Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/10

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/10

Trong quý III/2014, lợi nhuận sau thuế của PPC dự báo tăng trưởng 323% so với cùng kỳ 2013 đạt 424 tỷ đồng do trong kỳ PPC được hưởng lãi chênh lệch tỷ giá khi đồng Yên giảm giá khoảng 8% so với VNĐ.


Sản lượng điện tiêu thụ trong quý III/2014 ước đạt hơn 1 tỷ kwh điện. Giá bán điện của PPC trong quý III dự báo khoảng 1.304 VNĐ/kwh.


Tỷ giá mua chuyển khoản VNĐ/JPY của Vietcombank (tỷ giá tham chiếu của PPC) ngày 29/9 là 193,3; giảm 16 điểm so với thời điểm cuối quý II/2014. Nếu giả định tại thời điểm cuối tháng 9, tỷ giá vẫn ở mức hiện nay thì PPC có thể được hạch toán khoảng 418 tỷ VNĐ lãi tỷ giá trong quý III/2014 (trong đó 13 tỷ từ lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và phần còn lại từ đánh giá lại khoản vay).


Chúng tôi dự báo PPC có thể đạt 6.897 tỷ VNĐ doanh thu và 729 tỷ lợi nhuận sau thuế trong năm 2014, tăng 5% về doanh thu tuy nhiên lợi nhuận giảm 56% do đồng Yên nhiều khả năng sẽ chỉ giảm nhẹ so với VNĐ khiến doanh thu tài chính giảm mạnh so với năm 2013.


Trong ngắn hạn, tỷ giá đồng Yên giảm có thể giúp kết quả kinh doanh của PPC trong quý III/2014 rất thuận lợi. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu PPC đã tăng tương đối mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên xét đến kết quả kinh doanh cả năm của PPC, giá điện đàm phán với EVN có thể sẽ thấp hơn so với giá mà PPC tạm hạch toán trong quý I/2014, do đó, lợi nhuận sau thuế của PPC cho cả năm 2014 dự báo vẫn sụt giảm mạnh. Giá hợp lý của PPC theo mô hình định giá DCF của chúng tôi ở mức 25.300 VNĐ/cổ phần. Do đó chúng tôi giữ nguyên đánh giá NEUTRAL đối với cổ phiếu PPC.



GMC: Khuyến nghị tích cực


CTCK Bảo Việt (BVSC)


Chúng tôi đánh giá OUTPERFORM đối với cổ phiếu GMC ở mức giá mục tiêu 53.000 VND/cổ phiếu dựa trên triển vọng khả quan của ngành dệt may và doanh nghiệp. GMC là công ty có hoạt động ổn định, tăng trưởng khá đều và tỷ lệ cổ tức tương đối cao (20-30%/năm). Do đó đây là cổ phiếu phù hợp với những nhà đầu tư an toàn.


Các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA EU-Việt Nam vẫn sẽ là các yếu tố hỗ trợ ngành dệt may tăng trưởng trong tương lai. Nhờ đó, số lượng đơn hàng dự kiến tiếp tục tăng từ các thị trường chủ lực và mở rộng sang những thị trường khác như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Canada... Dựa trên triển vọng này cùng với những kinh nghiệm và lợi thế sẵn có trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may, việc đầu tư sản xuất và mở rộng kinh doanh sẽ là động lực dẫn dắt GMC tăng trưởng trong những năm tiếp theo.


Do đặc thù là ngành thâm dụng lao động và các doanh nghiệp dệt may đang phải cạnh tranh gay gắt về nguồn lao động do cầu lớn hơn cung nên áp lực tăng chi phí nhân công với GMC là khá lớn. Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu ngày càng tăng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy vậy, việc nâng cao phương thức sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu FOB và ODM cùng với việc kết hợp phương pháp Lean Manufacturing sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận của GMC. Dựa trên những cơ sở này, chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận của GMC sẽ cải thiện trong năm 2014 và ổn định vào những năm tiếp theo.


GMC đang chủ động tìm kiếm đối tác chiến lược hay liên kết với các đơn vị may mặc để cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may mặc đồng thời phát triển các thị trường chủ lực và mở rộng sang thị trường mới. Bên cạnh đó, GMC cũng mong muốn tìm đối tác cùng công ty khai thác và phát triển Trung tâm ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực y tế tại đường Hồng Bàng, Quận 5.


Dựa vào cơ sở đã đưa ra, chúng tôi ước tính GMC sẽ đạt 1.376 tỷ đồng doanh thu, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 106% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ước tính đạt 59,4 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái.


Rủi ro đầu tƣ. Hoạt động của GMC phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên công ty khó chủ động về giá cả và thời hạn giao hàng. Ngoài ra, thanh khoản thấp cũng là vấn đề nhà đầu tư cần lưu ý.


SBA: Nhiều khả năng vượt kế hoạch lợi nhuận năm


CTCK MB (MBS)


Sản lượng điện sản xuất của Công ty cổ phần Sông Ba trong quý III/2014 có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ và kế hoạch của Công ty đặt ra.


Trong quý III/2014, nhà máy thủy điện Krong Hnang đạt mức sản lượng là 49.546 triệu Kwh điện và nhà máy thủy điện Khe Diên đạt mức sản lượng là 2.246 triệu Kwh điện. Như vậy, sản lượng điện của toàn Công ty đạt mức 51.792 triệu Kwh điện, tăng 16.4% so với cùng kỳ và tăng 40.3% so với kế hoạch quý III của Công ty đặt ra.


Công ty đã tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, do đó giá bán điện của Công ty đã được điều chỉnh tăng đáng kể từ năm 2013, qua đó làm gia tăng đáng kể hiệu quả kinh doanh của Công ty. Mặc dù, Công ty không công bố công khai giá bán điện để đảm bảo yếu tố bí mật trong cạnh tranh song chúng tôi tính toán giá bán điện của trong quý I và quý II/2014 dựa trên sản lượng sản xuất và doanh thu thì cho thấy giá bán điện vẫn được giữ ổn định tương đương cùng kỳ năm ngoái.


Về triển vọng sản xuất của SBA, đặc thù hoạt động sản xuất thuỷ điện theo mùa vụ. Theo đó, sản lượng điện sản xuất từ quý I đến quý III chỉ chiếm khoảng 50% sản lượng so với cả năm và do đó cao điểm lợi nhuận của Công ty sẽ vào quý IV.


Với tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi trong III quý đầu năm, chúng tôi đánh giá nhiều khả năng Công ty sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra trong năm 2014. Chúng tôi dự phóng thận trọng, SBA sẽ đạt mức lợi nhuận là 84 tỷ VNĐ trong năm 2014.


Theo Tinnhanhchungkhoan



NỆM LIÊN Á