Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

DATC: Tắc nghẽn trong việc mua nợ xấu của Vinalines

DATC: Tắc nghẽn trong việc mua nợ xấu của Vinalines


Cụ thể, theo báo cáo này DATC đã đàm phán mua nợ với các chủ nợ là các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước: VCB, HSBC, VietinBank, TienphongBank, VPBank, OceanBank, ACB, Việt Á Bank, Natixis (Pháp), Malayan Banking, Bangkok Bank (Thái Lan), Reliant Offshore (mua lại khoản nợ của Mizuho-Nhật Bản)….


Tuy nhiên, đến nay DATC mới kết thúc và mua lại được khoản nợ của VCB khoảng 396 tỷ đồng và HSBC là 68 tỷ đồng.


Theo DATC, việc mua bán nợ của Vinalines gặp nhiều khó khăn do các tổ chức tín dụng chào bán nợ với giá rất cao, với tỷ lệ trên 50% dư nợ nợ gốc, kể cả với khoản nợ không có tài sản bảo đảm).


Lý do các tổ chức tín dụng đưa ra là khi xác định giá trị của Vinalines để cổ phần hoá Nhà nước đã xác định tăng giá tài sản hàng ngàn tỷ đồng nên điều đó cho thấy Vinalines có khả năng về tài sản bảo đảm để trả nợ.


Thêm vào đó, thông tin cơ quan có thẩm quyền cho phép Vietinbank và các tổ chức tín dụng được chuyển nợ phải thu thành vốn góp tại Vinalines làm cho các tổ chức tín dụng trì hoãn việc bán nợ cho DATC.


"Việc Vinalines đẩy mạnh việc bán các cảng biển cũng làm cho các tổ chức tín dụng tin rằng Vinalines sẽ thu xếp được các dòng tiền để trả nợ”, DATC cho biết.


Theo đó DATC cho biết các tổ chức tín dụng trì hoãn đàm phán, nếu đàm phán thì yêu cầu mức giá cao hơn nhiều so với giá DATC dự kiến đàm phán mua nợ.


Chính vì vậy, DATC kiến nghị Chính Phủ, NHNN, Bộ Tài Chính uur tiên xử lý nợ theo phương phán đàm phán mua bán nợ của DATC. Trong trường hợp cho các đơn vị này chuyển nợ thành vốn góp thì quy định về giới hạn tỷ lệ vốn góp và phải tham gia xử lý tài chính đơn vị nhận vốn góp.


Về cơ chế xoá nợ cho Vinalines, theo DTAC chi được xoá nợ lãi trong doanh nghiệp trong trường hợp hoàn trả đủ nợ gốc ngay trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày mua nợ hoặc doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu gắn với phương án tái cơ cấu của DATC.


Theo đó, Vinalines cần phải thanh toán hoàn trả nợ gốc để DATC có cơ sở xoá nợ.


Tính đến thời điểm hiện tại tổng giá trị nợ phải trả của Vinalines là hơn 12.323 tỷ đồng nên để có đủ nguồn lực tài chính luân chuyển phục vụ tái cơ cấu nợ cho Vinalines, Vinalines đã thoả thuận khi DATC mua được nợ của các tổ chức tín dụng Vinalines sẽ thanh toán cho DATC các chi phí mua nợ theo nguyên tắc.



Anh phát hiện trữ lượng dầu mỏ khổng lồ gần sân bay Gatwick

Anh phát hiện trữ lượng dầu mỏ khổng lồ gần sân bay Gatwick


Con số này cao hơn nhiều so với ước tính 4,4 tỷ thùng mà Chính phủ Anh đưa ra năm ngoái. Đây cũng là phát hiện về nguồn dầu mỏ có trữ lượng "khủng" nhất trên đất liền tại Anh trong vòng ba thập kỷ qua.



UKOG cho biết việc khoan thăm dò tại một địa điểm có tên "Đồi Ngựa" (Horse Hill) đã phát hiện trữ lượng 158 triệu thùng trên mỗi dặm vuông, từ đó các nhà thăm dò ước tính trữ lượng trong toàn khu vực lòng chảo là khoảng từ 50 đến 100 tỷ thùng.




Quy đổi theo giá dầu mỏ hiện tại, tổng trữ lượng dầu mỏ mới được phát hiện này có giá trị tới gần 600 tỷ bảng.




Giám đốc điều hành của UKOG, ông Stephen Sanderson đánh giá Lòng chảo Weald có thể là "một nguồn dầu mỏ tiềm năng tầm cỡ thế giới."




Hiện chưa rõ có thể khai thác được bao nhiêu dầu từ nguồn trữ lượng này nhưng theo ông Sanderson, các giếng dầu có quy mô tương tự tại Mỹ có thể khai thác được từ 3% đến 15% tổng trữ lượng. Giả dụ có thể khai thác được 15 tỷ thùng từ khu vực này thì Lòng chảo Weald sẽ có trữ lượng tương đương trữ lượng dầu còn lại ở Biển Bắc.




Cũng theo tính toán của ông Sanderson, trong vòng 15 năm tới, các giếng dầu có thể đáp ứng gần 1/3 nhu cầu năng lượng của Anh.




Anh hiện sản xuất 770.000 thùng dầu mỗi ngày, so với con số 11,1 triệu thùng/ngày ở Mỹ và 11,7 triệu thùng/ngày ở Saudi Arabia.




Ngay sau khi thông tin về trữ lượng dầu mỏ lớn của Anh được công bố, một số tổ chức môi trường như "Hòa bình xanh" (Greenpeace) hay "Những người bạn của Trái Đất" (Friends of the Earth) đã bày tỏ lo ngại việc khai thác nguồn dầu mới không chỉ phá vỡ cảnh quan nông thôn miền Nam nước Anh, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân mà còn khiến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu thêm nghiêm trọng./.




Vingroup mua toàn bộ hệ thống Vinatexmart

Vingroup mua toàn bộ hệ thống Vinatexmart


CTCP Siêu thị VinMart thuộc Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) đã chính thức ký kết hợp đồng mua lại 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trong Công ty TNHH MTV Thương mại và Thời trang Việt Nam (Vinatexmart).


Với thương vụ này, Vingroup đã trở thành chủ sở hữu mới của toàn bộ hệ thống chuỗi siêu thị Vinatexmart với 39 cửa hàng đang hoạt động trên 19 tỉnh thành trong cả nước.


Theo Vingroup, thương vụ hợp nhất này là sự kết hợp lợi thế sẵn có về hệ thống phân phối, nguồn hàng của Vinatexmart với nguồn lực tài chính lớn và năng lực quản lý dày dạn kinh nghiệm của Vingroup, nhằm triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả kế hoạch phát triển hệ thống bán lẻ của tập đoàn.


Sau khi hoàn tất thủ tục, chuỗi siêu thị Vinatexmart sẽ được quản lý trực tiếp bởi VinMart với việc đẩy mạnh đầu tư mọi mặt về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Các cán bộ nhân viên của Vinatexmart sẽ được đảm bảo công việc phù hợp với năng lực, chế độ lương thưởng và đãi ngộ xứng đáng, cũng như có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cùng tập đoàn Vingroup.


Phát biểu về sự kiện này, bà Dương Thị Mai Hoa – Tổng Giám đốc tập đoàn Vingroup - cho biết: “Thị trường bán lẻ Việt Nam là thị trường mục tiêu hấp dẫn và có tiềm năng lâu dài. Thời gian gần đây, hàng loạt các đơn vị bán lẻ hàng đầu thế giới đã liên tục đầu tư vào Việt Nam với nhiều phương thức kinh doanh bài bản và vốn đầu tư lớn. Tập đoàn Vingroup - với mục tiêu trở thành doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng đầu Việt Nam – tin tưởng việc sáp nhập này sẽ là bước phát triển mới của hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ trong lộ trình phát triển 100 siêu thị và 1,000 cửa hàng tiện ích trong vòng 3 năm.”


Hiện tại, hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ đã đưa vào hoạt động 14 siêu thị và 23 cửa hàng tiện ích tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Tp Hồ Chí Minh… chỉ sau hơn 4 tháng đi vào hoạt động. Trong khi đó, hệ thống cửa hàng của Vinatexmart có nhiều lợi thế ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Việc hợp nhất này sẽ góp phần nhanh chóng gia tăng độ phủ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước của hệ thống bán lẻ VinMart & VinMart+. Về phía tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng sẽ được đảm bảo thị phần cũng như mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm dệt may trên toàn bộ hệ thống siêu thị và TTTM của Vingroup.


Việc mang lại lợi ích thiết thực cho cả 2 bên trong thương vụ này đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của tập đoàn Vingroup trong kế hoạch hợp tác cùng phát triển với vai trò là một cổ đông chiến lược của Vinatex.


Minh An


Theo Vietstock




Nới room: chờ thẩm định của Bộ Tư pháp

Nới room: chờ thẩm định của Bộ Tư pháp


Tỷ lệ đầu tư tối đa của khối ngoại đối với DN đại chúng không thuộc những ngành nghề bị hạn chế đầu tư sẽ do Điều lệ DN quyết định, không phải chờ Thủ tướng có một quyết định riêng.


Trong khi nhà đầu tư chờ đợi TTCK sẽ sớm khởi sắc trở lại thì tín hiệu mới nhất từ sự chuyển động chính sách, theo chia sẻ của ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCK là Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP đã được UBCK hoàn tất trình Bộ Tài chính và Bộ Tài chính đang chuyển sang lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.


Theo dự thảo mới nhất, tỷ lệ đầu tư tối đa của khối ngoại đối với DN đại chúng không thuộc những ngành nghề bị hạn chế đầu tư sẽ do Điều lệ DN quyết định, không phải chờ Thủ tướng có một quyết định riêng.


Điểm mới đáng quan tâm nữa là dự thảo Nghị định cũng giảm thời gian DNNN cổ phần hóa đưa cổ phiếu lên sàn, nhằm giúp nhà đầu tư mua cổ phần qua đấu giá sớm có nơi để giao dịch. Theo ông Sơn, UBCK cố gắng hoàn tất dự thảo Nghị định này trong quý II để trình Chính phủ ban hành.


Ở một diễn biến khác, ông Phan Đức Hiếu, Trưởng ban Môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, cơ quan này đang xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, dự kiến trình Chính phủ trong quý II để kịp đi thi hành từ 1/7/2015.


Theo ông Hiếu, danh mục 267 ngành nghề bị hạn chế đầu tư sẽ được quy định cụ thể về điều kiện đầu tư trong từng ngành nghề, phần còn lại, Chính phủ không nên giới hạn tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào DN. “Tại Việt Nam, việc thu hút vốn ngoại cần tư duy theo hướng mở, hãy bỏ phân định vốn trực tiếp, vốn gián tiếp, vì thực tế, nếu tiếp tục có những rào cản như vậy là ngược với xu hướng quốc tế”, ông Hiếu nói.


Phạm Oanh


Theo ĐTCK




Doanh nghiệp đua trả cổ tức cao

Doanh nghiệp đua trả cổ tức cao


Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đề ra mức cổ tức cao cho năm 2015. Thậm chí, con số cổ tức 100% đã có đến 2 doanh nghiệp công bố!


Mùa đại hội cổ đông 2015 đang diễn ra rầm rộ. Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, năm nay, nhiều doanh nghiệp đã dùng chính sách cổ tức bằng tiền cao để thu hút nhà đầu tư.


Có 2 doanh nghiệp lên kế hoạch cổ tức 100%


Cũng theo tài liệu trước thềm ĐHĐCĐ, Ô tô Trường Long (HTL) dự kiến trả cổ tức năm 2015 tỷ lệ 100% bao gồm 50% bằng tiền và 50% bằng cổ phiếu. Năm 2015, HTL đặt kế hoạch doanh thu và lãi trước thuế tăng trưởng so với kết quả kinh doanh năm 2014 lần lượt 44,45% và 3,31%.


Tiếp đến là NoibaiCargo (NCT). HĐQT công ty xin ý kiến cổ đông trả cổ tức 104% cho năm 2014 và các mục tiêu về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận kế hoạch năm 2015 chỉ tăng nhẹ so với năm trước. Cổ tức năm 2015 tiếp tục được đặt ra ở mức cao 100%.


Khá nhiều doanh nghiệp lớn lên cổ tức cao


Cũng đã có khá nhiều doanh nghiệp lớn khác lên kế hoạch cổ tức năm tới cao. Đơn cử như FPT, doanh nghiệp này đã “ghi điểm” với các nhà đầu tư khi thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt ở mức ở mức 35%, bao gồm 20% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu. Kế hoạch kinh doanh 2015 của FPT cũng khá tạo bạo khi đặt mục tiêu doanh thu đạt 39.600 tỷ đồng (tăng 13%), lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.850 tỷ đồng (tăng 16%). Tập đoàn này đặt kế hoạch trả cổ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% căn cứ theo số lượng cổ phiếu mới sau khi đã chia cổ tức bằng cổ phiếu.


20% không phải quá cao nếu đem đi cân đo đong đếm với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng nếu nhân với số vốn điều lệ lớn của mình thì FPT cũng đã bơm vào thị trường chứng khoán thông qua con đường cổ tức trên dưới nghìn tỷ đồng tiền tươi thóc thật.


Hay như Traphaco (TRA)-một doanh nghiệp lớn ngành dược-dù chưa hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2014 nhưng ĐHCĐ đã thông qua mức cổ tức năm 2014 tỷ lệ 30%. Cổ tức dự kiến năm 2015 là 20% bằng tiền mặt với lợi nhuận dự kiến tăng 30% so với thực hiện 2014.


Cổ phiếu ngay lập tức được nhà đầu tư hưởng ứng


Như trường hợp của HTL, cổ phiếu của công ty tăng 4 phiên liên tiếp trong đó có 3 phiên tăng trần, đẩy giá cổ phiếu từ mức 43.000 đồng ngày 3/4 lên 53.500 đồng ngày hôm qua (9/4).


NCT của NoibaiCargo cũng không ngoại lệ. Cổ phiếu này dù thị giá đã trên trăm ngàn đồng nhưng 2 phiên gần đây tăng giá. Chốt ngày 9/4, NCT đạt 106.000 đồng/cổ phiếu.


Mùa ĐHCĐ đã và đang diễn ra, ngoài việc doanh nghiệp tăng vốn, vấn đề cổ tức cũng đang là điều mà nhà đầu tư quan tâm. Với những kế hoạch cổ tức cao, cổ phiếu ngay lập tức được nhà đầu tư để ý hơn trong bối cảnh thị trường chung khá ảm đạm.


Phương Chi


Theo InfoNet




Việt Nam chỉ nên có 5 ngân hàng lớn

Việt Nam chỉ nên có 5 ngân hàng lớn


Đây là chia sẻ của ông Keit Pogson – lãnh đạo cao cấp dịch vụ tài chính ngân hàng công ty Ernst & Young (E&Y) khu vực kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tại buổi hội nghị ngân hàng “Vận hội mới đổi mới để thành công” diễn ra chiều nay.


Cụ thể, theo ông Keit Pogson, nếu nhìn ra các nước trên thế giới thì sau quá trình sắp xếp lại mỗi quốc gia chỉ có từ 2 – 5 ngân hàng. Còn ở Việt Nam thì hiện đang quá nhiều các ngân hàng.


“Một số nước lân cận như Singapore, Malaysia đã trải qua quá trình làn sóng sáp nhập. Cách đây 20 năm Malaysia có khoảng 40 ngân hàng nhưng đến nay họ chỉ còn 10 ngân hàng. Với quyết tâm của NHNN về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thì bài học Malaysia cũng đáng để Việt Nam học tập” – Ông Keit Pogson nói.


Trong 5 đến 10 năm tới nhu cầu về vốn đầu tư của Việt Nam là rất lớn do đó Việt Nam cần có những ngân hàng quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu này. Vì theo thống kê, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 6%/năm thì tín dụng cần phải đạt tốc độ gấp 1,5 – 2 lần, tương đương khoảng 9 – 15%/năm.


Do đó, với quy mô thị trường, Việt Nam chỉ cần có 5 ngân hàng trụ cột quốc gia và vẫn cần một số ngân hàng khác phục vụ thị trường ngách, thị trường chuyên biệt.


Ông Keit Pogson cũng lưu ý, theo lộ trình đến 2020 Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn ngành ngân hàng, như vậy sẽ còn thời gian 5 năm nữa để Việt Nam chuẩn bị có được những ngân hàng lớn, đủ tầm cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.


Quá trình mua bán sáp nhập (M&A) ngân hàng hiện nay tại Việt Nam được hãng E&Y đánh giá là NHNN đang có những bước đi thận trọng và cần thiết để có được một hệ thống ngân hàng phát triển là lành mạnh hơn trong tương lại.


Trả lời câu hỏi, chỉ còn mấy tháng nữa là giai đoạn 1 của Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ kết thúc, liệu có quá gấp rút và ảnh hưởng đến chất lượng không? Đại diện của E&Y cho rằng, nếu chỉ giải quyết vấn đề về sở hữu chéo thì sẽ không mất nhiều thời gian nhưng để giải quyết các vấn đề khác nữa thì cần thời gian ít nhất từ 1 – 2 năm mới đảm bảo được chất lượng cho các cuộc sáp nhập.


Khánh Nhi


Theo Trí thức trẻ




Cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/4

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/4


Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/4 của các công ty chứng khoán.


NKG: Cổ phiếu nên theo dõi


CTCK Rồng Việt (VDSC)


CTCP Thép Nam Kim (NKG – sàn HOSE) là Công ty đứng vị trí thứ 2 trong ngành tôn mạ với thị phần ~12,8% trong năm 2014. Với kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2014 và nhiều kế hoạch mở rộng sản xuất trong các năm tới, chúng tôi cho rằng NKG là một cổ phiếu nên theo dõi.


Các chỉ tiêu kinh doanh của NKG trong năm 2014 đều đạt kết quả rất ấn tượng với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 5.835 tỷ đồng (+25% so với năm trước và vượt 19% kế hoạch) và 76,6 tỷ đồng (+48% so với năm trước và vượt 18% kế hoạch).


Dựa trên những kết quả đạt được trong năm 2014, Ban lãnh đạo NKG có cơ sở cho việc đặt ra một kế hoạch kinh doanh được xem là tham vọng cho năm 2015 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 7.800 tỷ đồng và 120-150 tỷ đồng, tăng khá mạnh tương ứng 29% và 33% so với con số thực hiện 2014.


Đánh giá về mức độ khả thi trong thực hiện kế hoạch kinh doanh 2015, nếu thị trường tiêu thụ tiếp tục ổn định và mở rộng thì việc tăng thêm 02 dây chuyền sản xuất mới sẽ tạo ra dư địa cho NKG tăng trưởng sản lượng cũng như doanh thu trong năm 2015. Ngoài ra, chúng tôi cũng lưu ý là Công ty xây dựng kế hoạch năm 2015 dựa trên giả định giá HRC (nguyên liệu đầu vào) là 520 USD/tấn. Trong quý I/2015, giá HRC giảm mạnh (>20%), trong khi đó giá bán giảm khoảng 5% so với cuối năm 2014. Đây là cơ sở để chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận được cải thiện trong năm 2015 trong bối cảnh khó khăn của ngành thép hiện nay.


Cụ thể, KQKD quý I/2015 rất khả quan với Doanh thu đạt 1.158 tỷ đồng (giảm 21% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 25 tỷ đồng (tăng 147% so với cùng kỳ). Với kết quả này NKG đã thực hiện được lần lượt 15% và 19% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế cho năm 2015. Ngoài ra, sự cải thiện đáng kể của biên lợi nhuận trong quý I/2015 so với cùng kỳ và quý IV/2014 là một điểm sáng khác.


Trong năm 2015, công ty dự kiến sẽ chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 8% và phát hành ESOP với tỷ lệ 2%. Dựa trên kế hoạch lợi nhuận sau thuế thận trọng nhất, sau khi phát hành thêm, EPS của Công ty khoảng ~2.700 đồng/cp, P/E tương ứng là 5,4x và thấp hơn P/E của công ty đầu ngành tôn mạ là HSG khoảng 46%. Rủi ro pha loãng có thể gia tăng trong trường hợp công ty phát hành thành công 20 triệu cp (dự kiến sẽ được thực hiện vào nửa cuối năm 2015). Khi đó, chúng tôi cho rằng định giá của cổ phiếu NKG có thể sẽ không còn hấp dẫn.


VTV: Biên lợi nhuận khó được cải thiện


CTCK BIDV (BSC)


ĐHCĐ thường niên của Công ty Cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng (VTV – sàn HNX) đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2015 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 2015 chỉ tăng 2,52% so với năm ngoái và dự kiến đạt 48,49 tỷ đồng, tương đương mức EPS 2015 là 2.425 đồng/cp (nếu chưa thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng).


Các dự án đầu tư trong năm 2015: (1) Tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng tòa nhà Comatce: dự án được khởi công ngày 17/06/2014, tổng mức đầu tư là 804 tỷ đồng, tổng giá trị đã thực hiện là 135,6 tỷ đồng (giá trị đã thanh quyết toán là 98,9 tỷ đồng, trong đó nộp tiền sử dụng đất 52,89 tỷ đồng). Trong giai đoạn vừa rồi, VTV đã thực hiện đấu thầu 4 gói thầu với giá thắng thầu nhỏ hơn giá dự toán khoảng 10 tỷ đồng. VTV cân đối việc sử dụng vốn trung hạn và ngắn hạn cho việc đầu tư. Chúng tôi nhận định VTV đang sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư xây dựng tòa nhà Comatce nhằm tiết giảm tối đa chi phí lãi vay. Dự kiến VTV sẽ ra phương án kinh doanh căn hộ trong Q2 và có thể ghi nhận doanh thu bán căn hộ trong năm nay. (2) Ngoài ra, VTV sẽ đầu tư đóng mới 2 đoàn xà lan trọng tải 2.000 tấn/đoàn với giá trị theo sát giá thị trường.


Hiện VTV đóng vai trò là nhà cung cấp than cho các công ty xi măng thuộc Vicem tại miền Bắc, tổng sản lượng bán ra dự kiến trong năm nay là 1,67 triệu tấn. Hiện VTV đã ký hợp đồng dài hạn đến năm 2020 với TKV, đảm bảo đủ than cho sản xuất xi măng. Trong tháng 5/2015, VTV sẽ bắt đầu nhập khẩu lô than đầu tiên từ Nga với số lượng không đáng kể để cung cấp thử nghiệm tại Vicem Bỉm Sơn.


VTV sẽ sử dụng số dư Thặng dư vốn cổ phần, các quỹ đầu tư phát triển và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu để phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông theo 2 đợt, mỗi đợt phát hành 7,8 triệu cổ phiếu, để tăng vốn điều lệ từ 156 tỷ đồng lên thành 312 tỷ đồng. Thời gian thực hiện sau khi có chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.


Chúng tôi đánh giá biên lợi nhuận của VTV sẽ khó được cải thiện do có thêm một số chi phí phát sinh, mặc dù giá trị tài sản cố định hữu hình chưa khấu hao của VTV chỉ còn lại 40,6 tỷ đồng (năm 2014, giá trị hao mòn là 64 tỷ đồng), nhưng trong năm 2015, VTV sẽ tiến hành sửa chữa lớn tàu Comatce Star với giá trị dự toán là 14,7 tỷ đồng và sửa chữa thường xuyên 02 tàu biển với chi phí dự toán là 968 triệu đồng.



HVG: Khuyến nghị nắm giữ


CTCK MayBank KimEng (MBKE)


ĐHCĐ HVG vừa thông qua kế hoạch 2015 với mục tiêu tổng doanh thu là 20.000 tỷ, tăng 33% so với năm ngoái và lợi nhuận trước thuế là 800 tỷ, tăng 60% so với 2014. Cổ tức dự kiến 2015 sẽ là 30%, trong đó 10% tiền mặt và 20% cổ phiếu.


Doanh thu 2014 của HVG đạt 15.044 tỷ, tăng 35% so với năm ngoái nhờ các mảng kinh doanh chính đều có mức tăng tốt như xuất khẩu cá tra +10%, thức ăn chăn nuôi +18%, bánh dầu đậu nành +94% và bán cá nội địa +100%. Bốn mảng kinh doanh này đóng góp lần lượt 29%, 27%, 27% và 12% vào tổng doanh thu. Biên lợi nhuận gọo 2014 giảm 1ppt do biên lợi nhuận gộp của HĐ xuất khẩu giảm 1ppt. Nguyên nhân do thị trường Mỹ bị thu hẹp vì thuế chống bán phá giá (CBPG) POR9 cao. Lợi nhuận gộp 2014 chỉ tăng 19% n/n. Nhờ tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 1ppt và doanh thu từ tài chính tăng 37% so với năm trước nhờ (i) khoảng bất lợi thương mại từ việc tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP thủy sản An Giang với giá mua thấp hơn giá trị sổ sách và (ii) lãi từ thanh lý công ty con nên lỗ ròng TC chính giảm 58% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 352 tỷ, tăng 42% so với năm trước.


HVG đang chào mua công khai FMC, dự kiến hoàn tất nâng tỷ lệ sở hữu lên 51% trong tháng 5/2015, theo đó BCTC của FMC sẽ hợp nhất vào HVG trong quý II và là cơ sở để DT 2015 có mức tăng trưởng 33% so với năm trước. PE 2015 là 8,4 lần, tương đương trung bình ngành.


DRC: P/E giao dịch tương đối cao ở mức 11,4 lần


CTCK MayBank KimEng (MBKE)


ĐHCĐ đã thông qua kết quả kinh doanh 2014 với doanh thu thuần 2014 đạt 3.251 tỷ đồng, tăng 16% n/n chủ yếu là do đóng góp từ lốp radian toàn thép. Năm 2014, DRC tiêu thụ được 111.000 lốp radian toàn thép, giá bán khoảng 4,9 triệu đồng/chiếc. Biên lãi gộp thu hẹp từ 25,6% trong 2013 xuống còn 24,7% trong 2014 chủ yếu là do chi phí khấu hao nhà máy mới tăng. Chi phí tài chính ròng tăng 78,8% so với năm trước lên 133 tỷ đồng chủ yếu là do chi phí lãi vay từ dự án lốp radian toàn thép và dự án di dời nhà máy lốp ôtô vào KCN Liên Chiểu. Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu tăng từ 5,2% lên 7,1% chủ yếu là do DRC đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm mới. Lợi nhuận sau thuế giảm 6,2% so với năm trước, còn 352,7 tỷ đồng.


ĐHCĐ cũng đã thông qua phương án chia cổ tức cho năm tài chính 2014 với cổ tức bằng tiền mặt là 30% mệnh giá (tương ứng lợi tức cổ tức 5%, tỷ lệ cổ tức/EPS là 71%) và cổ tức bằng cổ phiếu là 10% VĐL. Tính đến thời điểm cuối quý IV/2014, DRC duy trì tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn là 380,5 tỷ đồng, tương đương (xấp xỉ 10.000 đồng/cp). Riêng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối quý IV/2014 là 494 tỷ đồng (xấp xỉ 5.950 đồng/cp).


Tiêu thụ lốp radian đang tăng trưởng khá tốt. Cụ thể trong quý IV/2014, công ty ước tính tiêu thụ bình quân khoảng 12.000 lốp/tháng, tăng từ 4.700 chiếc lốp/tháng trong quý I/2014. Trung bình trong năm 2014, DRC tiêu thụ xấp xỉ gần 10.000 chiếc lốp radian/tháng (111.000 lốp/năm). DRC tự tin có thể tiêu thụ được xấp xỉ 20.000 chiếc lốp/tháng (240.000 lốp/năm).


ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2015 với Doanh thu tiêu thụ 3.910 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước. Trong đó, doanh thu xuất khẩu ước đạt 25 triệu USD, tăng 40% n/n. Đáng lưu ý, DRC lên kế hoạch tiêu thụ 240.000 chiếc lốp radial toàn thép trong năm 2015 (Bình quân 20.000 chiếc lốp/tháng), tăng 109% so với cùng kỳ 2014; lốp Bias ước tiêu thụ được 800.000 chiếc tăng 3% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 455 tỷ đồng, chỉ tăng 1% so với năm trước. Theo giải thích của ban giám đốc về lý do lợi nhuận tăng chậm hơn doanh thu, lốp radian toàn thép vẫn còn đang lỗ do chi phí khấu hao và lãi vay (điểm hòa vốn lên đến 287.000 lốp trong khi tiêu thụ 2015 ước chỉ khoảng 240.000 lốp).


DRC dự kiến tiêu thụ được khoảng 35.600 lốp radian toàn thép. Lưu ý sản lượng tiêu thụ lốp trong quý I/2015 chỉ xấp xỉ quý IV/2014 là do có các kỳ nghỉ lễ trong kỳ. Theo Nghị quyết HĐQT gần nhất, doanh thu thuần quý I/2015 xấp xỉ khoảng 750 tỷ đồng, tăng 12 % so với cùng kỳ 2014. Lợi nhuận trước thuế quý I/2015 ước đạt 102 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước (DRC chưa công bố BCTC chi tiết). Trong quý II/2015, công ty đặt kế hoạch doanh thu 990 tỷ, tăng 14% cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế 128 tỷ đồng, tăng 0,8% so với cùng kỳ.


DRC đang được giao dịch tại P/E 2015 là 11,4 lần, tương đối cao hơn công ty cùng quy mô là CSM (7 lần). Tuy nhiên, cần lưu ý tiêu thụ lốp radian toàn thép của DRC đang có phần thuận lợi hơn của CSM.



T.Thúy


Theo Tinnhanhchungkhoan




'Phao cứu sinh' 26 tỷ USD của các công ty dầu khí Mỹ

'Phao cứu sinh' 26 tỷ USD của các công ty dầu khí Mỹ


26 tỷ USD là số tiền các ngân hàng trên phố Wall phải trả cho các công ty dầu khí Mỹ đã tự bảo vệ họ trước kịch bản giá dầu lao dốc.


Đối với các công ty khai thác dầu đá phiến của nước Mỹ, giá dầu sụt giảm còn đi kèm với 26 tỷ USD. Đó là số tiền mà các công ty này nhận được từ các hợp đồng bảo hiểm bảo vệ họ trước “thị trường con gấu”.


Mặt khác, đây là thời điểm để những công ty đã bán công cụ phòng vệ hành động. Đứng đầu danh sách này cũng chính là những ngân hàng trên phố Wall đã tài trợ nhiều nhất cho thời kỳ ngành năng lượng bùng nổ mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ.


Mặc dù các ngân hàng thường xuyên bán rủi ro cho bên thứ ba, gần như không thể xác định ai phải chịu thiệt hại vì không có điều luật nào bắt buộc công bố thông tin của toàn bộ các giao dịch. Người mua rất đa dạng, gồm các quỹ đầu cơ, hãng hàng không, công ty lọc dầu và cả các công ty điện nước.


Giá dầu lao dốc chóng mặt từ mức 107,26 USD vào ngày 20/6 xuống chỉ còn 46,39 USD ở thời điểm 7 tháng sau đó đã khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên. Nghĩ rằng giá sẽ sớm hồi phục, Harold Hamm, tỷ phú sáng lập Continental Resources, đã chuyển toàn bộ tiền bảo hiểm phòng vệ sang tiền mặt vào tháng 10. Tuy nhiên, thay vào đó giá tiếp tục rớt.


Các công ty khách hành động ngược lại. Theo dữ liệu của Bloomberg, tính đến ngày 31/12/2014, 57 công ty dầu khí Mỹ đã mua số bảo hiểm trị giá tổng cộng 26 tỷ USD – tăng gấp 5 lần so với cuối tháng 9 năm ngoái.


Mặc dù khó có thể xác định ai mất tiền và mất bao nhiều, không ít công ty dầu khí đã tiết lộ tên tuổi của đối tác. Qua đó có thể mường tượng giá dầu giảm ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống tài chính. Hơn một chục công ty năng lượng cho biết họ mua bảo hiểm từ JPMorgan, Wells Fargo, Citigroup và Bank of America.


Tính đến cuối năm 2014, JPMorgan cung cấp các hợp đồng phái sinh phòng vệ trị giá khoảng 671,5 triệu USD cho 5 công ty năng lượng lớn. Đây là số nợ nếu hợp đồng đáo hạn vào ngày 31/12.


Câu chuyện ở Wells Fargo cũng tương tự với số hợp đồng trị giá 460,9 triệu USD.


Tất nhiên, những con số này không khiến người ta lo lắng về rủi ro hệ thống. Thông thường hàng hóa chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nếu so với bảo lãnh và cho vay. Đồng thời các ngân hàng cũng tự phòng vệ.


Tính đến cuối năm trước, JPMorgan có 2.570 tỷ USD tài sản trong khi nợ ròng cho các hợp đồng phái sinh hàng hóa chỉ ở mức 2,3 tỷ USD. Con số ở Wells Fargo lần lượt là 1.690 tỷ USD và 241 triệu USD.


Dẫu vậy, 26 tỷ USD là một con số không nhỏ.


Thu Hương


Theo Trí thức trẻ/Bloomberg




Cú sốc Toyota và 'giấc mơ trưa' của công nghiệp ôtô Việt

Cú sốc Toyota và 'giấc mơ trưa' của công nghiệp ôtô Việt


Vài năm trở lại đây, đã không ít lần đại diện các tập đoàn ôtô úp mở về khả năng rút nhà máy khỏi Việt Nam.


Thế nhưng, phải đến khi một “ông lớn” như Toyota đề cập thẳng thắn hơn và cụ thể hơn, thì những ai còn đang chìm đắm trong “giấc mơ trưa” của ngành công nghiệp ôtô trong nước mới thực sự giật mình.


Hiện thực ồn ào


20 năm với một tham vọng xây dựng và phát triển công nghiệp ôtô trong nước...


Cũng độ thời gian 20 năm, nhiều tập đoàn ôtô lớn trên thế giới đã tham gia vào giấc mơ đầy hứa hẹn ấy. Và rồi, kỷ niệm 20 năm thành lập, thay vì không khí hân hoan với những thành tựu đạt được, thì cả người trong cuộc lẫn kẻ ngoài cuộc lại phải ưu tư về một viễn cảnh chia ly.


Ngay đầu tháng 4/2015, liên doanh ôtô Toyota đã tổ chức một cuộc họp tổng kết năm cũ và thông báo về những kế hoạch của năm mới. Trong cuộc họp này, ông Tổng giám đốc Yoshihisa Maruta đã đề cập đến khả năng ngừng hoạt động sản xuất, lắp ráp tại nhà máy ở Việt Nam để tiến hành nhập khẩu xe nguyên chiếc.


Lưu ý rằng, Toyota chính là hãng ôtô chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam trong suốt 20 năm qua. Và, cũng chính Toyota là thương hiệu có nhiều sản phẩm xe du lịch đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong ngành. Đơn cử như mẫu xe Innova đã được nội địa hóa trên 40%, theo đó kéo được giá thành xuống để duy trì vị thế 1 trong 5 mẫu xe bán chạy nhất kể từ lần đầu tiên ra mắt vào năm 2006. Dẫu rằng, Innova cũng chỉ là một trường hợp cá biệt.


Người ta cũng quan tâm hơn đến nỗi băn khoăn của Toyota là bởi, trong nhiều dự đoán trước đây về tương lai công nghiệp ôtô, đã có không ít người còn tin, còn níu kéo về khả năng Toyota chính là hãng xe sau cùng rút nhà máy khỏi Việt Nam.


Một câu hỏi đặt ra là tại sao đến lúc này Toyota mới thực sự đặt nặng khả năng ngừng sản xuất tại Việt Nam, trong khi trước đây đã có nhiều hãng xe thậm chí còn tuyên bố thẳng thắn hơn?


Những ai quan tâm đến ngành công nghiệp ôtô có lẽ không thể không biết rằng Việt Nam đã có đến hai lần ban hành chiến lược và quy hoạch công nghiệp ôtô.


Đáng chú ý là hồi cuối tháng 8/2014, Bộ Công Thương đã tổ chức công bố chiến lược và quy hoạch cho ngành công nghiệp ôtô giai đoạn mới. Tại cuộc họp công bố, đại diện Bộ Công Thương cũng đã cho biết chậm nhất đến cuối tháng 11/2014 sẽ hoàn thành các cơ chế, chính sách cụ thể cho ngành công nghiệp ôtô.


Thế nhưng đến nay, tức đã gần nửa năm trôi qua, những cơ chế, chính sách ấy vẫn chưa được thống nhất ban hành.


Có lẽ đây chính là điều khiến các hãng xe băn khoăn nhất. Theo người đứng đầu Toyota Việt Nam, để sản xuất một mẫu xe mới thì các nhà sản xuất ôtô thường phải mất khoảng thời gian 3 năm chuẩn bị. Bởi vậy, điều các hãng xe cần nhất chính là sự ổn định và những lộ trình cụ thể của chính sách.


Tuy nhiên, đáng nói là sau chiến lược mới được ban hành, các chính sách cụ thể vẫn chưa có, thậm chí lộ trình cho chính sách thuế liên quan đến ôtô còn phải tranh luận trong khi hiện thực lại đang rất ồn ào.


Thôi đừng chiêm bao?


Chiến lược mới đã được ban hành với yêu cầu chung là hỗ trợ tối đa cho ngành công nghiệp ôtô phát triển. Vậy nhưng, các động thái cụ thể vẫn chậm chạp, các doanh nghiệp vẫn chưa biết rõ mình được hỗ trợ gì, được tạo cơ chế ra sao để lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh.


Trong khi đó, thời gian thì lại đang quá gấp gáp.


Tháng 4/2015, tức là chỉ còn chưa đầy 3 năm nữa, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực Đông Nam Á sẽ giảm về 0%; mà gần nhất là sang năm 2016, mức thuế suất đối với xe nguyên chiếc dành cho khu vực này sẽ giảm xuống còn 40%.


Chừng ấy thời gian là chưa đủ để mỗi hãng xe chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất… một mẫu xe mới chứ nói gì cho một kế hoạch tổng thể và dài hơi, cho một chiến lược phát triển ngành vốn dĩ được coi là siêu công nghiệp.


Trước hạn chót 3 năm, những biến động trên thị trường ôtô đã kịp chỉ ra rất rõ về sức ép hội nhập. Suốt từ đầu năm 2014 đến nay, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc liên tiếp tăng hơn gấp đôi cả về lượng lẫn giá trị khi so sánh cùng kỳ.


Cũng trong khoảng thời gian đó, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan và Indonesia (2 nước Đông Nam Á) không ngừng tăng lên với tỷ lệ hai con số khi so sánh ngay giữa tháng sau với tháng liền trước.


Công nghiệp ôtô Việt Nam, ngoài các doanh nghiệp sản xuất xe tải, thì đa số các doanh nghiệp sản xuất xe du lịch như Toyota hay Ford đều đang đặt nhà máy tại Thái Lan hoặc Indonesia hoặc thậm chí là cả 2 quốc gia này. Các thương hiệu ôtô khác không đặt nhà máy tại Đông Nam Á thì đa số lại là các thương hiệu hang sang đang có mặt tại thị trường Việt Nam qua kênh nhập khẩu nguyên chiếc.


Trong khi các liên doanh đang lo lắng, trong khi ngành công nghiệp ôtô các nước Đông Nam Á đang ngày càng phát triển qua đó gây sức ép lên các doanh nghiệp trong nước thì các cơ chế, chính sách vẫn lùng bùng, chậm trễ và thiếu lộ trình rõ ràng.


Biết rằng, công nghiệp ôtô Việt Nam ít ra cũng đã có quãng thời gian 20 năm để chuẩn bị, để nhận chuyển giao công nghệ. 20 năm so với lịch sử của một nền công nghiệp ôtô phát triển như Đức, Mỹ thực sự không thấm tháp gì nhưng chừng ấy thời gian để học hỏi thì có lẽ cũng không phải là ít.


Nhìn vào công nghiệp ôtô Việt Nam rồi nhìn ra các nước láng giềng Đông Nam Á, nhìn rộng thêm chút nữa là các nước cũng đã ký kết các hiệp định thương mại với ASEAN như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản, rõ ràng nỗi lo của công nghiệp ôtô Việt Nam là rất đáng để tâm.


Tuy nhiên, nếu không nhanh chóng có những chính sách cụ thể và đủ mạnh thì lúc này đây, theo nhiều ý kiến, chúng ta hãy thôi chiêm bao về một ngành công nghiệp ôtô đúng nghĩa.




Tỷ giá bất ngờ tăng vọt

Tỷ giá bất ngờ tăng vọt


Sáng nay, các ngân hàng thương mại đồng loạt nâng giá USD thêm 15-30 đồng sau khi chững lại 2 ngày đầu tuần.

Tỷ giá liên ngân hàng duy trì ở 21.458 VND/USD, tỷ giá tại các sở giao dịch của Ngân hàng Nhà nước là 21.350 - 21.600 VND/USD. Trần tỷ giá duy trì ở 21.673 VND/USD.


Cụ thể, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở 21.580 – 21.640 VND/USD mua vào – bán ra, tăng 30 đồng so với hôm qua. Eximbank dao động từ 21.565 – 21.645 VND/USD, tăng 15 đồng. Tăng 25 đồng, tỷ giá tại VietinBank lên 21.590 – 21.660 VND/USD, tại BIDV lên 21.585 - 21.645 VND/USD. Giá USD tại ACB là 21.570 – 21.650 VND/USD, tăng 20 đồng so với hôm qua.


Ngoài ra, Techcombank niêm yết tỷ giá ở 21.570 – 21.655 VND/USD. Tăng 10 đồng mua vào, 20 đồng bán ra, tỷ giá tại DongABank lên 21.560 – 21.660 VND/USD.


Như vậy, sau khi chững lại 2 ngày đầu tuần, tỷ giá lấy lại đà tăng. Tuần trước, giá USD đã tăng 50 – 70 đồng tùy từng ngân hàng. Đây có thể coi là “sóng tỷ giá” lần 2 kể từ đầu năm đến nay bất chấp cam kết ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Và khác với đợt sóng tỷ giá lần 1 đó là lần này, tỷ giá chỉ hạ nhiệt 1-2 ngày hoặc đi ngang sau đó lại tăng đều đặn.


Hướng can thiệp của Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn còn là ẩn số mặc dù ở đợt “sóng tỷ giá” lần một, Ngân hàng Nhà nước khẳng định “không điều chỉnh tỷ giá sẽ tốt hơn cho thị trường”.











Tỷ giá bất ngờ tăng vọt.
Tỷ giá bất ngờ tăng vọt.

Trả lời phỏng vấn Báo Đầu Tư, chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đợt tăng tỷ giá này chủ yếu do tâm lý khi mà có hơn 20 quốc gia trên thế giới đã phá giá đồng nội tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng chưa đến lúc phá giá tiền đồng.


Thay vào đó, khi nguồn dự trữ ngoại hối đang khá dồi dào, khoảng 36 tỷ USD, thì để giãn thời gian phải điều chỉnh tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước có thể tính tới giải pháp tạm thời là bơm ngoại tệ can thiệp, cân đối lại cung – cầu ngoại tệ trên thị trường, sau đó mua vào để bù đắp, như đã làm hồi cuối năm 2014.


Trên thị trường vàng, hiện giá vàng SJC tại TPHCM giảm tiếp xuống 35,17 - 35,27 triệu đồng/lượng, giảm 90 nghìn đồng/lượng so với đầu tuần. Giá vàng Kitco trên thị trường thế giới đứng ở 1.207 USD/oz. Nếu tính theo tỷ giá Vietcombank và không bao gồm thuế, phí, giá vàng trong nước cao hơn thế giới khoảng 3,8 triệu đồng/lượng.


Theo Báo Đất Việt




Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Dòng tiền tiết kiệm vào ngân hàng đang chậm lại

Dòng tiền tiết kiệm vào ngân hàng đang chậm lại


Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến 20/3/2015, tổng phương tiện thanh toán trong kỳ tăng 2,09% so với tháng 12/2014, thấp hơn mức tăng 3,56% cùng kỳ năm trước. Số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến thời điểm 20/3/2015 tăng 0,94% so với cuối năm trước, chỉ bằng một phần ba mức tăng cùng kỳ năm 2014 (tăng 2,7%). Lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng trong kỳ cũng có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên ở mức 7%/năm đối với ngắn hạn, 8,5 - 11% đối với tiết kiệm trung và dài hạn. Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro và xóa nợ bằng nguồn dự phòng. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành đối với nền kinh tế tăng 1,25% so với tháng 12/2014, trong khi cùng kỳ năm trước, con số này âm 0,57%.


Trên địa bàn TP. HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN TP. HCM cũng cho hay, tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn quý I/2015 chỉ tăng 0,4%. Nhưng trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư lại tăng 5% so với đầu năm. Còn về tín dụng, theo ông Minh, 3 tháng đầu năm nay, tăng trưởng dư nợ cho vay trên địa bàn được cải thiện đáng kể, với mức tăng 2,3% so với đầu năm 2015.


Sở dĩ nguồn tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng có dấu hiệu chững lại, theo nhận định của các chuyên gia tài chính - kinh tế, là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh trong thời gian qua. Trong khi đó, thị trường bất động sản đang ấm dần lên đối với phân khúc nhà ở nên nhiều khách hàng đã rút tiền tiết kiệm mua nhà. Cũng do lãi suất giảm mạnh nên nhiều cá nhân chưa đủ điều kiện tài chính đã vay thêm tín dụng ngân hàng để mua. Đó cũng là điều kiện tốt để các ngân hàng tăng trưởng dư nợ.


Ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc VietBank cho biết, nguồn tiết kiệm vào ngân hàng vẫn tăng trong 3 tháng đầu năm, song một số khách hàng cá nhân có nhu cầu về nhà ở thực sự đã bắt đầu chuyển hướng, thậm chí vay thêm để mua nhà. Một phần do lãi suất cho vay mua nhà hiện nay đã giảm xuống mức phù hợp hơn.


Đại diện một ngân hàng quy mô nhỏ cũng cho hay, mặc dù thanh khoản ngân hàng dôi dư, nhưng cạnh tranh về thị phần tiền gửi tiết kiệm luôn nóng, nhất là khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã giảm xuống mức thấp và được cào bằng giữa các ngân hàng, nên đơn vị nhỏ sẽ khó cạnh tranh được với ngân hàng lớn. Vì thế, ngoài lãi suất, ngân hàng phải gia tăng chương trình khuyến mãi khác để thu hút nguồn tiền tiết kiệm.


Báo cáo tài chính của một ngân hàng nhỏ chưa được công bố chính thức cũng cho thấy, nguồn tiết kiệm trong năm 2014 cũng tăng trưởng thấp hơn so với tín dụng. Nguyên nhân cơ bản là do nhà băng này quy mô còn khiêm tốn nên chưa thu hút được lượng tiết kiệm lớn.


Còn theo ông Trịnh Minh Thảo, Phó tổng giám đốc VietA Bank, nhu cầu về nhà ở của người dân luôn ở mức cao, nhất là với những gia đình trẻ, song thời gian qua khách hàng còn kỳ vọng mặt bằng lãi suất cũng như giá bất động sản giảm thêm mới ra quyết định.


Lúc này, lãi suất vay mua nhà được cho là đã giảm về mức hợp lý để khách hàng xem xét, nên không tránh khỏi việc cá nhân có nhu cầu nhà ở thực sự chuyển từ kênh tiết kiệm sang mua nhà.


Tuy nhiên, so với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay ở mức 5 - 5,5%/năm, trần lãi suất huy động đang áp dụng 5,5%/năm, theo các chuyên gia, người gửi tiền tiết kiệm vẫn được hưởng lãi suất tiền gửi thực dương.


TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, mức lãi suất tiền gửi 5,5%/năm vẫn đảm bảo được quyền lợi cho người gửi tiết kiệm, chưa kể các kỳ hạn tiền gửi dài ngày lãi suất tiết kiệm cao hơn. Với trần lãi suất tiền gửi hiện nay, theo ông Lịch, lãi suất tiết kiệm khó có dư địa để giảm thêm nhiều.


“Mặt khác, một khi kinh tế hồi phục, việc nguồn tiền tiết kiệm chảy sang các kênh đầu tư cũng là dấu hiệu đáng mừng”, TS. Trần Du Lịch nhận định.


Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho hay, người gửi tiền hiện vẫn được hưởng lãi suất thực dương, cho dù trần lãi suất huy động đã giảm xuống khá sâu. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, để đảm bảo dòng tiền vào - ra tại các ngân hàng hợp lý, lãi suất cho vay cũng cần phải xem xét điều chỉnh, nhất là đối với nguồn vốn trung, dài hạn để kích thích dòng chảy vốn đối với phân khúc này.


Thùy Vinh


Theo Tinnhanhchungkhoan



VAMC giảm tiếp lãi suất các khoản nợ xấu đã mua bằng USD

VAMC giảm tiếp lãi suất các khoản nợ xấu đã mua bằng USD


Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) vừa thông báo điều chỉnh lãi suất đối với các khoản nợ xấu đã mua và được VAMC chấp thuận điều chỉnh lãi suất trong quý 2/2015 (từ ngày 01/4/2015 đến ngày 30/6/2015).


Theo đó, lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ xấu bằng VND vẫn được giữ nguyên ở mức 9,9%/năm; lãi suất đối với các khoản nợ xấu bằng EUR cũng không thay đổi là 5,7%/năm. Tuy nhiên lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ bằng USD đã giảm từ 4,5%/năm xuống còn 4,3%/năm.


Được biết, trước đó, ngày 31/12/2014 VAMC cũng đã điều chỉnh lãi suất đối với các khoản nợ xấu đã mua được VAMC chấp thuận điều chỉnh lãi suất trong quý 1/2015 (từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/3/2015).


Theo đó lãi suất đối với các khoản nợ xấu bằng VND được giảm từ 10,3%/năm xuống còn 9,9%/năm; bằng USD giảm từ 4,7%/năm xuống còn 4,5%/năm. Tuy nhiên lãi suất đối với các khoản nợ xấu bằng EUR vẫn được giữ nguyên ở mức 5,7%/năm.


Theo Thời báo ngân hàng




Xã hội hóa ngành hàng không và nỗi lo về thế độc quyền

Xã hội hóa ngành hàng không và nỗi lo về thế độc quyền


Các nước trên thế giới rất quan tâm là liệu hãng hàng không có được phép mua lại quyền khai thác hoặc sở hữu sân bay, nhà ga hành khách hay không?

Tóm tắt:


- Theo Bộ GTVT, giai đoạn 2015-2020 tổng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng hàng không là 230.215 tỷ đồng.


- Sau khi Bộ GTVT có chủ trương cho phép các DN tham gia khai thác thương mại các cảng hàng không, một số hãng hàng không như Vietjet Air, Vietnam Airlines và một số doanh nghiệp đề xuất được nhượng quyền khai tác một số cảng sân bay như nhà ga T1 Nội Bài, Phú Quốc, Đà Nẵng.


- Một số chuyên gia cho rằng, với một sân bay nói riêng và hệ thống sân bay nói chung là tài sản cực kỳ quan trọng đối với một quốc gia. Do đó, nếu toàn bộ hay một phần hệ thống sân bay này bị chi phối bởi một nhà khai thác tư nhân thì sẽ tạo ra những rủi ro chính trị, kinh tế nhất định cho quốc gia.


- Theo ông Võ Trí Thành, việc cho tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng hàng không bên cạnh lý do bổ sung nguồn lực, NSNN không đủ, chia sẻ rủi ro và cuối cùng là hiệu quả. Vì sở hữu tư nhân thường hiệu quả hơn nhà nước.




Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải về hệ thống cảng hàng không sân bay (CHKSB), hiện nay Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với 100% vốn nhà nước được Nhà nước giao quản lý, khai thác toàn bộ hệ thống 22 CHKSB (trong đó có 21 CHKSB đang có hoạt động khai thác) với tổng công suất thiết kế tính đến hết năm 2014 là 56 triệu lượt hành khách và tính đến hết tháng 3/2015 là 58 triệu lượt hành khách.


Theo kế hoạch đến năm 2030, ngành hàng không phải tiếp tục đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành, CHK Vân Đồn, mở rộng CHKQT Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các CHK nội địa.


Dự báo đến 2020 tổng thị trường hành khách thông qua CHKSB sẽ đạt 106 triệu, đến năm 2030 đạt trên 200 triệu lượt hành khách.


Ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong giai đoạn 2001- 2014, ngành hàng không đã thực hiện việc đầu tư xây dựng trên tất cả các lĩnh vực kết cấu hạ tầng CHKSB, bảo đảm hoạt động bay, đầu tư đội tàu bay cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.


“Tuy nhiên, phần vốn đầu tư từ NSNN và TPCP chỉ chiếm 5% tổng vốn đầu tư toàn ngành, còn lại 95% là nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách và nguồn vốn tư nhân chỉ chiếm 4%”.


Giai đoạn 2015-2020 tổng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng hàng không là 230.215 tỷ đồng.


Trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước rất khó khăn, quỹ đầu tư của các doanh nghiệp cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế, vì vậy để khai thác được các nguồn vốn đầu tư khác trong xã hội thì việc xã hội hóa đầu tư và khai thác để kêu gọi các nguồn vốn khu vực tư nhân (trong và ngoài nước) là một nhu cầu cấp thiết.


Doanh nghiệp hào hứng


Sau khi Bộ GTVT có chủ trương cho phép các DN tham gia khai thác thương mại các cảng hàng không, một số hãng hàng không như Vietjet Air, Vietnam Airlines và một số doanh nghiệp đề xuất được nhượng quyền khai tác một số cảng sân bay như nhà ga T1 Nội Bài, Phú Quốc, Đà Nẵng…


Ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet Air cho biết, nhờ chính sách mở cửa cho tư nhân tham gia vào vận chuyển hàng không, Vietjet đã phát triển đội bay 23 chiếc tàu bay mới và trong năm 2014 doanh thu công ty đạt trên 8.100 tỉ đồng, nộp ngân sách và thu hộ các lệ phí đạt trên 1400 tỉ đồng, lũy kế trên 2600 tỉ đồng.


“Dù tăng trưởng mạnh nhưng Vietjet gặp không ít khó khăn do hãng này hoàn toàn không có mặt bằng tại sân bay, không có các công ty phục vụ mặt đất thuộc hãng. Vietjet là hãng hàng không duy nhất mà toàn bộ các dịch vụ cung ứng tại các cảng hàng không đều không do hãng tự cung cấp” – Ông Tâm nói.


Đại diện Vietjet Air một lần nữa bày tỏ mong muốn chia sẻ gánh nặng đầu tư của nhà nước và sự vất vả của toàn ngành bằng việc xin quyền khai thác một số nhà ga mà hiện hãng đang hoạt động với khoảng 150 chuyến bay hàng ngày.


Trong phương án xin nhượng quyền khai thác của mình, Vietjet Air khẳng định sẵn sàng hợp tác, liên minh liên kết với các đơn vị hoạt động trong ngành hàng không, nhất là các doanh nghiệp cảng hàng không, các hãng hàng không để cùng xây dựng và phát triển ngành Hàng Không Việt Nam hiện đại, hội nhập, đủ năng lực cạnh tranh quốc tế.


Hãng này cũng không quan ngại vấn đề xung đột lợi ích, hợp tác và sử dụng dịch vụ chung giữa các hãng hàng không, giữa các doanh nghiệp hoạt động hàng không, hình thành các liên minh, liên doanh đang là xu hướng mạnh mẽ trên thị trường hàng không quốc tế.


Tại sao nhà nước dè chừng?


Ông Lê Mạnh Hùng – Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đặt vấn đề: Các nước trên thế giới rất quan tâm là “Liệu hãng hàng không có được phép mua lại quyền khai thác hoặc sở hữu sân bay, nhà ga hành khách hay không?” .


Theo ông Thanh, thực tế, việc nhượng quyền khai thác cả sân bay hay nhà ga hành khách cho một hãng hàng không là trường hợp thiểu số trên thế giới.


“Tuy nhiên, nếu một hãng hàng không hoặc một liên minh các hãng hàng không được phép mua quyền khai thác hoặc sở hữu một sân bay, công trình kết cấu hạ tầng trong sân bay thì phải có quy định cụ thể đảm bảo các hãng hàng không khác được tiếp cận một cách công bằng với các dịch vụ được cung cấp tại sân bay. Nếu không, chính sự độc quyền này sẽ tạo ra sự chèn ép các hãng hàng không khác, làm giảm lượng hành khách từ các hãng hàng không khác đến sân bay” – Ông Thanh lưu ý.


Một số chuyên gia cũng cho rằng, với một sân bay nói riêng và hệ thống sân bay nói chung là tài sản cực kỳ quan trọng đối với một quốc gia. Do đó, nếu toàn bộ hay một phần hệ thống sân bay này bị chi phối bởi một nhà khai thác tư nhân thì sẽ tạo ra những rủi ro chính trị, kinh tế nhất định cho quốc gia.


Mặt khác, các hãng hàng không và khách hàng có thể không được tiếp cận với dịch vụ ở mức tốt nhất và sẽ tạo ra thế độc quyền nhất định cho nhà đầu tư.


Để hoạt động tốt nhất thì phải có cạnh tranh


Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành câu chuyện tư nhân hóa tham gia vào kết cấu hạ tầng, khai thác vận hành và cổ phần hóa là câu chuyện đã có lâu. Mặc dù mới thí điểm nhưng câu chuyện không mới nữa, đó là việc cần thiết


Bởi lẽ bên cạnh lý do bổ sung nguồn lực, NSNN không đủ, chia sẻ rủi ro và cuối cùng là hiệu quả. Vì sở hữu tư nhân thường hiệu quả hơn nhà nước.


Tuy nhiên, ông Thành cũng ưu ý rằng, đây chỉ là điều kiện cần để đảm bảo hiệu quả mà cái cần hơn là cạnh tranh vì đằng sau đó ẩn chứa nguyên tắc cơ bản là chơi không tốt sẽ bị loại bởi người chơi tốt hơn.


“Cạnh tranh là trái tim của thị trường. Nhờ cạnh tranh sẽ được thị trường chấp nhận hay không. Bình thường khi sân chơi rất nhiều người thì chỉ cần nhiều người chơi là được nhưng ‘chết cái’ là tham gia vào kết cấu hạ tầng là ít người chơi vì vốn quá lớn và thường phải DN rất lớn mới tham gia vào được. Mặt trái của những DN rất lớn là nhà nước thường phải cứu để nó khỏi đổ vỡ” – Ông Thành nói.


Chính vì thế ông Thành đặt câu hỏi là làm thế nào để hạn chế những điều trên? Và gợi ý rằng việc đầu tiên phải minh bạch và giám sát chặt. Việc giám sát không chỉ ở cơ quan quản lý và các tổ chức kiểm toán độc lập để dù có số ít người chơi cũng phải tạo nguyên tắc áp lực cạnh tranh. Có những chuẩn mực tối thiểu và dựa trên nguyên tắc của thị trường.


Khánh Nhi


Theo Trí thức trẻ




Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

SouthernBank: Nợ xấu 2014 chiếm 5.89%

SouthernBank: Nợ xấu 2014 chiếm 5.89%


Tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phương Nam – SouthernBank (PNB) chiếm 5.89% tổng dư nợ, lãi trước thuế 17.12 tỷ đồng. Ngân hàng đặt kế hoạch 2015 với lợi nhuận trước thuế 105 tỷ đồng. SouthernBank đang chờ văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về đề án sáp nhập vào Sacombank.


Tổng tài sản của SouthernBank tính đến cuối năm 2014 đạt 82,068 tỷ đồng, tăng 5.82% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng 5.71%, đạt 76,636 tỷ đồng. Trong đó huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế 76,635 tỷ đồng, tăng 5.72%.


Tổng dư nợ cấp tín dụng của SouthernBank đạt 43,329 tỷ đồng, tăng 0.08% so với đầu năm 2014.


Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng ở mức 2,553 tỷ đồng (tăng 948 tỷ so với đầu năm), chiếm 5.89% tổng dư nợ. Riêng tổng dư nợ xấu đã bán cho VAMC trong năm 619 tỷ đồng.


Về kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế năm 2014 của SouthernBank đạt 17.12 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước, tương đương 4.8% kế hoạch năm. Ngân hàng cho biết nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2014 là do tình hình kinh tế vẫn còn những khó khăn nhất định, nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do vậy, Ngân hàng tiếp tục tăng trích lập dự phòng rủi ro (trong năm trích thêm 1934 tỷ đồng, nâng tổng số trích lập dự phòng rủi ro đến cuối 2014 là 846 tỷ đồng). Đồng thời SouthernBank phải xuất toán các khoản lãi ra ngoại bảng đối với các khoản nợ xấu.


Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2014, lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ còn lại khoảng 1.2 tỷ đồng, tỷ lệ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ/vốn điều lệ là 0.03%, theo SouthernBank là quá thấp. Vì vậy, Ngân hàng sẽ trình ĐHĐCĐ giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ để hỗ trợ nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động kinh doanh.


Đối với kế hoạch kinh doanh trong năm 2015, SouthernBank sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên thông qua tổng tài sản tăng 13.3% lên 93,000 tỷ đồng. Vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế dự kiến cũng tăng 13.8% lên 87,235 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 5% lên 45,496 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 105 tỷ đồng, cao gấp 6 lần so với thực hiện năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu dưới 5%.


Về tình hình thực hiện công tác sáp nhập Southernbank vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB), Southernbank và Sacombank đã rà soát, bổ sung một số nội dung để hoàn thành đề án sáp nhập. Đến ngày 06/02/2015, đề án đã được hoàn thiện và hai ngân hàng đã trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xem xét phê duyệt. Đến nay, hai Ngân hàng đang chờ văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.


Ngoài ra, theo danh mục tài liệu trình cổ đông, Southernbank dự kiến niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE).


Anh Đức


Theo Vietstock




Chứng khoán Nhật Bản cao nhất 15 năm

Chứng khoán Nhật Bản cao nhất 15 năm


Thị trường tăng điểm nhờ các đồn đoán về chương trình kích thích kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc.


Phiên sáng nay (8/4), chứng khoán Nhật Bản đã chạm mốc cao nhất 15 năm trong khi thị trường Hồng Kông vượt qua ngưỡng cao nhất 7 năm. Lực đẩy lớn nhất của thị trường là đồn đoán Trung Quốc và Nhật Bản sẽ triển khai thêm các chính sách kích thích kinh tế, đồng thời Fed sẽ trì hoãn nâng lãi suất.


NHTW Nhật Bản đã khiến một số nhà đầu tư thất vọng khi chấm dứt cuộc họp chính sách mà không có thêm bước tiến mới nào cho chương trình mua trái phiếu. Với lạm phát ở gần 0%, có nhiều đồn đoán cho rằng BoJ có thể mở rộng chương trình kích thích tại cuộc họp tới (vào ngày 30/4).


Tuy nhiên, thị trường vẫn đủ lạc quan để kéo chỉ số Nikkei 225 tăng thêm 0,8% và vượt qua mốc 19.778 điểm. Trong khi đó thị trường Hồng Kông tăng 2,4%, lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2008.


Phiên hôm nay TTCK Hàn Quốc đạt đỉnh cao nhất 7 năm, trong khi chỉ số chính của TTCK Philippines cách mức cao kỷ lục không xa.


Tú Anh


Theo Trí thức trẻ/Reuters




NewYork Times: Vào TPP, Việt Nam cần làm gì?

NewYork Times: Vào TPP, Việt Nam cần làm gì?


Theo báo NewYork Times của Mỹ, việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam có thể hội nhập sâu hơn với các nền kinh tế khác trên thế giới, cũng như triển vọng phát triển lớn hơn ngay trên sân nhà.


Bài báo NewYork Times cho rằng, Việt Nam cần gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một kế hoạch thương mại do Hoa Kỳ hậu thuẫn. NewYork Times nhận định, thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam có thể hội nhập sâu hơn với các nền kinh tế khác trên thế giới, cũng như triển vọng phát triển lớn hơn ngay trên sân nhà.


Việt Nam có đường bờ biển dài 3.500 km, một vị thế chiến lược trong giao dịch thương mại quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2013, gần 1/3 lượng dầu thô thế giới và hơn 1/2 lượng khí hóa lỏng tự nhiên được chuyên chở qua khu vực này. Đây cũng là tuyến đường ngắn nhất từ Tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.


Bài báo cho rằng, Việt Nam chỉ có thể tận dụng tốt vai trò địa chính quan trọng này khi đã hoàn toàn phát triển về kinh tế. Việc gia nhập TPP với các điều kiện giao dịch thương mại tự do hơn, giảm sự tham gia của nhà nước trong nền kinh tế, giúp minh bạch hơn sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng thực hiện được mục tiêu này.


Sau nhiều năm đóng cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có những tiến bộ kể từ năm 1986, sau khi mở cửa thị trường. Giai đoạn 1990-2010, Việt Nam ghi dấu ấn với mức tăng trưởng GDP thuộc nhóm cao nhất thế giới.


Năm 2007, Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại quan trọng. Năm 2013, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo và cà phê lớn thứ 2 thế giới. Năm 2014, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu khu vực ASEAN sang Hoa Kỳ, vượt cả Malaysia và Thái Lan.


Song, đây mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình phát triển bởi nền kinh tế Việt Nam hiện phụ thuộc quá nhiều vào vào các ngành xuất khẩu, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và có giá trị gia tăng thấp. Việt Nam có nguy cơ mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.


Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP bắt đầu chậm lại. Việt Nam hiện đang đứng cuối về trình độ phát triển kinh tế trong số các nền kinh tế tham gia TPP, với GDP đầu người khoảng 1.910 USD, thấp hơn so với 6.660 USD của nước thấp thứ 2 là Peru.


Hiệp định TPP tạo ra một lộ trình mới cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo của Việt Nam. Trong một bài phát biểu vào tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết “Các thỏa thuận thương mại trong thời gian tới đòi hỏi chúng ta phải cởi mở hơn. Vì vậy, thị trường của chúng ta phải trở nên năng động và hiệu quả hơn”.


Bên cạnh đó, thỏa thuận TPP sẽ giảm đáng kể thuế suất nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng dệt may Việt Nam vào thị trường các quốc gia thành viên TPP, qua đó làm tăng tính cạnh tranh với hàng hóa tương tự từ các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan.


Tuy nhiên, TPP cũng quy định rất nghiêm ngặt về yêu cầu đối với xuất xứ nguyên phụ liệu từ Việt Nam. Đây sẽ là một yêu cầu bắt buộc thúc đẩy chúng ta phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, mở rộng quy mô sản xuất, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc – quốc gia đang cung cấp phần lớn nguyên phụ liệu dệt may cho Việt Nam.


TPP cũng đòi hỏi các quốc gia thành viên thực hiện quyền lao động tự do, quyền sở hữu trí tuệ, tính minh bạch trong luật pháp, quy định và việc thực thi quy định. Điều quan trọng nhất đối với Việt Nam lúc này chính là kỳ vọng Chính phủ các nước tham gia TPP không thực hiện bảo hộ doanh nghiệp trong nước, tạo nên bất bình đẳng trong cạnh tranh.


Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ khá cao trong nền kinh tế Việt Nam, như trong ngành ngân hàng, năng lượng và giao thông vận tải. Công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp này làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn đang nỗ lực và quyết tâm thực hiện công cuộc tái cơ cấu này.


Như vậy, những rào cản đối với Việt Nam khi gia nhập TPP không quá lớn. Việt Nam đã đồng ý cho các công đoàn được hoạt động độc lập tại các nhà máy, gia tăng quyền lợi cho người công nhân, Việt Nam cũng tăng cường thực hiện quy định sở hữu trí tuệ với những chiến dịch rà soát của cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp vi phạm điều luật này


Trên tất cả các phương diện về kinh tế, chính trị cũng như chiến lược, Việt Nam gần như chắc chắn sẽ gia nhập TPP. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu, cũng như nhận được sự hỗ trợ từ các nền kinh tế đứng đầu thế giới.


Nguyệt Quế


Theo Trí thức trẻ/NewYork Times




Doanh nghiệp đề nghị áp trần lãi suất cho vay USD

Doanh nghiệp đề nghị áp trần lãi suất cho vay USD
Tham luận tại hội thảo, Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre) cho rằng, lãi suất cho vay của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn cao so với khu vực và quốc tế, đặc biệt là lãi suất vay trung dài hạn (hiện trên dưới 10%/năm).

Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt là các doanh nghiệp cùng ngành nghề.


Theo Công ty Lương Quới, hiện nay mức trần lãi suất cho vay bằng VND ngắn hạn đối với các đối tượng ưu tiên theo Nghị định 41 là 7%/năm, tuy nhiên lại chưa có quy định trần lãi suất cho vay USD.


Hiện các đối tượng ưu tiên nói trên vay USD ngắn hạn với lãi suất phổ biến từ 4-6%/năm. Trong khi đó, theo tham luận trên, phần lớn vốn vay của các doanh nghiệp xuất khẩu là bằng USD.


Vì vậy, Công ty Lương Quới đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét áp trần lãi suất cho vay USD và hạ xuống ở mức 3%/năm, để doanh nghiệp có thể giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.


Đề xuất trên của doanh nghiệp được đặt ra trong bối cảnh đáng chú ý: trong quý I/2015, xuất khẩu của Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại, chỉ tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2014. Mức tăng trưởng này chỉ bằng một nửa so với quý I/2014 (14,1%) và chưa bằng 1/3 của cùng kỳ năm 2012.


Đáng chú ý, trong quý I vừa qua, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm tới 15,8% so với cùng kỳ 2014.



Tháng 4, giao dịch của khối ngoại sẽ cân bằng hơn

Tháng 4, giao dịch của khối ngoại sẽ cân bằng hơn


Trái với kết quả mua ròng mạnh trong tháng 2 với giá trị 1.100 tỷ đồng, khối NĐT nước ngoài đột ngột chuyển sang bán ròng trong hầu hết tháng 3. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó phòng Phân tích, CTCK Maybank Kim Eng, trong tháng 4, hoạt động giao dịch của khối ngoại sẽ cân bằng hơn, nhất là các quỹ đầu tư cân nhắc kỹ hơn trước khi bán và sẵn lòng hơn ở chiều mua vào.


Trong tháng 3 vừa qua, khối NĐT nước ngoài bán ròng tổng cộng 917 tỷ đồng. Động thái bán ròng của khối ngoại nằm trong xu hướng rút vốn tại các thị trường mới nổi. Đã có những tác động trực tiếp lên các quỹ ETF đang giao dịch tại TTCK Việt Nam, dẫn đến tình trạng vốn liên tiếp bị rút khỏi các quỹ này.


Mặt khác, những thông tin bất lợi đến từ dòng cổ phiếu dầu khí thời gian qua khiến khối ngoại quyết liệt hơn trong hoạt động thoái vốn. GAS và PVD là hai mã thường xuyên dẫn đầu các mã có giá trị bán ròng nhiều nhất.


Những phiên giao dịch đầu tháng 4, thanh khoản có xu hướng giảm. Đặc biệt, thị trường khởi động tuần giao dịch này (6/4) với diễn biến trầm lắng, thanh khoản ở mức thấp nhất trong nhiều phiên. Trên sàn HOSE chỉ có 54,7 triệu đơn vị được khớp lệnh với giá trị 857 tỷ đồng, giảm thêm 16% so với mức thấp cuối tuần trước. Tương tự, sàn HNX có 23,5 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng với giá trị 304 tỷ đồng (-5,9%). Tuy nhiên, phiên hôm qua (7/4), thị trường tăng điểm và giao dịch khá sôi động.


Điểm đáng khích lệ trong các phiên giao dịch gần đây là khối ngoại có dấu hiệu quay trở lại xu hướng mua ròng. Giá trị mua ròng tuy không lớn, nhưng động thái này đã hỗ trợ tâm lý cho các NĐT trong nước.


Ông Lâm đánh giá, hoạt động khối ngoại trong tháng 4 sẽ trở nên cân bằng hơn, có thể họ sẽ quay lại mua ròng nhẹ. Nguyên nhân là sự rút vốn khỏi các quỹ ETF thời gian qua có phần “thái quá”. Giá trị tài sản ròng của các quỹ này xuống thấp hơn cả mức thấp nhất trong năm 2014, trong khi VN-Index duy trì điểm số cao hơn vùng thấp nhất từ 10 - 15%. Ngoài ra, định giá hiện tại của TTCK Việt Nam đã quay lại vùng hấp dẫn nhất trong khu vực ASEAN, với mức P/E khoảng 11 lần. Điều này sẽ khiến các quỹ đầu tư xem xét thận trọng hơn trong hoạt động bán ra và sẵn lòng hơn ở chiều mua vào.


Đối với khối NĐT nội, một thực tế cần nhìn nhận là suốt từ đầu năm 2015 đến nay, lực cầu thường xuyên duy trì ở mức “dưới trung bình”. Ngay cả trong giai đoạn thị trường phục hồi trong tháng 2, thanh khoản toàn thị trường vẫn ở mức không cao. Đây là nguyên nhân khiến thị trường tăng điểm không bền vững. Theo đó, ông Lâm không đánh giá cao khả năng lực cầu trong nước sẽ sớm tăng trở lại khi tâm lý NĐT nhìn chung vẫn thận trọng và dòng tiền giai đoạn tới có thể bị san sẻ đáng kể cho hoạt động phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết cũng như DNNN bán đấu giá cổ phần, thực hiện cổ phần hóa.


Về xu hướng chung của thị trường, trong một tuần trở lại đây, cả hai chỉ số chứng khoán là VN-Index và HNX-Index đang cố gắng tạo lập một trạng thái cân bằng hơn sau khi có xu hướng lao dốc trong ba tuần trước đó. Sự cân bằng được thể hiện ở chỗ, thị trường xuất hiện nhiều hơn các phiên tăng giảm đan xen và điểm số bị mất cũng ít hơn.


CTCK Maybank Kim Eng đưa ra 2 kịch bản cho VN-Index trong thời gian tới. Trong kịch bản tích cực, sự hồi phục theo cách tăng giảm đan xen hiện nay của thị trường có thể đưa VN-Index lên vùng 570 - 575 điểm, nhưng trong ngắn hạn, khó có thể kỳ vọng đường giá vượt qua khu vực kháng cự 575 điểm hiện nay.


Ở kịch bản tiêu cực, nếu bên bán mất kiên nhẫn với sự ì ạch của thị trường, dẫn đến hoạt động “tháo hàng”, qua đó dẫn đến hiện tượng giải chấp trên phạm vi rộng, thì khả năng VN-Index quay về vùng hỗ trợ trung hạn 510 - 520 điểm có thể xảy ra.


Phan Hằng


Theo Tinnhanhchungkhoan




Ai Cập sẽ đưa công ty nhà nước lên sàn chứng khoán trong năm nay

Ai Cập sẽ đưa công ty nhà nước lên sàn chứng khoán trong năm nay


Phát biểu tại phòng Thương mại Mỹ ở Ai Cập, ông Salman cho hay chi tiết về đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của bốn công ty này sẽ được công bố trong vòng hai tuần tới.




Tuy nhiên, Bộ trưởng Đầu tư Ai Cập không nêu đích danh những công ty nào sẽ tham gia thị trường chứng khoán trong đợt này.




Hồi tháng Ba vừa qua, Công ty xản xuất phân bón Misr (MOPCO), một công ty con của tập đoàn dầu khí quốc gia cùng tên thuộc sở hữu nhà nước, đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Ai Cập.




Việc niêm yết của công ty MOPCO trên sàn chứng khoán Ai Cập EGX là một dấu hiệu cho thấy Chính phủ Ai Cập đang rất muốn tận dụng những cơ hội tài chính mà thị trường chứng khoán mang lại để thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhằm tạo cú hích cho nền kinh tế vốn chịu tác động mạnh sau bốn năm bất ổn chính trị.




Trong năm 2014, thị trường chứng khoán Ai Cập có thêm 13 công ty niêm yết mới.




Chính phủ Ai Cập đã không tiến hành đưa các công ty nhà nước tham gia vào thị trường chứng khoán từ năm 2005, kể từ khi Công ty viễn thông Telecom Ai Cập, Công ty hóa dầu Sidi Kerir và Công ty dầu khoáng chất Alexandria phát hành cổ phiếu.




Tuy nhiên, kế hoạch đưa các tập đoàn nhà nước trở lại tham gia thị trường chứng khoán, với mục đích cơ cấu lại thông qua quan hệ đối tác với khu vực tư nhân, đã được Thủ tướng Ai Cập công bố vào tháng 5/2014./.



NỆM LIÊN Á