Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Công bố 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2013

Công bố 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2013


Nhiều cổ phiếu bluechips đã tăng giá 50-100% trong năm qua giúp cho khối tài sản của những người đứng đầu các doanh nghiệp này tăng thêm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2013 đã khép lại với việc chỉ số VN-Index chốt ở trên mức 500 điểm. Năm qua dù tình hình kinh tế nhìn chung vẫn còn khó khăn nhưng vẫn là một năm mang lại niềm vui cho phần lớn các doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán.


Tổng cộng 10 người giàu nhất sàn chứng khoán đang sở hữu khối tài sản trị giá hơn 44.000 tỷ đồng (~ 2,1 tỷ USD), tăng 6.800 tỷ so với năm ngoái, tương đương tăng 18%, thấp hơn mức tăng của VN-Index khi chỉ số này tăng được 22%.


Nhiều cổ phiếu bluechips đã tăng giá 50-100% trong năm qua như Hoa Sen Group (HSG), REE, Hòa Phát (HPG), Vinasun, Thủy sản Hùng Vương (HVG)… giúp cho khối tài sản của những người đứng đầu các doanh nghiệp này tăng thêm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.





Ông chủ Vingroup Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất trên sàn chứng khoán và và cũng có thể coi là người giàu nhất Việt Nam khi ông Vượng là người Việt Nam duy nhất xuất hiện trong danh sách tỷ phú thế giới do Forbes bình chọn.


Năm 2013 có thể là năm đánh dấu rất nhiều sự kiện của Vingroup khi đồng loạt khai trương 2 dự án bất động sản lớn tại Hà Nội là Times City và Royal City, đồng thời bán dự án Vincom Center A tại Thành phố Hồ Chí Minh với giá trị chuyển nhượng lên đến 9.800 tỷ đồng.


Lượng cổ phiếu Vingroup mà ông Vượng trực tiếp nắm giữ hiện có trị giá hơn 19.900 tỷ đồng, bằng với tổng giá trị cổ phiếu của 6 người tiếp theo (từ #2 đến #7) cộng lại!


Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) vẫn ở vị trí thứ 2 với xấp xỉ 6.500 tỷ đồng, tăng 15% so với năm ngoái. Năm qua là năm khá bận rộn với của bầu Đức khi triển khai dự án bất động sản ở Myanmar đồng thời tái cấu trúc lại tập đoàn, bán đi một loạt mảng kinh doanh ở trong nước.


Mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong năm qua thuộc về 2 ông chủ ngành thép: Ông Trần Đình Long, chủ tịch tập đoàn Hòa Phát và ông Lê Phước Vũ, chủ tịch tập đoàn Hoa Sen với mức tăng trưởng tương ứng là 95% và 117%.


Tài sản của ông Long tăng hơn 2.000 tỷ trong năm qua và ông vượt qua bà Phạm Thu Hương để vươn lên vị trí số 3 trong Top người giàu. Ông Lê Phước Vũ gương mặt mới duy nhất gia nhập Top 10 năm nay, thay thế cho chủ tịch Alphanam Nguyễn Tuấn Hải.


Trong khi phần lớn doanh nghiệp ngành thép đang vật lộn với thua lỗ thì 2 doanh nghiệp này lại thu được những con số lợi nhuận rất ấn tượng.


Bà Phạm Thu Hương, vợ ông Vượng tiếp tục là phụ nữ giàu nhất trên sàn với khối tài sản hơn 3.400 tỷ đồng. Đứng liền sau bà Hương trên bảng xếp hạng người giàu là em gái bà Hương, Phạm Thúy Hằng – người trẻ nhất trong Top 10 (39 tuổi). Cả 2 chị em đều có mặt trong Hội đồng quản trị của Vingroup.



Tài sản của 2 đại gia ngành thép tăng gấp đôi trong năm qua


(Từ trái qua: Ông Trần Đình Long và ông Lê Phước Vũ)



Trong Top 10, có 3 người ghi nhận tài sản giảm so với năm ngoái, trong đó có 2 lãnh đạo của Masan Group là ông Hồ Hùng AnhNguyễn Hoàng Yến. Trong 9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của Masan Group đã sụt giảm mạnh; một trong đó là do lợi nhuận của Techcombank giảm mạnh. Masan Group hiện nắm hơn 30% lợi ích kinh tế của Techcomank và ông Hồ Hùng Anh là chủ tịch của ngân hàng này.


Ngoài những vị trí trong Top 10, còn 3 người khác nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá trên 1.000 tỷ đồng là bà Vũ Thị Hiền-vợ ông Trần Đình Long; ông Đặng Thành Tâm-chủ tịch Kinh Bắc City (KBC) và ông Dương Ngọc Minh-Thủy sản Hùng Vương.


Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn với các doanh nghiệp của Đặng Thành Tâm khi phải đối mặt với nợ nần và thua lỗ. Tuy nhiên, cổ phiếu KBC vẫn tăng tới 75% trong năm qua. Bước vào năm 2014, một trong những vấn đề đau đầu nhất với ông Tâm là tìm được nguồn tiền để trả nợ 3.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn.



Cha con ông Đặng Văn Thành từng có một thời gian đứng trong Top 20



Năm qua, ông Đặng Văn Thành – nguyên chủ tịch Sacombank – đã nói lời chia tay với Top người giàu khi ngân hàng Sacombank đã bán đi toàn bộ số cổ phiếu mà ông Thành nắm giữ. Việc bán cổ phiếu này căn cứ theo một hợp đồng 2 bên đã kí kết từ trước.


Trong những nhân vật mới gia nhập Top người giàu, 2 nhân vật đáng chú ý nhất là ông Nguyễn Xuân Quang, chủ tịch Nam Long Group (NLG) và ông Madhur Maini, nguyên CEO của Masan Group.


Sở hữu lượng cổ phiếu Masan trị giá hơn 550 tỷ đồng ông Madhur Maini, quốc tịch Ấn Độ, trở thành người nước ngoài giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ông Maini rời chức vụ CEO của Masan vào tháng 7 và được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch của Masan Consumer Holdings, công ty nắm giữ các khoản đầu tư của Masan trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.


Theo Cafef








Làm khó mình, làm khó người - Bài học từ Nissan Việt Nam

Làm khó mình, làm khó người - Bài học từ Nissan Việt Nam


Làm khó mình, làm khó người - có thể nói như vậy với trường hợp của Công ty Nissan Việt Nam trong vụ việc bị truy thu thuế linh kiện xe ô tô NK.

Là liên doanh được phép NK và lắp ráp các sản phẩm của Nissan tại Việt Nam từ rất sớm (năm 2009), song mô hình hoạt động của Công ty TNHH Nissan Việt Nam (NVL) lại khá đặc biệt. Thay vì đầu tư nhà máy lắp ráp sản phẩm Nissan tại Việt Nam, NVL đã chọn phương án NK bộ linh kiện rồi “thuê” Công ty TNHH Liên doanh Ô tô Hòa Bình (VMC) thực hiện lắp ráp. Tiếng là “thuê” lắp ráp, nhưng trên giấy tờ, mô hình này lại được thực hiện theo phương thức: NVL nhập khẩu linh kiện rồi bán cho VMC để lắp ráp thành xe nguyên chiếc và sau đó lại mua lại xe nguyên chiếc đã được VMC lắp ráp.


Và để sản phẩm lắp ráp đúng tiêu chuẩn Nissan toàn cầu, NVL cũng đã phải bỏ ra khoảng 2,5 triệu USD để nâng cấp các trang thiết bị phục vụ cho lắp ráp xe Nissan tại VMC, cũng như cử các chuyên gia Nhật Bản đến giám sát chất lượng sản phẩm tại VMC.


Tại thời điểm đó, không rõ lãnh đạo NVL có biết mô hình hoạt động đặc biệt này của mình sau này đã đem lại không ít rắc rối liên quan đến việc áp mức thuế NK bộ linh kiện.


Theo quy định, bộ linh kiện ô tô muốn được phân loại và được áp dụng mức thuế suất thuế NK ưu đãi quy định cho từng linh kiện, DN phải thỏa mãn đủ 2 điều kiện. Trong đó có điều kiện “DN đảm bảo tiêu chuẩn DN SXLR ô tô theo quy định của Bộ Công Thương”. Và quy định của Bộ Công Thương là: DN phải đầu tư nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô theo đúng các tiêu chuẩn đề ra.


Năm 2012, cơ quan Hải quan đã kiểm tra sau thông quan với NVL, đối chiếu theo quy định nhận thấy vì không đầu tư nhà máy lắp ráp sản phẩm, do đó NVL không đủ điều kiện để được hưởng mức thuế NK ưu đãi cho từng linh kiện. Theo đó bộ linh kiện DN NK phải áp mức thuế xe nguyên chiếc. Số thuế phải truy thu ước tính lên tới 500 trăm tỷ đồng. Một con số mà không chỉ DN thấy choáng váng, mà cơ quan quản lý cũng thấy bất ngờ.


Chiếu theo quy định đã ban hành, việc cơ quan Hải quan ra các quyết định ấn định thuế là điều không có gì phải bàn.


Song xét cụ thể về nhiều tiêu chí như thời gian, bối cảnh, quá trình thực hiện... cho thấy trường hợp của NVL khá đặc biệt, khiến các cơ quan quản lý đã phải mất rất nhiều thời gian để xem xét, cân nhắc.


Tuy không đầu tư nhà máy, nhưng trên thực tế NVL cũng đã phải đầu tư tiền của và nhân lực cho VMC để lắp ráp sản phẩm.


VMC lắp ráp linh kiện do NVL nhập khẩu và sản phẩm lại được chính NVL mua lại toàn bộ. Nhà máy lắp ráp của VMC đủ tiêu chuẩn được phép lắp ráp ô tô theo quy định của Bộ Công Thương. Việc hợp tác giữa hai DN này nếu thay vì “thuê” lắp ráp (hay bán linh kiện rồi mua sản phẩm) mà là “liên doanh” hợp tác lắp ráp sản xuất sản phẩm thì có lẽ việc NVL “không đáp ứng các quy định” (ở đây là không có nhà máy đạt tiêu chuẩn của Bộ Công Thương) sẽ không xảy ra. Thực tế chúng ta đều hiểu, về bản chất việc này không có gì khác nhau.


Một điểm nữa được ghi nhận là năm 2012, NVL đã nhanh chóng đầu tư một nhà máy sản xuất lắp ráp tại Đà Nẵng.


Chính vì vậy các cơ quan quản lý đã mất không ít thời gian để trao đổi, bàn bạc về trường hợp này. Quan điểm của Bộ Tài chính thì chính sách thuế cần thống nhất đối với mọi hình thức NK (NK trực tiếp, NK ủy thác hoặc NK kinh doanh để bán cho cơ sở sản xuất lắp ráp đều được hưởng cách tính thuế như nhau). Quan điểm này đã được Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải thống nhất. Nhưng quan điểm này cần được thể hiện trong các văn bản qui định. Và tại thời điểm NVL nhập khẩu linh kiện rồi đi “thuê” lắp ráp thì quy định nêu rõ các điều kiện để DN được hưởng thuế NK ưu đãi theo linh kiện.


Đối với trường hợp cụ thể của NVL, nếu chiếu đúng quy định tại thời điểm DN nhập khẩu hàng hóa thì việc truy thu thuế là hợp lý. Nhưng như đã nói, để việc truy thu thuế được chính xác, đảm bảo quyền lợi cũng như hỗ trợ DN phát triển, Bộ Tài chính hiện đang yêu cầu cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra, xác định rõ hàng loạt các vấn đề cụ thể như: VMC có đảm bảo tiêu chuẩn DN sản xuất, lắp ráp ô tô; độ rời rạc của bộ linh kiện mà NVL nhập khẩu có đáp ứng theo quy định; hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, phiếu nhập kho, giao dịch kinh doanh, thực tế việc chuyển giao linh kiện và lắp ráp ô tô mang thương hiệu Nissan... tại VMC với NVL.


Kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan sẽ là cơ sở để xác định mức thuế NK mà DN phải nộp.


Từ vụ việc của NVL cho thấy, tìm hiểu, nắm vững và chấp hành các quy định của nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh là trách nhiệm của DN. Lựa chọn cho mình một mô hình hoạt động “riêng” mà không tìm hiểu kỹ các quy định dẫn tới tự làm khó mình, đồng thời làm khó cơ quan quản lý như trường hợp NVL là bài học không chỉ cho riêng DN này.


H.P

Nguồn tin: Hải Quan




10 cổ phiếu Việt tăng mạnh nhất trong năm 2013

10 cổ phiếu Việt tăng mạnh nhất trong năm 2013


Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2013 (phiên giao dịch cuối cùng của năm 2013) thị trường chứng khoán Việt Nam đóng cửa với các con số khá ấn tượng.

Theo thống kê của Vietstock, suốt năm 2013, đã có 475 mã tăng, 8 mã đứng giá và 197 mã giảm (giá đã điều chỉnh) . Trong đó, 10 mã cổ phiếu tăng mạnh nhất gồm: HTL, API, PMS, MNC, SCL, TCM, SD5, SMT, PTB và VHG.


1. CTCP Kỹ Thuật & Ôtô Trường Long
MCK: HTL (HOSE)
Nhóm ngành: Thương mại (Bán sỉ và bán lẻ)

Ngành: Bán buôn

Vốn điều lệ: 80,000,000,000 đồng

Ngày niêm yết: 10/01/2011

Giá phiên đầu năm 2013: 3,700 đồng/cp

Giá tại ngày 31/12 (Phiên cuối năm 2013): 17,000 đồng/cp

Tỷ lệ tăng: 359.46%



2. CTCP ĐT Châu Á - Thái Bình Dương
MCK: API (HNX)
Nhóm ngành: Tài chính và bảo hiểm

Ngành: Dịch vụ tài chính và các hoạt động liên quan

Vốn điều lệ: 264,000,000,000đồng

Ngày niêm yết: 13/09/2010

Giá phiên đầu năm 2013: 2,700 đồng/cp

Giá tại ngày 31/12 (Phiên cuối năm 2013): 11,900 đồng/cp

Tỷ lệ tăng: 340.74%



3. CTCP Cơ Khí Xăng Dầu
MCK: PMS (HNX)
Nhóm ngành: Sản xuất

Ngành: Kim loại và các sản phẩm từ khoáng phi kim loại

Vốn điều lệ: 72,276,620,000 đồng

Ngày niêm yết: 04/11/2003

Giá phiên đầu năm 2013: 5,400 đồng/cp

Giá tại ngày 31/12 (Phiên cuối năm 2013): 20,800 đồng/cp

Tỷ lệ tăng: 285.19%



4. CTCP Mai Linh Miền Trung
MCK: MNC (HNX)
Nhóm ngành: Vận tải và kho bãi

Ngành: Vận tải hàng hóa đường bộ

Vốn điều lệ: 80,696,990,000 đồng

Ngày niêm yết: 16/12/2010

Giá phiên đầu năm 2013: 2,600 đồng/cp

Giá tại ngày 31/12 (Phiên cuối năm 2013): 10,000 đồng/cp

Tỷ lệ tăng: 284.62%



5. CTCP Sông Đà Cao Cường
MCK: SCL (HNX)
Nhóm ngành: Sản xuất

Ngành: Kim loại và các sản phẩm từ khoáng phi kim loại

Vốn điều lệ: 90,000,000,000 đồng

Ngày niêm yết: 15/09/2010

Giá phiên đầu năm 2013: 4,600 đồng/cp

Giá tại ngày 31/12 (Phiên cuối năm 2013): 17,600 đồng/cp

Tỷ lệ tăng: 274.55%



6. CTCP Dệt May - ĐT - TM Thành Công
MCK: TCM (HOSE)
Nhóm ngành: Sản xuất

Ngành: Dệt may - Giầy da

Vốn điều lệ: 491,999,510,000 đồng

Ngày niêm yết: 15/10/2007

Giá phiên đầu năm 2013: 5,500 đồng/cp

Giá tại ngày 31/12 (Phiên cuối năm 2013): 20,600 đồng/cp

Tỷ lệ tăng: 274.55%




7. CTCP Sông Đà 5


MCK: SD5 (HNX)


Nhóm ngành: Xây dựng và bất động sản


Ngành: Xây dựng


Vốn điều lệ: 180,000,000,000 đồng


Ngày niêm yết: 27/12/2006


Giá phiên đầu năm 2013: 4,800 đồng/cp


Giá tại ngày 31/12 (Phiên cuối năm 2013): 15,600 đồng/cp


Tỷ lệ tăng: 225%




8. CTCP Vật Liệu Điện & Viễn Thông Sam Cường


MCK: SMT (HNX)


Nhóm ngành: Sản xuất


Ngành: Thiết bị điện - Điện tử - Viễn thông


Vốn điều lệ: 30,781,530,000 đồng


Ngày niêm yết: 30/07/2010


Giá phiên đầu năm 2013: 4,900 đồng/cp


Giá tại ngày 31/12 (Phiên cuối năm 2013): 15,500 đồng/cp


Tỷ lệ tăng: 216.33%




9. CTCP Phú Tài


MCK: PTB (HOSE)


Nhóm ngành: Thương mại (Bán sỉ và bán lẻ)


Ngành: Bán buôn


Vốn điều lệ: 120,006,460,000 đồng


Ngày niêm yết: 22/07/2011


Giá phiên đầu năm 2013: 12,500 đồng/cp


Giá tại ngày 31/12 (Phiên cuối năm 2013): 38,300 đồng/cp


Tỷ lệ tăng: 206.40%




10. CTCP Đầu Tư & Sản Xuất Việt Hàn


MCK: VHG (HNX)


Nhóm ngành: Sản xuất


Ngành: Thiết bị điện - Điện tử - Viễn thông


Vốn điều lệ: 375,000,000,000 đồng


Ngày niêm yết: 28/01/2006


Giá phiên đầu năm 2013: 2,400 đồng/cp


Giá tại ngày 31/12 (Phiên cuối năm 2013): 7,100 đồng/cp


Tỷ lệ tăng: 195.83%









Phát minh tai nghe dịch tiếng chó sủa sang... tiếng người

Phát minh tai nghe dịch tiếng chó sủa sang... tiếng người

No More Woof” là tên một bộ tai nghe/microphone có thể dịch ngôn ngữ cún sang tiếng Anh và những người nghiên cứu nó hi vọng sẽ cung cấp các thiết bị dịch đầu tiên trong tháng 4/2014.


Được phát minh bởi Hiệp hội Phát minh và Phát kiến Bắc Âu NSID, bộ tai nghe/microphone “No More Woof” sẽ đọc suy nghĩ của các chú cún qua cảm biến điện não đồ (đọc sóng não). NSID cho biết đã tổng hợp được một số suy nghĩ phổ biến nhất, ví dụ như “Tôi mệt mỏi ", "Tôi vui mừng" và "Bạn là ai?”...


Với một chiếc máy tính Rasberry Pi siêu nhỏ gắn kèm, No More Woof sẽ biến các suy nghĩ này thành lời nói. Ví như thay bằng sủa “gâu! gâu!”, chú chó nhà bạn sẽ “nói” rằng: “Who are you?”


Phát minh thiết bị để người trò chuyện với cún yêu


Tai nghe mới được kì vọng có thể giúp cún trò chuyện với... con người.


Ban đầu, sản phẩm này mới chỉ dừng ở mức ý tưởng và nếu bạn tham gia vào chiến dịch gây vốn của “No More Woof” trên Indiegogo, bạn sẽ nhận được một sản phẩm phát triển mẫu. Tuy nhiên, sau khi vượt qua được số tiền mục tiêu gây vốn trong tháng 12 thì chỉ sau 4 tháng nữa là điều kì diệu sẽ trở thành hiện thực.


Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có kế hoạch dịch ngôn ngữ của các chú chó sang phiên bản tiếng Pháp, phiên bản tiếng Tây Ban Nha và tiếng Hoa. Mục tiêu cuối cùng của họ là mô tả giao tiếp hai chiều giữa con người và loài vật nuôi trung thành này.


>> Kinh ngạc những động vật biết nói tiếng người






Chùm ảnh động vật siêu hài trong năm 2013

Chùm ảnh động vật siêu hài trong năm 2013


Mùa đông không lạnh



Ối mẹ ơi, thịt...



Vừa khít



Cho bông hoa này



Đừng mắng tôi nữa



Trạng thái của bạn khi thấy gái xinh đi qua



Đã bảo không thích cắt tóc rồi!



Chân dài miên man



Giữ kín cái miệng vào



Cả xóm chỉ có 1 cái ti vi



Lần đầu tiên được chụp ảnh ấy mà



Yêu chưa nè!



Nó biến đi đâu rồi nhỉ?



Oh yeah, được ra biển chơi nè!



"Nàng tiên"



Chết rồi, biết leo lên mà không biết cách xuống






Đoàn phim vui nhộn của 'Rio 2' tung clip chúc mừng năm mới

Đoàn phim vui nhộn của 'Rio 2' tung clip chúc mừng năm mới

Bộ phim Rio 2 là một trong những bộ phim hoạt hình được mong đợi nhất năm 2014 của hãng DreamWork. Với hình ảnh gia đình chú vẹt Blu đáng yêu trong một chuyến phiêu lưu hoàn toàn mới đến vùng đất Amazon hoang dã, bộ phim đã thu hút được sự chú ý của không ít người yêu phim trên thế giới mặc dù vẫn chưa chính thức ra mắt.



Clip chúc mừng năm mới của phim Rio 2


Nhằm thể hiện sự tri ân tới những người đã quan tâm đến bộ phim trong suốt thời gian qua, những người sáng tạo ra Rio 2 đã dành tâm sức để xây dựng một đoạn clip chúc mừng năm mới 2014 hoành tráng trong không khí đầy niềm vui và ấm áp ở mảnh đất mà chú vẹt xanh đang sống cùng gia đình mình.


Đoàn chim vui nhộn của Rio 2 tung clip chúc mừng năm mới


Đoàn chim vui nhộn của Rio 2 tung clip chúc mừng năm mới


Đoàn chim vui nhộn của Rio 2 tung clip chúc mừng năm mới


Đoàn chim vui nhộn của Rio 2 tung clip chúc mừng năm mới


Đoàn chim vui nhộn của Rio 2 tung clip chúc mừng năm mới


Đoàn chim vui nhộn của Rio 2 tung clip chúc mừng năm mới


Đoàn chim vui nhộn của Rio 2 tung clip chúc mừng năm mới


Cùng giai điệu lôi cuốn của bài hát What is Love? (tạm dịch: Tình yêu là gì?) và điệu nhảy sôi động của đất nước Brazil, đoạn clip như khiến người xem chìm trong một không gian vừa thân thuộc, vừa mới mẻ và đầy ắp tiếng cười.


Bộ phim Rio 2 dự kiến khởi chiếu từ ngày: 11/4/2014.






NỆM LIÊN Á