Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại

Trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại


Dù trần lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục hạ xuống, nhưng việc vay vốn qua công cụ trái phiếu doanh nghiệp dường như đang chững lại.


Kết thúc tháng 10, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra đạt hơn 22.000 tỷ đồng, theo tổng hợp từ các nguồn của ĐTCK. Con số này chỉ bằng hơn một nửa của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có đến 7.300 tỷ đồng là của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát hành. Toàn bộ là trái phiếu 10 năm, giúp bổ sung vốn để tăng hệ số an toàn vốn cho ngân hàng này.


Trong 2 tháng 9 và 10, ngoại trừ BIDV, chỉ lác đác một vài doanh nghiệp phát hành thành công, nhưng quy mô khá nhỏ, chỉ một vài trăm tỷ đồng. Những kế hoạch phát hành lớn đến nay chưa có kết quả. Nghị quyết của Eximbank phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu suốt từ đầu tháng 6 nhưng đến nay, sau 5 tháng, Ngân hàng này chưa có thông báo tiếp theo. Kế hoạch phát hành của một tổ chức tín dụng và một tổ chức bất động sản lớn khác cũng chưa có tín hiệu mới trên thị trường.


Diễn biến này dường như đang đi ngược với quy luật thông thường, khi mà lãi suất ngân hàng đã tiếp tục hạ xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động qua kênh phát hành trái phiếu của các DN. Cùng thời gian này năm ngoái, thị trường chứng kiến các đợt phát hành hàng ngàn tỷ đồng diễn ra dồn dập, chủ yếu từ các ngân hàng như VPBank, HDBank, Maritime Bank và một vài doanh nghiệp bất động sản như Vingroup.


Từ đầu năm nay, một số chuyên gia trong ngành đã dự báo, thị trường sơ cấp TPDN năm nay chưa chắc sôi động được như năm ngoái, do tài sản đảm bảo để đi vay của doanh nghiệp đã giảm dần, trong khi các ngân hàng vẫn phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro trong việc cho vay.


Đợt phát hành đáng kể nhất trong tháng 10, trị giá 200 tỷ đồng của VCBS, lại là đợt phát hành không có tài sản đảm bảo. Đợt phát hành này ít nhiều gây chú ý, bởi khả năng xoay xở huy động đủ vốn cho đợt phát hành của công ty này, bất chấp thực tế VCBS hoạt động trong lĩnh vực rủi ro là kinh doanh chứng khoán.


Trong khi đó, lợi ích của công cụ TPDN vẫn được các tổ chức phát hành tận dụng. Đối với BIDV, lượng tiền 7.300 tỷ đồng ước tính sẽ giúp hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng này tăng vọt từ 10,23% lên hơn 12,5%, theo các số liệu về các loại vốn trong tài liệu chào bán trái phiếu của BIDV.


Đối với VCBS, khi mà Vietcombank cũng như các ngân hàng khác đang phải thắt chặt việc cung vốn, cách làm “lạ” là phát hành TPDN cho nhiều nhà đầu tư cá nhân, thay vì cho một vài nhà đầu tư tổ chức như thông thường, vừa giúp CTCK này thu về được một khoản vốn lớn, vừa giảm rủi ro phải trả nợ trước hạn lớn trong trường hợp trái chủ muốn bán lại trái phiếu.


Thực tế, ngay sau đợt phát hành của VCBS, CTCK SSI cũng đã công bố kế hoạch phát hành 1.000-1.500 tỷ đồng trái phiếu. Đây cũng lại là một trường hợp hiếm hoi của một công ty chứng khoán huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu.


Theo Tinnhanhchungkhoan




Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Chủ tịch PVI nói gì về thông tin cổ đông Talanx đòi thoái vốn?

Chủ tịch PVI nói gì về thông tin cổ đông Talanx đòi thoái vốn?


(ĐTCK) Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện thông tin cổ đông chiến lược nước ngoài - Tập đoàn Talanx (Đức) đòi thoái toàn bộ 31,82% cổ phần tại CTCP PVI (PVI Holdings) do bất đồng trong quản trị và điều hành PVI.


ĐTCK đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT PVI Holdings xung quanh vấn đề này.


Phủ nhận thông tin Talanx đòi thoái vốn, nhưng ông Tuấn cũng chia sẻ, hai bên (PVI Holdings và Talanx) đang có quan điểm khác nhau về việc cổ phần hóa công ty con do PVI Holdings nắm 100% vốn – Tổng công ty Bảo hiểm PVI.


“Kế hoạch cổ phần hóa Tổng công ty Bảo hiểm PVI đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), công ty mẹ của PVI Holding thông qua về mặt chủ trương. Tuy nhiên, phía Talanx lại không đồng tình với kế hoạch này. Mặc dù Talanx không có tuyên bố nào về việc rút vốn khỏi PVI Holding, nhưng chúng tôi đang không gặp nhau về mặt quan điểm đối với việc cổ phần hóa Bảo hiểm PVI”, ông Tuấn giãi bày.


Hiện PVN là cổ đông Nhà nước lớn nhất tại PVI, với tỷ lệ sở hữu 35,5%. Còn Tổng công ty Bảo hiểm PVI hiện là nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 tại Việt Nam. Việc cổ phần hóa Bảo hiểm PVI nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng mức giữ lại cho các rủi ro tốt, góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của toàn hệ thống.


Trước câu hỏi cổ đông nước ngoài có hài lòng về hợp tác với PVI Holdings trong điều kiện kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua có nhiều khó khăn, DN khó thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư, ông Tuấn khẳng định, Ban điều hành PVI Holdings đã mang lại hiệu quả theo đúng cam kết, nên mối quan hệ hai bên khá ổn thỏa. Thậm chí, thành viên HĐQT là đại diện Quỹ đầu tư OIF (Oman) tin tưởng ủy quyền cho thành viên HĐQT trong nước quyết định một số vấn đề. OIF hiện nắm 11,58% tại PVI.


Cũng theo ông Tuấn, kế hoạch cổ phần hóa Bảo hiểm PVI cùng với các hoạt động khác; trong đó, có lập công ty quản lý quỹ sắp tới nhằm tái cấu trúc Tập đoàn theo chiều sâu, hiệu quả với mô hình quản trị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tạo đà cho sự phát triển bền vững của toàn hệ thống trong dài hạn.


Chia sẻ thêm về việc lập Công ty Quản lý quỹ PVI AM đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét cấp phép thành lập, Chủ tịch PVI Holdings cho biết, công ty quản lý quỹ này sẽ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần; trong đó, PVI Holdings và Bảo hiểm PVI nắm 65% cổ phần; 35% còn lại sẽ do CBCNV trong hệ thống nắm giữ. Việc lập PVI AM nhằm tăng tính hiệu quả, chuyên nghiệp hóa việc quản lý nguồn vốn trong toàn hệ thống PVI Holdings.


Theo Tinnhanhchungkhoan




Tháng 1/2015, thay đổi cách tính HNX-Index, ra mắt chỉ số mới

Tháng 1/2015, thay đổi cách tính HNX-Index, ra mắt chỉ số mới


Từ 1/1/2015, HNX-Index sẽ được tính toán dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên HNX có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn hơn hoặc bằng 5%.

Ngày 29/10/2014, Hội đồng chỉ số Sở GDCK Hà Nội đã họp phiên thứ 7 để xem xét định kỳ các bộ chỉ số của HNX, thay đổi phương pháp tính chỉ số HNX Index, và quyết định thời điểm ra mắt chỉ số tổng thu nhập (Total Return Index) & bộ chỉ số Trái phiếu.


Cùng với việc xem xét định kỳ bộ chỉ số của HNX, Hội đồng chỉ số cũng đã xem xét kết quả chạy thử nghiệm chỉ số HNX FF Index trong 10 tháng qua. Với kết quả phản ánh sát diễn biến thị trường, vận hành ổn định, Hội đồng chỉ số đã quyết định sử dụng phương pháp tính chỉ số HNX FF Index để áp dụng tính toán chỉ số HNX Index từ ngày 01/01/2015. Theo đó, HNX Index sẽ được tính toán dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên HNX có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn hơn hoặc bằng 5%.


Tại cuộc họp, Hội đồng chỉ số đã ấn định thời điểm chính thức ra mắt chỉ số tổng thu nhập đầu tháng 12/2014 và bộ chỉ số trái phiếu vào tháng 01/2015.


Chỉ số tổng thu nhập TRI – HNX 30 được tính toán dựa trên chỉ số gốc HNX 30. Cổ tức sử dụng trong phương pháp tính toán chỉ số này là tổng giá trị các khoản cổ tức bằng tiền mặt của các cổ phiếu trong rổ chỉ số HNX 30. Đây là chỉ số tham chiếu tốt cho các sản phẩm sử dụng hoặc kết nối với chỉ số HNX 30. Chỉ số TRI – HNX 30 sẽ được tính toán và công bố cuối ngày giao dịch với điểm cơ sở 100 điểm và ngày cơ sở 03/01/2012 (trùng ngày cơ sở chỉ số HNX 30). Thời điểm ra mắt chỉ số dự kiến 1 tuần trước thời điểm Công ty quản lý quỹ SSIAM niêm yết chứng chỉ quỹ ETF SSIAM HNX 30 trên HNX.


Bộ chỉ số trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành với nhóm các chỉ số thành phần gồm có chỉ số 2 năm, 3 năm, 5 năm và chỉ số tổng hợp. Mỗi chỉ số này được tính theo giá sạch, giá gộp, và tổng thu nhập. Nguồn giá được thu thập từ giá giao dịch, giá chào trên Hệ thống giao dịch TPCP, giá chào trên Hệ thống đường cong lợi suất và giá được xác định dựa trên định giá từ đường cong lợi suất.


Theo Bizlive




Vietnam Airlines: 2 nhà đầu tư chiến lược vào cuộc

Vietnam Airlines: 2 nhà đầu tư chiến lược vào cuộc


Hội thảo cơ hội đầu tư cổ phiếu Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) diễn ra ngày hôm qua tại TP. HCM thu hút rất đông tổ chức đầu tư, CTCK, đặc biệt là các quỹ đầu tư nước ngoài tham dự.


Các nội dung về định giá, thu hút NĐT chiến lược, kế hoạch niêm yết và các rủi ro tài chính... đặc biệt được quan tâm.


Theo kế hoạch, ngày 14/11/20014 tới, VNA sẽ bán đấu giá 49 triệu cổ phần (tương đương 3, 475% vốn) ra công chúng với giá khởi điểm 22.300 đồng/CP. Nhiều chuyên viên của tổ chức đầu tư bàn luận sôi nổi về giá khởi điểm của VNA và cho rằng, mức giá này khá cao so với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Năm 2014, VNA dự kiến sẽ đạt hơn 59.000 tỷ đồng doanh thu và 341 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, ROA khoảng 0,52%.


Ông Phạm Xuân Anh, Giám đốc Tư vấn Tài chính CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho biết, giá khởi điểm 22.300 đồng/CP được xác định vào 31/3/2013, là thời điểm gần nhất so với liên doanh tư vấn Citigroup và Morgan Stanley tiến hành định giá. Theo phương pháp tài sản do CTCP Định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) thực hiện thì cổ phiếu VNA có giá 21.166 đồng/CP. Bên cạnh đó, xác định giá khởi điểm không chỉ dừng lại ở việc kỳ vọng IPO thành công mà còn tính cả mức giá chào bán cho NĐT chiến lược sau đó.


Ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch HĐTV VNA cho biết, ngay sau khi phương án cổ phần hóa được duyệt, VNA đã khởi động lộ trình tìm kiếm, lựa chọn NĐT chiến lược với sự tư vấn của liên doanh nhà thầu Morgan Stanley và Citigroup. Đã có một số NĐT quan tâm và tìm hiểu về VNA, hiện có 2 NĐT đang trong quá trình nộp đơn. Sau khi IPO thành công, VNA sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để lựa chọn NĐT chiến lược, đồng thời thực hiện niêm yết theo đúng Quyết định 51 của Thủ tướng. Dự kiến, ĐHCĐ lần đầu sau khi trở thành CTCP vào ngày 12/3/2015.


Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc VNA cho biết, hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu của VNA là 4,3 lần và nợ vay dài hạn/vốn chủ sở hữu là 3,17 lần, đều cao hơn chuẩn chung của ngành hàng không. Việc giảm hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là điều VNA luôn quan tâm, đồng thời cũng nhận thức rõ cần tăng vốn chủ sở hữu cho phù hợp quy mô hoạt động. Theo giá trị sổ sách tại ngày 31/3/2013 thì doanh thu VNA đạt 2,7 tỷ USD, lượng khách 14 - 15 triệu khách, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ 506 triệu USD là thấp so với các hãng hàng không khu vực. Theo tính toán, sau cổ phần hóa, vốn chủ sở hữu của VNA tăng lên 14.101 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2018 sẽ tăng lên 26.000 tỷ đồng.


Liên quan đến tài chính, rủi ro NĐT quan tâm là về tỷ giá do nguồn thu của VNA là nhiều ngoại tệ khác nhau. Đại diện VNA cho biết, trong cơ cấu dòng tiền thì thu 50% là các loại ngoại tệ khác, nhiều nhất là Yên Nhật chiếm 10%, Euro chiếm 8 - 9%, đồng won 8 - 9%, USD chiếm 7 - 8%, đô la Úc chiếm 4 - 5%.


Ông Minh cho biết thêm, yếu tố chi phí nhiên liệu chiếm tới 37% tổng chi phí của VNA. Ước tính, mỗi 1 USD tăng hoặc giảm về giá nguyên liệu sẽ tương đương 150 - 160 tỷ đồng chi phí. Trong 1 - 2 tháng gần đây, giá nhiên liệu có xu hướng giảm khoảng 20% so với 3 tháng trước nên tổng chi phí sẽ giảm. Giả định, giá nhiên liệu năm 2015 là 105 USD/thùng như hiện nay thì chi phí nhiên liệu chỉ chiếm khoảng 31% tổng chi phí.


Trong 9 tháng đầu năm, VNA lãi khoảng 100 tỷ đồng, chưa tính lợi nhuận của 20 DN thành viên. Giai đoạn này, VNA bị ảnh hưởng bởi sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan ở Biển Đông và khủng hoảng Ucraina làm lượng khách Nga tới Việt Nam, nhất là thị phần thu nhập cao giảm đáng kể. Quý IV là thời gian cao điểm của ngành hàng không nên kết quả dự báo sẽ quả quan hơn.


Ông Minh chia sẻ, tương lai, VNA sẽ đạt chỉ tiêu lợi nhuận gấp nhiều lần so với hiện tại, bởi đến năm 2018 hoàn tất thay toàn bộ đội tàu bay thân rộng bay chủ lực các đường bay chính bằng đội tàu bay thế hệ mới là B787 và A350. Điều này giúp chỉ số về chi phí nhiên liệu giảm tới 25%, các chỉ số về chi phí bảo dưỡng kỹ thuật cũng giảm ở mức 15 - 20%... Thứ hai, cũng với đội bay đó, VNA sẽ hoàn tất chương trình nâng cấp dịch vụ thành hãng hàng không 4 sao. Hiện nay, 60% chỉ số về dịch vụ mặt đất đạt tiêu chuẩn 4 sao, khoảng 75% cho các tiêu chuẩn dịch vụ trên không đạt chuẩn 4 sao.


Theo Tinnhanhchungkhoan




Sóng gió chưa qua

Sóng gió chưa qua


Dù thị trường có 2 phiên hồi trở lại sau khi nhận được các thông tin tích cực hỗ trợ, nhưng nhận thấy rủi ro giảm điểm vẫn hiện hữu, nên nhiều nhà đầu tư chọn cách đứng ngoài quan sát.


Sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp, nhất là phiên chao đảo đầu tuần do ảnh hưởng bởi thông tin cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đại Dương (OGC) Hà Văn Thắm bị khởi tố, thị trường đã có 2 phiên hồi phục trở lại nhờ thông tin giảm lãi suất, cũng như kết quả kinh doanh khả quan và thông tin chia cổ phiếu, chia cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết.


Dù hồi phục trở lại trong 2 phiên, nhất là trong phiên tăng mạnh hôm thứ Tư (29/10), nhưng dòng tiền không mấy hào hứng, khiến những phiên hồi phục này không được nhiều người đánh giá cao, thậm chí càng tăng thêm sự nghi kỵ và thận trọng đối với nhà đầu tư.


Không chỉ những phiên vừa qua, trong gần 2 tuần trở lại đây, tâm lý nhà đầu tư tỏ ra rất thận trọng và nhiều người chọn cách đứng ngoài quan sát, thay vì mạo hiểm tham gia thị trường, trong bối cảnh hiện nay, khiến thanh khoản đứng ở mức thấp.


Trong phiên giao dịch hôm qua (30/10), tâm lý thận trọng này được thể hiện khá rõ khi những lệnh mua, bán diễn ra nhỏ giọt. Sắc xanh của 2 chỉ số chính vẫn được duy trì trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch, nhưng đó chỉ là hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng”, bởi số mã giảm giá nhiều hơn hẳn số mã tăng giá.


Sang đến phiên chiều, đặc biệt là trong đợt ATC, lực chốt lời gia tăng khiến 1 số mã lớn trên HOSE đảo chiều, kéo VN-Index trở về với giá trị thực khi đóng cửa giảm 2,06 điểm (-0,35%), xuống 589,14 điểm. Trong khi đó, HNX-Index nhờ sự hỗ trợ của các mã lớn như ACB, SHB, VCG, OCH, PVI nên giữ được đà tăng khá khi đóng cửa tăng 0,2 điểm (+0,23%), lên 86,79 điểm.


Điểm tích cực của thị trường trong 2 phiên giao dịch vừa qua chính là việc khối ngoại trở lại mua ròng mạnh sau chuỗi bán ròng kể từ đầu tháng 10.


Theo dõi thị trường có thể thấy, động thái giao dịch của khối ngoại khá quen thuộc. Khối này thường đẩy mạnh mua vào những lúc thị trường có tin sốc với nhà đầu tư trong nước, gây ra tình trạng bán tháo đồng loạt, không kiểm soát như vụ bầu Kiên bị bắt hồi tháng 8/2012, sự kiện biển Đông hồi tháng 5 vừa qua và nay là thông tin cựu Chủ tịch OGC bị bắt. Tuy nhiên, do tâm lý nhà đầu tư trong nước đã vững hơn, nên hiện tượng bán tháo chỉ xảy ra ở phiên đầu tuần.


Do giao dịch của khối ngoại khá khôn khéo, nên ít gây tác động đến giá cổ phiếu, cũng tác động đến chỉ số chung của thị trường, ngoài có tác động ít nhiều đến tâm lý nhà đầu tư trong nước. Do vậy, khó kỳ vọng vào việc khối ngoại mua ròng trở lại sẽ hỗ trợ thị trường hồi phục vững chắc.


Trong khi đó, ngoài thông tin hạ lãi suất gần như đã được phản ánh xong trong 2 phiên tăng vừa qua, thị trường lại có những mối lo khác như môi trường kinh doanh Việt Nam tụt 6 bậc so với năm trước, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), hay những lo ngại về việc thu ngân sách nhà nước sẽ bị ảnh hưởng bởi giá xăng, dầu giảm… Mặt khác, trong phiên giảm điểm hôm qua, áp lực bán vẫn chưa quá lớn, nên nhiều khả năng, áp lực chốt lời có thể sẽ gia tăng trong phiên cuối tuần.


Với tâm lý thị trường chưa ổn định như hiện nay, nếu áp lực chốt lời gia tăng mạnh, có thể một lần nữa tạo nên sự hoảng sợ và kích hoạt lực bán tháo như phiên chiều đầu tuần. Vì vậy, dù có nhiều nhận định lạc quan về xu hướng của thị trường, cũng như sự trở lại của dòng tiền ngoại, nhưng sóng gió vẫn chưa qua và nguy cơ giảm điểm vẫn hiện hữu, nhất là trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư dễ bị lung lay như hiện nay.


Theo Tinnhanhchungkhoan




Thị trường chứng khoán sắp đón các đợt IPO lớn

Thị trường chứng khoán sắp đón các đợt IPO lớn


Ngày 30, 31/11, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VietnamAirlines - VNA) tổ chức roadshow tại TP. HCM và Hà Nội nhằm giới thiệu, trao đổi và giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư liên quan đến đợt chào bán cổ phần ra công chúng và cổ phần hóa VNA.




49 triệu cổ phần VNA dự kiến được đấu giá trên HOSE ngày 24/11 tới được nhận định là một trong những đợt IPO được chờ đợi nhất trong năm 2014. Với giá khởi điểm 22.300 đồng/CP, vị thế hiện tại và tiềm năng của VNA trong tương lai cho phép dự đoán về một đợt IPO thành công, mang về tối thiểu 1.093 tỷ đồng.


Sau khi VNA công bố thông tin, nhiều nhà đầu tư trong nước đã bày tỏ mối quan tâm tới cổ phiếu của DN này. Có những nhà đầu tư cá nhân thông qua CTCK “đặt cọc” và cho biết sẽ bỏ ra khoảng vài ba tỷ đồng để mua cổ phần.


Trao đổi với báo chí, ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính Kế toán VNA cho biết, sau khi IPO và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, VNA sẽ nhanh chóng đưa cổ phiếu lên sàn tập trung vì UPCoM không phải là lựa chọn phù hợp với Tổng công ty. Với thông điệp này, rõ ràng nhà đầu tư cũng không cần lo ngại về việc cổ phiếu bị “om” lâu, khó thanh khoản.


Tháng 12, một đợt IPO với quy mô lớn hơn sẽ diễn ra với khoảng 259,4 triệu cổ phần của Công ty Đạm Cà Mau (PVCFC) được đấu giá qua HOSE.


Tương tự VNA, sự kiện này được nhận định sẽ thu hút sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư bởi nhiều lý do.


Nổi bật nhất có lẽ do PVCFC là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và cổ phiếu họ dầu khí hiện vẫn là tâm điểm của thị trường, đảm nhận vai trò dẫn dắt suốt từ đầu năm đến nay.


Trên thị trường thứ cấp, cổ phiếu của những DN có tiềm năng hiện thị giá đã lên rất cao, khó đáp ứng được khẩu vị của nhiều nhà đầu tư cá nhân, do vậy, thị trường đang mong chờ những cơ hội mới. Trong khi đó, về mặt cơ bản, PVCFC có những lợi thế nhất định như quy mô doanh nghiệp lớn, công nghệ hiện đại, có tập đoàn mẹ chủ động nguồn khí cung cấp…


Ẩn số lớn với cổ phiếu PVCFC chính là cơ chế điều tiết giá khí mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và PVCFC đã trình và xin ý kiến Chính phủ.


Theo nguồn tin của ĐTCK, Chính phủ đã đồng ý cho phép thực hiện cơ chế này. Điều đó đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu chắc chắn cho Đạm Cà Mau và đủ để thuyết phục nhà đầu tư.


Theo kế hoạch mà lãnh đạo PVCFC và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam dự kiến, sau khi IPO, Đạm Cà Mau cũng sẽ xúc tiến các thủ tục để niêm yết cổ phiếu trên HOSE, có thể là ngay trong 6 tháng đầu năm 2015. Nếu điều này được khẳng định trong các đợt roadshow của Đạm Cà Mau tới đây, chắc chắn nhà đầu tư sẽ chấm thêm điểm cho cổ phiếu này.


Bởi vậy, để thị trường đón nhận và hấp thụ hết số lượng cổ phần trên, vấn đề quan trọng hiện nay chính là doanh nghiệp phải đưa ra được mức giá khởi điểm hợp lý.


Được biết, sau khi Chính phủ chốt lại phương án điều tiết giá khí cho Đạm Cà Mau, Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp này đang rốt ráo họp để đưa ra mức giá khởi điểm cuối cùng, có lẽ sẽ cao hơn mức giá dự kiến trước đây.


Sẽ còn nhiều đợt IPO lớn và hấp dẫn khác, nhà đầu tư sẵn tiền do vậy có rất nhiều cơ hội kiếm lời. Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi vừa được điều chỉnh giảm tiếp, bỏ chút thời gian nghiền ngẫm thông tin, phân bổ một phần vốn vào những đợt đấu giá cổ phần của DN nhiều tiềm năng, có lẽ sẽ là lựa chọn thông minh trong thời gian tới.



Còn nguy cơ thao túng hoạt động ngân hàng

Còn nguy cơ thao túng hoạt động ngân hàng


Báo cáo giám sát tái cơ cấu nền kinh tế của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa công bố cho thấy, về tái cơ cấu ngân hàng, còn rất nhiều điểm đáng lo.


Sở hữu chéo, đầu tư chéo là vấn đề nhức nhối trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam


Ngân hàng yếu vẫn huy động vốn tốt


Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phê duyệt 18 phương án tái cơ cấu ngân hàng (đã nhận 24/25 phương án tái cơ cấu lại). Đối với khối tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đang rà soát, đánh giá xác định một số trường hợp mà chi phí cơ cấu lại quá lớn so với lợi ích của việc duy trì hoạt động để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý thông qua giải thể, phá sản. Hiện có 9/11 phương án của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phê duyệt


Dù hệ thống ngân hàng đang phải tái cơ cấu, song huy động vốn và dư nợ tín dụng tiếp tục tăng, trong đó đáng lưu ý là một số ngân hàng yếu kém và hầu hết các ngân hàng thuộc diện cơ cấu lại vẫn có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động khá so với mức trung bình của hệ thống.


Từ năm 2012 đến hết tháng 8/2014, toàn hệ thống đã xử lý được 214.000 tỷ đồng nợ xấu. Theo báo cáo của Chính phủ, nợ xấu đến tháng 8/2014 là 3,9%. Trong 8 tháng đầu năm 2014, tổng nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro là 11.200 tỷ đồng. Ngoài số nợ xấu được các tổ chức tín dụng báo cáo, đến cuối tháng 8/2014, có 316.200 tỷ đồng dư nợ đã được giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN. Tính đến ngày 30/9/2014, VAMC đã mua 5.053 khoản nợ của 35 tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ gốc là 82.800 tỷ đồng, giá mua 68.000 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng, bán được hơn 1.400 tỷ đồng nợ xấu.


Chưa có sự thay đổi về chất


Mặc dù ghi nhận sự chuyển biến của hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu, song báo cáo giám sát của Quốc hội cũng chỉ rõ, còn rất nhiều vấn đề đáng lo về hệ thống ngân hàng hiện nay cũng như tính hiệu quả của các giải pháp tái cơ cấu thời gian qua.


Theo báo cáo của đoàn giám sát, đến nay, năng lực cạnh tranh và quản trị, điều hành của nhiều tổ chức tín dụng chưa cải thiện đáng kể, nhất là áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế.


Đoàn giám sát cũng cho rằng, một số giải pháp áp dụng trong quá trình tái cơ cấu thời gian qua còn mang tính tình thế. Việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong tái cơ cấu rất quan trọng nhưng còn thiếu quyền hạn xử lý, hiệu quả còn hạn chế.


Các giải pháp được triển khai trong thời gian qua chủ yếu là tổ chức tín dụng tự xử lý nợ xấu, đã làm giảm mức độ năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh của TCTD trong ngắn hạn. Nếu các biện pháp tự xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và cơ cấu lại nợ không được hỗ trợ tích cực bởi sự phục hồi kinh tế, thực thi có hiệu quả các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, xử lý nợ tồn đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản chậm, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nợ xấu vẫn tiềm ẩn rất lớn, xử lý khó khăn hơn và có nguy cơ tăng mạnh.


Việc xử lý nợ xấu chậm do vướng mắc cả về thể chế và mô hình. Mặt khác, cơ sở pháp lý cho mua bán nợ xấu chưa rõ ràng; thiếu cơ chế, nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu. Trong khi các bên liên quan thiếu động cơ để đẩy mạnh tiến trình xử lý nợ xấu thì bản thân VAMC không đủ nguồn lực để thực hiện theo phương thức "mua đứt bán đoạn".


Với tình trạng hiện nay của hệ thống ngân hàng, đoàn giám sát cho rằng, các giải pháp tái cơ cấu ngân hàng thời gian qua mới giải quyết được những vấn đề trước mắt, chưa có sự thay đổi lớn về chất.


Còn sở hữu chéo, còn nguy cơ thao túng hoạt động ngân hàng


Một trong những hạn chế lớn nhất của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thời gian qua, theo báo cáo của Quốc hội là vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo.


Báo cáo cho rằng, đầu tư chéo, sở hữu chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam vẫn thiếu minh bạch. Vốn điều lệ ở một số ngân hàng thương mại cổ phần không phản ánh đúng thực chất, dẫn đến nguy cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng nói riêng cũng như toàn hệ thống tổ chức tín dụng nói chung, gây cản trở đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.


Thêm vào đó, năng lực thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với thị trường tài chính còn hạn chế, sự phối hợp chưa thực sự tốt, chưa có cơ quan giám sát toàn bộ thị trường tài chính nên có những thời điểm chưa phát hiện kịp thời những sai phạm của những cá nhân, tổ chức hoạt động thị trường trong điều kiện sở hữu chéo phổ biến đối với các chủ sở hữu lớn, cổ đông lớn.


Chưa kể, việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của nhiều bên và mất nhiều thời gian với nhiều thủ tục, quy định. Tuy nhiên, thời gian qua, cả phía doanh nghiệp lẫn một số ngân hàgn cũng chưa chủ động tái cơ cấu và tích cực xử lý nợ xấu, bán nợ xấu cho VAMC, đồng thời chưa minh bạch chất lượng tín dụng và nợ xấu.


Trước tình hình hiện nay, báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nghị, cần xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém, tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm nợ xấu và đến cuối năm 2015 còn dưới 3% tổng dư nợ. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế hoạt động cho VAMC. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với tổ chức tín dụng, giám sát chặt chẽ, thực chất sở hữu chéo, đầu tư chéo để xử lý kịp thời các vi phạm và ngăn chặn rủi ro phát sinh.


Đoàn giám sát cũng đề nghị, cần nghiên cứu xây dựng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Ngân hàng Trung ương hiện đại theo mô hình chung các nước trên thế giới.





HNX thay đổi phương pháp tính HNX Index và ra mắt các chỉ số mới từ tháng 01/2015

HNX thay đổi phương pháp tính HNX Index và ra mắt các chỉ số mới từ tháng 01/2015


Ngày 29/10/2014, Hội đồng chỉ số Sở GDCK Hà Nội đã họp phiên thứ 7 để xem xét định kỳ các bộ chỉ số của HNX, thay đổi phương pháp tính chỉ số HNX Index, và quyết định thời điểm ra mắt chỉ số tổng thu nhập (Total Return Index) & bộ chỉ số Trái phiếu.


Cùng với việc xem xét định kỳ bộ chỉ số của HNX, Hội đồng chỉ số cũng đã xem xét kết quả chạy thử nghiệm chỉ số HNX FF Index trong 10 tháng qua.



Với kết quả phản ánh sát diễn biến thị trường, vận hành ổn định, Hội đồng chỉ số đã quyết định sử dụng phương pháp tính chỉ số HNX FF Index để áp dụng tính toán chỉ số HNX Index từ ngày 01/01/2015. Theo đó, HNX Index sẽ được tính toán dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên HNX có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn hơn hoặc bằng 5% .


Tại cuộc họp, Hội đồng chỉ số đã ấn định thời điểm chính thức ra mắt chỉ số tổng thu nhập đầu tháng 12/2014 và bộ chỉ số trái phiếu vào tháng 01/2015.


Chỉ số tổng thu nhập TRI – HNX 30 được tính toán dựa trên chỉ số gốc HNX 30. Cổ tức sử dụng trong phương pháp tính toán chỉ số này là tổng giá trị các khoản cổ tức bằng tiền mặt của các cổ phiếu trong rổ chỉ số HNX 30. Đây là chỉ số tham chiếu tốt cho các sản phẩm sử dụng hoặc kết nối với chỉ số HNX 30.


Chỉ số TRI – HNX 30 sẽ được tính toán và công bố cuối ngày giao dịch với điểm cơ sở 100 điểm và ngày cơ sở 03/01/2012 (trùng ngày cơ sở chỉ số HNX 30).


Thời điểm ra mắt chỉ số dự kiến 1 tuần trước thời điểm Công ty quản lý quỹ SSIAM niêm yết chứng chỉ quỹ ETF SSIAM HNX 30 trên HNX.


Bộ chỉ số trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành với nhóm các chỉ số thành phần gồm có chỉ số 2 năm, 3 năm, 5 năm và chỉ số tổng hợp. Mỗi chỉ số này được tính theo giá sạch, giá gộp, và tổng thu nhập. Nguồn giá được thu thập từ giá giao dịch, giá chào trên Hệ thống giao dịch TPCP, giá chào trên Hệ thống đường cong lợi suất và giá được xác định dựa trên định giá từ đường cong lợi suất.



Thị trường 'mặc áo xanh' bao lâu?

Thị trường 'mặc áo xanh' bao lâu?


Xét dưới góc độ kinh tế nói chung thì TTCK trong những tháng còn lại của năm có thể bị ảnh hưởng nhất định trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn các DN hoạt động tốt thì cổ đông vẫn chấp nhận đầu tư…

Ngoại biến động giá trị


Thông tin giảm lãi suất vừa được NHNN công bố đã tạo nên tâm lý tích cực trong phiên ngày hôm qua (29/10). Trên thị trường, màu xanh vẫn được duy trì sau nhiều ngày vắng bóng. Chỉ số VN-Index tăng 6,99 điểm so với ngày trước đó, chốt bảng ở 590,12 điểm. HNX-Index tăng không mạnh, chỉ 1,21 điểm, đưa chỉ số này lên 86,49 điểm vào cuối phiên.


Tuy nhiên, cũng như các phiên trước đó, thanh khoản thị trường giao dịch ngày 29/10 còn khá thấp, đạt chưa đầy 50% mức bình quân 20 phiên gần nhất, tương đương 122 triệu đơn vị. Độ rộng thị trường đã nghiêng nhiều về bên mua, song dòng tiền tham gia vào thị trường trong phiên duy trì ở mức yếu. Điều này cho thấy, NĐT còn khá e ngại khi tham gia vào thị trường sau nhiều phiên giảm điểm mạnh trước đó. Nhìn chung, mức tăng điểm trong phiên không thấm gì so với mức giảm hơn 20 điểm của 3 phiên trước đó.


Về giao dịch của khối ngoại, hai quỹ ETF trong tuần này tiếp tục có nhiều biến động. Theo quan sát của giới phân tích chứng khoán, trong tuần trước hai quỹ này bị rút vốn khá mạnh, trong đó FTSE là 400.000 chứng chỉ quỹ (CCQ), tương đương 245 tỷ đồng; VNM là 500.000 CCQ, tương đương 224 tỷ đồng. Nhưng, tác động rút vốn này của hai quỹ không ảnh hưởng nhiều đến giao dịch của khối ngoại. Điều này chứng tỏ, vẫn có lực mua khác đối trọng với ETF từ khối ngoại.


Theo số liệu của chuyên viên thị trường VDSC, FTSE đang giao dịch với mức trung bình khoảng 1,01%, nên khả năng bị rút vốn của quỹ này khá thấp. Tương tự, VNM bị rút 100.000 CCQ (khoảng 43,8 tỷ đồng), trong khi đó quỹ này đang giảm dần mức chiết khấu. Vì lẽ đó, giới phân tích cho rằng quỹ này nhiều khả năng không bị rút vốn nữa.


Lý do, trong một cuộc điều tra của Bloomberg, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng FED sẽ tuyên bố chấm dứt chương trình mua tài sản trị giá 15 tỷ USD và vẫn giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức từ 0 - 0,25%. Trong khi đó, dòng vốn ngoại của thị trường Việt Nam đang có xu hướng chững lại, nên điều này theo đánh giá của giới phân tích sẽ không tác động tức thì đến thị trường Việt Nam. Tuy vậy, động thái của FED về khả năng tăng lãi suất điều hành vẫn luôn là mối quan ngại đối với xu hướng dòng vốn nước ngoài tại các thị trường cận biên, mới nổi như Việt Nam. Đây là điều đáng để NĐT trong nước phải cân nhắc đối với những cổ phiếu mà họ đang nắm.


DN pha loãng cổ phiếu


Bên cạnh dòng tiền khối ngoại, một quan ngại nữa đối với NĐT là các DN niêm yết bắt đầu đẩy nhanh tiến trình phát hành thêm cổ phiếu. Theo thống kê từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, có ít nhất 40 công ty đã, đang và sẽ tiến hành ĐHCĐ bất thường trong 3 tháng còn lại của năm. Trong đó, nội dung chủ chốt mà các DN này triển khai chủ yếu là hỏi ý kiến về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Cụ thể, Thủy sản Bạc Liêu (BLF) dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi để tái cơ cấu nợ. Theo đó, BLF đang cân nhắc chuyện phát hành trái phiếu chuyển đổi trị giá 30 tỷ đồng để xây dựng xưởng sản xuất tôm tại các KCN.


Tương tự, Công ty Cemistone Việt Nam (CMI) dự kiến trình ĐHCĐ chuyển phương án huy động vốn từ trái phiếu sang phát hành cổ phiếu riêng lẻ bằng mệnh giá. Theo kế hoạch, 100 tỷ đồng thu về từ đợt phát hành trái phiếu này sẽ đầu tư dứt điểm 2 nhà máy bột đá siêu mịn và nhà máy ốp lát nhân tạo tại Khu công nghiệp Nam Cấm, Nghệ An. Các DN khác như DLG, TIS, HVG, TSC, KSA… cũng đang hỏi ý kiến cổ đông cho các kế hoạch huy động vốn. Trong đó, phương án được tính đến nhiều nhất là phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho cổ đông hiện hữu như cán bộ công nhân viên…


Theo chuyên viên vĩ mô, trong tháng 10/2013, tăng trưởng tín dụng mới đạt 7,3%, nhưng đã tăng tốc lên mức 8,2% trong tháng 11 và 12,51% vào tháng 12/2013. Đến thời điểm hiện tại, tăng trưởng tín dụng đã đạt 7,85% được xem là nhỉnh hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm ngoái. Theo chuyên viên vĩ mô, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là khả thi và sẽ tạo đòn bẩy lớn đối với nhiều DN.


Tích cực là vậy, song đối với thị trường chứng khoán việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu thời điểm này chưa chắc có lợi. Bởi, sắc xanh của thị trường chỉ mang tính ngắn hạn, chưa ổn định. Khi thanh khoản của thị trường chưa được cải thiện, việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong bối cảnh “chợ chiều” càng khiến giá trị cổ phiếu bị pha loãng.


Chẳng hạn, CMI phát hành riêng lẻ thêm 10 triệu cổ phiếu bằng mệnh giá, vượt hơn số lượng cổ phiếu đang lưu hành của DN sẽ gây áp lực pha loãng lên cổ phiếu. Đó là chưa kể việc phát hành thêm sẽ tác động tiêu cực đến chỉ số của thị trường. Cụ thể, khi DN phát hành thêm cổ phiếu sẽ hút một lượng tiền lớn khỏi lưu thông. Ngoài ra, lượng cung cổ phiếu tăng mạnh trong khi lực cầu không có nhiều biến chuyển cũng là một yếu tố làm cho giá của khá nhiều cổ phiếu suy giảm, gây ảnh hưởng lớn đến chỉ số trong ngắn hạn.


Như vậy, xét dưới góc độ kinh tế nói chung thì TTCK trong những tháng còn lại của năm có thể bị ảnh hưởng nhất định trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn các DN hoạt động tốt thì cổ đông vẫn chấp nhận đầu tư…


Theo Thời Báo Ngân Hàng




OceanBank: tăng trưởng 'thần kỳ' và những bí ẩn

OceanBank: tăng trưởng 'thần kỳ' và những bí ẩn


Cũng giống như nhiều ngân hàng khác “xuất thân” từ một ngân hàng nông thôn nhưng chỉ sau một vài năm OceanBank đã có sự thay đổi “thần kỳ”.


Tuy nhiên, kèm theo sự tăng trưởng đó là những rủi ro hoạt động tăng lên bởi thiếu sự kiểm soát trong việc cấp tín dụng và trình độ quản lý không theo kịp. Hệ quả tất yếu là hiệu quả hoạt động của ngân hàng này khá thấp.


Tăng trưởng “thần kỳ”


Tiền thân Ngân hàng TMCP Đại Dương là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng được thành lập vào năm 1993 với số vốn điều lệ 300 triệu đồng. Năm 2007, ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Cùng với sự chuyển đổi mô hình này, OceanBank đã có sự phát triển đột biến.


Năm 2006 sau hai lần tăng vốn, vốn điều lệ của OceanBank tăng từ 71 tỉ đồng lên 170 tỉ đồng. Chưa đầy một năm sau cũng qua hai lần tăng vốn ngân hàng này đã tăng vốn lên 1.000 tỉ đồng. Để đáp ứng quy định về vốn điều lệ tối thiểu, năm 2008 và năm 2010 OceanBank đã tăng vốn lên 2.000 tỉ rồi 4.000 tỉ đồng. Như vậy, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 2007-2010 ngân hàng này đã tăng vốn lên đến gần 24 lần, bất chấp nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đều gặp khó khăn.


Cùng với sự tăng nhanh của vốn điều lệ, quy mô tổng tài sản của ngân hàng này cũng tăng khá mạnh, từ khoảng 1.000 tỉ đồng vào cuối năm 2006 đã tăng thành 13.680 tỉ đồng năm 2007 và 55.138 tỉ đồng năm 2010. Bình quân trong giai đoạn này tổng tài sản của ngân hàng này đã tăng 172%/năm.


Đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng mạnh mẽ này có sự góp phần không nhỏ của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Từ năm 2008, (PVN) đã trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank khi sở hữu 20% cổ phần của ngân hàng. Theo bản cáo bạch năm 2013, PVN vẫn đang sở hữu 80 triệu cổ phiếu OceanBank, tương đương 20%.


Có cổ đông chiến lược là một tập đoàn nhà nước lớn đã giúp OceanBank liên tục mở rộng việc huy động và cho vay. Theo thuyết minh báo cáo tài chính năm 2013, tiền gửi từ doanh nghiệp nhà nước là 22.957 tỉ đồng, chiếm 44,21% tổng tiền gửi vào ngân hàng này. Trước đó, năm 2012 tiền gửi từ doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm gần 50%.


Ngoài ra, con số này cũng có thể liên quan đến một doanh nghiệp nhà nước khác là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà. Cuối năm 2013, công ty này vẫn là cổ đông lớn của OceankBank khi sở hữu 6,65% vốn điều lệ.


Hiệu quả sử dụng vốn thấp, nợ xấu cao











Tập đoàn Dầu khí đóng vai trò không nhỏ trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của OceanBank, và hiện vẫn nắm 20% cổ phần ngân hàng này. Ảnh: TRIỆU TRÙNG ĐIỆP

Ngược lại với sự tăng trưởng về quy mô rất nhanh, hiệu quả hoạt động của OceanBank trong những năm vừa qua lại khá thấp. Tính trung bình giai đoạn 2006-2013 suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình (ROEA) của OceanBank chỉ đạt 8,4%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường hay hiệu quả hoạt động của những ngân hàng khác. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này cũng liên tục sụt giảm trong những năm gần đây, từ mức 520 tỉ đồng năm 2010 đến năm 2013 chỉ còn vỏn vẹn 180 tỉ đồng.


Không chỉ bị sụt giảm lợi nhuận, tình trạng nợ xấu của OceanBank cũng trở nên tệ hơn. Theo báo cáo tài chính sáu tháng đầu năm 2014, nợ xấu của OceanBank tăng từ 3,99% cuối năm 2013 lên 5,03%. Tính đến cuối năm 2013, OceanBank đã trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu 1.039 tỉ đồng, trong đó chỉ riêng năm 2013 là 520 tỉ đồng. Bên cạnh đó riêng nợ đáng chú ý của ngân hàng (có nguy cơ biến thành nợ xấu) cũng lên đến gần 1.000 tỉ đồng.


Dù vậy, đây có thể chưa phải là con số cuối cùng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính ngày 31-12-2013, ngân hàng có các khoản tiền gửi tại Công ty Tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thủy lên đến 1.085 tỉ đồng đã quá hạn thu hồi. Hiện tại, ngân hàng đã trích lập dự phòng 289 tỉ đồng cho khoản tiền gửi này. Trên thực tế khoản nợ này gần như mất khả năng thu hồi và đang phải “khoanh” theo văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước. Cũng liên quan đến Vinashin, OceanBank còn có thêm khoản tín dụng 689 tỉ đồng quá hạn và hiện cũng phải khoanh lại. Số tiền mà ngân hàng này trích lập dự phòng cho khoản tín dụng này đến cuối năm 2013 là 115 tỉ đồng. Như vậy, số tiền hơn 1.700 tỉ đồng mà OceanBank gửi và cho vay liên quan đến Vinashin (cũ) có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.


Bên cạnh những con số dễ dàng nhận thấy vẫn còn những con số đang còn ẩn mình. Chẳng hạn thuyết minh báo cáo tài chính của OceanBank cho thấy ngân hàng này có khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp tính đến cuối năm 2013 lên đến hơn 6.700 tỉ đồng. Con số này bằng khoảng 25% tín dụng của ngân hàng này. Thông thường những ngân hàng thường lách quy định về hạn mức tín dụng, lãi suất… bằng cách mua trái phiếu doanh nghiệp “anh em”. Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho ngân hàng.


Chưa kịp tuân thủ luật


Theo bản cáo bạch của ngân hàng này thì đến ngày 31-7-2013, OceanBank có bốn cổ đông lớn, trong đó ba cổ đông là PVN, tập đoàn Đại Dương, Công ty TNHH VNT đang sở hữu 20% vốn điều lệ/mỗi cổ đông của ngân hàng này. Trong khi đó theo quy định của điều 55 Luật các tổ chức tín dụng 2010, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Ba cổ đông lớn nói trên cũng không thuộc các trường hợp loại trừ theo quy định này.


Bên cạnh đó, theo giới thiệu của tập đoàn Đại Dương thì Công ty TNHH VNT là một thành viên của tập đoàn Đại Dương. Như vậy, nhiều khả năng hai cổ đông lớn là tập đoàn Đại Dương và VNT được xem là cổ đông liên quan đang sở hữu tổng cộng 40% vốn điều lệ của ngân hàng này. Trong khi đó, cũng theo điều 55, “cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng”.


Đến cuối năm 2013, OceanBank đã lên kế hoạch tăng vốn lên 5.350 tỉ đồng trong năm 2014 để giảm tỷ lệ nói trên xuống dưới 15%. Dù vậy, cho đến nay ngân hàng vẫn chưa thể tăng vốn như kế hoạch đề ra.


Phát hiện chậm “vi phạm nghiêm trọng”?


Ông Hà Văn Thắm trên sổ sách trực tiếp nắm giữ khoảng 1% cổ phần OceanBank. 20% cổ phần thuộc về PetroVietnam và 20% khác do tập đoàn Đại Dương (OGC-Hose) sở hữu. OceanBank có một cổ đông cá nhân nước ngoài hiện nắm 4,89% cổ phần. Kiểm phiếu số người tham dự kỳ họp đại hội đồng cổ đông tháng 4 năm nay, 37 cổ đông có quyền biểu quyết tương đương 93,17% cổ phần.


Trên thực tế, sở hữu gián tiếp của ông Thắm ở ngân hàng không bó hẹp trong tỷ lệ nhỏ như vậy. Ông Thắm đồng thời nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị OGC, cổ đông lớn nhất của OGC là doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo (nắm 44,37% OGC), do ông là chủ sở hữu.


Câu chuyện cũ đã tồn tại ở một số ngân hàng cổ phần: các ông chủ nắm giữ tỷ lệ chi phối, vượt quy định pháp luật, lặp lại ở OceanBank.


Và cũng như ở phần lớn các tổ chức tín dụng cổ phần khác, cổ phiếu OceanBank được cầm cố để vay vốn. Theo báo cáo tài chính bán niên 2014 đã soát xét của OGC (trang 23, 24), OGC đã đầu tư 1.073,3 tỉ đồng để sở hữu 20% cổ phần OceanBank, tương đương 80 triệu cổ phiếu. Sau đó, OGC dùng 37 triệu cổ phiếu của OceanBank thế chấp để vay 245 tỉ đồng ở một ngân hàng có trụ sở ở TPHCM và 2,5 triệu cổ phiếu OceanBank cộng thêm 32 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH-Hnx) để vay 450 tỉ đồng của một ngân hàng ở phía Bắc. Vòng quay cổ phiếu - thế chấp - vay vốn đã tạo ra một đường ngoằn ngoèo mà có lẽ ông Thắm không thể nào không biết được trên cương vị nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của cả OGC, OCH và OceanBank.


Trước khi ông Thắm bị khởi tố và bắt tạm giam ngày 24-10-2014 do “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, một số công ty chứng khoán thạo tin đã bóng gió về việc OceanBank bị thanh tra. Thanh tra, giám sát là nghiệp vụ bình thường của Ngân hàng Nhà nước, mang cả tính định kỳ và bất thường. Nhưng đợt thanh tra gần nhất tại OceanBank, theo Ngân hàng Nhà nước, là nhằm triển khai đề án tái cơ cấu các ngân hàng. Từ trước đến nay, OceanBank không hề có tên trong danh sách các ngân hàng phải tái cơ cấu dù quy mô khá nhỏ. Còn quá sớm để phỏng đoán liệu tới đây OceanBank có sáp nhập, hợp nhất, nhưng điều đọng lại là nếu như cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng hoạt động tích cực hơn thì quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng có thể đã được đẩy nhanh hơn.


Theo TBKTSG




Ngày 30/10: Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 119 tỷ đồng

Ngày 30/10: Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 119 tỷ đồng


Phiên giao dịch ngày 30/10, khối ngoại thực hiện mua vào 7 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 190 tỷ đồng, trong khi bán ra 3 triệu cổ phiếu, trị giá 71 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt gần 4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt hơn 119 tỷ đồng.



Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp, đạt hơn 112,7 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với giá trị mua ròng phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng đạt hơn 3,6 triệu cổ phiếu. Trong đó, họ thực hiện mua vào 6,5 triệu cổ phiếu và bán ra gần 3 triệu cổ phiếu. Giá trị mua vào đạt 179 tỷ đồng, còn giá trị bán ra là 66,4 tỷ đồng.



Phiên giao dịch hôm nay, PVD đứng giá tham chiếu và được khối ngoại mua ròng 171.680 cổ phiếu. Bên cạnh đó, HPG và KDC được mua ròng lần lượt 261.100 cổ phiếu và 215.690 cổ phiếu. Khép phiên giao dịch, HPG đứng giá tham chiếu, còn KDC giảm 1.000 đồng xuống 59.000 đồng/CP.


Chiều ngược lại, khối ngoại đã đẩy mạnh bán ròng 976.190 cổ phiếu OGC. Khép phiên giao dịch, OGC giảm mạnh 500 đồng xuống 9.600 đồng/CP. Hai mã GAS và CTG bị bán ròng lần lượt 65.090 cổ phiếu và 314.250 cổ phiếu.


Trên sàn HNX, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng hơn 6,3 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt 340.798 cổ phiếu. Phiên hôm nay, khối ngoại trên HNX mua vào 552.748 cổ phiếu, trong khi bán ra 211.950 cổ phiếu, với giá trị mua vào đạt hơn 10,8 tỷ đồng, còn giá trị bán ra là trên 4,5 tỷ đồng.



Khối ngoại trên HNX mua ròng tập trung vào hai mã là VND (349.900 cổ phiếu) và PVS (46.000 cổ phiếu). Khép phiên giao dịch, VND tăng 600 đồng lên 16.400 đồng/CP, còn PVS giảm 400 đồng xuống 39.200 đồng/CP. Trong khi đó, khối ngoại trên HNX bán ròng không quá mạnh ở phiên hôm nay.



Đại biểu Quốc hội: Chỉ ngành Ngân hàng xử lý nợ xấu là chưa đủ

Đại biểu Quốc hội: Chỉ ngành Ngân hàng xử lý nợ xấu là chưa đủ


Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch năm 2015 sáng nay (30/10) nhiều đại biểu đã chia sẻ và đánh giá cao nỗ lực của ngành Ngân hàng trong thời gian vừa qua và đề nghị Chính phủ, các bộ ngành cùng chung tay xử lý nợ xấu.

Lãi suất không còn là cản trở


Theo Đại biểu Nguyễn Ngọc Hải (Hà Giang), vốn đầu tư cho nền kinh tế trong 9 tháng năm 2014 tăng 10,3% so với cùng kỳ (833,9 nghìn tỷ đồng). Trong đó, vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng trưởng 7,26%, tốc độ tăng tín dụng đã có những cải thiện đáng kể và dự kiến cả năm có thể tăng 12-14% theo kế hoạch.


Liên quan đến vấn đề nguồn vốn để phục vụ phát triển kinh tế, đại biểu Nguyễn Ngọc Hải cho rằng, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, quyết liệt để tháo gỡ, khơi thông nguồn vốn, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt bằng lãi suất đã giảm nhanh và mạnh, tạo cơ hội cho những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, vấn đề về lãi suất không còn là cản trở trong đầu tư vốn cho nền kinh tế.


“Vốn tín dụng ngân hàng cũng đã tập trung hướng tới 5 lĩnh vực ưu tiên và nhiều chính sách đã được đề xuất, triển khai nhằm hỗ trợ các lĩnh vực thế mạnh, những ngành, lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế, trong đó đặc biệt là nông nghiệp nông thôn như thóc, gạo, chăn nuôi, thủy sản, tái canh cà phê, các chương trình tín dụng hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu lớn, các mô hình liên kết chuỗi sản phẩm trong nông nghiệp...”, vị đại biểu của Hà Giang cho biết và nhấn mạnh: Mặc dù số tiền hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình này không lớn, chủ yếu từ nguồn các NHTM huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, song đã có những tác động tích cực tới nền kinh tế.


“Tuy nhiên, để góp phần tăng cầu tín dụng trong thời gian tới và đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12-14% năm 2014, ngoài những nỗ lực của bản thân ngành ngân hàng, tôi đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp đồng bộ nhằm tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường, tiêu thụ sản phẩm của DN. Qua đó, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và để khơi thông dòng vốn tín dụng trong nền kinh tế. Các DN cũng cần đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, nỗ lực trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm”, đại biểu Nguyễn Ngọc Hải đề nghị.


Kết quả bước đầu về xử lý nợ xấu


Một vấn đề khác cũng được các đại biểu quan tâm chính là xử lý nợ xấu. Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cho rằng, sau hơn một năm đi vào hoạt động Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) đã mua được 86.000 tỷ đồng nợ xấu. Bên cạnh đó, các NHTM cũng đã tự trích lập 78.000 tỷ đồng xử lý nợ xấu. "Đây là nỗ lực lớn của ngành Ngân hàng trong việc dồn sức xử lý từ nội lực của mình", ông Phong nhấn mạnh. Tuy nhiên, điểm thắt của vấn đề là thiếu nguồn lực, thiếu hỗ trợ từ ngân sách, thiếu cơ sở pháp lý cần thiết về mua bán nợ xấu. Chính phủ nên quan tâm 2 nút thắt để xử lý nợ xấu.


Đại biểu Nguyễn Ngọc Hải cho biết thêm, NHNN và các TCTD đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp kiềm chế nợ xấu gia tăng, nhờ đó đã đem lại kết quả quan trọng bước đầu là nợ xấu đã được xử lý một bước, tốc độ tăng nợ xấu chậm lại. Nhờ đó, DN tiếp tục được vay vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý, góp phần giảm bớt chi phí hoạt động cho khách hàng vay do không phải chịu lãi suất phạt quá hạn và được vay với lãi suất thấp hơn. Đây là các giải pháp thực sự có ý nghĩa đối với cả DN và NH.


Tuy nhiên, chỉ với những cố gắng của ngành Ngân hàng trong xử lý nợ xấu là chưa đủ, vì nợ xấu là vấn đề của nền kinh tế đòi hỏi cần có sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các cơ quan, bộ, ngành, địa phương và DN, đặc biệt trong việc phục hồi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, xử lý hàng tồn kho, xử lý nợ trong xây dựng cơ bản, thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản... Nếu các giải pháp nêu trên không được triển khai đồng bộ thì việc xử lý nợ xấu không triệt để và không đạt kết quả như mong muốn.


Theo Baomoi




Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Trần lãi suất, cái phao buộc hờ?

Trần lãi suất, cái phao buộc hờ?


Ngày 29/10, quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, các ngân hàng thương mại áp biểu lãi suất huy động mới.


Cũng như lần hạ trần lãi suất huy động ngày 17/3/2014, lần này, thị trường tiếp tục có tiếng nói riêng.


Theo điều chỉnh mới, trần lãi suất huy động VND các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 6%/năm xuống 5,5%/năm. Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên áp dụng, nhiều ngân hàng thương mại đã “bỏ qua” mức tối đa này.


Ngân hàng chủ động hơn


Như tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức cao nhất trong khoảng kỳ hạn quy định trên chỉ 5%/năm, thấp nhất là 4,3%/năm. Tương tự tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngay cả kỳ hạn 6 tháng ngoài khoảng áp trần cũng áp thấp hơn với 5,3%/năm. Tại nhiều ngân hàng cổ phần lớn, mức tối đa 5,5%/năm cũng không dùng hết.


Diễn biến trên phản ánh trạng thái và nhu cầu vốn của một bộ phận lớn trong hệ thống. Họ tự cân đối, chủ động áp chính sách lãi suất phù hợp với nhu cầu của mình. Hay, tính thị trường trong lãi suất đã cao hơn và “cái phao” trần hiện hành chỉ còn buộc hờ.


Dĩ nhiên, dù chỉ còn buộc hờ với khoảng kỳ hạn hẹp, nhưng trần lãi suất huy động vẫn có ảnh hưởng và có tính định hướng trong hệ thống.


Trong ngày đầu tiên thực hiện điều chỉnh, một số ngân hàng thương mại vẫn áp lãi suất kịch trần, 5,5%/năm ở tất cả các kỳ hạn 1, 2, 3, 4 và 5 tháng. Cùng đó, các mức lãi suất cao từ 8-8,2%/năm được áp ở các kỳ hạn dài.


Với trạng thái vốn và cạnh tranh huy động không đồng đều giữa các thành viên trong hệ thống, trần lãi suất huy động vẫn là một chốt chặn, ép xuống. Dù một bước nhỏ, nhưng việc ép từ 6% xuống 5,5%/năm đối với những thành viên trên cũng là đáng kể để tạo thêm điều kiện để có thể hạ lãi suất cho vay ở họ.


Trong khi các ngân hàng lớn chủ động áp sâu dưới trần, khoảng cách để cạnh tranh huy động giữa các nhóm/thành viên cũng đã được tạo ra.


Chi phí vẫn còn cao


Tại buổi họp báo ngày 28/10, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói rằng, mức giảm 0,5%/năm của trần lãi suất huy động dựa trên cơ sở của lạm phát. Năm nay, lạm phát dự tính kiềm chế ở khoảng trên dưới 4,5%, nhưng năm tới vẫn phải thận trọng. Đây cũng là tính toán có định hướng của trần lãi suất mới điều chỉnh.


Việc hạ trần cũng tạo điều kiện để các ngân hàng nhìn nhau giảm bớt chi phí huy động, tạo điều kiện để tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, tương tác này sẽ có độ trễ nhất định.


Mặt khác, lãi suất mới thấp hơn chỉ bắt đầu áp cho các khoản vay mới hoặc kỳ điều chỉnh mới, trong khi đó tổng dư nợ hiện tại đang áp lãi suất cũ.


Theo đó, lần thứ hai sau ngày 15/7/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “hiệu triệu” các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất đối với các khoản nợ cũ. Mục tiêu đề ra là rút tất cả về tối đa 13%/năm.


Cùng đó là “hiệu triệu” các ngân hàng thương mại nhà nước (hiện chiếm trên dưới 50% thị phần cho vay) giảm và áp lãi suất cho vay trung dài hạn tối đa 10%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên; còn các khoản vay ngắn hạn hiện đã áp trần tối đa 7%/năm (giảm từ 8%/năm).


Thống đốc phải kêu gọi, bởi không thể chỉ đạo hoặc đưa thêm mệnh lệnh hành chính vào cơ chế lãi suất hiện nay. Tuy nhiên, nhà điều hành cũng hoàn toàn có thể hỗ trợ cho kết quả của lời kêu gọi bằng các công cụ sẵn có: bơm - hút vốn trong hệ thống với giá hợp lý hơn.


Tại buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa tháng trước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nói rằng, Ngân hàng Nhà nước có chủ ý khi để trạng thái vốn và thanh khoản hệ thống dồi dào hơn, nhằm tạo điều kiện để giảm thêm lãi suất.


Tại buổi họp báo ngày 28/10, đại diện 4 ngân hàng thương mại nhà nước cùng một lời rằng: là ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, là đầu mối thực thi chính sách tiền tệ, họ sẽ lập tức hạ lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên xuống tối đa 10%/năm, thậm chí xem xét mở rộng cho các khoản vay thông thường (Agribank).


Cả 4 đại diện trên đều cho rằng, việc điều chỉnh trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để cân đối, các ngân hàng sẽ phải tiếp tục tinh giảm chi phí hoạt động hơn nữa.


Về chi phí, đại diện Vietinbank đưa ra một thông tin đáng chú ý: chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra hiện nay của họ đã co về khoảng 2,2-2,5%/năm. Bởi lẽ, ngân hàng không thể khai thác được hết nguồn vốn huy động, do phải trích các quỹ thanh toán, dự trữ bắt buộc…, cùng đó là chi phí hoạt động và chi phí trích lập dự phòng rủi ro.


Đã hơn một năm qua, lãi suất huy động VND đã rút về khá sâu, phổ biến dưới 8%/năm, trong khi tỷ trọng lãi suất từ 13-15% vẫn còn đáng kể. Nhưng tỷ lệ lãi biên như phản ánh trên lại co hẹp như vậy, hẳn một phần lớn do chi phí hoạt động đội lên.


Đây cũng là xu hướng thể hiện rõ khi hai năm gần đây nợ xấu tăng cao, các ngân hàng đều gia tăng phần trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí hoạt động của các ngân hàng vẫn còn lớn khi vẫn phải trả lãi cho nguồn vốn kẹt ở nợ xấu, cho chi phí trích lập dự phòng đó.


Theo Vneconomy




Canh bạc 4 nghìn tỷ USD của Fed

Canh bạc 4 nghìn tỷ USD của Fed

Mặc dù Fed khẳng định sẽ chấm dứt hoàn toàn gói QE3 - bắt đầu triển khai từ tháng 9/2012 - nhưng điều đó không có nghĩa là Fed sẽ không bao giờ dùng đến công cụ tài chính QE này nữa.


Hiện tại, Fed nắm giữ hơn 4 nghìn tỷ USD trái phiếu, tương đương gần 1/5 số dư trái phiếu chính phủ và trái phiếu thế chấp của Mỹ. Với lượng nắm giữ lớn như vậy, Fed sẽ vẫn có ảnh hưởng lớn trên các thị trường.



Vậy thì, QE đã giúp được gì cho kinh tế Mỹ? Đây dường như vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi kể từ khi QE ra đời cho đến nay.

Năm 2012, Cựu chủ tịch Fed Ben Bernanke từng chia sẻ, 2 gói QE đầu tiên của Fed có thể sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng 3% và tạo ra hơn 2 triệu việc làm. Tuy nhiên trong một báo cáo gần đây, John Williams - Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco - lại phủ nhận những tính toán trên của ông Bernanke. Mặt khác, trong khi một số chuyên gia cho rằng, ảnh hưởng của QE đang giảm dần thì số khác lại tin rằng, QE chẳng phải là điều tốt đẹp gì đối với kinh tế Mỹ.


Dù thế nào đi nữa thì canh bạc này cũng đã kết thúc và kết quả cũng rất rõ ràng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Mỹ gần như suy sụp vì nhu cầu tiêu dùng giảm liên tục trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và lạm phát xuống thấp. Tuy nhiên với sự ra đời của QE, thị trường ngày càng tin tưởng hơn vào nỗ lực phục hồi nền kinh tế của ngân hàng trung ương. So với những thành tựu mà kinh tế Mỹ đã đạt được tính đến thời điểm hiện tại, thì rủi ro của QE chỉ ở mức rất nhỏ. Trong quý II vừa qua, GDP của Mỹ tăng trưởng mạnh ở 4,2% sau khi giảm 2,9% trong quý I. Trước đó, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 2% trong cả năm 2013. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp cũng xuống thấp nhất 6 năm ở 5,9% khi các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng và hạn chế sa thải nhân viên.





Nếu có điều gì khiến Fed phải hối tiếc thì đó chính là sự vội vàng của chính phủ. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, chính phủ Mỹ dường như đã "mau mắn" nới lỏng chính sách tài khóa, khiến nền kinh tế phải chịu thêm nhiều gánh nặng. Và ngay sau đợt kích thích đầu tiên với quy mô nhỏ hơn so với yêu cầu, Quốc hội Mỹ lại nhanh chóng thắt chặt chính sách tài chính đồng thời thực hiện cắt giảm thâm hụt ngân sách một cách không cần thiết. Khi đó, Fed đã phải giải quyết "đống hổ lốn" này bằng QE với việc hạ lãi suất xuống thấp cận 0.

Điều hối tiếc thứ 2 của Fed là, các cơ quan quản lý đã không làm gì để bảo nền kinh tế khỏi những biến động trên thị trường tài chính do chính sách của Fed tạo ra. Những nỗ lực của Fed, như thực hiện các đợt stress test, nhằm củng cố vững chắc hệ thống ngân hàng được xem là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, lượng vốn mà các ngân hàng lớn nhất của Mỹ có được vẫn còn quá ít trong khi các cơ quan quản lý lại bị "hổng" thông tin cũng như không biết nên làm gì để xác định và giải quyết những rủi ro bên ngoài hệ thống ngân hàng.


Tuy nhiên, một điều chắc chắn là, QE sẽ không bao giờ "lỗi thời" đối với Fed cho đến khi ngân hàng trung ương bình thường hóa được bảng cân đối ngân sách. Và từ giờ đến lúc đó, Mỹ sẽ còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn tài chính khác.



Xuất nhập khẩu Quảng Bình: đang hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị niêm yết trên HOSE

Xuất nhập khẩu Quảng Bình: đang hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị niêm yết trên HOSE

Ngày 28/10/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn số 1575/SGDHCM-NY về việc hoàn thiện và bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết gửi Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình. Để hoàn tất thủ tục cấp Quyết định niêm, Công ty cần hoàn chỉnh Hồ sơ theo yêu cầu tại công văn này.


Công ty dự kiến sẽ niêm yết 32 triệu cổ phiếu trên SGDCK TPHCM.


Được biết, vốn điều lệ của CTCP XNK Quảng Bình hiện đạt 320 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty thu về 1.557 tỷ đồng doanh thu và hơn 60 tỷ đồng lợi nhuận. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu đạt 2.772 đồng/ cổ phiếu.



Vietnam Airlines: Tốc độ tăng trưởng doanh thu gần 20%/năm cao hơn mức trung bình thế giới

Vietnam Airlines: Tốc độ tăng trưởng doanh thu gần 20%/năm cao hơn mức trung bình thế giới


Ngày 14/11 tới đây, Vietnam Airlines sẽ tổ chức IPO tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Vietnam Airlines sẽ chào bán hơn 49 triệu cổ phiếu, tương đương 3,475% vốn điều lệ, với giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phiếu.

Đại diện Vietnam Airlines khẳng định sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh để đảm bảo lợi ích cổ đông và khách hàng.


Sáng nay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức roadshow giới thiệu tới các nhà đầu tư cơ hội tham gia đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty mẹ - Vietnam Airlines tại khách sạn Caravelle, TP.HCM.


Tại roadshow, ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vietnam Airlines cho biết, dự kiến cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên của Vietnam Airlines sẽ được tổ chức vào ngày 12/3/2015.


Theo ông Thanh, hiện tổng giá trị tài sản được xác định theo giá trị sổ sách là hơn 57 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản máy bay lên tới hơn 32,6 nghìn tỷ đồng cùng với hơn 990 nghìn m2 đất và các tài sản khác. Trong những năm qua, Vietnam Airlines luôn giữ được tốc độ trung bình gần 20%/năm về doanh thu và hơn 11%/năm về số lượng khách vận chuyển trong vòng 5 năm từ 2008 - 2013, cao hơn mức trung bình của hàng không thế giới.


Đến giữa năm 2015, Vietnam Airlines sẽ bắt đầu chương trình đổi mới toàn bộ đội tàu thân rộng bằng 2 dòng máy bay thế hệ mới, hiện đại là Boeing 787-9 và Airbus A350 -900.


Vị đại diện Vietnam Airlines cho biết, Vietnam Airlines hiện đang triển khai thực hiện chiến lược dài hạn với quy mô ngày càng lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh và kinh doanh hiệu quả, đảm bảo lợi ích của cổ đông và khách hàng.


Ngày 14/11 tới đây, Vietnam Airlines sẽ tổ chức IPO tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Vietnam Airlines sẽ chào bán hơn 49 triệu cổ phiếu, tương đương 3,475% vốn điều lệ, với giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phiếu.


Theo Gafin




Nhìn lại 3 cuộc 'đại phẫu' ngân hàng: Những nhà băng biến mất

Nhìn lại 3 cuộc 'đại phẫu' ngân hàng: Những nhà băng biến mất


Đã có 16 ngân hàng chuyển từ nông thôn lên thành thị và hàng chục ngân hàng biến mất sau 3 đợt tái cơ cấu ngân hàng trong 15 năm qua. Hầu hết các ngân hàng yếu kém nằm trong diện bắt buộc tái cơ cấu gần đây, trong quá khứ cũng đã từng phải tái cơ cấu.


Báo cáo kế quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế của Ủy ban ban Thường vụ Quốc hội vừa công bố cho thấy, trong vòng 15 năm trở lại đây, nước ta đã tiến hành 3 lần thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, một lĩnh vực rất nhạy cảm.


Mỗi lần tái cơ cấu đều xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của tình hình kinh tế trong nước và tác động diễn biến kinh tế thế giới.


Từng tham gia tái cơ cấu lần thứ nhất song Habubank cũng không thoát khỏi khó khăn và đã biến mất khỏi thị trường.


Lần thứ nhất, giai đoạn sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, công cuộc tái cơ cấu ngân hàng kéo dài từ năm 1998 đến năm 2003. Ngày 29/10/1999, Thủ tướng có Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg về Đề án "Chấn chỉnh và sắp xếp lại các NHTM cổ phần Việt Nam".


Kết thúc lần 1, toàn hệ thống đã sắp xếp, chấn chỉnh 14 NHTM. Cụ thể, đã đóng cửa, rút giấy phép 1 ngân hàng, sáp nhập 7 ngân hàng, cho ngân hàng khác mua lại 1 ngân hàng, hợp nhất 1 NHTM cổ phần nông thôn với 1 công ty tài chính cổ phần. Đồng thời, chuyển 4 NHTM cổ phần nông thôn thành NHTM cổ phần đô thị. Cũng trong giai đoạn này, nợ xấu đã giảm từ 13% giai đoạn 1996-1998 xuống 5% năm 2003.


Lần thứ hai, giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 2005-2008, ngành ngân hàng lại bước vào công cuộc tái cơ cấu theo Đề án cơ cấu lại NHTM cổ phần nông thôn theo Quyết định số 1577/QĐ-NHNN ngày 9/8/2006, chuyển nhiều NHTM cổ phần nông thôn thành NHTM cổ phần đô thị.


Kết thúc quá trình tái cơ cấu lần 2 này, đã có tổng cộng 12 NHTM cổ phần nông thôn thành NHTM cổ phần đô thị, quy mô tài sản toàn hệ thống năm 2010 tăng 10 lần so với 2001. Lợi nhuận chung năm 2010 của hệ thống ngân hàng tăng hơn 20 lần so với 2001, nợ xấu năm 2010 là 2,16%.


Lần thứ ba, giai đoạn hiện nay, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được thực hiện theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Có 9 TCTD yếu kém nằm trong diện bắt buộc tái cơ cấu.


Theo nhận định của đoàn giám sát, đợt tái cơ cấu ngân hàng lần này tương tự lần thứ nhất nhưng quy mô tài sản lớn hơn và có tính phức tạp hơn.


Ba lần tái cơ cấu, ngân hàng yếu vẫn hoàn yếu


Theo báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hầu hết các NHTM cổ phần được sắp xếp, chấn chỉnh lần thứ 3 này cũng chính là các ngân hàng đã từng tái cơ cấu hai lần trước.


Cụ thể, ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Sài Gòn, ngân hàng Habunbank đã tái cơ cấu lần 1. Ngân hàng SHB đã tái cơ cấu lần 2 (chuyển từ NHTM cổ phần nông thôn Nhơn Ái). Ngân hàng Nam Việt cũng đã tái cơ cấu lần 2 (chuyển từ NHTM cổ phần nông thôn Sông Kiên). Tương tự, ngân hàng Phương Tây được chuyển từ NHTM cổ phần nông thôn Miền Tây, ngân hàng Đại Tín được chuyển từ NHTM cổ phần nông thôn Rạch Kiến, ngân hàng Dầu khí toàn cầu được chuyển từ NHTM cổ phần nông thôn Ninh Bình.


Như vậy, rất nhiều ngân hàng dù đã được tái cơ cấu giai đoạn trước đây song vẫn tiếp tục rơi vào khó khăn.


Báo cáo của đoàn giám sát cho rằng, các giải pháp vừa qua về sắp xếp, chấn chỉnh trong hệ thống ngân hàng thời gian qua chưa có sự thay đổi lớn về chất, chưa có sự tham gia của các NHTM lớn, có tiềm lực tài chính mạnh trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ, yếu kém.


"Thực tế trong 15 năm qua, nước ta đã thực hiện ba lần tái cơ cấu chỉ ra hạn chế đối với lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là việc cấp phép thành lập các ngân hàng mới và chuyển đổi loại hình. Sự phát triển nhanh về số lượng các NHTM, chuyển đổi các NHTM cổ phần nông thôn lên NHTM cổ phần đô thị chưa thực sự gắn kết với việc đánh giá chất lượng quản trị ngân hàng (vốn chủ sở hữu, trình độ, chuẩn mực và công nghệ quản trị), tạo sự bất ổn, mất an toàn cho hoạt động ngân hàng", báo cáo viết.


Theo Thùy Liên - Đầu tư tái cơ cấu ngân hàng trong 15 năm qua. Hầu hết các ngân hàng yếu kém nằm trong diện bắt buộc tái cơ cấu gần đây, trong quá khứ cũng đã từng phải tái cơ cấu.


Theo Thùy Liên - Đầu tư




Cổ tức 'chôn' vào dự phòng

Cổ tức 'chôn' vào dự phòng


Nợ xấu tăng nhanh kể từ khi áp dụng quy định phân loại nợ mới theo Thông tư 09, theo đó khoản dự phòng rủi ro của NH gia tăng nên lợi nhuận thu về teo dần. Kết quả lợi nhuận của NH năm nay hoàn toàn phụ thuộc vào việc xử lý và thu hồi nợ, thay vì chú trọng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.


Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, cho rằng tình hình xử lý nợ xấu hiện nay còn nhiều khó khăn nên đòi hỏi trước hết với NH là trích dự phòng đầy đủ, với các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC cũng phải trích dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu đặc biệt (TPĐB).


Vì thế rất khó để kỳ vọng được lợi nhuận cao. Đó cũng là vấn đề đang được các NHTM đưa ra kiến nghị với NHNN về việc xem xét để giảm dự phòng cho TPĐB nhận lại sau khi bán nợ xấu cho VAMC. Chẳng hạn, cần xem xét để giảm dự phòng TPĐB xuống 10% thay vì 20% hiện nay, nhằm giảm áp lực lợi nhuận và cổ tức cho các NHTM trước tình hình tín dụng khó tăng trưởng.


Tại DongA Bank, nợ xấu đến cuối tháng 9-2014 đã lên đến 6,8%, trong khi tín dụng chỉ tăng 6,5%. Mặc dù DongABank đã tích cực bán nợ xấu cho VAMC trong 9 tháng qua lên đến gần 1.900 tỷ đồng, nhưng theo bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phó Tổng giám đốc, trước tình hình tín dụng khó tăng trong khi thanh khoản huy động vẫn khá tốt nên DongABank chưa có nhu cầu sử dụng TPĐB để tái cấp vốn. Chính vì lợi nhuận sa sút do nợ xấu tăng nhanh nên HĐQT DongABank cũng vừa có thông báo đến cổ đông về việc hoãn chi trả cổ tức đợt 1-2014 như dự kiến ban đầu.


Tổng giám đốc một NH lớn tại TPHCM cũng cho rằng, quỹ dự phòng rủi ro cho nợ xấu của NH đã tăng phi mã trong 9 tháng qua và hiện lên đến 7.000 tỷ đồng, đáng lo nhất là với nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Vì thế, dù chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đưa ra cho năm nay khá khiêm tốn, chưa tới 2.000 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ hơn 12.000 tỷ đồng, nhưng khả năng khó có thể thực thi. Lợi nhuận khó đạt chỉ tiêu nên cổ tức chi trả cho cổ đông năm nay khả năng sẽ không thực hiện mà NH tập trung để trích dự phòng rủi ro, dù cổ tức đưa ra cho năm nay ở mức 5%, giảm gần một nửa so với năm trước.


Thực tế, trong 3 năm gần đây không ít NH đã “ém” cổ tức của cổ đông, vì nợ xấu tăng đòi hỏi dự phòng rủi ro cao. Mặt khác, để gia tăng năng lực tài chính trước sức ép cạnh tranh của thị trường và làn sóng M&A, các NH thường dùng cổ tức (chia bằng cổ phiếu) để tăng vốn điều lệ. Thế nhưng do kế hoạch tăng vốn của nhiều NH, nhất là với những NH nhỏ khó thực hiện.


Chẳng hạn tại VietABank, hơn 2 năm chưa thể thực hiện được kế hoạch phát hành 40,2 triệu cổ phiếu (tương đương 402 tỷ đồng) để tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng từ việc chi trả cổ tức cho cổ đông, phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn, cũng như quỹ dự trữ bổ sung tăng vốn điều lệ. Lý giải cho việc này, HĐQT VietABank cho biết do cùng trong thời điểm năm 2013 đề án tái cấu trúc của NH đang được NHNN xem xét phê duyệt và đến cuối tháng 3-2014 mới chính thức được NHNN phê duyệt.


Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết 9 tháng đầu năm nay các NHTM trên địa bàn đã có lãi trên 4.600 tỷ đồng (lãi thu về cao hơn chi phí hoạt động). Tuy nhiên, thu nhập từ tín dụng chỉ đóng góp 45,1% vào tổng lợi nhuận, phần còn lại (hơn 50%) là các hoạt động ngoài tín dụng.


Vì nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tăng nhanh kể từ khi áp dụng Thông tư 09, đến cuối tháng 8-2014, tổng nợ xấu của các NH là 60.900 tỷ đồng (chiếm 6,1% trong tổng dư nợ) so với mức đầu năm 2013 là 44.600 tỷ đồng (công ty tài chính và cho thuê tài chính có nợ xấu cao nhất, chiếm 21-37% tổng nợ xấu). Trong khi đó, các NH chỉ xử lý 15.584 tỷ đồng nợ xấu.


Theo Stockbiz




NỆM LIÊN Á