Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Chủ tịch VAMC: “Tôi không có gì phải nuối tiếc…”

Chủ tịch VAMC: “Tôi không có gì phải nuối tiếc…”


Rất thẳng thắn trong cuộc trao đổi với ĐTCK, Phó Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Quản lý tài sản (VAMC) Đặng Thanh Bình thừa nhận sự hài lòng với những gì VAMC làm được trong thời gian ngắn ngủi vừa qua, nhưng theo ông, nếu chỉ làm như vậy thì chưa tới tầm….


Trao đổi về sự đánh giá của công luận về hoạt động của tổ chức này, vị Phó Thống đốc NHNN bộc bạch, dư luận đánh giá về VAMC đôi khi hơi thái quá, trước đây có lúc quá bi quan, gần đây dường như lại hơi quá lạc quan. “Trong khi tôi cảm thấy thực ra chưa được như thế, trong quá trình hoạt động vẫn còn những khó khăn nhất định”, ông Bình nói và cho rằng:


Hiện tại, VAMC mới triển khai được việc mua lại nợ xấu theo giá trị sổ sách bằng trái phiếu đặc biệt. Xét về bản chất, giải pháp này mới chỉ hỗ trợ, giúp các ngân hàng giải quyết tạm thời các khoản nợ của mình, đồng thời hỗ trợ các đơn vị này trong quá trình tái cơ cấu, bởi lẽ nếu buộc phải xử lý ngay toàn bộ số nợ xấu được tích tụ trong nhiều năm hoạt động trong một thời gian ngắn thì gánh nặng chi phí sẽ vượt quá khả năng tài chính của nhiều ngân hàng.


Có thể nói, nợ xấu hiện nay là khá lớn, yêu cầu phải xử lý số nợ xấu này đang ăn mòn nguồn thu nhập, thậm chí cả nguồn vốn chủ sở hữu của không ít ngân hàng. Nếu không có VAMC thì phần trích lập dự phòng cho số nợ xấu của các ngân hàng là rất lớn và một số ngân hàng có thể không có đủ nguồn thu nhập để trích lập dự phòng.


Chính vì vậy, cơ chế hoạt động của VAMC tạo điều kiện giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu phù hợp với khả năng của mình và có điều kiện để triển khai tái cơ cấu lại hoạt động. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi VAMC đã thực sự đóng góp được nhiều vào quá trình tái cơ cấu chưa, thì đến thời điểm hiện tại là chưa được nhiều.


Lý do là thời gian hoạt động còn quá ngắn, số lượng nợ xấu mua từ các ngân hàng (và các TCTD khác) còn ít và quan trọng là việc mua nợ xấu từ các ngân hàng mới có tác động bước đầu đến cơ cấu nợ của các ngân hàng, chưa giúp được khách hàng của các ngân hàng, các con nợ trả được nợ, chưa giúp được ngân hàng thu hồi được nợ.


Chính vì vậy, công bằng mà nói, mặc dù đã đáp ứng được mong đợi ban đầu, nhưng so với yêu cầu thì VAMC còn phải cố gắng nhiều hơn nữa.


Nhưng rõ ràng, số ngân hàng muốn bán nợ cho VAMC đang tăng lên, trong đó có cả các ngân hàng đang hoạt động rất lành mạnh. Điều này chứng minh rằng VAMC đang tạo được sự tin tưởng trên thị trường?


Có thể khẳng định, sau một thời gian dè dặt, các ngân hàng bắt đầu nhận thức được lợi ích của cơ chế mua bán nợ thông qua VAMC, hiểu rằng nhờ cơ chế này, họ có thể nhanh chóng làm sạch được bảng cân đối kế toán, giảm được chi phí trích lập dự phòng, có khả năng tăng được thanh khoản, và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng của thị trường.


Thực sự thời gian ban đầu, không phải ngân hàng nào cũng đã hiểu vấn đề một cách thấu đáo như vậy. Nhưng bên cạnh đó lại có những ngân hàng rất nhạy bén, họ đã nhanh chóng nhận thấy những điểm đặc thù của cơ chế này và tận dụng triệt để để cơ cấu lại danh mục nợ của mình, từ đó đã cải thiện được một bước năng lực tài chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện tái cơ cấu bản thân ngân hàng. Nhận thức của nhiều cán bộ lãnh đạo các ngân hàng về cơ chế hoạt động của VAMC đã và đang thay đổi, đó là điều ấn tượng nhất đối với tôi.


Việc ngày càng có nhiều ngân hàng muốn bán nợ xấu của mình cho VAMC liệu có dẫn tới sự “ưu tiên”, dẫn tới cơ chế xin - cho không?


Việc mua nợ của VAMC trước hết phải căn cứ trên hồ sơ đề nghị bán nợ của các ngân hàng. NHNN cũng như VAMC đã có hướng dẫn rất cụ thể về trình tự, thủ tục và hồ sơ liên quan đến việc bán nợ và khoản nợ xấu cần bán.


Nhiều ngân hàng đã nhận thức đúng đắn về việc phải xử lý nợ xấu và tận dụng cơ hội để tái cơ cấu


Trong VAMC, cũng có sự phân cấp rõ ràng, khoản nợ nào có giá trị trên 100 tỷ đồng thì Hội đồng thành viên mới họp và quyết định, còn những khoản nợ có giá trị dưới 100 tỷ đồng thì Tổng giám đốc quyết định. Rõ ràng, VAMC không mua tất cả các khoản nợ xấu mà các ngân hàng muốn bán, mà chỉ xem xét, mua các khoản nợ xấu đủ điều kiện theo quy định.


Cho đến nay, việc mua bán nợ xấu chưa thấy có vấn đề gì phức tạp, hồ sơ bán nợ của các ngân hàng khá rõ ràng, nên chưa gặp phải những khó khăn đặc biệt nào trong quá trình xem xét và quyết định. Tất nhiên, cũng có những khoản nợ VAMC không mua, đây là những khoản nợ xấu không đáp ứng được yêu cầu và thông thường, ngay ở cấp chuyên viên cũng đã có ý kiến trả lời


Một câu hỏi mang tính chất giả định, nếu được làm lại, ông sẽ đề xuất xây dựng mô hình VAMC thế nào?


Thực sự mà nói, đến thời điểm hiện tại, chúng tôi hài lòng với hoạt động của VAMC. Nếu làm lại, chắc cũng không thể làm được nhiều hơn, mặc dù một vài quy định về cơ chế hoạt động của VAMC có thể được điều chỉnh cho phù hợp hơn, đặc biệt là các quy định về cơ chế tài chính.


Tuy nhiên, trong thời gian tới đây, khi VAMC mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực xử lý nợ thì chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề phức tạp hơn phải giải quyết so với giai đoạn trước đây, khi hoạt động chủ yếu là mua nợ xấu.


Mua bán nợ theo giá thị trường sẽ còn là một câu chuyện khác nữa và chắc chắn sẽ phức tạp hơn, vì có nhiều quy định chưa thật phù hợp với tính chất đặc thù cũng như những yêu cầu đặc thù bảo đảm cho hoạt động đặc biệt của VAMC trong việc xử lý nợ xấu.


Chắc chắn tới đây sẽ phải nghiên cứu để đưa ra những quy định phù hợp bảo đảm để VAMC thực hiện được sứ mạng đặc biệt của mình.


Có phải nhiều ngân hàng muốn bán đứt các khoản nợ xấu của mình để khỏi phải bận tâm đến, song VAMC vẫn chưa thực hiện phương thức mua đứt bán đoạn, thưa ông?


Thực tế, chưa có ngân hàng nào chào bán nợ xấu của mình theo giá thị trường. Nếu có những khoản nợ như vậy thì hiện tại chưa chắc VAMC đã mua được vì nhiều lý do. Trước hết, với nguồn vốn điều lệ 500 tỷ đồng hiện nay, VAMC chắc không thể có khả năng mua những khoản nợ xấu kiểu này.


Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là cơ chế mua bán giữa VAMC và ngân hàng bán nợ, cũng như giữa VAMC và các nhà đầu tư mới, trong đó cơ chế định giá nợ nên thế nào để tạo chủ động, rút ngắn thủ tục và thời gian cho các bên, ai là những người có thể tham gia vào các giao dịch này. Đối với VAMC, đây còn là thách thức về năng lực, trình độ của nguồn nhân lực, bởi lẽ các khoản nợ phải được đánh giá, phân tích…


Như vậy, không chỉ đối với việc mua bán nợ xấu (và tài sản bảo đảm của các khoản nợ này) theo giá thị trường, mà cả đối với việc xử lý nợ xấu mà VAMC đã mua nói chung, là một câu chuyện không đơn giản và cần phải có một sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ càng về nhiều mặt và chắc chắn phải có sự phối hợp của các cơ quan khác thì mới có thể triển khai được.


Vậy còn chuyện bán lại nợ xấu đã mua thì bao giờ VAMC mới tiến hành?


Như đã nói, đây là một nội dung VAMC phải làm, nhưng để triển khai cũng không phải đơn giản. Sau ưu tiên ban đầu là việc mua lại nợ xấu để giúp các ngân hàng giảm bớt gánh nặng về tài chính trong quá trình tái cơ cấu, việc xử lý số nợ xấu đã mua sẽ là ưu tiên tiếp theo.


Việc xử lý nợ xấu không chỉ đơn thuần là việc bán nợ cho các nhà đầu tư mới, vì điều cần quan tâm là thực tế các DN Việt Nam, khách hàng vay của các ngân hàng nói chung còn nhỏ bé, đang trong quá trình phát triển, còn có nhiều bất cập trong quản lý.


Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khi phải xử lý nợ và cả tài sản bảo đảm của họ, điều đầu tiên cần nghĩ tới là làm thế nào để hỗ trợ, giúp họ vượt qua được khó khăn, chứ không phải tìm mọi cách để bán các khoản nợ và tài sản của họ với giá rẻ mạt.


Đây là vấn đề thuộc về nguyên tắc. Chỉ nên làm điều này, khi các giải pháp xử lý khác không thực hiện được. Bên cạnh đó, về mặt thời điểm, không nên nhìn tình hình kinh tế một cách quá bi quan. Nền kinh tế Việt Nam đang vượt qua thời kỳ khó khăn nhất. Điều đó có nghĩa, điều kiện kinh doanh sẽ thuận lợi hơn và tài sản sẽ có được giá trị của nó.


Đấy cũng là một lý do nữa cho thấy tại thời điểm hiện nay, việc mang nợ đi bán rẻ bằng mọi giá không phải là một giải pháp tốt.


Vậy, thông điệp trong vấn đề VAMC, vấn đề tái cơ cấu là gì?


Tái cơ cấu là việc không thể không làm, ngân hàng nào không chủ động tái cơ cấu sẽ không có cơ hội tồn tại và phát triển trong một hệ thống ngân hàng cạnh tranh rất khắc nghiệt hiện nay.


Những khó khăn vừa qua và hiện nay của các ngân hàng cho thấy yêu cầu thay đổi tư duy và phương thức quản trị tại nhiều ngân hàng là sự bắt buộc và cấp thiết.


VAMC đang tạo ra một cơ chế đặc biệt để giúp các ngân hàng có thể xử lý nợ xấu của mình một cách thuận lợi hơn, giúp các ngân hàng cơ cấu lại nguồn lực của mình một cách phù hợp hơn, có điều kiện tập trung nguồn lực vào các hoạt động tái cơ cấu khác.


Nhìn lại quá trình hoạt động ban đầu của VAMC, tôi không có nuối tiếc gì. Tôi thật sự tin rằng, nhiều ngân hàng nhận thức đúng đắn được những yêu cầu về việc phải xử lý nợ xấu và biết cách tận dụng được cơ hội để thay đổi, để tái cơ cấu.


Mặc dù còn rất nhiều việc phải làm và không ít khó khăn, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ từng bước giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong thể chế, cơ chế liên quan đến hoạt động của ngân hàng, của VAMC để góp phần thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu hệ thống các TCTD.


Hồng Dung


ĐTCK




Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà

Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà

Thanh Thảo – Thụy Anh


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Hai chị em ca sĩ Thanh Thảo – Thụy Anh có sự khác biệt lớn về nhan sắc. Khi đứng cạnh nhau, khó ai nhận ra họ là chị em ruột.


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Nếu như cô chị Thanh Thảo có gương mặt to tròn thì cô em Thụy Anh lại khá gầy gò, có phần hốc hác hơn hẳn. Vóc dáng cô cũng mảnh mai hơn người chị. Năm ngoái, Thụy Anh gây chú ý nhiều vì scandal có con với nam ca sĩ Ngô Kiến Huy.


Hoài Linh – Dương Triệu Vũ


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Nam ca sĩ Dương Triệu Vũ là em út trong số 6 anh chị em, danh hài Hoài Linh là người anh thứ tư.


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Là anh em ruột nhưng họ lại không giống nhau về ngoại hình.


Angela Phương Trinh – Phương Trang


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Angela Phương Trinh có cô em gái là Phương Trang


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Gương mặt của “bà mẹ nhí” khá hài hòa về đường nét, còn Phương Trang lại quá nhỏ nhắn.


Cẩm Ly, Hà Phương và Minh Tuyết


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Trong số 3 chị em ca sĩ Cẩm Ly, Hà Phương và Minh Tuyết nổi tiếng của showbiz thì chị cả Cẩm Ly và em út Minh Tuyết giống nhau hơn cả so với Hà Phương, đặc biệt ở nụ cười rộng.


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Trong khi đó Hà Phương sở hữu gương mặt khá tròn trịa, nữ tính khác hẳn.


Lâm Chi Khanh


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Mùa hè vừa qua, nữ ca sĩ chuyển giới Lâm Chi Khanh tham dự một sự kiện ở TP. HCM, đi cùng Chi Khanh là cô em gái đang có ý định bước chân vào showbiz.


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Khi hai chị em đứng cạnh nhau, hiếm ai nghĩ rằng họ có cùng dòng máu. Ngay cả khi Lâm Chi Khanh chưa chuyển giới thì cô và em gái vẫn hoàn toàn khác biệt nhau. Cho tới nay, cô em của Chi Khanh vẫn chưa có động thái nào trong việc tiến thân vào làng giải trí.


Trúc Diễm - Trúc Dương


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Sinh năm 1990 nhưng Trúc Dương – em gái của người đẹp Trúc Diễm dường như già hơn tuổi. So với chị, Trúc Dương có phần lép vế hơn, ưu điểm duy nhất của cô có lẽ là đôi má lúm đồng tiền duyên dáng.


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Năm 2011, Trúc Dương từng lọt vào vòng bán kết của Nữ hoàng trang sức Việt Nam. Trước đó, cô từng tham dự nhiều cuộc thi dành cho giới trẻ nhưng không gây được chú ý.


Thu Phương – Kim Oanh


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Hoa khôi thể thao 1993 Kim Oanh chính là em gái của nữ ca sĩ Thu Phương.


Những sao Việt khác một trời một vực với anh em trong nhà


Khởi điểm là Hoa khôi thể thao đầu tiên của Việt Nam nhưng Kim Oanh không gia nhập showbiz mà lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.






Chó bull tạo dáng khoe vẻ kute

Chó bull tạo dáng khoe vẻ kute

Chú chó giống bull Pháp có cái tên đáng yêu “Sir Charles Barkley” đã trở thành một cái tên nổi tiếng với hơn 100.000 người theo dõi trên Instagram. Các hình ảnh của chú được cập nhật liên tục với các kiểu tạo dáng rất tự nhiên.


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Cũng ngồi xích đu như ai


Chú chó đáng yêu này được đặt tên theo tên của cựu ngôi sao bóng rổ Charles Barkley. Chú được chủ sở hữu là MelissaPaul Canda nhận về nuôi từ một trang trại Washington.


Sau khi những hình ảnh đầu tiên của chú chó này được đưa lên mạng, nhận thấy nhiều bạn bè hưởng ứng thích thú, cặp đôi đã quyết định lập tài khoản riêng cho chú chó này. Không bao lâu sau đó, Sir Charles Barkley đã có hơn 900 hình ảnh trên tài khoản của mình và số người theo dõi cứ tăng lên từng ngày.


Barkley được chủ nhân cho mặc rất nhiều bộ quần áo thời trang sành điệu, được đưa đi ăn kem, đi chơi.


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Cực cute nhé!


Chủ nhân của chú cho biết: "Chúng tôi đã rất muốn nuôi một chú chó nhỏ và khi nhìn thấy Barkley, chúng tôi đã thấy nó rất đáng yêu".


Vẻ tinh nghịch, hóm hỉnh của Barkley đã giúp chú giờ đây có tới 115.000 người theo dõi trên Instagram.


Cùng ngắm những hình ảnh tinh nghịch của Barkley:


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu


Chú chó bull với muôn kiểu tạo dáng đáng yêu






Lớp học tìm chồng đặc biệt cho các gái ‘ế’

Lớp học tìm chồng đặc biệt cho các gái ‘ế’

Cuộc sống hiện đại khiến độ tuổi kết hôn của phụ nữ ngày càng cao, số lượng gái “ế” cũng ngày một nhiều, nhất là ở các thành phố lớn. Nắm bắt tâm lý của phái nữ, mới đây, tại Thượng Hải, một khóa học vô cùng đặc biệt - huấn luyện tìm chồng - đã được mở ra để giúp các cô gái trẻ có thể tìm được đức lang quân như ý.


Những học viên trước khi bước vào khóa học đều phải điền đầy đủ thông tin về bản thân như sở thích, thế mạnh, tình hình tài chính… Sau đó phải trả lời các câu hỏi khác như: Đã độc thân bao lâu? Đã từng trải qua bao nhiêu mối tình? Muốn tìm người chồng như thế nào?...


Lớp học tìm chồng đặc biệt cho các gái ‘ế’


Nhiều cô gái vẫn đang loay hoay tìm "một nửa" của mình (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)


Về vấn đề học phí, trung tâm đưa ra mức giá thấp nhất là 15.800 NDT (gần 54 triệu VNĐ), còn cao nhất là 40.000 NDT (136 triệu VNĐ), tùy theo độ “khó” của từng người. Một năm trung tâm này sẽ mở 6 khóa học trong vòng 90 ngày, các khóa học xen kẽ nhau nhưng chỉ tổ chức ở Thượng Hải.


Theo trung tâm này, sau khi hoàn thành khóa học đặc biệt nói trên, nhanh nhất thì 3 tháng, còn trường hợp lâu nhất thì mất 1 năm rưỡi là có thể lấy được chồng. Tuy nhiên, theo khảo sát thì không phải ai cũng lấy được chồng như ý, dù vậy tỷ lệ này cũng khá cao (hơn 70%).


Lớp học tìm chồng đặc biệt cho các gái ‘ế’


Một lớp học tìm chồng khác từng được tổ chức tại Thượng Hải (Ảnh: AP)


Một nhân viên ở trung tâm còn khẳng định, trung tâm không phải làm môi giới hôn nhân, mà những lớp học này chỉ giúp học viên có định hướng đúng đắn, đồng thời dạy học viên một số “kỹ xảo” để thu hút đối tượng.


Chi phí cho một khóa học đắt đỏ như vậy nhưng các lớp học vẫn luôn kín học viên. Có một số cô gái còn từ những khu vực rất xa vẫn tìm đến Thượng Hải tham gia khóa học.






Gần 12 triệu m2 đất phân lô bán nền đi về đâu?

Gần 12 triệu m2 đất phân lô bán nền đi về đâu?


Một số ý kiến cho rằng, việc cho phép phân lô bán nền sẽ khiến giá đất nền giảm, người dân dễ mua hơn. Tuy nhiên, 12 triệu m2 đất nền chưa bán được liệu có tiêu thụ nổi khi có đối thủ mới?


Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến hết tháng 6/2013, tồn kho đất nền nhà ở trên cả nước còn hơn 9,9 triệu m2, tương đương 33.951 tỷ đồng; đất nền thương mại khác trên 2 triệu m2, tương đương 5.835 tỷ đồng.


Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản cho biết, quy định cho phép phân lô bán nền sẽ giúp giải quyết một phần hàng tồn kho hiện nay. Tuy nhiên, vị này cũng nhìn nhận trên thực tế, hình thức kinh doanh phân lô bán nền, thực chất không phải là bán bất động sản mà là bán sản phẩm hình thành trong tương lai. Nó không khác biệt lắm so với bán nhà trên giấy.


Ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land rất đồng tình với việc lại cho phân lô bán nền. Theo ông Hà, quy định này mặc dù không thể khiến thị trường “nóng” lên ngay lập tức nhưng sẽ đẩy nhanh thanh khoản. Bởi lẽ, chủ đầu tư vừa phải đóng tiền sử dụng đất, vừa phải hoàn thiện hạ tầng lại phải xây thô thì chi phí quá lớn. Cho phân lô bán nền sẽ giảm chi phí xây thô, chủ đầu tư có thể tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ, theo đó giá đất nền sẽ rẻ đi và người mua cũng dễ tiếp cận hơn.


Cũng nhận định cho phép phân lô bán nền sẽ giúp giải quyết nhanh một phần đất nền đang tồn kho, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, ông Trần Ngọc Hùng nói thêm: quy định được phân lô, bán nền ra đời vì hiện có nhiều dự án khu đô thị, đất liền kề… chủ đầu tư hết vốn không thể triển khai xây thô để bán.


Theo quan điểm của bà Đỗ Tú Lan, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý và phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) quy định này sẽ làm lợi chung cho xã hội. Tuy nhiên, người dân là những người có lợi nhất vì trong đô thị có nhiều nhóm cư dân có điều kiện kinh tế khác nhau, có hộ gia đình tiết kiệm dần dần mới hoàn thiện, xây được cái nhà, không phải ngay một lúc mua luôn được cái nhà có sẵn của dự án.


Ông Đỗ Viết Chiến – Cục trưởng Cục quản lý và phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, trong thời gian qua, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật cho phép đô thị cấp huyện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong khi các cấp thành phố, thị xã lại không cho.


“Nếu mình cấm tất các đô thị và quy vào cùng một cơ chế chính sách là không phù hợp. Cho nên việc đưa ra quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong nghị định 11 là tháo gỡ khó khăn chung cho cả doanh nghiệp và người dân” ông Chiến nhấn mạnh.


Thêm vào đó, vị Cục trưởng Cục phát triển đô thị cũng cho biết, những dự án nằm trong khu vực trung tâm của đô thị; dự án nằm cạnh các công trình điểm nhấn kiến trúc; dự án có yêu cầu cao về quản lý kiến trúc; những dự án nằm mặt đường của các trục đường khu vực 16m trở lên sẽ không thuộc diện được phân lô, bán nền.


Ngoài ra, những đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP Hồ Chính Minh, các đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ không được tự phân lô, bán nền. Bởi, các đô thị này đều thuộc diện phải kiểm soát chặt về quy hoạch kiến trúc và trật tự xây dựng. Nếu cho chuyển cũng phải có chọn lọc từng dự án cụ thể.


Tùy theo nhu cầu phát triển đô thị, UBND tỉnh sẽ quyết định các khu vực chủ đầu tư được chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây nhà ở.


“Việc cho phép các doanh nghiệp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền sau khi đã đầu tư xong hạ tầng kỹ thuật và xong nghĩa vụ tài chính tại nghị định 11/NĐ-CP đã được luật hóa tại điều 194 của Luật Đất đai vừa được Quốc hội thông qua”, ông Chiến nói thêm.


Con số xấp xỉ 12 triệu m2 đất phân lô bán nền đang ế ẩm trên thị trường liệu có thực sự được hâm chút nhiệt sau quy định này, hay tiếp tục ngậm ngùi chờ thời nhìn những dự án song sinh ra đời cạnh tranh bởi lâu nay việc làm dự án kiểu phân lô bán nền vẫn được coi là dễ làm nhất đặc biệt trong bối cảnh "tháo chạy" hiện nay?


Nguyễn Lê


The Infonet




Hà Nội 'ngắc ngoải' với những trung tâm thương mại nửa vời

Hà Nội 'ngắc ngoải' với những trung tâm thương mại nửa vời


Vốn là những khu chợ đông đúc sầm uất nhưng từ khi lột xác thành TTTM khang trang, đẹp đẽ thì hàng hóa lại trở nên ế ẩm, vắng khách.


Cách đây một vài năm, TP Hà Nội đã đầu tư xây dựng, cải tạo một số khu chợ xập xệ trong nội thành, thành những trung tâm thương mại (TTTM) mới, hiện đại; trong đó dành phần diện tích đáng kể cho chợ dân sinh hoạt động, phục vụ nhu cầu mua sắm mặt hàng thiết yếu của người dân, đồng thời tạo điều kiện cho các tiểu thương tiếp tục kinh doanh hiệu quả hơn.


Nhưng sau một thời gian hoạt động, mô hình kinh doanh này không đạt hiệu quả như mong muốn. Tình trạng vắng khách kéo dài khiến hàng loạt tiểu thương trong chợ phải nghỉ kinh doanh, hoặc tìm cách chuyển nhượng chỗ bán hàng.


Trung tâm thương mại Hàng Da


TTTM Hàng Da (chợ Hàng Da) là mô hình kết hợp chợ truyền thống với TTTM hiện đại, đạt tiêu chuẩn chợ loại 1, tổng mức đầu tư là 250 tỷ đồng, được đưa vào hoạt động từ tháng 10-2010, với 544 tiểu thương đăng ký kinh doanh.


Diện tích cho chợ dân sinh được ưu ái hơn bởi được dành hẳn hai tầng: tầng hầm là khu thực phẩm, đồ gia dụng; tầng một bán quần áo, rượu. Từ tầng hai trở lên là TTTM với sự quy tụ của các nhãn hiệu thời trang cao cấp. Tuy nhiên, từng ấy sự ưu ái cũng không thể lôi kéo được tiểu thương và người dân tới đây bởi sự bất tiện.


Tại khu vực chợ dân sinh được bố trí tại tầng hầm và tầng một của tòa nhà, chị Nguyễn Thị Lan cho biết, đã bán hàng rau - củ - quả ở chợ Hàng Da từ hơn chục năm trước. Từ ngày có chợ mới, đường đi lối lại phong quang sạch đẹp, không lo mưa nắng, rau quả được bảo quản trong môi trường có máy điều hòa nhiệt độ, tiền thuê ki ốt cũng hợp lý, bà con tiểu thương đều chấp nhận được. Tuy nhiên, do lối lên xuống tầng hầm không thuận tiện, cả tòa nhà chỉ có hai cửa chính ra vào nên lượng khách hàng sụt giảm đáng kể.


Theo ông Vũ Danh Hòa, Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại Hàng Da, sau khi xây dựng, công ty đã bố trí ki ốt bán hàng cho tất cả 544 tiểu thương kinh doanh ở chợ cũ. Hiện có hơn 400 hộ đang kinh doanh tại đây, số còn lại đóng cửa ki ốt hoặc bán hàng ngoài mặt phố, sử dụng gian hàng trong chợ làm kho chứa đồ.


Do việc kinh doanh ế ẩm, chủ đầu tư đã quyết định đổi tên TTTM Hàng Da thành Hà Nội square và miễn phí thuê mặt bằng trong 5 tháng, từ đầu năm 2014 tới, với hi vọng sẽ tạo ra diện mạo mới cho TTTM này.


Chợ Cửa Nam


Chợ Cửa Nam được xây dựng trên diện tích 900m2, với tổng vốn đầu tư lên tới 280 tỷ đồng, quy mô gồm 13 tầng nổi, bốn tầng hầm với diện tích sử dụng hơn 10 nghìn m2, khánh thành tháng 7-2010.



Chợ Cửa Nam


Tuy nhiên chợ Cửa Nam hiện nay không diễn ra hoạt động mua bán náo nhiệt như những chợ khác, không có sự mặc cả qua lại giữa người bán và người mua. Nơi đây chỉ có bên bán niêm yết giá và bên mua chọn từng túi rau hay túi thịt được cân sẵn bỏ vào giỏ rồi mang ra quầy thu ngân thanh toán. Tưởng rằng vào ngày thường nên vắng khách, nhưng ngay cả vào thứ 7, chủ nhật Chợ Cửa Nam cũng vắng khách như “chùa bà Đanh”.


Nguyên nhân do mang tiếng là chợ nhưng chỗ mua, bán hàng hóa lại không thuận tiện khi khách đến chợ phải mang xe xuống gửi ở tầng hầm rồi lại đi bộ ngược lên chỉ để mua mớ rau nên theo nhiều người “thà mua ngay ven đường rồi về nhà còn tiện hơn”.


TTTM Ô Chợ Dừa


Tuy không lớn về diện tích, TTTM được xây dựng trên nền chợ Ô Chợ Dừa cũ có vị trí rất đẹp, tọa lạc ngay tại ngã năm Ô Chợ Dừa, trung tâm quận Đống Đa, Hà Nội. Thế nhưng đã qua vài năm đưa vào sử dụng, người dân thật khó tìm lại được không khí buôn bán tấp nập, nhộn nhịp của khu chợ dân sinh cũ.


Đứng ngay ngoài cũng đủ thấy một không khí ảm đạm với nhiều ki-ốt đóng cửa hoặc treo biển cho thuê lại. Phần chợ cũ được bố trí ở tầng hầm vừa vắng vừa khó tìm. Một số hộ kinh doanh rau, thịt… chiếm vỉa hè ngay trước TTTM kinh doanh, hình thành chợ cóc nho nhỏ.


Hầu hết các tiểu thương lẫn khách hàng vào khu TTTM này đều khẳng định “đây không phải là mô hình chợ, trung tâm thương mại hoàn chỉnh cũng không phải. Đã là chợ phải có các sạp hàng, có rau, có thịt, cá… những hàng hóa thiết yếu”.


Chính vì vậy, dù được xây dựng tới 7 tầng nhưng chỉ có tầng 1 và 2 của tòa nhà được thuê bán hàng và làm dịch vụ hay văn phòng. Tất cả các tầng còn lại đều trống trơn. Ngay cả ở hai tầng dưới, có đến 80% quầy hàng đóng cửa.


Trung tâm thương mại Thanh Trì


Cùng chung cảnh ngộ, Trung tâm Thương mại Thanh Trì (thị trấn Văn Điển) khá ảm đạm. Khối nhà 9 tầng trên tổng diện tích 7.906m2 này từng là "điểm nhấn" tại cửa ngõ phía nam Thủ đô. Thế nhưng, theo thông tin từ Xí nghiệp Khai thác và Phát triển Trung tâm Dịch vụ thương mại Thanh Trì, thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác quản lý dịch vụ đô thị và thương mại, đến tháng 6-2012 chỉ có 158 hộ vào kinh doanh trên tổng số 268 hợp đồng mua ki ốt.


Đến cuối tháng 7, lại có thêm 3 hộ đóng cửa quầy. Cả dãy ki ốt trước nhà làm việc của văn phòng xí nghiệp đóng cửa treo biển cho thuê hoặc bán lại gian hàng, có biển còn ghi rõ giá cho thuê chỉ là 500.000 đồng/tháng, cho dù tiền mua thuê ki ốt trong 30 năm là 100 triệu đồng/ki ốt.


Chợ rau xanh và thực phẩm tươi sống ở tầng hầm cũng vắng vẻ, tối om, bốc mùi ẩm mốc, chứ tầng 3 và tầng 4 từ lâu đã biến thành lớp học và văn phòng làm việc của Đại học Mở Hà Nội. Tầng 6 mới có một doanh nghiệp bất động sản tìm đến thuê một phần để mở văn phòng, còn lại tất cả vẫn chỉ là mặt bằng thô. Không khó để nhận ra hàng nghìn mét vuông nhà kiên cố ở Trung tâm Thương mại Thanh Trì đang để cho… bụi phủ!


Từ khi lột xác thành TTTM, nhiều khu chợ sầm uất khi xưa bỗng trở nên èo uột, vắng khách, nhiều gian hàng phải đóng cửa.


Theo báo cáo của Sở công thương Hà Nội, tại chợ Cửa Nam có đến 62/62 hộ đã nghỉ kinh doanh hoặc sang nhượng cho chủ khác, tại chợ Ô Chợ Dừa có 100/100 hộ lâm vào hoàn cảnh tương tự. Tại chợ Hàng Da có 200/636 hộ nghỉ kinh doanh hoặc chuyển nhượng cửa hàng.


Lối ra nào cho các TTTM nửa vời?


Việc xây dựng các TTTM theo đánh giá của nhiều chuyên gia và Lãnh đạo Hà Nội là mô hình và là xu hướng văn minh hơn các chợ truyền thống trước đây của Thủ đô.


Tuy nhiên, vì sao mô hình mới này lại trở nên “ế” ẩm, bất cập, gây sự phản đối không chỉ với các tiểu thương, hộ kinh doanh mà ngay cả đối với những người dân.


Trước hết, đây là những dự án xã hội hoá, vốn do các doanh nghiệp nhà đầu tư bỏ ra nên tất yếu họ phải thu vốn về, khác hẳn với các chợ trước đây do nhà nước quản lý. Do đó, các chi phí đối với các hộ kinh doanh, khách hàng khi vào các trung tâm này đương nhiên sẽ cao hơn các chợ kiểu cũ.


Bên cạnh đó, do thói quen của người dân theo kiểu tiện đâu mua đấy, giờ phải vào các trung tâm thương mại, phải gửi xe, leo cầu thang…sẽ khiến họ không mấy thoải mái. Hơn nữa, trong vài năm trở lại đây, do suy giảm kinh tế, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng nên nhu cầu mua sắm cũng giảm rõ rệt. Kết quả là các khu chợ kiểu mới trên địa bàn như: Hàng Da, Cửa Nam, Ô chợ Dừa…đều vắng hoe khách, các tiểu thương đòi trả lại mặt bằng.


Việc xây dựng các trung tâm thương mại kết hợp chợ không hiệu quả đã quá rõ ràng, điều này đặt ra vấn đề UBND Thành phố cần quyết liệt hơn nữa trong việc quy hoạch, quản lý, chuyển đổi các TTTM trên cơ sở các chợ dân sinh cũ để không xảy ra tình trạng "vắng tanh vắng ngắt" như hiện nay.


Soha




NỆM LIÊN Á