngoạn mục. Sự hưng phấn đó không kéo dài được sang phiên ngày hôm qua (23/12) với số mã giảm giá đã áp đảo số mã tăng giá.


Nhưng ít nhất, việc thị trường tăng trở lại 2 ngày đầu tuần cũng tạo cơ sở cho không ít nhà đầu tư về một “Cơ hội lớn lần thứ 2 của năm 2014”, sau lần thứ nhất là sự kiện trên Biển Đông.


Một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: lý do nào thị trường rơi mạnh 2 tuần đầu tháng 12 và lý do nào khiến thị trường bật trở lại? Thông tư 36, giá dầu giảm, CPI rơi xuống mức âm…, đâu là lý do chính?


Trên các diễn đàn chính thức và phi chính thức về TTCK, 3 nguyên nhân trọng yếu được bàn luận nhiều đó là: Thông tư 36 sẽ siết dòng vốn ngân hàng vào TTCK gây áp lực rút vốn để tránh rủi ro dài hạn; thị trường 2 tuần đầu tháng 12 rơi “quá đà” và việc phục hồi trở lại là cần thiết. Ngoài ra, thông tin giá xăng dầu tiếp tục hạ xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua sẽ tác động tích cực tới hoạt động của đại đa số doanh nghiệp, cũng như việc tiêu dùng của người dân.


Tất nhiên, vẫn có một chút “lăn tăn” bởi giá dầu hạ mạnh là tác nhân chính khiến nhóm cổ phiếu ngành dầu khí rớt rất mạnh, kéo theo cả thị trường sụt giảm. Và bây giờ, giá dầu giảm tiếp có phải là tác nhân tạo ra sự phục hồi? Nếu đúng như vậy thì cú rơi mạnh tới 10% toàn thị trường đầu tháng 12 là “lỗi kỹ thuật”?


Đối với Thông tư 36 thì còn nhiều tranh cãi hơn, phía ủng hộ thì cho rằng đây là bước đi cần thiết để thực hiện chuẩn mực quốc tế Basel II (dự kiến sẽ có 10 ngân hàng thí điểm áp dụng trong năm 2015), hỗ trợ thị trường bất động sản… Bên phản đối thì cho rằng, đây là quyết định hạn chế dòng vốn sốc và không cần thiết, ảnh hưởng tới chứng khoán về dài hạn.


Vấn đề ở đây là tất cả các yếu tố trên cũng chỉ là suy đoán thiệt hơn!


Giá dầu thô cứ giảm 1USD/thùng sẽ khiến ngân sách giảm thu 1.000 tỷ đồng, với mức giảm một nửa từ trên 100 USD/thùng tới hiện nay thì con số giảm thu của ngân sách là có thể tính toán được.


Ngân sách đại biểu cho chính sách tài khóa, một vế quan trọng bên cạnh chính sách tiền tệ. Nên vì vậy, đã có những dự báo tác động không tốt tới nguồn vốn đầu tư công và xa hơn là GDP trong năm 2015.


Nhưng cũng giống như đồng xu úp ngửa, mặt tích cực có thể nhìn thấy đó là chi phí đầu vào cho doanh nghiệp giảm, CPI đã xuống mức âm tháng 11 và dự báo tương tự cho tháng 12. Điều này tạo dư địa cho lãi suất giảm tiếp, kích thích doanh nghiệp vay vốn đầu tư. Giá xăng dầu giảm còn tạo dư địa cho tiêu dùng tăng lên nhờ người dân có thêm một “khoản tiết kiệm”.


Những phân tích trên, nói cho cùng cũng chỉ là sự diễn giải lý thuyết. Định lượng được tác động xấu hay tốt với nền kinh tế và với TTCK tới thời điểm này vẫn chưa thấy có một đánh giá thuyết phục.


Quay trở lại với thị trường. Những trụ cột của nhóm cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD… đã có chuỗi phục hồi đáng kể từ thứ Năm tuần trước, và việc có nhịp chững lại ngày hôm qua cũng không quá ngạc nhiên. Tổng thể thị trường thì vẫn mang nhiều sự lạc quan hơn, thanh khoản đang tăng dần và ngưỡng quan trọng 550 điểm của VN-Index đang ở rất gần.


Trong khảo sát nhỏ của tinnhanhchungkhoan.vn đưa ra từ đầu tuần trước, với câu hỏi “Thông tư 36 và giá dầu tác động tới TTCK thế nào?”, chỉ có 27% số trả lời lựa chọn đáp án “Tác động xấu về mặt trung dài hạn”, và có tới 73% lựa chọn đáp án “Tốt” và “Chỉ tác động tâm lý ngắn hạn”. Điều này cho thấy sự lạc quan chưa hoàn toàn biến mất.


Nếu thị trường không có những cú sụt giảm mạnh nữa thì tâm lý quan ngại sẽ bớt dần. Đây sẽ là động lực chính để VN-Index có thể trở lại ngưỡng 600 điểm, tạo nên cơ hội lớn lần 2 trong năm 2014.


Người quan sát




Dow Jones lần đầu tiên vượt ngưỡng 18.000 điểm

Dow Jones lần đầu tiên vượt ngưỡng 18.000 điểm


Chứng khoán Mỹ ghi nhận phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp nhờ báo cáo GDP quý III khả quan.


Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 64,73 điểm lên 18.024,17 điểm vào lúc 16h00 tại New York, ghi nhận mức cao chưa từng thấy và cũng là lần đầu tiên Dow Jones vượt ngưỡng 18.000 điểm. Đồng thời, chỉ số S&P 500 cũng tăng 0,17% lên 2.082,17 điểm.


Cổ phiếu của 9/10 lĩnh vực chính do S&P 500 theo dõi đều tăng giá, trong đó cổ phiếu năng lượng và khai khoáng tăng mạnh nhất. Có khoảng 5,41 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ, thấp hơn nhiều so với khối lượng giao dịch trung bình tháng 12 là 7,78 tỷ cổ phiếu.


Hôm qua 24/12, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh chủ yếu nhờ tín hiệu tích cực từ kinh tế. Cụ thể theo báo cáo chính thức của Bộ Thương mại Mỹ, GDP Mỹ tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý III, ghi nhận quý tăng trưởng mạnh nhất 11 năm.


Tuy nhiên một số báo cáo tháng 11 lại cho thấy dấu hiệu không mấy khả quan của kinh tế Mỹ, dấy lên lo ngại rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ tăng trưởng chậm lại trong quý IV. Cụ thể, số đơn đặt mua hàng hóa bền lâu và doanh số bán nhà mới tại Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 11.


Mặc dù vậy, giới đầu tư vẫn giữ quan điểm lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong 3 tháng cuối năm và cả năm 2015 khi ngân hàng trung ương nâng lãi suất.




Vốn hóa thị trường chứng khoán ước tương đương hơn 32% GDP

Vốn hóa thị trường chứng khoán ước tương đương hơn 32% GDP


Theo thống kê của UBCKNN, tính đến ngày 08/12/2014, toàn bộ thị trường đã có 1.240 loại chứng khoán niêm yết, trong đó bao gồm 671 doanh nghiệp niêm yết, 1 chứng chỉ quỹ đóng niêm yết, 01 chứng chỉ quỹ ETF và 567 trái phiếu niêm yết.


Tổng giá trị niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là 425 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2013; trong đó giá trị niêm yết trên SGDCK TP. Hồ Chí Minh chiếm 78,19%. Mức vốn hóa thị trường tính đến ngày 8/12/2014 đạt khoảng 1.156 nghìn tỷ đồng, tăng 21,77% so với năm 2013 và tương đương 32,24% GDP.


Tổng giá trị huy động vốn qua TTCK năm 2014 ước đạt 237 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 27,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó tổng giá trị huy động qua phát hành Trái phiếu Chính phủ ước đạt 214 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90% tổng giá trị vốn huy động và gần tương đương với mức huy động vốn kỷ lục trong năm 2013.


Trong 2 tuần gần đây, cùng biến cố giá dầu diễn biến phức tạp, vốn hóa thị trường tiếp tục "bay hơi" hàng nghìn tỷ đồng. So với thống kê của UBCKNN vào 8/12 thì chỉ số VN-Index tính đến ngày hôm qua đã giảm 34 điểm còn 537,5 điểm; HNX-Index đã giảm hơn 4,5 điểm còn 82,55 điểm. 2 phiên gần đây, chỉ số VN-Index và HNX-Index đã hồi phục đáng kể nhờ động thái giảm giá mặt hàng tiêu dùng cơ bản là xăng dầu.


Thị trường vẫn còn hơn 1 tuần giao dịch trước khi chào đón năm mới 2015. Vẫn còn nhiều biến động có thể xảy ra.



Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Nhập siêu từ Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam

Nhập siêu từ Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam


Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2014, Việt Nam nhập siêu 26 tỷ USD từ Trung Quốc (xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu là 39,5 tỷ USD).


Nếu duy trì ở mức này, hết năm 2014, mức nhập siêu từ Trung Quốc có thể chạm hoặc vượt mốc 27 tỷ USD (ước tính của Tổng cục Hải quan). Tức là tăng hơn 3 tỷ USD so với mức nhập siêu cả năm 2013 và là mức cao nhất so với các năm trở lại đây.


Đáng lưu ý, mức thâm hụt thương mại ngày càng lớn này chủ yếu nằm ở nhóm ngành, lĩnh vực nguyên vật liệu và thiết bị của Trung Quốc. 7 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt trên 1 tỷ USD đều thuộc nhóm hàng này như: Xăng dầu các loại, vải các loại, sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; nguyên phụ liệu dệt may, da giày.


Bà Phạm Bích Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận, Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam nhưng lại là thị trường nhập khẩu đứng đầu của Việt Nam. “Nhập siêu của Việt Nam không phải từ khu vực có trình độ công nghệ cao, công nghệ nguồn để có thể thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại mà ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam”, bà Ngọc nói.


Trả lời cho câu hỏi “tại sao Việt Nam lại thâm hụt với Trung Quốc nhiều vậy?”, bà Ngọc cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ thương mại theo chiều dọc (Bắc – Nam) chủ yếu xuất khẩu thô, nông sản nhiệt đới còn nhập khẩu chủ công nghệ, thiết bị máy móc cho sản xuất công nghiệp đặc biệt là nguyên liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu như da giày, dệt may, điện tử…


Còn các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Philippines lại xuất siêu sang Trung Quốc là do quan hệ thương mại có tính chất theo chiều ngang, cùng nhập và xuất các mặt hàng tương tự chủ yếu là mặt hàng công nghiệp.


Phân tích về chính sách giúp các nước thặng dư thương mại với Trung Quốc, bà Ngọc cho hay, với Singapore, chiến lược công nghiệp hóa là định hướng xuất khẩu nhưng với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế để tăng cường xuất khẩu, tập trung phát triển các mặt hàng xuất khẩu sử dụng vốn, kỹ thuật có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao lọc dầu, đóng tàu, mặt hàng điện tử...


Còn Thái Lan dùng chính sách nhập khẩu 2 "gọng kìm", tức là một mặt tự do trao đổi hàng hóa nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu nhưng một mặt hạn chế hàng hóa nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước, đặc biệt là hàng hóa xa xỉ.


Như vậy, các nước thặng dư thương mại với Trung Quốc đều có sự điều chỉnh chính sách để tăng tỷ lệ nhập khẩu công nghệ máy móc và giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu, chủ động phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất, thay thế nhập khẩu bằng các biện pháp ưu tiên, kết hợp linh hoạt giữa xuất khẩu và nhập khẩu, chỉ mở rộng nhập khẩu khi xuất khẩu được cải thiện.


Trong khi đó, chính sách của Việt Nam còn ưu đãi như Quyết định 254/2006/QĐ-TTg quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới (cư dân biên giới được mua hàng miễn thuế 2 triệu đồng/ngày). Như vậy, mỗi tháng một cư dân biên giới cần tới 60 triệu đồng cho hàng hóa. Đây là điều không thực tế bởi có nghiên cứu cho thấy cư dân biên giới Việt - Trung thực tế chỉ cần sang mua sắm của nhau mỗi tuần một lần.


Trên thực tế, việc cho phép mua 2 triệu đồng/ngày khiến nhiều đầu nậu có cơ hội tập kết hàng, thậm chí có trường hợp nhập cả container rồi nói do nhiều người mua...


Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc cũng xuất phát từ mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Theo đó, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng không còn phù hợp làm cho nền kinh tế Việt Nam yếu kém. Giá trị gia tăng thấp của khu vực xuất khẩu cộng với sự mất giá của đồng tiền, trong khi cầu nội địa tăng làm cho thâm hụt thương mại ngày càng nghiêm trọng.


Việc theo đuổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng khiến Việt Nam chưa chú trọng tới phát triển khoa học công nghệ. “Càng nhập siêu công nghệ trung bình càng khó có khả năng cạnh tranh và chúng ta lại tiếp tục nhập siêu”, bà Ngọc phân tích.


Thêm nữa, công nghiệp hỗ trợ yếu kém khiến cho Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn nữa nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và làm cho con số nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng tăng.


Muốn giảm nhập siêu từ Trung Quốc, theo bà Ngọc, Chính phủ cần có chính sách điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu, chú trọng nhập khẩu cạnh tranh; xây dựng tiêu chuẩn về hàng nhập khẩu; quản lý chặt tiểu ngạch; hạn chế nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu; phát triển công nghiệp hỗ trợ; hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, hàng tiêu dùng...



HSC: CPI tháng 1/2015 giảm 0,83% do tác động các lần giảm giá xăng

HSC: CPI tháng 1/2015 giảm 0,83% do tác động các lần giảm giá xăng


HSC ước tính tác động gián tiếp của lần giảm giá xăng này sẽ giảm CPI của 2 tháng tiếp theo tổng cộng 0,98%.


Trong báo cáo ngày 22/12, Chứng khoán TPHCM (HSC) nhận định, tác động đợt giảm giá xăng lần này sẽ ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2015 với mức giảm 0,34% trong khi ảnh hưởng gián tiếp của các đợt giảm giá xăng trước đó sẽ làm giảm 0,49%. Như vậy, CPI tháng 1/2015 sẽ giảm tổng cộng 0,83% do tác động của các lần giảm giá xăng.


Trong khi đó, HSC ước tính tác động gián tiếp của lần giảm giá xăng này sẽ giảm CPI của 2 tháng tiếp theo tổng cộng 0,98%.


Các sản phẩm xăng dầu đã giảm 10-11%, có hiệu lực từ 15h ngày 22/12. Theo đó, giá xăng A92 giảm 10% còn 17.871đ/l. Giá bán dầu mazut giảm 11% còn 13.130đ/kg, trong khi đó dầu diesel và dầu hỏa giảm 8%, lần lượt còn 16.990đ/l và 17.400đ/l.


Do đó, sau 13 lần giảm giá xăng liên tiếp kể từ giữa tháng 7/2014, giá xăng trong nước hiện ở mức thấp nhất trong 4 năm qua, giảm 30% đối với A92 và dầu mazut vaf giảm 24-26% đối với dầu diesel và dầu hỏa.


HSC dự báo giá xăng vẫn còn khả năng giảm tiếp một hay hai lần nữa trước Tết nguyên đán do giá xăng thường giảm sau giá dầu vài tuần. Mức độ giảm sẽ phục thuộc vào triển vọng giá dầu.


Sau khi điều chỉnh, giá bán buôn Platt bình quân 15 ngày tại Singapore hiện đang cao hơn 1,2-5,78% so với giá trong nước nên khả năng tiếp tục giảm giá xăng từ nay đến đầu tháng 1/2015 là khá thấp.


Sau thông tin CPI tháng 12 tại Hà Nội giảm 0,23% so với tháng liền trước trong khi đó tăng 1,55% so với cùng kỳ, HSC chắc chắn CPI cả nước năm 2014 sẽ tăng 2%. Thông tin chính thức sẽ được Tổng cục Thống kê công bố vào ngày mai.


HSC nhận định thị trường hiện tại thiếu áp lực giá. HSC dự báo CPI năm 2015 là 5%, là mức dự báo có vẻ như không khả quan vào thời điểm hiện tại nhưng lưu ý rằng khi giá xăng ngừng giảm (vào khoảng cuối Qúy I/2015 theo như kỳ vọng của HSC) và giá thực phẩm ở mức bình thường (từ mùa hè) và tác động tăng CPI so với cùng kỳ (cuối mùa hè), khi đó CPI cả nước có thể tăng tốc khá nhanh trong những tháng cuối năm tới.




Địa ốc tan băng, cổ phiếu bất động sản ấm dần

Địa ốc tan băng, cổ phiếu bất động sản ấm dần


Càng về cuối năm, nhóm cổ phiếu bất động sản càng thu hút được nhiều nhà đầu tư bởi doanh thu và lợi nhuận của loại hình DN này thường được hạch toán vào quý IV. Bên cạnh đó, sự khởi sắc trong kết quả 9 tháng đầu năm của nhiều DN bất động sản khiến nhà đầu tư hy vọng và tin tưởng vào khả năng vượt lên của khối DN này.


Theo báo cáo tài chính quý III/2014, nhiều DN như KDH, HDG, KBC, PDR, CII có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhiều DN lội ngược dòng, chuyển từ lỗ sang lãi so với cùng kỳ. Riêng VIC – DN tầm cỡ lớn nhất thị trường bất động sản, luỹ kế 9 tháng, Tập đoàn ghi nhận doanh thu 21.525 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ; nhưng do chi phí tăng cao, doanh thu tài chính giảm mạnh 81% nên lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ còn 2.824 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ.


Nhiều DN có kết quả kinh doanh cải thiện rõ nét trong quý III năm nay. CTCP Phát Đạt (PDR) đạt kết quả doanh thu quý III là 52 tỷ đồng, gấp 4,6 lần so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu đến từ hoạt động bán bất động sản. Lợi nhuận sau thuế đạt 7,8 tỷ đồng. Kết thúc 9 tháng, PDR hoàn thành 27% kế hoạch doanh thu và 22% kế hoạch lợi nhuận. Kết quả này tăng vượt bậc so với luỹ kế 6 tháng đầu năm 2014, PDR ghi nhận lãi 586 triệu đồng, bằng 1,5% kế hoạch đề ra. Mới đây, PDR đã công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng bằng cách phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu vào đầu năm 2015, giá bán bằng mệnh giá để đầu tư dự án và tái cơ cấu tài chính.


Tại CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII), quý III, CII đạt 77 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 8%. Luỹ kế 9 tháng đạt 221 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 88% so với cùng kỳ. Tại ITA, nhờ hàng bán trả lại giảm mạnh, nên doanh thu thuần tăng đột biến 12 lần so với 9 tháng năm 2013, ở mức 267,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 97,5 tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ và bằng 90% kế hoạch đề ra.


Nhiều doanh nghiệp bật lên có lãi so với cảnh lỗ của cùng kỳ năm trước, như LHG chuyển từ mức lỗ 11 tỷ đồng quý III/2013 sang lãi hơn 14 tỷ đồng quý III/2014. Tại KBC, Công ty ghi nhận mức lãi 165 tỷ đồng trong 9 tháng, trong khi cùng kỳ âm 129 tỷ đồng. KDH có kết quả kinh doanh đột biến khi ghi nhận mức lợi nhuận ròng hơn 30 tỷ đồng trong quý III, trái ngược với mức lỗ 91 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.


Mặc dù kết quả khả quan hơn các năm trước, nhưng nhiều CTCK vẫn đưa ra khuyến nghị NĐT cẩn trọng với cổ phiếu bất động sản, đầu tư có chọn lọc, bởi lượng hàng tồn kho vẫn đang rất cao. Chẳng hạn, tại VIC, tồn kho giảm 28%, nhưng con số tuyệt đối là khá lớn, dự báo ở mức hơn 6.500 tỷ đồng. Hàng tồn kho của PDR cũng duy trì ở mức cao với gần 5.500 tỷ đồng, tăng thêm 116 tỷ đồng so với cuối quý II. Thực tế này cho thấy, thanh khoản bất động sản mới chỉ được cải thiện, chứ không hẳn là sôi động, nguồn cung dư thừa vẫn còn nhiều, thực tế nhiều dự án dở dang vẫn không huy động được nguồn vốn để triển khai tiếp.


Điều không thể phủ nhận là, bước sang năm 2015 bối cảnh thị trường bất động sản có nhiều yếu tố thuận lợi. Cụ thể, việc lãi suất huy động tiếp tục giảm tạo điều kiện lãi suất cho vay giảm, sẽ giúp gia tăng nhu cầu mua nhà. Các chính sách mới được ban hành cũng theo hướng thuận lợi hơn, Thông tư 32/2014/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều theo hướng mở rộng đối tượng vay vốn, kéo dài thời gian áp dụng lãi suất thấp. Thông tư 36/2014/TT-NHNN có nội dung hạ hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 250% xuống còn 150%. Mới đây nhất, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài mua nhà ở thương mại tại Việt Nam trong vòng 50 năm khi đáp ứng được các điều kiện đi kèm. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là thời điểm nên chọn mua những cổ phiếu bất động sản giá tốt, với kỳ vọng sẽ kiếm lớn năm 2015 khi thị trường bất động sản thực sự phục hồi.


Theo Tinnhanhchungkhoan




Ông Andy Ho: 'Chúng tôi vẫn vào gom cổ phiếu đó thôi!'

Ông Andy Ho: 'Chúng tôi vẫn vào gom cổ phiếu đó thôi!'


“Hôm 17/12, quỹ đã mua vào gần 100 tỷ và còn tiếp tục vào mua. Tại sao không, cơ bản nằm ở đó mà”, CIO của Tập đoàn VinaCapital cho biết.


Thông tin trên được ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng Bộ phận đầu tư, VinaCapital chia sẻ với BizLIVE bên lề sự kiện mới đây của tập đoàn diễn ra cuối tuần qua.


Tính đến nay nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 4.000 tỷ đồng trên TTCK Việt Nam sau gần 6 tháng bán ròng, trong đó họ xả mạnh khoảng vài tuần qua. Ông có nhận định gì về động thái này?


Thứ nhất vừa rồi thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh. Đồng thời các thị trường đang phát triển phần lớn là BRICS ngoại trừ Ấn Độ có vẻ sáng sủa còn lại giảm rất mạnh, trong đó có Nga gặp khó khăn. Như vậy nếu nhà đầu tư có 100 USD họ sẽ rút tiền từ các nền kinh tế đang phát triển đưa về Mỹ.


Khi giá dầu đi xuống Mỹ sẽ phục hồi cực kỳ mạnh vì Mỹ là nước mua sắm nhiều nhất. Mà giá xăng xuống, giá điện xuống… thì mỗi thứ sẽ rẻ hơn cho người Mỹ và đặc biệt là USD mạnh lên, khi tiền “đô” mạnh thì hàng hóa còn rẻ nữa, như vậy tất cả mọi người đổ tiền về Mỹ.


Khi đổ về Mỹ như vậy thì họ phải bán chỗ này này mua chỗ khác. Điều này không chỉ thấy 2-3 tuần rồi mà cả 2-3 tháng rồi. Việt Nam tình cờ bị đẩy vô nhóm đó, Indonesia, Thái Lan cũng vậy.


Ông có đánh giá gì về xu hướng của họ thời gian tới?


Hy vọng ở đây là trong mấy tháng sắp tới nhà đầu tư nước ngoài sẽ thấy rõ ràng cơ bản vẫn tốt, cụ thể ở đây là nền kinh tế Việt Nam với lạm phát thấp, lãi suất thấp, GDP tăng trưởng 5-6%, công ty trên sàn lợi nhuận tăng trưởng 10-15%. Và quan trọng giá cả cổ phiếu tính theo P/E thấp hơn Đông Nam Á thì hy vọng nhà đầu tư sẽ quay đầu lại.


Đợi thị trường giảm mạnh bởi “sự kiện Biển Đông”, ông có chia sẻ Vinacapital vẫn vào gom mạnh cổ phiếu khi mà giá cổ phiếu giảm xuống mức hấp dẫn. Vậy những phiên vừa qua khi mà thị trường điều chỉnh do bị tác động bởi giá dầu thì động thái của quỹ thế nào?


Chúng tôi vẫn vào gom cổ phiếu đó thôi! Hôm 17/12 quỹ mua gần 100 tỷ và còn tiếp tục vào mua. Tại sao không, cơ bản nằm ở đó mà. P/E xuống dưới 10 lần, không cần nói đến tăng trưởng phát triển, nhìn cổ tức thôi cũng tốt rồi, nếu so với gửi tiền ngân hàng. Gửi tiền ngân hàng 5-6% là tương đương với P/E 20 lần.


Với diễn biến của thị trường hiện nay, ông có thông điệp gì gửi tới nhà đầu tư?


Tôi muốn nói với nhà đầu tư nhỏ lẻ đừng tham gia, hãy mua quỹ mở bởi họ không biết, không đủ thông tin, không có thời gian để nghiên cứu.


Cảm ơn ông!


Theo Bizlive




Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Ngân hàng hạ lãi suất trước mùa cao điểm

Ngân hàng hạ lãi suất trước mùa cao điểm


Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới. Lãi suất VND của ngân hàng này tiếp tục giảm nhẹ.


Cụ thể, theo biểu niêm yết mới, lãi suất huy động VND của Vietcombank đã giảm ở các kỳ hạn dài, từ 24 - 60 tháng; mức cao nhất 6,3%/năm trước đó hiện chỉ còn 6,2%/năm.


Trước đó, ngày 18/11, Vietcombank cũng đã có điều chỉnh, giảm ở các kỳ hạn ngắn từ 0,1 - 0,3%/năm và rút sâu dưới mức trần quy định (5,5%/năm).


Qua lần điều chỉnh này, lãi suất huy động của Vietcombank đã tạo khoảng cách đáng kể so với chính các thành viên trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Như tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lãi suất hầu hết các kỳ hạn đều cao hơn từ 0,55 - 0,8%/năm.


Trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, một số thành viên cũng vừa giảm mức cao nhất ở các kỳ hạn dài. Như tại Ngân hàng Bắc Á (BacABank), mức lãi suất huy động VND cao nhất 8,2%/năm trước đó hiện đã rút về còn 7,9%/năm.


Như vậy, sau đợt điều chỉnh vào nửa cuối tháng 11 vừa qua, lãi suất huy động VND lại có đợt giảm mới. Dù chưa mở rộng và diễn ra mạnh, nhưng đây là một diễn biến đáng chú ý trước mùa cao điểm chi trả cuối năm đang đến gần.


Theo Vneconomy




Việt Nam quay trở lại nhập siêu gần nửa tỷ USD nửa đầu tháng 12

Việt Nam quay trở lại nhập siêu gần nửa tỷ USD nửa đầu tháng 12


Từ 1-15/12, Việt Nam nhập siêu 474 triệu USD. Lũy kế đến 15/12, Việt Nam xuất siêu 2,39 tỷ USD, giảm so với mức 2,88 tỷ USD đến cuối tháng 11.


Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 12, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,82 tỷ USD, nhập khẩu đạt 6,3 tỷ USD. Như vậy, từ 1-15/12, Việt Nam quay trở lại nhập siêu 474 triệu USD.


Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 12, kim ngạch xuất khẩu đạt 142,68 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ 2013, trong khi nhập khẩu đạt 140,29 tỷ USD. Đến 15/12, Việt Nam xuất siêu 2,39 tỷ USD, giảm so với mức 2,88 tỷ USD đến cuối tháng 11.


Đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu tháng 12 là điện thoại các loại và linh kiện với 914 triệu USD. Tiếp theo đó là hàng dệt may với 841 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 547 triệu USD.


Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cũng là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong 15 ngày đầu tháng này với 1,1 tỷ USD. Sau đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 853 triệu USD và vải các loại với 385 triệu USD.


Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nửa đầu tháng 12 xuất siêu 39 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 3,76 tỷ USD.




Ngập nỗi lo Thông tư 36

Ngập nỗi lo Thông tư 36


Sau một vài phiên chững lại tại mốc 550 điểm, những tưởng áp lực bán đã giảm bớt, tuy nhiên thị trường đột ngột giảm mạnh trong 2 phiên liên tiếp đã đẩy cả hai chỉ số giảm xuống mức thấp và gần như quay trở lại vạch xuất phát đầu năm.


Với mức thấp nhất chạm đến là 513 điểm, VN-Index chỉ còn cách vùng đáy hồi tháng 5 khi sự kiện biển Đông diễn ra (508 điểm) một khoảng rất nhỏ.


Điều này khiến nhiều NĐT thực sự kinh ngạc và không hiểu điều gì đang diễn ra trên thị trường. Rõ ràng ở những cú rơi trước đó, nhiều NĐT đã buộc phải giảm mức độ sử dụng đòn bẩy, nên áp lực giải chấp là không quá lớn. Vậy yếu tố nào khiến NĐT hoảng loạn và bán tháo một cách mạnh mẽ đến vậy?


Lý giải cho câu chuyện giảm giá trên có thể nằm ở một số điểm. Nhiều NĐT cho rằng, nguyên nhân là do giá dầu giảm, nhưng đó chỉ là cái cớ, bản chất của câu chuyện là tâm lý đám đông và một phần của giải chấp. Trong nhịp giảm này, điều đáng chú ý là ngay cả những cổ phiếu vốn dĩ mang tính an toàn cao cũng bị bán ra.


Có lẽ nó cũng bị sức ép lớn trước chiến lược của NĐT là bán trước mua lại sau với giá rẻ hơn. Chính áp lực này đã tạo ra sự lan tỏa đi xuống ở nhiều nhóm cổ phiếu và nếu quan sát kỹ có thể nhận thấy, thị trường sụt giảm mạnh đã thúc đẩy lực cầu vào bắt đáy.


Tuy nhiên, còn có một lý do sâu xa hơn mà giới tài chính lo ngại liên quan đến Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Câu chuyện với Thông tư 13 ban hành năm 2010 là điều nhiều NĐT chưa thể quên khi nó tác động sâu tới TTCK. Đó cũng là lý do đã có những đề xuất giãn thời hạn áp dụng Thông tư 36, bởi thời gian để các đối tượng bị điều chỉnh bởi thông tư này chuẩn bị là quá ngắn.


Hơn nữa, với quy định của Thông tư 36, có khá nhiều điểm bất ngờ nên thị trường dường như đã không định hình kịp. Dòng tiền lớn chưa quay lại và thực sự khó có thể hình dung mọi thứ sẽ ra sao khi Thông tư chính thức có hiệu lực.


VN-Index vẫn trong xu thế giảm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua (19/12), VN-Index dừng ở mốc 523 điểm. Liệu thị trường có tiếp tục giảm và vùng 500 - 510 điểm có thực sự giúp cho thị trường vững vàng hay là những mốc điểm sâu hơn nữa?


Thực tế, có thể kỳ vọng thị trường không giảm sâu hơn nữa, với 3 lý do. Thứ nhất, ảnh hưởng từ giá dầu sẽ không còn quá lớn khi mức giá hiện tại đã gần sát với mức thấp nhất mà các chuyên gia dự báo. Vì thế, sự tác động của giá dầu sẽ không gây ra những cú sốc mạnh trong khi giá của hàng loạt cổ phiếu dầu khí cũng đã chạm đến vùng hỗ trợ mạnh, nên mức giảm (nếu có) cũng sẽ bớt sốc hơn.


Thứ hai, sau nhiều phiên giảm mạnh và đột ngột khiến cả những cổ phiếu cơ bản cũng bị rơi vào tình trạng call margin, thì lượng sử dụng công cụ này ngày càng thấp đi. Đó có thể là áp lực cuối cùng của sự chịu đựng với NĐT và hẳn họ không còn tin vào thị trường nữa. Một sự cảnh giác cũng như an toàn được đặt lên hàng đầu và có thể sẽ là một sự chấp nhận thua cuộc bằng cách đóng tài khoản chuyển sang trạng thái “ngủ đông”.


Trước nhịp giảm này, điều đó cũng đã xảy ra khi khối lượng giao dịch đã có tín hiệu co hẹp, ngoại trừ phiên sụt giảm mạnh đẩy giá cổ phiếu giảm sâu và kích thích lòng tham bắt đáy.


Cuối cùng, vùng 500 - 510 điểm đã có một khoảng thời gian dài xây đắp nền móng, nên để rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ này, cũng cần một khoảng thời gian đủ dài.


Chưa có nhận định nào khẳng định rõ xu hướng thị trường thời gian tới. CTCK SSI là đơn vị tiên phong phát hành bản báo cáo trên tạp chí danh tiếng FinanceAsia với tiêu đề: “Cơ hội cho TTCK” với những phân tích, nhận định về thị trường, liệu có giúp cho NĐT có sự vững tâm.


Có thể nhiều NĐT cũng đã nhận thấy những cơ hội đầu tư cho dù trước mắt còn nhiều khó khăn. Ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế, TTCK vẫn chứng minh rằng nó vẫn là kênh đầu tư tốt nhất. Vì thế, với những gì đã đạt được thì sự giảm điểm của thị trường thời gian qua chỉ là sự điều chỉnh trong quá trình tăng dài hạn mà TTCK đang có. Biến động này có thể sẽ còn kéo dài thêm một thời gian. Theo chúng tôi, giữ và bảo toàn vốn là điều quan trọng nhất lúc này, trước khi những tín hiệu tích cực quay trở lại.


Theo Tinnhanhchungkhoan




Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/12

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/12


Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/12 của các công ty chứng khoán.


VNM: Khuyến nghị tích lũy trong dài hạn


CTCK Rồng Việt (VDSC)


CTCP Sữa Việt Nam (VNM – HOSE) là doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam và luôn được đánh giá cao về vị thế kinh doanh lẫn hiệu quả tài chính trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong năm nay, sự trỗi dậy của nhiều đối thủ cạnh tranh, cộng với tăng trưởng lợi nhuận của VNM có dấu hiệu chững lại khiến nhiều nhà đầu tư quan ngại VNM bước vào giai đoạn bão hòa.


Tính đến thời điểm hiện nay, thị phần của VNM vẫn đang chiếm ưu thế, kết quả kinh doanh nhìn chung vẫn khá hiệu quả. Với những ưu thế sẵn có (thương hiệu, hệ thống phân phối, tiềm lực tài chính…), chúng tôi cho rằng vị thế đầu ngành của Vinamilk chưa thể bị lung lay. Tuy vậy, một sự bứt phá lớn như các năm trước có thể khó xảy ra mà thay vào đó VNM sẽ tăng trưởng một cách ổn định, bền vững, tập trung trên 4 phân khúc chính: sữa đặc, sữa bột, sữa nước, sữa chua.


Qua phân tích một số ưu nhược điểm và chiến lược của công ty đối với từng nhóm ngành hàng cho thấy cơ hội vẫn còn rộng mở đối với VNM. Ngoài tiềm năng riêng của thị trường Việt Nam, các chiến lược cạnh tranh như “tăng đầu tư vào đàn bò”, “sản phẩm Vinamilk chất lượng quốc tế” có thể sẽ giúp VNM tiếp tục giữ vững thị phần. Chúng tôi kỳ vọng nhiều vào khả năng giành thêm thị phần sữa bột từ nhóm sữa ngoại trong khi đó tăng trưởng của nhóm sản phẩm sữa nước dự kiến sẽ cải thiện mạnh sau khi đàn bò của Công ty cho sản phẩm.


Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng của ngành sữa cũng như cơ hội tăng trưởng của VNM trong thời gian tới, tuy vậy, một cách thận trọng, cần thêm bằng chứng về tính khả thi đối với các chiến lược dài hơi của VNM. Vì vậy, khuyến nghị TÍCH LŨY trong DÀI HẠN đối với mã cổ phiếu này với mức giá 110.000 VND.


KBC: Khuyến nghị trung lập


CTCK MB (MBS)


KBC công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2014. Theo đó, doanh thu đạt mức 580 tỷ VNĐ, tăng 71% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng đạt mức 165 tỷ VNĐ cải thiện mạnh so với mức lỗ 128 tỷ cùng kỳ.


Ngày, 18/12/2014, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) và LG cùng nhau ký kết Hợp đồng nguyên tắc thuê lại đất. Theo đó, LG tiếp tục thuê thêm 40ha tại Khu Công nghiệp Tràng Duệ để phục vụ cho dự án mở rộng giai đoạn 2.


Sau khi ký hợp đồng, LG sẽ chuyển tiền theo tiến độ và lên kế hoạch cụ thể để xây dựng nhà máy giai đoạn tiếp theo. Chúng tôi ước tính giá trị của hợp đồng sẽ khoảng 500 tỷ VNĐ.


Với hợp đồng này, chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp vệ tinh của LG được thu hút đến thuê đất tại khu công nghiệp Tràng Duệ qua đó nâng cao triển vọng kinh doanh của KBC.


KBC sẽ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tại hợp đồng này trong năm 2015 và do đó kết quả kinh doanh quý IV/2014 của Công ty sẽ chưa thể có chuyển biến mạnh. Mặc dù, triển vọng lợi nhuận của KBC có khả quan hơn song mức độ lợi nhuận của Công ty vẫn rất khiêm tốn so với quy mô của Công ty. Chúng tôi đánh giá trung tính đối với cổ phiếu của KBC.


SJD: Khuyến nghị mua vào


CTCK FPT (FPTS)


CTCP Thủy điện Cần Đơn (mã SJD) cho biết, 9 tháng đầu năm 2014 thời tiết diễn biến thuận lợi nên doanh thu thuần đạt 316,2 tỷ đồng (+21,6% so với cùng kỳ năm 2013); lợi nhuận sau thuế đạt 146,3 tỷ đồng (+7,2% so với cùng kỳ).


Dự phóng cả năm 2014, SJD đạt 380 tỷ đồng doanh thu thuần (tương đương 112% kế hoạch doanh thu) và đạt 169 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng với mức EPS(2014) là 4.122 đồng/cp, so với mức P/E trung bình của các công ty cùng ngành là 8,49 lần, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với SJD với giá mục tiêu 35.000 đồng/cp.


Theo Tinnhanhchungkhoan




Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

TS. Lê Đăng Doanh: Không nên 'đục nước béo cò' khi đồng rúp Nga mất giá

TS. Lê Đăng Doanh: Không nên 'đục nước béo cò' khi đồng rúp Nga mất giá


Việc đồng rúp Nga mất giá đã gây ra xáo trộn không nhỏ đến nền kinh tế của nước Nga trong thời gian gần đây. Vậy, sự sụt giảm này liệu có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam? PV Một Thế Giới đã trao đổi với chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh về vấn đề này.


Đồng rúp Nga mất giá trị hơn 50% so với USD từ đầu năm đến nay. Theo ông, điều này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam?


Việc đồng rúp Nga sụt giảm giá nhanh chóng và đặc biệt trong những ngày gần đây có hiện tượng lao dốc hết sức hoảng loạn là một diễn biến xấu đối với nền kinh tế Nga, nhưng cũng không tốt lành gì đối với nền kinh tế Việt Nam - vốn có mối quan hệ thương mại, hợp tác với Nga.


Hệ quả của việc đồng rúp sụt giảm đối với kinh tế Nga hiện chưa được xác định đầy đủ và vẫn tiếp tục diễn biến. Tuy nhiên, chắc chắn nó sẽ làm cho Nga gặp khó khăn rất lớn, bởi tăng trưởng kinh tế, đầu tư của Nga đã giảm sút nhiều.


Có thể thấy, với việc giá dầu giảm sút như hiện nay trong khi kinh tế Nga dựa 2/3 vào dầu nên việc đồng rúp giảm giá sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu và dự trữ ngoại tệ của nước Nga chắc chắn sẽ sụt giảm theo.


Như vậy, việc xuất khẩu của Việt Nam sang Nga cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì trước đây, 1 USD tương đương với 31 rúp Nga, nhưng bây giờ 1 USD lên tới 80 rúp, cho nên hàng hóa của Việt Nam sang Nga sẽ lên giá rất nhanh.


Và tôi cũng lo ngại rằng, với việc sụt giảm của đồng rúp không biết là các đối tác Nga khi nhập hàng hóa của Việt Nam họ có khả năng thanh toán và chịu được giá hay không nữa. Bởi vì họ bán hàng hóa trên thị trường Nga sẽ thu về đồng rúp thì liệu họ có mua hàng hóa mà trả bằng USD hay không?


Cho nên tôi cho rằng đây là khó khăn rất lớn và trong tình hình hiện nay, việc xuất khẩu sang Nga cần phải được xem xét rất thận trọng.















Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh




Cũng có quan điểm cho rằng, việc đồng rúp Nga mất giá sẽ khiến cho hàng hóa nhập khẩu từ Nga về Việt Nam rẻ hơn và chúng ta cũng có lợi? Ý kiến của ông về vấn đề này?


Tôi cho rằng việc nhập khẩu từ Nga về Việt Nam còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu bằng đồng tiền nào. Nếu nhập khẩu bằng đồng rúp thì hiện đồng rúp đang mất giá như vậy liệu các đối tác ở Nga có chấp nhận hay không? Và doanh nghiệp của mình có chấp nhận hay không? Nếu nhập khẩu bằng đồng rúp thì thanh toán bằng tỉ giá nào? Tôi nghĩ rằng điều kiện này không thể dễ dàng.


Chúng ta cũng không nên có tư tưởng "đục nước béo cò" để có thể kiếm chác gì vào lúc này. Tôi cho rằng điều này sẽ rất khó diễn ra.


Vậy ông có lời khuyên nào cho các doanh nghiệp Việt đang có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa đối với các doanh nghiệp ở Nga vào lúc này?


Các doanh nghiệp Việt cần phải xem xét thận trọng đối với việc kinh doanh hiện nay. Cần phải quy định rõ ràng trong hợp đồng là sẽ thanh toán như thế nào? bằng đồng rúp hay bằng USD? Nếu không quy định rõ ràng thì doanh nghiệp Việt có thể sẽ bị thiệt hại lớn vì đồng rúp vẫn đang tiếp tục mất giá.




Còn tác động tiếp tục như thế nào và cơ hội ra sao thì còn phải được xem xét một cách toàn diện hơn. Chỉ có thể nói là nếu đồng rúp Nga tiếp tục sụt giảm sẽ gây rối loạn đến thị trường tài chính quốc tế và không ai sẽ được lợi trong tình hình hiện nay.


Xin cảm ơn ông!



Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

GDP Việt Nam 2014 tăng khoảng 5,93%

GDP Việt Nam 2014 tăng khoảng 5,93%


Khái quát chung, Bộ nhận định, tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm tiếp tục có chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI ước cả năm tăng khoảng 3%.




Tăng trưởng tín dụng có khả năng hoàn thành kế hoạch cho cả năm 2014 và mặt bằng lãi suất giảm khoảng 1,5 - 2% so với cuối năm 2013, tỷ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định. Ước thực hiện cả năm thu ngân sách vượt mức đã được Quốc hội thông qua.




Bức tranh doanh nghiệp, theo báo cáo cũng có vài điểm sáng. Như có khoảng 67,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn bình quân đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nay trở lại thương trường cũng tăng 11,8% so với cùng kỳ 2013, với trên 14,2 nghìn.




Cụ thể hơn, những ngành có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng và tạm ngừng hoạt động giảm là hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình và các hoạt động dịch vụ khác.




Một số ngành có sự biến động tăng cả số lượng doanh nghiệp gia nhập cũng như rút lui khỏi thị trường được Bộ đánh giá đang có sự tái cơ cấu mạnh mẽ. như công nghiệp chế biến, chế tạo, giáo dục và đào tạo, kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng và bảo hiểm…




Được điểm danh trong số các lĩnh vực doanh nghiệp thành lập mới giảm và giải thể lại tăng là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, dịch vụ lưu trú và ăn uống, khai khoáng, xây dựng, quảng cáo…




Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình phát triển doanh nghiệp có dấu hiệu ấm lên. Nhưng dự báo số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cả năm 2014 sẽ giảm khoảng 5%, còn số phải giải thể, tạm ngừng hoạt động sẽ tăng khoảng 9% so với 2013.




Với 2015, báo cáo viết, dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục trên đà phục hồi với mức tăng trưởng khá.




Ở các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện để đạt được mục tiêu 2015, Bộ cho biết sẽ xây dựng các chính sách hỗ trợ và tạo ra những điều kiện cần thiết để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là đối với khu vực kinh tế tư nhân.




Bảo đảm lộ trình tăng lương tối thiểu đối với khu vực sản xuất, kinh doanh cũng là nhiệm vụ được đề cập.




Trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, báo cáo nêu rõ không làm oan, sai, chống lạm dụng bắt người, tạm giữ, tạm giam, bắt khẩn cấp và không để xảy ra bức cung nhục hình…



Lạ đời dầu giảm, DN kêu lỗ đòi giữ giá

Lạ đời dầu giảm, DN kêu lỗ đòi giữ giá


Khi giá xăng dầu thế giới căng thẳng leo thang, doanh nghiệp xăng dầu thường kêu lỗ đòi tăng giá. Nhưng lạ là, mấy tháng nay giá dầu giảm sâu, những đơn vị này vẫn kêu lỗ đòi... giữ giá.


Muốn tăng thuế để cắt lỗ


Đó là đề xuất của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil).


Trong một văn bản gửi hai bộ Tài chính, Công Thương hôm 3/12, tổng công này đã kiến nghị cần tăng mạnh thuế từ 5-7 điểm phần trăm, đồng thời, giữ nguyên giá bán lẻ và trích Quỹ bình ổn giá như hiện nay.


Lý do mà PVOil muốn tăng mạnh thuế là vì... lỗ. Doanh nghiệp này cho biết, những tháng gần đây, hàng tồn kho xăng dầu đều trên 300.000m3, trong khi lượng bán ra chỉ khoảng 220.000m3, tức khoảng 220 triệu lít/tháng. Chưa kể, PVOil còn tồn hàng nguyên liệu lên tới 80.000- 100.000m3.


Một mặt, tổng công ty đảm bảo dự trữ đủ 30 ngày lưu thông, nhưng mặt khác, giá bán lẻ được điều chỉnh trên cơ sở giá bình quân của 15 ngày cuối. Trong bối cảnh giá xăng dầu giảm sâu liên tiếp 3 tháng, doanh nghiệp này cho biết đã bắt đầu lỗ từ tháng 8 và dự kiến cả năm nay sẽ không lãi.


Ba ngày sau kiến nghị này, Bộ Tài chính đã tăng thuế lên 9 điểm phần trăm, vượt hơn cả mong đợi của PVOil, đưa mức thuế nhập khẩu xăng dầu lên ngưỡng 23-27%, là mức cao nhất kể từ năm 2010 trở lại đây. Nhưng đồng thời, giá bán lẻ vẫn phải giảm nhẹ.


Từ nhiều năm nay, người dân đã quen với kịch bản, DN xăng dầu lỗ vì giá thế giới tăng và chỉ muốn giảm thuế, tăng giá. Song, với câu chuyện của PVOil thì lại thấy thêm một kịch bản trái ngược: lỗ vì giá thế giới giảm và doanh nghiệp lại muốn tăng thuế.


PVOil từ chối biện giải về văn bản này, nhưng một phân tích từ lãnh đạo Petrolimex đã hé mở nguyên nhân của đề xuất lạ lùng này.


Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimex, nói: "Lúc giá tăng cao, thường Nhà nước kiềm giá để bình ổn, không cho tăng ngay nên doanh nghiệp lỗ. Còn nay lỗ là do vấn đề thị trường xuống quá sâu".


"Doanh nghiệp phải dữ trự đủ lưu thông cho 30 ngày, trong đó, giá xăng dầu bình quân 15 ngày đầu và bình quân 15 ngày sau chênh lệch nhau rất lớn, vì giá dầu thế giới xuống liên tục. Giá bán lẻ trong nước giảm theo mặt bằng của giá 15 ngày sau nên doanh nghiệp chịu thiệt vì giá hàng tồn kho luôn cao hơn".


Về bản chất, tăng thuế như vậy sẽ chính là một công cụ để "giữ" giá xăng dầu trong nước không giảm xuống thấp hơn nữa, cắt lỗ cho doanh nghiệp. Giá cơ sở sẽ bị đẩy lên cao do có thêm khoảng 1.000 đồng/lít tiền thuế nên thu hẹp khoảng chênh lệch với giá bán lẻ. Nhờ đó, giá bán lẻ sẽ không hạ hoặc chỉ điều chỉnh ở biên độ thấp.


Ít nhất trong 15 ngày sau tăng thuế, các doanh nghiệp xăng dầu sẽ có cơ hội đẩy hàng tồn đã tính với mức thuế thấp, bán ra theo mức giá bán lẻ có thuế cao hơn, nhờ đó sẽ có lợi nhuận. Nói cách khác, những ngày này, doanh nghiệp bán số lượng xăng đã nhập khẩu với mức thuế 18%, nhưng theo mức giá cao hơn theo cách tính thuế 27%.


"Mỗi doanh nghiệp có một quan điểm riêng về việc áp thuế, nhưng tôi nghĩ là việc tăng thuế vừa rồi của Bộ Tài chính là hợp lý", ông Năm nói.


Từ tháng 10, mảng xăng dầu của Tập đoàn Petrolimex đã chuyển sang lỗ và dự kiến, con số lỗ này sẽ gấp hơn nhiều lần so với số lãi xăng dầu 406 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm.


Với SaigonPetro, kinh doanh xăng dầu cũng bắt đầu lỗ từ tháng 11 và có thể, sẽ lấn át con số lãi hơn 100 tỷ đồng trước đó. Tình hình xấu này báo trước kết quả kinh doanh xăng dầu cả năm có thể âm.


Tuy nhiên, số lỗ của các doanh nghiệp trên có thể chưa thấm vào đâu so với bi kịch của PVOil vì đơn vị này còn có thêm mảng xuất nhập khẩu dầu thô.











Dầu-thô, xăng-dầu, giá-xăng-dầu, tăng-giá-xăng, giảm-giá, thuế-nhập-khẩu, dự-trữ, quỹ-bình-ổn, Petrolimex, PVOil, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính
Giá dầu thô thế giới đã giảm xuống mức dưới 60 USD/thùng, thấp nhất trong vòng 7 năm qua nhưng giá xăng dầu ở Việt Nam vẫn giảm cầm chừng

Sẽ xử lý doanh nghiệp nhập cầm chừng


Trước đây, khi xây dựng Nghị định 83, Bộ Công Thương đã từng e ngại viễn cảnh doanh nghiệp lỗ không có nguồn bù nếu lấy theo giá bình quân của 15 ngày cuối theo đề xuất của Bộ Tài chính. Bộ này đã đề nghị tính giá theo giá bình quân 15 ngày đầu.


Tuy nhiên, Chính phủ đã quyết định chốt phương án giá cơ sở tính theo mặt bằng giá 15 ngày sau để đảm bảo giá trong nước sát với diễn biến giá thế giới, tránh tình trạng có độ trễ, lệch pha như nhiều năm nay.


Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhìn nhận: "Có lẽ đây là thời điểm khó khăn nhất trong 10 năm trở lại đây của ngành này, nhưng hoàn toàn do thị trường".


“Giá xăng dầu trong nước phải điều hành theo đúng Nghị định 83, cách 15 ngày có một lần xem xét và điều chỉnh theo đà giảm thế giới. Nhà nước sẽ không thể có biện pháp nào hỗ trợ doanh nghiệp lúc này vì ngành xăng dầu đã theo cơ chế thị trường", ông Hải nhấn mạnh.


Năm 2011, giá dầu thế giới tăng cao, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã ngưng hoặc giãn tiến độ nhập khẩu xăng dầu, gây bất bình đẳng giữa các DN. Bộ Công Thương đã phải tuýt còi một vài trường hợp.


Thứ trưởng Hải cho biết: "Chúng tôi cũng đã chỉ đạo kiểm tra tiến độ nhâp khẩu xăng dầu, phòng ngừa hiện tượng doanh nghiệp không nhập. Nếu doanh nghiệp nào không đảm bảo nhập khẩu theo hạn mức thì Bộ sẽ xem xét xử lý".


Theo Vietnamnet


Sau 10 ngày kể từ đợt giảm giá thứ 12 gần đây, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore vẫn tuột dốc không phanh.


Bộ Công Thương cho biết, mức giá xăng thành phẩm nhập từ Singapore giao dịch ngày 16/12 chỉ ở mức 64,77 USD/thùng, giảm tới 10,19 USD/thùng, tỷ lệ giảm 13%. Dầu diezen chỉ ở mức 73,4 USD/thùng, giảm 9,13 USD, tương ứng 11%.


Liên bộ Công Thương - Tài chính cũng đang bàn bạc về các kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm. Trong đó, giải pháp tăng thuế lên tới 35% đã được tính đến khi giá dầu xuống dưới 60 USD/thùng.




Chứng khoán bừng tỉnh sau cơn mê tháo chạy

Chứng khoán bừng tỉnh sau cơn mê tháo chạy


Ngày 18/12, chứng khoán bật tăng trở lại đánh thức cơn mê tháo chạy của nhà đầu tư trong chuỗi ngày dài giảm điểm, đặc biệt là 3 phiên liên tiếp gần nhất có dấu hiệu hoảng hốt bán tháo.


Cổ phiếu GAS, PVD, GNT, PVS đã mất trên 35% thị giá. Một loạt cổ phiếu khác như MPC, VLF, HAI, VHG… đã mất 20% thị giá, cá biệt, một số cổ phiếu giảm đến 70% giá trị trong cơn giảm giá kéo dài vừa qua.


Báo cáo ngày 18/12/2014 của CTCK MBS đánh giá, TTCK Việt Nam đã giảm khoảng 20% kể từ vùng đỉnh 644 điểm. Qua theo dõi thị trường nhiều năm, công ty này cho rằng, cứ sau mỗi đợt giảm mạnh từ 15% trở lên, thị trường thường hồi phục được ít nhất 6-8%.


Cũng theo MBS, với áp lực bán mạnh trong 2 phiên trước phiên phục hồi, lượng cung hàng cho giải chấp gần như đã diễn ra xong, do đó áp lực cung sẽ giảm dần trong các phiên tới. Cùng với đó, khả năng phục hồi trên các TTCK lớn có thể sẽ hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư.


Từ mức kỳ vọng của năm 600 điểm, VN-Index rơi mạnh về gần 520 điểm, sát với vùng đáy trong sự kiện biển Đông hồi tháng 5 (508 điểm). Hai kịch bản mà MBS đưa ra là, VN-Index về mốc 510 rồi bật lên, hoặc VN-Index sẽ phục hồi ngay từ phiên này.


Trên trường quốc tế, cuộc chiến giá dầu, bắt nguồn từ căng thẳng chính trị leo thang, được dự báo sẽ kết thúc khi các căng thẳng giảm bớt trên bàn đàm phán. Trong nước, UBCK ra thông điệp trấn an khiến tâm lý nhà đầu tư vững vàng trở lại.


Theo UBCK, nhà đầu tư cần bình tĩnh trong bối cảnh nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, các DN niêm yết kinh doanh tốt dần lên, lãi suất và giá nguyên vật liệu trên thế giới tiếp tục giảm, về dài hạn sẽ giúp cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và lợi nhuận hoạt động của DN. UBCK cho biết, một số tổ chức kinh doanh chứng khoán và quỹ đầu tư lớn vẫn tích cực mua vào và nhiều tổ chức nước ngoài có đánh giá tích cực về TTCK Việt Nam.


Cơ quan này đề nghị nhà đầu tư bình tĩnh, thận trọng, tránh bị lợi dụng, đưa ra các quyết định đầu tư ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của chính mình và yêu cầu các Sở GDCK tăng cường công tác giám sát các giao dịch bất thường, đồng thời sẽ xử lý nghiêm các hành vi làm giá, thao túng thị trường.


Đà giảm điểm đã được chặn lại bằng một phiên tăng điểm khá mạnh ngày 18/12/2014 (VN-Index tăng gần 2%), nhưng TTCK có đủ sức tăng tiếp hay không, là câu hỏi không dễ trả lời lúc này. Có rất nhiều yếu tố tác động đến TTCK, nhưng trong nỗ lực của ngành chứng khoán, điều mong mỏi nhất của nhà đầu tư là sau thông điệp trấn an, UBCK, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán, các CTCK cần có sự phân tích, mổ xẻ rõ nét ảnh hưởng của chính sách thắt chặt dòng tín dụng vào chứng khoán, theo kế hoạch sẽ áp dụng từ 1/2/2015 tới.


Nếu khối CTCK có đủ sức gọi vốn để chủ động thu xếp được dòng tiền vay cần thiết với TTCK, thì việc áp dụng Thông tư 36/2014/TT-NHNN không có gì phải bàn. Trường hợp ngược lại, nhà quản lý nên có quan điểm kiến nghị thời điểm áp dụng văn bản này hợp lý hơn, để nhà đầu tư bớt sốc, còn khối CTCK cũng như các ngân hàng cấp tín dụng cho chứng khoán, có thêm thời gian để thu xếp tài chính.


Sở dĩ nỗi lo margin trên TTCK bao trùm là bởi con số 17.000 tỷ đồng vốn cho nhà đầu tư vay mà các CTCK báo cáo với UBCK, tính đến tháng 10 vừa qua, là khoản tiền cho nhà đầu tư vay từ nguồn vốn chủ sở hữu của CTCK và vốn CTCK đứng ra vay ngân hàng để cho nhà đầu tư vay. Còn nhiều cách chảy khác của dòng tín dụng vào chứng khoán giữa ngân hàng và chính các ông chủ ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với các công ty con, với nhà đầu tư lớn trên TTCK, thì chưa có thống kê nào, của UBCK hay của NHNN chỉ rõ.


Khoảng mờ này cần được làm sáng tỏ, sẽ trực tiếp làm giảm đi nỗi lo áp lực giải chấp, áp lực xả hàng đang đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Khi nỗi “lo hàng sắp đổ ập ra bán” vơi đi, nhà đầu tư đại chúng mới có thể bình tĩnh nhìn nhận những giá trị tích cực của nền kinh tế, của các DN niêm yết, để có thể vững tâm nắm giữ cổ phiếu hay giao dịch dựa trên những giá trị nội tại này.


Theo Tinnhanhchungkhoan




NỆM LIÊN Á