Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Châu Á cần phát triển thị trường trái phiếu để tránh rơi vào khủng hoảng

Châu Á cần phát triển thị trường trái phiếu để tránh rơi vào khủng hoảng


Thị trường châu Á có thể giảm thiểu những tác động từ việc nước ngoài rút vốn bằng cách phát triển thị trường trái phiếu trong khu vực.

Những sự kiện xảy ra trong mùa hè này cho thấy các sự kiện xảy ra ở nơi khác vẫn đang chi phối vận mệnh của kinh tế châu Á. Một luồng vốn lớn đã rút khỏi khu vực vào tháng 5 do những lo ngại về việc Cục dự trữ liên bang Mỹ FED sẽ giảm dần việc mua bán trái phiếu, trọng tâm trong chính sách nới lỏng định lượng. Thị trường châu Á sau đó đã phục hồi trong tháng 9 khi có tin FED sẽ trì hoãn kế hoạch này. Tuy nhiên, khả năng đầu cơ có thể quay trở lại khi Mỹ vừa công bố những thông tin khả quan về tình hình việc làm hôm thứ sáu vừa qua.


Sự dịch chuyển này có thể gây tác động đáng kể lên sự phát triển của châu Á bởi phần lớn nguồn vốn được dùng để tài trợ cho các dự án công cộng và đầu tư vào các công ty. Ước tính rằng từ nay đến năm 2030, châu Á cần khoảng 11,500 tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và duy trì công ăn việc làm cho khoảng 650 triệu người chuyển đến các thành phố sinh sống.


Hiện nay ở châu Á, dòng tiền từ tiết kiệm chuyển sang đầu tư chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Không kể đến các thị trường phát triển nhất châu Á, tổng khoản vay ngân hàng ở các nước thường vượt quá 100% GDP, trong khi thị trường trái phiếu chỉ tương đương 30% GDP. Điều này đã tập trung rủi ro vào hệ thống ngân hàng, tạo ra sai lệch kỳ hạn trên bảng cân đối ngân hàng và làm giảm cơ hội đầu tư qua các kênh khác.


Có một tín hiệu tốt là tỷ lệ gửi tiết kiệm của khu vực nói chung tương đối cao so với các nền kinh tế phát triển. Tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư ở các nước OECD là dưới 5% trong khi tỷ lệ này ở Ấn Độ là gần 25%, ở Trung Quốc là gần 30%. Điều đó có nghĩa một khi có cấu trúc thị trường hợp lý, nhu cầu về tiền đầu tư vẫn có thể được đảm bảo.


Để tăng khả năng tự đáp ứng vốn, châu Á cần phát triển thị trường vốn trong nước. Đã có những dấu hiệu tích cực như tổng giá trị trái phiếu, ngoại trừ Nhật Bản, đã tăng 460% trong 10 năm qua, đạt mức 6,500 tỷ USD vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng không hẳn là một cơ sở vững chắc vì so với Mỹ nơi tổng thị trường trái phiếu trị giá 38.100 tỷ USD, con số này còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, sự phát triển thị trường trái phiếu ở các quốc gia là không đồng đều, trong đó 3,800 tỷ USD trái phiếu có nguồn gốc từ Trung Quốc.


Một trong những thách thức lớn nhất ở thời điểm này là các quy định pháp luật. Cơ quan quản lý ở mỗi nước áp dụng những quy định khác nhau đối với nhà đầu tư nước ngoài , đối với việc áp thuế và xử lý ngoại hối. Chu kỳ thanh toán ở các thị trường cũng khác nhau. Các nhà đầu tư thận trọng với các công ty xếp hạng tín dụng địa phương vốn chưa có danh tiếng. Ngay cả ngôn ngữ địa phương cũng là một vấn đề trong các thủ tục và giao dịch.


Các nhà quản lý châu Á đang nỗ lực giải quyết những thách thức đặt ra. Sáng kiến ​​thị trường trái phiếu châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á nhằm mục đích để cho phép sử dụng tốt hơn nguồn tiết kiệm trong khu vực. Bên cạnh đó, Diễn đàn tài chính châu Á - Thái Bình Dương cũng đang thúc đẩy các thị trường trong khu vực liên kết chặt chẽ hơn. Một cộng đồng kinh tế giữa 10 nước ASEAN dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2015 sẽ tăng cường các quy định hợp tác xuyên biên giới, tạo ra một thị trường tài chính liên kết chặt chẽ của khu vực, đủ sức đương đầu với những cú sốc từ bên ngoài.


Nguồn Wall Street Journal/ Dân Việ




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM LIÊN Á