Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Những doanh nghiệp làm rạng danh thị trường chứng khoán Việt Nam

Những doanh nghiệp làm rạng danh thị trường chứng khoán Việt Nam


Đối với các nhà đầu tư quốc tế, khi nói về TTCK Việt Nam, có những cái tên doanh nghiệp họ không thể không nhắc đến.


Đó là các doanh nghiệp niêm yết hoạt động hiệu quả, minh bạch; các CTCK uy tín, chuyên nghiệp… Đây cũng thường là những cái tên được nhiều tổ chức trong và ngoài nước dùng để giới thiệu về TTCK Việt Nam.


SSI và HSC: “Cổng” chính đón NĐT ngoại


Đến cuối tháng 6/2014, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã cấp tổng cộng 17.169 mã số giao dịch cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cuối năm ngoái, con số này là 16.731 mã, trong đó 14.461 mã cấp cho cá nhân và 2.270 mã cấp cho tổ chức. TTCK Việt Nam có cả trăm CTCK, nhưng giao dịch của các nhà đầu tư tập trung phần lớn tại CTCK Sài Gòn (SSI) và CTCK TP. HCM (HSC).


Theo số liệu do 2 CTCK này công bố, năm 2013, SSI chiếm 28% thị phần môi giới khách hàng tổ chức nước ngoài, trong khi thị phần môi giới cho khối ngoại nói chung của HSC là hơn 32%. Điều này cho thấy, SSI và HSC là 2 cái “cổng” chính đối với nhà đầu tư nước ngoài khi họ muốn tiếp cận và đầu tư vào TTCK Việt Nam.


Là CTCK ra đời sớm thứ ba trên cả nước và đầu tiên tại TP. HCM, SSI song hành cùng TTCK từ những ngày đầu. SSI nhận giấy phép thành lập vào ngày cuối cùng của năm 1999 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng. Tháng 4/2000, SSI được cấp phép hoạt động với 2 nghiệp vụ là môi giới và tư vấn đầu tư. Sở GDCK TP. HCM (HOSE), lúc đó là Trung tâm GDCK TP. HCM, đến cuối tháng 7/2000 mới khai trương phiên giao dịch đầu tiên với 2 cổ phiếu là SAM và REE.


HSC ra đời trễ hơn nhưng ngay khi đi vào hoạt động vào tháng 4/2003 đã trở thành số ít các CTCK có vốn lớn nhất với 50 tỷ đồng.


Giai đoạn đó, cơ chế cấp phép thành lập và hoạt động cho khối CTCK được tách riêng: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp đăng ký kinh doanh, còn Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cấp phép hoạt động. Hai giấy phép này hiện đã được gộp thành một và cấp bởi UBCK.


Giai đoạn 2006 - 2009, TTCK Việt Nam chứng kiến sự thăng trầm nhất trong lịch sử còn non trẻ của mình khi VN-Index thăng hoa lên đỉnh 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007 để rồi sau đó dập dờn đi xuống như kiểu máy bay hạ độ cao và chạm đáy 235,5 điểm vào ngày 24/2/2009.


Sự thoái trào bắt đầu từ năm 2007, nhưng đến năm sau, các CTCK mới thấm. Năm 2007, SSI vẫn còn bán được 10% cổ phần cho Tập đoàn ANZ với tổng giá trị thu về lên đến 88 triệu USD, tức ANZ đã trả 283.360 đồng cho mỗi cổ phần của SSI, cao hơn 83% so với giá đang giao dịch trên OTC lúc bấy giờ.


Năm 2007, SSI có thị phần môi giới khách hàng nước ngoài lớn nhất trên HOSE với 38%, trong khi HSC mới chỉ có 4,87%, dù vẫn thuộc tốp đầu. Thời điểm đó, SSI quản lý hơn 35.000 tài khoản, trong đó hơn 3.000 tài khoản là của các nhà đầu tư ngoại đến từ Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan và Đài Loan.


Năm đó, SSI có thêm nhiều khách hàng lớn như Deutsche Bank, Citi Group Global Market Financial Products LLC, Societe Generale Asset Management Consulting AG, Daiwa Securities, Leading Investment Securities, Nomura Trust and Banking, KGI Pan Asia Taiwan Enterprises Fund… bên cạnh các khách hàng đang có là HSBC, KITMC, Morgan Stanley, Credit Suisse, BNP Parisbas…


Sang năm 2008, lợi nhuận sau thuế của SSI giảm mạnh xuống chỉ còn 250,5 tỷ đồng từ hơn 864 tỷ đồng trong năm 2007. HSC cũng rơi vào cảnh tương tự khi lãi sau thuế trong năm 2008 chưa đến 23,6 tỷ đồng so với hơn 132 tỷ đồng của năm trước đó.


Sau khi chạm đáy, VN-Index đã có những tháng phục hồi mạnh vào khoảng giữa năm 2009, khiến một số CTCK có được kết quả hoạt động khả quan trong năm đó. Lợi nhuận của SSI tăng mạnh trở lại lên 804 tỷ đồng. HSC thậm chí lãi gấp đôi so với năm 2007, đạt hơn 278 tỷ đồng.


Hiện nay, SSI và HSC đang thay phiên nhau dẫn đầu thị phần môi giới nói chung và môi giới cho nhà đầu tư ngoại nói riêng. Hai CTCK này cũng đã giúp nhiều tổ chức nước ngoài giao dịch cổ phiếu lô lớn, ngoài biên độ và gom cổ phiếu chưa lên sàn, điều mà rất ít CTCK khác có thể làm được.


Những doanh nghiệp niêm yết “ngôi sao”


TTCK Việt Nam “cựa mình” từ năm 2004 và bắt đầu khởi sắc vào năm sau: tổng giá trị giao dịch trên HOSE năm 2005 đạt 26.878 tỷ đồng, hơn con số của 5 năm trước đó cộng lại. Năm 2005 cũng là năm CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) tổ chức 2 đợt bán đấu giá cổ phần và lần nào cũng tạo ra sự ngạc nhiên lớn.


Lần đầu tiên diễn ra vào ngày 17/2/2005, với tổng số cổ phần chào bán là 1.827.000 cổ phần, giá khởi điểm 220.000 đồng/CP so với mệnh giá lúc đó là 100.000 đồng/CP. Hội trường Dinh Thống Nhất (TP. HCM) hôm đó đông nghẹt người, dù số đăng ký đấu giá chỉ có 20 nhà đầu tư nước ngoài và 102 nhà đầu tư trong nước. Kết quả, 8 nhà đầu tư nước ngoài đã trúng đấu giá 1.826.900 cổ phần VNM.


Cuối buổi đấu giá, ông Kevin Snowball, CEO PXP Vietnam Asset Management cho biết, quỹ của ông đã bỏ giá 285.100 đồng/CP và trúng được 65.000 cổ phần. Ông nói: “Chúng tôi trả cao đơn giản vì chúng tôi muốn mua được. Vinamilk là doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả và triển vọng rất tốt”.


Nhà đầu tư trong nước trúng đấu giá cổ phần VNM chỉ có 1 và số cổ phần mua được cũng chỉ có 100, nhưng nhà đầu tư này đã gây ngạc nhiên khi bỏ giá đến 2.220.000 đồng/CP. Giá bình quân của cả buổi đấu giá là 313.100 đồng/CP.


Đợt đấu giá cổ phần VNM thứ hai diễn ra vào tháng 11/2005, với 1,663 triệu cổ phần chào bán. Giá khởi điểm là 420.000 đồng/CP, mệnh giá lúc này vẫn là 100.000 đồng/CP. Có 136 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua tổng cộng hơn 3 triệu cổ phần và tại buổi đấu giá, một trong số họ đã đặt mua toàn bộ số cổ phần chào bán với giá 480.000 đồng/CP. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá trúng thấp nhất, giá trúng cao nhất là 570.000 đồng/CP.


Thực tế cho thấy, cổ phiếu Vinamilk luôn là “món khoái khẩu” của các nhà đầu tư quốc tế. Họ quan tâm đến Vinamilk ngay cả khi biết không còn “room” để mua.


Năm 2006, TTCK Việt Nam bùng nổ: giá chứng khoán tăng cao, số lượng nhà đầu tư tăng vọt, số công ty niêm yết tăng nhanh. Nhiều ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới bắt đầu để mắt đến thị trường Việt Nam. Merill Lynch và HSBC ra nhiều báo rất tích cực, TTCK Việt Nam được diễn tả một cách hình ảnh như là “miền đất của sữa và mật”. “Sữa” ở đây vừa là sự hứa hẹn ngọt ngào, vừa có ý ám chỉ Vinamilk, vì lúc đó Vinamilk là doanh nghiệp có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường với 525 triệu USD.


Những doanh nghiệp đã tạo tiếng vang cho TTCK Việt Nam ở các giai đoạn khác nhau còn có REE, Gemadept, Sacombank, ACB, FPT, Casumina, Vingroup, Đạm Phú Mỹ, Dược Hậu Giang, Kinh Đô, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, Hoa Sen Group, Vietcombank, Masan, Vinasun… Nhiều doanh nghiệp trong số này có lúc gặp sóng to gió lớn, nhưng đã vượt qua và ngày càng trưởng thành hơn.


Hiện Việt Nam có 30 doanh nghiệp thuộc nhóm ASEAN Stars của ASEAN Exchanges - sáng kiến hợp tác của 7 Sở GDCK thuộc các nền kinh tế trong khối ASEAN gồm: Indonesia (IDX), Malaysia (BM), Philippines (PSE), Singapore (SGX), Thái Lan (SET) và Việt Nam (HOSE và HNX). ASEAN Stars gồm 180 doanh nghiệp, mỗi nước có 30 doanh nghiệp đại diện. Đó là những doanh nghiệp “ngôi sao” xét về khả năng đầu tư dựa trên giá trị vốn hoá thị trường và thanh khoản.


Theo ĐTCK




Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

7 tháng, CPI mới chỉ tăng 1,62% - thấp nhất trong 13 năm qua

7 tháng, CPI mới chỉ tăng 1,62% - thấp nhất trong 13 năm qua


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 tăng 0,23% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,94%.


Mặc dù CPI sau khi loại trừ yếu tố mùa vụ vẫn đang trong xu thế tăng nhưng những lo ngại về việc tăng giá tạo động lực cho phát triển vẫn còn hiện hữu khi mà niềm tin của người tiêu dùng của Việt Nam vẫn ở mức thấp, thậm chí còn giảm 1 điểm so với quý trước, theo công bố mới nhất của Nielsen.


Điều này cũng phù hợp với đại đa số người dân khi giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phí khám chữa bệnh lại tiếp tục tăng giá trong thời gian qua.


Theo một chuyên gia thống kê, việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu này chỉ làm tăng chỉ số CPI chung về mặt con số nhưng trong bối cảnh hiện nay khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế yếu, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sức mua người tiêu dùng thấp, nó sẽ làm cạn kiệt sức mua của người tiêu dùng. Do đó, có thể tác động khiến doanh nghiệp ngày càng khó khăn, từ đó tác động xấu đến tăng trưởng của nền kinh tế.


Cũng theo vị chuyên gia này, trong bối cảnh lạm phát đang ở mức thấp, dư địa điều chỉnh giá một số mặt hàng để bám sát thị trường còn nhiều nhưng việc điều chỉnh cần đặc biệt chú ý, tránh ảnh hưởng lớn đến cầu tiêu dùng, vấn đề lớn nhất trong ngắn hạn đối với kinh tế Việt Nam, theo nhận định mới nhất của Ngân hàng Thế giới. Muốn vậy, công tác điều hành giá nhất là giá các mặt hàng do nhà nước quản lý cần được minh bạch, hài hòa lợi ích giữa các bên.


Trở lại diễn biến giá cả trong tháng, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm có quyền số lớn nhất, tiếp tục có mức tăng đáng kể 0,26% so với tháng trước trong đó lương thực tiếp tục giảm 0,63% trong khi thực phẩm tiếp tục tăng 0,58% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,09% so với tháng trước.


Nối tiếp mức giảm của các tháng trước với cùng nguyên nhân, tháng này, lương thực đã có mức giảm sâu nhất kể từ đầu năm do nguồn cung vừa được bổ sung thêm một lượng lớn từ vụ Đông Xuân bội thu ở cả hai vựa lúa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.


Trái lại với lương thực, thực phẩm có tháng thứ 4 liên tiếp với mức tăng cao nhất 0.58% so với tháng trước.


Giá thức ăn chăn nuôi đang ở mức cao đã ảnh hưởng đến việc tái đàn gia súc ở một số địa phương cộng với chi phí vận chuyển tăng cao do giá xăng, dầu tăng liên tục trong thời gian qua là một trong những nguyên nhân chủ yếu.


Ngoài ra, dịch bệnh và khả năng tái đàn cũng ảnh hưởng đến giá cả các sản phẩm từ gia cầm nhất là mặt hàng trứng khi mà nhu cầu cho Tết Trung thu đang đến gần.


Theo nhận định của các chuyên gia, giá thực phẩm sẽ là còn tiếp tục tăng trong thời gian tới bởi các yếu tố đầu vào vẫn đang trong xu thế tăng và theo quy luật, diễn biến của giá các mặt hàng thực phẩm khá tương đồng với giá xăng dầu. Đây sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến CPI chung trong thời gian tới.


Tháng này, những ảnh hưởng của giá dầu thế giới ảnh hưởng khá rõ đến chỉ số CPI chung. Giá gas nhập khẩu tăng qua đó ảnh hưởng đến giá gas bán lẻ trong nước đã khiến chỉ số giá nhóm Nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt tiếp tục tăng mạnh 0,43% so với tháng trước.


Đồng thời, các đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua cũng đã khiến chỉ số giá nhóm giao thông tăng mạnh nhất tháng ở mức 0,44%. Do quy định về ngày tính giá của cơ quan thống kê nên đợt điều chỉnh giảm giá dầu ngày 18/7/2014 sẽ ảnh hưởng toàn bộ đến CPI của tháng sau.


Thời tiết nắng nóng cũng đã ảnh hưởng khiến chỉ số giá các nhóm hàng liên quan như đồ uống và thuốc là hay nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước.


Các nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giao dục hầu như giá không đổi so với tháng trước do không có sự điều chỉnh đột biến nào về học phí hay phí khám chữa bệnh tại các địa phương.


Vẫn như các tháng trước, bưu chính viễn thông tiếp tục đóng vai trò bình ổn giá khi tiếp tục giảm 0,01% so với tháng trước.


Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ cùng tăng giá so với tháng trước ở các mức tương ứng 1,38% và 0,36%.


Theo Bizlive




Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Rung lắc ở mốc 600, tự doanh cũng phải 'rụt tay'

Rung lắc ở mốc 600, tự doanh cũng phải 'rụt tay'


Sau phiên giao dịch đầu tuần vượt qua ngưỡng cản mạnh 600 điểm, nhà đầu tư bước vào phiên giao dịch hôm qua (22/7) với tâm lý lo âu và khá thận trọng. Khối tự doanh công ty chứng khoán cũng “rụt tay” và chủ yếu giao dịch nhằm đảo danh mục với giá trị mua ròng chưa đạt 2 tỷ đồng.


Cụ thể, tự doanh công ty chứng khoán mua vào 1.201.490 đơn vị, trị giá tương ứng 27,67 tỷ đồng, giảm 27,46% về lượng và 63,25% về giá trị so với phiên giao dịch trước. Mức giá bình quân mua vào đạt 23.058 đồng/đơn vị, giảm mạnh so với mức 45.465 đồng/đơn vị của phiên trước.


Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 1.217.240 đơn vị, tăng 17,6% so với phiên giao dịch trước và tổng giá trị tương ứng 26,02 tỷ đồng, giảm 18,92% so với phiên trước. Mức giá bình quân bán ra đạt 21.380 đồng/đơn vị, giảm mạnh so với mức 31.005 đồng/đơn vị của phiên trước.


Như vậy, khối tự doanh công ty chứng khoán đã bán ròng 15.750 đơn vị trong khi phiên trước mua ròng 621.270 đơn vị. Tổng giá trị vẫn giữ trạng thái mua ròng với 1,65 tỷ đồng, giảm 96,18% so với phiên giao dịch trước.


Bên cạnh đó, với mức giá mua vào bình quân mua vào và bán ra giảm mạnh so với con số tương ứng trong phiên giao dịch trước cho thấy sau thời gian dài giao dịch với bluechip, khối này đã quay ra giao dịch với các midcap.


Thanh Thúy - ĐTCK




Tín dụng ngoại tệ - Con dao hai lưỡi

Tín dụng ngoại tệ - Con dao hai lưỡi


Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng, tín dụng ngoại tệ là “con dao hai lưỡi”, có thể mang lại lợi ích rất nhanh đồng thời cũng có thể làm “đứt tay” người sử dụng nó bất cứ lúc nào.


Trước hết, khi tỷ giá ngoại hối được giữ ổn định, lãi suất cho vay bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay bằng VNĐ thì lựa chọn phương án vay bằng ngoại tệ là hợp lý đối với doanh nghiệp (DN). Khi đó, chi phí tài chính của DN thấp, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh tăng lên. Rất có thể xảy ra tình trạng DN có quan hệ thân thiết với NH sẽ vay bằng USD, sau đó bán USD lấy VNĐ đem gửi tiết kiệm để “ăn” chênh lệch giá.


Tuy nhiên, mặt trái của tín dụng ngoại tệ không thể không quan tâm: Khi tỷ giá biến động (phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khách quan) theo xu hướng VNĐ mất giá thì khả năng trả nợ của DN đối với khoản vay bằng ngoại tệ rất khó khăn, đặc biệt với những DN không có nguồn thu bằng ngoại tệ. Khi đó, một cuộc “săn lùng” ngoại tệ trên thị trường sẽ đẩy tỷ giá lên cao, thậm chí từng giờ trong ngày. Khi tỷ giá tăng, do chênh lệch tỷ giá, hiệu quả kinh doanh sẽ giảm rất mạnh.


Ví dụ: Một DN vay 100.000 USD, tỷ giá tại thời điểm vay là 20.000 VNĐ/USD, số tiền vay tương đương 2 tỷ đồng, thời hạn vay 6 tháng. Tới khi trả nợ NH, tỷ giá là 22.000 VNĐ/USD, DN phải chi 2,2 tỷ VNĐ để mua 100.000 USD trả nợ. Chênh lệch tỷ giá là 200 triệu đồng, bằng 10% giá trị khoản vay lúc đầu. Kinh doanh trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, lợi nhuận đạt tới 10% giá vốn đã là cao. Song, số lợi nhuận đó (nếu có) đã bị chênh lệch tỷ giá “nuốt” mất. DN sẽ ra sao?


NHNN đã có nhiều biện pháp để thực hiện mục tiêu chống tình trạng “đôla hóa” nền kinh tế. Song, nếu cho phép và khuyến khích tín dụng ngoại tệ, tình trạng “đôla hóa” nền kinh tế sẽ bùng phát trở lại. Thiết nghĩ, NHNN cần có ngay những biện pháp nhằm hạn chế tốc độ tăng tín dụng ngoại tệ.



Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Nợ xấu ngành ngân hàng có thể tăng mạnh trong quý 3

Nợ xấu ngành ngân hàng có thể tăng mạnh trong quý 3


Theo CTCP Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC), tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo hàng tháng của các ngân hàng cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cuối tháng 6 là 4,84%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể tăng mạnh trong quý 3/2014.


Báo cáo phân tích của HSC nhận định, quy định về phân loại nợ khó hơn sau khi áp dụng thông tư 02 và 09 kèm theo tăng trưởng tín dụng chậm và tiến độ mua nợ xấu của VAMC chậm trong nửa đầu năm là các lý do khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh những tháng vừa qua. Việc này có thể kéo dài cho đến hết quý 3 vì các yếu tố này tiếp tục làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu.


Tuy nhiên khi đến quý 4 tăng trưởng tín dụng và số lượng nợ xấu được mua có thể nhảy vọt. Mặc dù việc này có thể bị bù trừ một phần hoặc toàn phần để chuẩn bị cho các quy định chặt hơn vào năm tới khi mà bản hoàn thiện của Thông tư 02 đi vào hiệu lực từ quý 2 năm 2015.


Trong các báo cáo hàng tháng mà các ngân hàng thương mại gửi NHNN, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 4,84% vào cuối tháng 6, tăng từ 4,07% vào tháng trước. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn là do 3 yếu tố: thông tư 09 & 02 đi vào hiệu lực, tăng trưởng tín dụng thấp và tiến độ mua nợ xấu của VAMC nửa đầu năm khá chậm.


Số liệu mới đây thể hiện tỷ lệ nợ xấu cao trong 2 năm qua sau khi tỷ lệ nợ xấu quay đầu tăng mạnh từ quý 2 2014. Sau nửa năm tỷ lệ nợ xấu giảm khá là trùng hợp với giai đoạn VAMC tích cực mua nợ xấu và sự tăng vọt của tăng trưởng tín dụng vào cuối năm 2013. Một trong 3 yếu tố là: yếu tố đầu tiên là xu hướng thay đổi vì các quy định về xử lý nợ xấu đang từng bước được hoàn thiện. Trong khi hai lý do sau mang yếu tố mùa vụ.


Với những lập luận này, các chuyên gia của HSC dự đoán tỷ lệ nợ xấu được báo cáo sẽ cao hơn vào quý 3 trước khi quay lại ổn định sau khi tăng trưởng tín dụng và quá trình mua nợ xấu của VAMC được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm.


Theo Bizlive




BHSI xuống thấp nhất trong 3 năm, doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục thua lỗ

BHSI xuống thấp nhất trong 3 năm, doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục thua lỗ



Ngày 22/7, chỉ số BDI đứng ở 1.421 điểm, giảm 689 điểm, tương đương 48,5%, so với cách đây 6 tháng; chỉ số BHSI cũng ở tình trạng tương tự khi đứng ở 719 điểm, giảm 347 điểm, tương đương 48,3%. Việc sụt giảm của chỉ số BDI và BHSI là dấu hiệu cho thấy ngành vận tải biển chưa có dấu hiệu phục hồi.



Hai chỉ số liên quan đến ngành vận tải biển thế giới là chỉ số BDI - The Baltic Exchange Dry Index và chỉ số BHSI (The Baltic Exchange Handysize Index) đang ở mức thấp nhất trong lịch sử giao dịch. Hai chỉ số này phản ánh giá cước của ngành vận tải biển, việc tăng giảm giá cước của ngành vận tải biển được phản ánh qua hai chỉ số quan trọng này. Trong đó, chỉ số BHSI phản ánh trực tiếp giá cước của dòng tàu Handysize - loại tàu cỡ trung có trọng tải 35.000-50.000 DWT, dòng tàu các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam thường sở hữu.


Giá cước vận tải biển sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm

Báo cáo lợi nhuận của ba cổ phiếu vận tải biển niêm yết trên sàn giao dịch HOSE là VOS (CTCP Vận tải biển Việt Nam), VST (CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam), VNA (CTCP Vận tải biển Vinaship) tiếp tục thua lỗ trong quý 2 năm 2014 phản ánh tình trạng thua lỗ chung của ngành vận tải biển.


Trong quý 2/2014, VOS mẹ lỗ ròng 57,8 tỷ đồng, nâng mức lỗ ròng 6 tháng đầu năm lên 87 tỷ đồng, thấp hơn 196,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm.


VST cũng trong tình trạng thua lỗ kéo dài khi quý 2/2014 tiếp tục lỗ 44 tỷ đồng, đưa mức lỗ ròng 6 tháng lên 81,7 tỷ đồng. Mức thua lỗ này thấp hơn so với cùng kỳ năm trước là 148 tỷ đồng.


Mặc dù ban Tổng giám đốc VST khẳng định khả năng hoạt động liên tục của của công ty trong những năm tài chính tiếp theo, phù hợp với đề án tái cơ cấu Vinalines đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2013, nhưng thua lỗ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền cũng như khả năng hoạt động của VST.


Tổng nợ của VST đến cuối quý II đã tăng lên tới 2.389 tỷ đồng, gấp 10,7 lần vốn chủ sở 223 tỷ đồng. Lỗ lũy kế cho đến cuối quý 2 lên tới 381,5 tỷ đồng.


Còn tổng nợ của VOS đến cuối quý II đã lên tới 3.947 tỷ đồng, gấp 3,5 lần vốn chủ sở hữu 1.124 tỷ đồng. Lỗ lũy kế cho đến cuối quý 2 lên tới 304 tỷ đồng.


Việc sụt giảm của giá cước vận tải biển được một chuyên gia giải thích do nhu cầu vận tải biển của Trung Quốc, nền kinh tế sử dụng nhiều các loại nguyên liệu hàng hóa vận tải qua đường biển, sụt giảm với tốc độ nhanh.


Ba doanh nghiệp vận tải biển VOS, VST, VNA đã lỗ 2 năm liên tiếp. Với tình hình giá cước vận tải biển vẫn thấp như hiện nay, việc thua lỗ của ba doanh nghiệp này trong năm thứ ba liên tiếp nhiều khả năng trở thành hiện thực. Khi đó, việc rời sàn niêm yết của ba doanh nghiệp vận tải biển là điều khó tránh khỏi.


Giá cổ phiếu của hai công ty trên cũng phản ánh thực trạng chung của ngành vận tải biển khi vốn hóa thị trường chỉ bằng khoảng 50% so với giá trị sổ sách cho thấy các nhà đầu tư trên thị trường vẫn còn nghĩ rằng ngành vận tải biển khó lòng phục hồi trong tương lai gần. Ngày 21/7, giá cổ phiếu VOS là 4.100 đồng (giá trị sổ sách 8.510 đồng, vốn hóa thị trường 574 tỷ đồng), giá cổ phiếu VST là 2.700 đồng (giá trị sổ sách 4.540 đồng, vốn hóa thị trường 159 tỷ đồng).


Một lối thoát cho các doanh nghiệp vận tải biển đó là bán tài sản (các tàu già đã hết thời hạn khấu hao) để cải thiện dòng tiền. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cước vận tải biển sụt giảm kéo dài nhiều năm trời, việc bán tàu chỉ được xem là một giải pháp ứng phó tạm thời để duy trì dòng tiền, chờ đợi sự phục hồi của ngành hơn là để tránh thua lỗ năm thứ ba liên tiếp.



VnIndex điều chỉnh sau 6 phiên tăng liên tiếp, VNE dư bán sàn sau lỗ 'khủng'

VnIndex điều chỉnh sau 6 phiên tăng liên tiếp, VNE dư bán sàn sau lỗ 'khủng'


Mở phiên giao dịch hôm nay, tuy nhiều nhà đầu tư vẫn nhận định lạc quan xu hướng thị trường nhưng với việc đã tăng mạnh 6 phiên vừa qua thì lo ngại thị trường điều chỉnh là có lý. Vnindex hôm nay điều chỉnh giảm hơn 2,5 điểm và mất mốc 600 điểm. Sàn này có 35 mã tăng và giảm 69 mã.


Nhiều doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm với kết quả khá lạc quan khi doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng. Thậm chí, có doanh nghiệp đạt EPS trên 5.000 đồng chỉ sau 6 tháng. Tuy nhiên, không ít điểm “xám”. Cá biệt phải kể đến trường hợp lỗ hơn 100 tỷ đồng của VNE và cổ phiếu này đang dư bán sàn với khớp lệnh tính đến 9h30 là hơn 865 nghìn cổ phiếu.


Hôm qua, HoSE công bố danh sách cổ phiếu được vào/ bị ra khỏi danh mục VN30. PET và PGD bị ra khỏi bộ chỉ số này. Hiện tại, PET giảm 200 đồng/cp với thanh khoản chưa đầy 100 nghìn đơn vị còn PGD đứng giá khi chưa có giao dịch khớp lệnh.


Thanh Hiên



Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD

Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD


Việt Nam đáng lẽ phải nằm trong nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình 7.000 USD nhưng thực tế không được do điều hành không hiệu quả".







Đáng ra thu nhập bình quân của người Việt Nam phải là hơn 7.000 USD thay vì 1.400 USD như hiện nay


Ông Olin McGill, chuyên gia của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã nói như vậy khi phân tích về các chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh Việt Nam.


Quá nhiều chi phí phụ


Theo báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) 2014 của Ngân hàng Thế giới (WB) tính toán dựa trên số liệu năm 2012, xếp hạng Việt Nam thuộc nhóm các nước có thứ bậc từ 91 đến 120. Với mức này, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt được là 1.400 USD.


"Việt Nam đáng lẽ phải nằm trong nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình 7.000 USD nhưng thực tế không phải như vậy. Nguyên nhân chủ yếu do điều hành không hiệu quả", ông Olin McGill nói.


Điều hành kém, hệ thống hành chính cồng kềnh, thí dụ biểu hiện qua thời gian nộp thuế. Hiện mỗi doanh nghiệp phải tiêu tốn tới 872 giờ một năm. "Với những kinh nghiệm tôi đã trải qua, nước kém nhất cũng chỉ mất khoảng 300 giờ, nhưng Việt Nam lên tới hơn 800 giờ là rất nghiêm trọng", ông McGill nói.


Thêm vào đó là chi phí thương mại qua biên giới cũng gây tốn kém trong khi nhập hay xuất khẩu bị "tắc" lại một ngày sẽ ảnh hưởng 1% tới tổng kim ngạch của Việt Nam. Với lượng thời gian lên tới 21 ngày như hiện nay, Việt Nam đang thất thoát tổng cộng 15% trong tổng kim ngạch thương mại.


Không chỉ vậy, tiết kiệm thời gian làm thủ tục cho các doanh nghiệp cũng là yếu tố thu hút nhà đầu tư. Theo tính toán của USAID, chỉ cần hợp nhất quá trình đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế, cơ quan quản lý có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp một triệu USD.


"Chính phủ không nên hỏi một doanh nghiệp hay một công dân về những thông tin mà họ đã có. Ngoài ra, cần loại bỏ nạn tham nhũng", chuyên gia nhấn mạnh.


TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng nếu cải thiện được số ngày thông quan, GDP ước tính tăng 30%. Và nếu lọt vào top 10 nước có chi phí thương mại thấp, sẽ có thêm 3,5 triệu việc làm cho người lao động.


Vì sao dòng vốn ngoại vẫn đổ vào Việt Nam?


Mặc dù môi trường kinh doanh của Việt Nam được cho là thua kém Thái Lan, Malaysia, Singapore... song thời gian qua dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.


Theo Ngân hàng Thế giới (WB), 6 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tuy giảm đến 35,3%, nhưng vốn thực hiện chỉ giảm 0,9% cho thấy hiệu quả giải ngân vẫn ổn định.


Lý giải về điều này, PGS.TS Lê Cao Đoàn, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, trong kinh tế học sức cạnh tranh xét về mặt lý thuyết với thực tế có một khoảng rất xa.


Về mặt lý thuyết có nhiều điều thấy hiển nhiên, đó là quản lý có lỗ hổng lớn (thất thoát, lãng phí). Nhưng trên thực tế những người đầu tư cạnh tranh vào phát triển kinh tế họ lại rất quan tâm đến yếu tố khác mà trong kinh tế gọi là Rent Seeking - là yếu tố rất quan trọng để người đầu tư khai thác được để tăng lợi ích của họ lên.


"Tức là thay vì hoạt động thương mại trong sản xuất, nỗ lực thay đổi năng lực thì nhà đầu tư lại chú ý tới yếu tố thao túng làm méo mó thị trường, móc ngoặc với quan chức để tăng lợi ích lên cho họ chứ không phải chỉ có câu chuyện tăng chỉ số cạnh tranh môi trường mà thu hút được đầu tư", PGS Lê Cao Đoàn chỉ thẳng.


Đưa ra ví dụ minh chứng cho nhận định của mình, TS Đoàn chỉ ra hàng loạt dự án FDI được nhà thầu Trung Quốc đổ vốn vào Việt Nam, hay như dự án thép Formosa vẫn đổ vốn lớn dù rằng hiện thép Việt Nam đang tồn kho, bất động sản chết đứng.


"Có nghĩa là người ta đầu tư vào Việt Nam không phải nhằm vào phát triển kinh tế của Việt Nam mà là tăng năng lực kinh tế thực của họ như tổng lượng vốn, tăng hiệu quả kinh tế của họ từ chính việc lợi dụng chính sách ưu đãi, kẽ hở kiểm soát, chế tài kém...", TS Đoàn nói.


Chính cách thu hút đầu tư kiểu cạnh tranh bằng việc ưu đãi cao, không chú trọng đến việc lan tỏa phương thức sản xuất hiện đại của các dự án FDI nên Việt Nam trở thành nước gia công chinh hiệu.


"Dù cho rằng thủ tục hành chính rườm rà, tham nhũng... nhưng xét cho cùng các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam vẫn có lợi vì họ được ưu đãi cao. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang lợi dụng những khe hở của pháp luật Việt Nam để tăng lợi ích của họ bằng cách trốn thuế.Các nước khác họ rất chặt chẽ trong việc hạch toán xanh thì Việt Nam rất kém. Và hậu quả là xong việc doanh nghiệp bỏ tiền vào túi ra về còn chúng ta hứng ô nhiễm cùng với mớ công nghệ lạc hậu", ông Đoàn nhấn mạnh.


Theo PGS Đoàn: "với cách quản lý như hiện nay chỉ khó khăn cho những doanh nghiệp làm ăn mà không móc ngoặc được với nhà nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước mấy năm vừa qua chết như ngả rạ. Mấy trăm nghìn doanh nghiệp bị phá sản cho thấy môi trường cạnh tranh quá khó khăn. Số làm ăn được chỉ là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được ưu đãi".


Ông Đoàn cũng khẳng định: Trong kinh tế học nếu chỉ chăm chú vào một vài ưu điểm là hiện tượng thì dễ đi đến mắc lừa mà không nhìn ra bản chất. Việt Nam từng hy vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài không chỉ dừng lại ở việc tăng nguồn vốn và một quan hệ nào đó đối với tăng trưởng mà quan trọng là cấu trúc lại nền kinh tế. Làm cho nền kinh tế của mình nhanh chóng được hiện đại hóa.


"Thế nhưng mục tiêu này hiện đang được đánh giá là rất kém. Như thế là mục tiêu tổng quát có tính chất cơ bản và dài hạn là làm thay đổi phương thức sản xuất, nâng trình độ công nghệ của Việt Nam thì lại đạt được rất kém. Tức là nhìn bề ngoài có vẻ nền kinh tế có vẻ hồng hào nhưng thực chất là đang rất ốm yếu", PGS.TS Lê Cao Đoàn chỉ rõ.


Bích Ngọc - Báo Đất Việt




Động lực nào cho ngân hàng nội?

Động lực nào cho ngân hàng nội?


Tái cấu trúc là con đường tất yếu mà các ngân hàng cần phải tiến hành để tồn tại và phát triển trong xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Vậy nhưng, các ngân hàng nội sẽ thực hiện như thế nào để bứt phá lên chính “cái bóng” của mình?


Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng của ngành ngân hàng, Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ có những bước đột phá trong thời gian tới. Từ trước tới nay mới tái cấu trúc các ngân hàng nhỏ, yếu kém. Trong 6 tháng cuối năm nay sẽ tiến hành tái cấu trúc những ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần lớn.


TS. Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch HĐQT DongABank, cho biết ngân hàng này đang tiến hành sắp xếp, cơ cấu lại ngân hàng trước khi bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài để nâng cao giá trị của mình.


Vậy những nhân tố nào sẽ là động lực cho cuộc tái cơ cấu này tại DongABank? Trên thực tế, đã gọi là tái cơ cấu thì cần phải có tiền để xóa nợ xấu, xây dựng lại mô hình tổ chức, công nghệ, phát triển dịch vụ phái sinh...


Khi chính ngân hàng lại “thiếu tiền”?


Đợt tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng vào tháng 12/2013 từ 5.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu với giá 10.000đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu đã không thành công. Không có tiền thì DongABank sẽ làm thế nào với chính mình?


Từ năm 2010 về trước, DongABank được biết đến là một ngân hàng phát triển bài bản với nền tảng là công nghệ. Nhiều sản phẩm như cây ATM di động, thẻ đa năng Đông Á... từng là những sản phẩm làm nên thương hiệu cho DongABank.


Vài năm trở lại đây, DongABank đã chững lại, hoạt động dường như không có gì nổi bật, thương hiệu bị “mắc kẹt” với chính bước tiên phong của mình. Cùng với đó, tăng trưởng của DongABank đã chậm lại và lợi nhuận giảm đặc biệt kể từ 2012.


Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của DongABank là 947 tỷ đồng; năm 2012 là 577 tỷ đồng; năm 2013, lợi nhuận sụt giảm rõ rệt chỉ còn 328 tỷ đồng (tỷ suất lợi nhuận tương đương 6,56% so với vốn điều lệ). Mới đây nhất, theo báo cáo tài chính quý I/2014 mà DongA Bank vừa công bố, lợi nhuận sau thuế đạt 87,7 tỷ đồng, giảm 57,6% so với cùng kỳ năm 2013.


Trên thực tế trong giai đoạn 2009 - 2013, lợi nhuận thuần đã giảm với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép) 9% một phần do chi phí dự phòng tăng với tốc độ CAGR 22% trong giai đoạn 2009 - 2013 (trong năm 2013 chi phí dự phòng giảm 12% xuống 559 tỷ đồng). Theo đó, ROA và ROE lần lượt giảm xuống chỉ còn 0,5% và 5,5% trong năm 2013; chỉ bằng 1/3 so với 3 năm trước. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3,9 - 4% trong giai đoạn 2012 - 2013 từ mức chưa tới 2% trong những năm trước đó.


Việc lợi nhuận liên tục ở mức thấp cộng với tỷ lệ nợ xấu tăng đã khiến giá cổ phiếu giảm xuống dưới mệnh giá. Đó cũng chính là lý do khiến DongABank tăng vốn điều lệ không thành công.


Không có tiền, DongABank còn bế tắc ngay cả về nhân sự. Việc ông Lê Trí Thông, Phó Tổng Giám đốc thường trực DongABank, người được nhắm vào vị trí Tổng Giám đốc tương lai, đã chia tay ngân hàng từ ngày 15/2, đã đẩy ngân hàng này vào thế bí khi tìm kiếm nhân sự thay thế.


ACB cũng vậy. Với vị thế là một ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt Nam, nhưng sau “cơn bão” bầu Kiên, ACB đã lao đao và đang phải khắc phục hậu quả của nó. Theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc ACB, thời gian qua, ngân hàng đã làm mọi cách để giải quyết hệ quả của bầu Kiên và đã khắc phục được, khách hàng đã trở lại, hoạt động đã ổn định, 6 tháng đầu năm hoạt động tương đối tốt, mọi kế hoạch hầu như đạt được chỉ tiêu đặt ra.


Tìm động lực ở đâu?


Tuy nhiên, nếu ACB chỉ dừng lại ở việc ổn định lại hoạt động thì sẽ chẳng có gì phải bàn, nhưng với điều kiện hiện nay, chắc chắn ACB cũng phải tái cấu trúc lại hoạt động của mình để phát triển hơn, khẳng định vị thế của mình và vươn tầm khu vực.


Hiện ACB vẫn chỉ có những cổ đông cũ, chưa có nhu cầu tăng vốn và tìm kiếm cổ đông chiến lược. Vậy động lực nào giúp ACB tự làm mới mình. Nếu chỉ muốn hoạt động hiệu quả hơn, ACB chỉ cần sắp xếp lại hoạt động để tiết giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng theo một chuyên gia ngân hàng, hệ thống ngân hàng đang vận động và có một vài nhân tố khá tích cực. Liệu nếu ACB bằng lòng với hiện tại thì có giữ được vị thế của mình, trong khi nhiều nhân tố đang cho thấy sự bứt phá.


“Hơn nữa, hoạt động ngân hàng ở thị trường trong nước dù nói là tiềm năng, nhưng phải khai thác được khu vực nông thôn thì mới có sự tăng trưởng mạnh. Nhưng chiến lược của ACB hiện nay chủ yếu là khai thác khu vực thành thị. Nếu chỉ dừng lại ở đây, ACB sẽ khó mà quay lại tốc độ tăng trưởng như những năm trước. Bên cạnh đó, hiện nhiều ngân hàng đang vươn ra các nước lân cận, như Lào, Campuchia và Myanma. Do vậy, sự bằng lòng của ACB có thể khiến ngân hàng này trở nên nhỏ bé so với nhiều nhân tố năng động khác trên thị trường”, vị này bình luận.


Trở lại với DongABank, theo ông Kiêm, việc tái cơ cấu của DongABank sẽ được thực hiện theo từng bước, đó là đánh giá lại xem cái nào cần làm trước, cái nào cần làm sau và cân đối trên khả năng tài chính của mình để thực hiện.


Thực tế, câu chuyện này chỉ giúp DongABank hoạt động hiệu quả hơn, chứ không có bước tiến nào cho thương hiệu của ngân hàng. Quan trọng hơn, hiện DongABank đang bí trong vấn đề rủi ro tín dụng. Tại thời điểm cuối 2013, tỷ lệ cho vay lĩnh vực xây dựng và bất động sản là 32%. Đây chính là điểm nghẽn khiến ngân hàng này gặp khó khăn trong việc xử lý nợ xấu. Điều đó cũng khiến cho việc tìm kiếm đối tác chiến lược và phương án tăng vốn của DongABank chậm lại.


Thực tế, hiện nhiều ngân hàng nội cũng đang loay hoay với chính cái bóng của mình và chưa tìm thấy động lực để thoát khỏi cái bóng đó. Động lực nào thì ai cũng biết nhưng bằng cách nào để có thì không phải là ngân hàng nào cũng làm được. Đấy mới chính là mấu chốt của vấn đề tái cơ cấu ngành ngân hàng.


Minh Huệ - thoibaokinhdoanh.vn




Doanh nghiệp được bù trừ lỗ trong chuyển nhượng bất động sản

Doanh nghiệp được bù trừ lỗ trong chuyển nhượng bất động sản


Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính (gọi tắt là Thông tư 78) hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp nêu rõ: Dự án đầu tư, chuyển nhượng bất động sản được bù trừ lỗ. Đây là một trong những điểm mới của Thông tư 78.


Thuế suất giảm còn 20% từ năm 2016


Theo hướng dẫn của Thông tư 78, từ ngày 1/1/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phổ thông là 22% và kể từ ngày 1/1/2016 giảm xuống còn 20% đối với doanh nghiệp (DN) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.


Trường hợp năm trước liền kề không đủ 12 tháng thì căn cứ để xác định là tổng doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ chia cho số tháng thực tế hoạt dộng kinh doanh trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng (trước đây không quy định rõ là chia cho số tháng thực tế hoạt động kinh doanh).


Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% (từ 1/1/2016 là 20%).


Bổ sung lãi tiền gửi và lãi tiền vay vào đối tượng phải tính thuế TNDN theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu với thuế suất 5%.


Thông tư 78 bổ sung quy định về thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Theo đó, trường hợp DN có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.


Trường hợp DN đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế TNDN phải nộp của số năm thu tiền trước chia cho số năm thu tiền trước.


Cho phép bù lỗ trong chuyển nhượng bất động sản


Cũng theo hướng dẫn của Thông tư 78, DN được bù trừ lỗ trong chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh, trong kỳ tính thuế.


Doanh nghiệp phải chuyển số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư. Nếu chuyển không hết thì được chuyển vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác) từ năm 2014 trở đi.


Trường hợp DN làm thủ tục giải thể, sau khi có quyết định giải thể, nếu có quyết định chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của DN thì thu nhập (lãi) từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh vào kỳ tính thuế phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản.


Điều kiện ghi nhận chi phí được trừ và không được trừ



Theo Thông tư 78, DN không phải thông báo cho cơ quan thuế về định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh được DN xây dựng từ đầu năm, hoặc đầu kỳ sản xuất kinh doanh và lưu tại DN (trước đây phải thông báo cho cơ quan thuế).


Thông tư mới cũng quy định rõ ràng hơn về các khoản chi không có hóa đơn được lập bảng kê theo Mẫu 01/TNDN, đồng thời bổ sung thêm trường hợp “Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ và cá nhân không kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu”.



Thông tư 78 bổ sung thêm điều kiện để ghi nhận chi phí được trừ là: Hóa đơn (giá trị gia tăng (GTGT) và hóa đơn thông thường) mua hàng hóa, dịch vụ từng lần từ 20 triệu trở lên (đã bao gồm GTGT), khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.


Trường hợp hóa đơn này đã hạch toán vào chi phí tính thuế, nhưng sau đó không thanh toán theo đúng điều kiện thì phải kê khai điều chỉnh giảm chi phí tính thuế.


Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì không phải điều chỉnh lại (theo quy định tại điểm này).


Thông tư 78 cũng quy định khoản chi tài trợ nghiên cứu khoa học theo Luật Khoa học, chi tài trợ theo chương trình Nhà nước đối với các địa bàn khó khăn được tính vào chi phí được trừ.


Không tính vào chi phí được trừ phần chi vượt mức 1 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.


Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn cũng không được tính vào chi phí được trừ (trước đây không có quy định này); chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới... không quá 15% chi phí được trừ (trước đây quy định 15% trong 3 năm đầu kể từ khi thành lập, các năm tiếp theo là 10%); tiền phạt chậm nộp thuế được xem là khoản phạt vi phạm hành chính về thuế, nên không được tính vào chi phí được trừ.


Theo thoibaotaichinhvietnam.vn




Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Bất ngờ lợi nhuận ngân hàng nhỏ

Bất ngờ lợi nhuận ngân hàng nhỏ


Không thua kém các ngân hàng lớn, nhiều nhà băng quy mô vừa và nhỏ cho biết, lợi nhuận trước thuế đạt được trong nửa đầu năm nay hoàn thành trên 50% chỉ tiêu cả năm.


Lợi nhuận khả quan


Mặc dù tình hình tín dụng khó khăn, tăng trưởng dư nợ không thể thực hiện như kế hoạch, cộng với chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay dần thu hẹp khi phải giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với người cần vốn, nhưng lợi nhuận đạt được của không ít ngân hàng nhỏ vẫn khả quan trong nửa đầu năm.


Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Kienlongbank cho biết, 6 tháng đầu năm, Ngân hàng đạt 52% kế hoạch lợi nhuận năm, việc hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận năm 2014 sẽ không quá khó khăn. Theo ông Thắng, tăng trưởng tín dụng sẽ được cải thiện trong mùa vụ kinh doanh của doanh nghiệp ở những tháng cuối năm. Mặt khác, lợi nhuận thu về trong 2 quý cuối năm thường cao hơn nửa đầu năm. Năm 2013, Kienlongbank đạt gần 400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, kế hoạch lợi nhuận năm nay cao hơn mức thực hiện năm ngoái 19 tỷ đồng.


Năm ngoái, rủi ro tín dụng gia tăng, OCB trích lập dự phòng xấp xỉ 370 tỷ đồng, ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về của Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn đạt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế như kế hoạch đề ra là 320 tỷ đồng. Năm nay, OCB đặt kế hoạch 360 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm được một lãnh đạo cấp cao OCB cho biết, đã hoàn thành được 50%.


TPBank cũng vừa công bố đạt 263 tỷ đồng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm, bằng 60% kế hoạch năm; tín dụng tăng trưởng 8,8%, trong đó dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 16,3%; tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1,66% (giảm 0,3% so với đầu năm); các chỉ số an toàn của Ngân hàng đều đảm bảo; huy động từ thị trường 1 tăng 4,5%. Kế hoạch lợi nhuận năm 2014 của TPBank là 438 tỷ đồng so với mức thực hiện 381 tỷ đồng trong năm 2013.


“Nợ xấu tăng, kéo theo trích lập dự phòng cao thì việc xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận năm 2014 phải tính toán kỹ. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm nay bằng mức thực hiện của năm ngoái là hơn 350 tỷ đồng. Đây là mức không cao, nhưng cũng không thấp. Chúng tôi kỳ vọng, từ nay đến cuối năm, hoạt động tín dụng sẽ được cải thiện, nguồn thu từ hoạt động này đóng góp vào lợi nhuận tốt hơn”, lãnh đạo một ngân hàng nói.


NamA Bank đề ra chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 210 tỷ đồng cho năm nay so với mức đạt được năm ngoái trên 180 tỷ đồng.


… nhưng vẫn thấp thỏm!


Kỳ vọng tín dụng khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm, nhưng nhiều ngân hàng chia sẻ, vẫn phải thận trọng khi quyết định trao vốn cho khách hàng, nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu. Trong khi đó, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt trong việc giành thị phần tín dụng, chọn lọc khách hàng tốt để cho vay. Với các khoản vay chưa thể thu hồi được nợ, ngân hàng đã phải trích dự phòng và dùng dự phòng để đảm bảo cho khoản nợ đó. Mặt khác, nợ xấu được bán cho VAMC, nhưng ngân hàng vẫn phải trích dự phòng 20% mỗi năm. Điều này đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, nhưng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.


Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cho rằng, chưa bao giờ hoạt động của các ngân hàng thương mại lại đứng trước nhiều thách thức như hiện nay. Thách thức thứ nhất là đầu ra khó khăn. Tuy không cho vay được, nhưng các ngân hàng khó có thể ngưng huy động tiết kiệm. Ngân hàng thừa vốn vẫn phải “neo” lãi suất huy động phù hợp, cạnh tranh huy động, đảm bảo thanh khoản. Thách thức thứ hai là ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận để xử lý nợ xấu.


Ngoài việc trích dự phòng rủi ro cao, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay dần thu hẹp cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các ngân hàng. Thực tế hiện nay, cạnh tranh giành thị phần cho vay khá gay gắt nên lãi suất khó có thể duy trì ở mức cao. Biên lợi nhuận trong cho vay của không ít ngân hàng chỉ còn 1,5 - 2%/năm, thậm chí một số ngân hàng còn có những khoản cho vay dưới giá vốn. Trong khi đó, chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay thường phải từ 3% trở lên mới đủ để trích lập dự phòng rủi ro và thu lợi nhuận.


Ông Trần Ngô Phúc Vũ, Tổng giám đốc Nam A Bank cho rằng, khó có thể kỳ vọng nguồn thu từ tín dụng đóng góp nhiều vào lợi nhuận. Bởi lãi suất cho vay đối với những khách hàng tốt, tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu hiện còn dưới cả trần lãi suất huy động. Nam A Bank là ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, để cạnh tranh giành được thị phần tín dụng, Ngân hàng phải từng bước giảm dần lãi suất cho vay, mức thấp nhất là 5%/năm.


Chủ tịch Kienlongbank, ông Võ Quốc Thắng chia sẻ, trước sức mua của thị trường còn yếu, hệ thống ngân hàng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn của của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, nên dù tự tin nhưng Kienlongbank cũng không thể chắc chắn sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm nay. Năm ngoái, Ngân hàng chỉ đạt 79,8% kế hoạch lợi nhuận đề ra.


Theo ĐTCK




Chứng khoán ngày 18/7/2014 qua 'lăng kính' kỹ thuật

Chứng khoán ngày 18/7/2014 qua 'lăng kính' kỹ thuật


Sự phân hóa của thị trường sẽ tiếp tục ở mức cao


(Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - SSI)


GAS tăng nhẹ giúp có thêm điểm số cho phiên giao dịch và tạo cây nến tăng điểm nhe. Khối lượng giao dịch ở mức 94,39 triệu đơn vị, giảm 29,64% so với phiên trước.


Một số cổ phiếu có thông tin tích cực vẫn tiếp tục được đà tăng còn lại phần lớn các mã đi ngang hoặc chững lại đà tăng và quay đầu giảm điểm. Các cổ phiếu có kết quả kinh doanh không khả quan có thể sẽ được công bố trong thời gian tới và khiến sự phân hóa của thị trường sẽ tiếp tục ở mức cao. SSI vẫn giữ quan điểm nên duy trì lợi thế T+ bán ở vùng giá cao trong phiên để cơ cấu lại danh mục và cân bằng tỷ trọng cổ phiếu.


Trên sàn HNX, cây nến ngày tăng điểm, tuy vậy khối lượng giao dịch lại thụt giảm về mức 38,84 triệu đơn vị, giảm mạnh 45,06% so với phiên trước.


Tăng mà khối lượng không gia tăng một là do cầu chặn lớn khiến cung e ngại, hai là cung chờ mức giá cao hơn nên có sự tiết cung và cung cầu không gặp nhau. Khả năng HNX-Index kiểm lại quanh mốc cao nhất của phiên trước, vùng 81-81,22 điểm và cung nhiều khả năng lại tăng trở lại khiến khối lượng giao dịch gia tăng.



































CTCK Tích cực Trung lập Tiêu cực
SSI
X
BVSC
X
FPTS
X
KLS
X

Đi ngang trong biên độ hẹp


(Công ty Chứng khoán Bảo Việt - BVSC)


VN-Index có phiên tăng điểm nhẹ với diễn biến đi ngang và phân hóa giữa các dòng cổ phiếu. Một cây nến trắng nhỏ xuất hiện đã phần nào giúp chấn an tâm lý nhà đầu tư sau phiên biến động có phần tiêu cực trước đó. Tuy nhiên, thị trường nhìn chung đã bắt đầu xuất hiện sự thận trọng và hạn chế giao dịch của nhà đầu tư khi đường giá đang dao động trong vùng kháng cự mạnh kèm theo thanh khoản sụt giảm dưới mức trung bình. Trong khi đó, ngoài việc chỉ báo STO vẫn tiếp tục cho tín hiệu đi lên thì đa phần các chỉ báo kỹ thuật khác vẫn cho tín hiệu khá trung tính. Do đó, BVSC cho rằng chỉ số có thể sẽ vẫn diễn biến đi ngang trong biên độ hẹp với diễn biến phân hóa theo kết quả kinh doanh quý II trong phiên cuối tuần.


HNX-Index kết thúc phiên tăng điểm bằng một cây nến trắng dài giúp đường giá duy trì trên đường SMA100. Điều này diễn ra trong bối cảnh đường giá đã vượt lên trên vùng mây Ichimoku cùng xu hướng đi lên của các chỉ báo momentum (RSI, STO) hàm ý khả năng tăng điểm và tiến tới ngưỡng kháng cự Fibonacci projection 100% của chỉ số này trong ngắn hạn.


Vùng kháng cự kế tiếp của hai chỉ số nằm tại quanh 605 điểm đối với VN-Index và 82,5 điểm đối với HNX-Index. Đây được xem là điểm bán chốt lời theo kỳ vọng một phần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn đang nắm giữ.


Các chỉ báo không cho tín hiệu mua – bán cụ thể


(Công ty chứng khoán FPT - FPTS)


Có thể thấy rõ VN-Index nằm trong xu thế giằng co đi ngang trong khoảng hẹp 585 – 590 điểm. Xét trên đồ thị kỹ thuật, phần lớn các chỉ báo vẫn giữ nhịp dao động chậm, không cho tín hiệu mua – bán cụ thể. Chú ý một vài điểm xấu như Parabolic có khả năng cho tín hiệu bán ra, cùng thanh khoản không được cải thiện trong phiên hồi phục thì khả năng VN-Index quay trở lại ngưỡng 580 điểm là vẫn có thể xảy ra.


Trên sàn HNX, nhóm các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho tín hiệu mua vào tính từ đầu tuần giao dịch. SO tăng nhẹ lên vùng quá mua, cùng cặp DI vẫn cho tín hiệu tăng điểm trong ngắn hạn. Phiên giao dịch tới, HNX-Index sẽ re-test ngưỡng cản yếu 81 điểm (vùng đỉnh cũ cuối tháng 5/2014).


Phần lớn các chỉ báo cho thấy tín hiệu tích cực sẽ được duy trì


(CTCP Chứng Khoán Kim Long - KLS)


Theo phân tích kỹ thuật, VN-Index tiếp tục di chuyển phía trên của EMA ngắn hạn giúp cho đà tăng được giữ vững. Phần lớn các chỉ báo cho thấy tín hiệu tích cực sẽ được duy trì, Stochastic hướng lên trong khi bong bóng ADX mở rộng. Tuy nhiên chuỗi phiên tăng điểm trong khoản gần ba tháng trở lại đây đã đẩy VN-Index tiến sát dải trên của Bollinger trung hạn, sự điều chỉnh kỹ thuật trong phiên giao dịch cuối tuần được cho là kịch bản hợp lý đối với VN-Index trong thời điểm này.


Trên sàn HNX, HNX-Index đang di chuyển dần về phía cuối của mẫu hình Tam giác hướng lên, về mặt lý thuyết xác suất giảm sau khi chỉ số tiến đến giai đoạn cuối của mẫu hình cao hơn xác suất tăng. Mức 80 điểm được giữ vững trong phiên hôm nay, kết hợp sự hướng lên của các chỉ báo nhanh được cho là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên KLS vẫn giữ quan điểm thận trọng với thời điểm hiện tại, đề phòng hệ quả của mẫu hình Tam giác xảy ra.


Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.



Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Sau VIS và ORS sẽ là thương vụ hợp nhất công ty chứng khoán nào?

Sau VIS và ORS sẽ là thương vụ hợp nhất công ty chứng khoán nào?


Thương vụ hợp nhất giữa VIS và ORS được xem như một “cú nhấn ga” của lộ trình tái cơ cấu các công ty chứng khoán.


Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức chấp thuận việc hợp nhất giữa Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) và Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Tây Dương (OSC). Động thái này được kỳ vọng sẽ tiếp đà cho quá trình tái cơ cấu các công ty chứng khoán, sau thương vụ hợp nhất đầu tư tiên diễn ra khá suôn sẻ giữa Công ty Chứng khoán MB (MBS) và Công ty Chứng khoán VIT vào tháng 12/2013 .


Theo phương án sáp nhập, các cổ đông đang sở hữu cổ phần của VIS và OSC sẽ được chuyển đổi thành cổ phần mới của công ty sau hợp nhất. Cụ thể, cổ phần của VIS sẽ được chuyển đổi theo tỷ lệ 4:1, nghĩa là cổ đông sở hữu 4 cổ phần VIS sẽ được chuyển đổi thành 1 cổ phần của công ty sau hợp nhất. Tỷ lệ chuyển đổi cổ phần OSC là 13,5:1, cổ đông sở hữu 13,5 cổ phần OSC sẽ được chuyển đổi thành 1 cổ phần của công ty sau hợp nhất.


Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện toàn thị trường có tổng số 104 công ty chứng khoán, với tổng vốn chủ sở hữu khoảng 36.910 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động của công ty chứng khoán bao gồm 114 chi nhánh, 41 phòng giao dịch, 4 văn phòng đại diện. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán đạt 1.287.576 tài khoản, với 1.271.858 tài khoản của nhà đầu tư trong nước và 15.718 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.


Thời gian qua, trên thị trường có sự phân hóa trong các công ty chứng khoán. Theo đó, những công ty chứng khoán tốt thì kết quả kinh doanh ngày càng tốt. Kết quả kinh doanh trong năm 2013 cho thấy, có trên 30% công ty chứng khoán có lãi lũy kế. Tuy nhiên, ở một thái cực ngược lại, những công ty chứng khoán trước đây bị lỗ lũy kế, thì hiện vẫn chưa khắc phục được.


Nhằm tạo một sân chơi chung lành mạnh và ổn định nhất, cơ quan quản lý nhà nước và các công ty chứng khoán đã có nhiều cuộc trao đổi, bàn thảo. Trong một cuộc họp cách đây ít lâu giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán, ông Nguyễn Thành Long, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, quan điểm của các bộ, ngành đã khá nhất quán trong thu hút kênh đầu tư, nên các công ty chứng khoán cần có những đề xuất mạnh mẽ.


Theo ông Long, việc sáp nhập các công ty chứng khoán quy mô trung bình và nhỏ, nhằm gia tăng sức mạnh của các bên sẽ không chỉ dừng lại ở các cặp MBS và VIT, cũng như VIS và OSC, mà sẽ tiếp tục được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hậu thuẫn trên cơ sở sự tự nguyện của các công ty chứng khoán.


Về phía các công ty chứng khoán, nhiều công ty cũng tích cực tiếp nhận chủ trương trên. Tại Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Chứng khoán APEC, ông Nguyễn Đỗ Lăng, Chủ tịch HĐQT Công ty tiết lộ, trong năm 2014, APEC sẽ tích cực tìm kiếm một công ty chứng khoán để nhận sáp nhập vào APEC.


Trước những động thái hiện nay, một số nhà quan sát cho rằng, với quyết tâm tái cơ cấu của cơ quan quản lý, thời gian tới, việc bắt tay giữa các công ty chứng khoán sẽ được đẩy nhanh. Hơn nữa, trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các công ty chứng khoán nhỏ cũng sẽ phải chủ động tìm những đối tác lớn hơn, nếu không muốn bị đào thải khỏi cuộc chơi.


Theo Chí Tín


baodautu.vn




Công ty Chứng khoán Bảo Việt: Duy trì thị phần tốt

Công ty Chứng khoán Bảo Việt: Duy trì thị phần tốt


Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2014 theo đó doanh thu quý II đạt 73,2 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 139,56 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế quý II của BVSC đạt 25,88 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng lợi nhuận trước thuế đạt 61,25 tỷ đồng.


Với kết quả công bố, hoạt động kinh doanh của BVSC vẫn đảm bảo bám sát các chỉ tiêu kinh doanh được đại hội cổ đông thông qua, theo đó doanh thu lũy kế 6 tháng đạt gần 70% kế hoạch và lợi nhuận trước thuế đạt tương đương 68% kế hoạch. Song song, vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng xấp xỉ 5% so với cùng kỳ năm 2013. Các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của Công ty bao gồm môi giới, tự doanh, doanh thu khác. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay của BVSC tăng lần lượt là 37% và 8%.


Trong lĩnh vực môi giới, BVSC đã đồng đều nâng thứ hạng xếp loại thị phần môi giới và chứng chỉ quỹ trên cả hai sàn HNX và HSX. Tại HNX, BVSC đạt thị phần 5,18%, nâng hạng từ vị trí thứ 8 lên vị trí thứ 6 trong TOP 10. Tại HSX, thị phần của BVSC đạt 3,9%, giữ vị trí thứ 9 trong TOP 10 so với vị trí thứ 11 của quý liền kề trước đó. Trong lĩnh vực môi giới trái phiếu, BVSC vẫn duy trì vị trí thứ nhất tại HSX với thị phần đạt 69,44% và vị trí thứ 3 tại HNX với thị phần trên 10%.


Với những nỗ lực và kết quả trên, vừa qua BVSC đã nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính vì đã có nhiều thành tích đóng góp xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội giai đoạn 2009 – 2014.


Quang Lộc-Báo Công Thương




Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

HPG lãi 1.874 tỷ đồng trong 6 tháng

HPG lãi 1.874 tỷ đồng trong 6 tháng


CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG – HOSE) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014.


Cụ thể, kết thúc 6 tháng đầu năm, HPG đạt 13.339 tỷ đồng doanh thu và 1.874 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt hoàn thành 58% và 85% kế hoạch năm. EPS đạt 5.806 đồng/CP, ROA đạt 13,7% và ROE đạt 28,5%.


Năm 2014, HPG đặt mục tiêu doanh thu 23.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.200 tỷ đồng.


HPG cho biết thêm, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng Hòa Phát với 445.000 tấn tính đến hết tháng 6/2014, qua đó thép Hòa Phát vươn lên dẫn đầu thị phần toàn quốc và đạt 138% so với cùng kỳ năm 2013.


HPG lần đầu tiên xuất khẩu thép tròn cuộn vào thị trường Úc và ký hợp đồng cung cấp thép xây dựng cho các đối tác tại Lào. HPG cũng bước đầu xuất khẩu 72.000 tấn phôi thép vào thị trường ASEAN, mở rộng thị trường tiêu thụ thép Hòa Phát trên thị trường quốc tế và khu vực.


Trong 6 tháng cuối năm và năm tiếp theo, HPG sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng lò cao số 3 công suất 700 m3 tại Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát tại Hải Dương, phấn đấu hoàn thành dự án vào đầu năm 2016. Sau khi hoàn thành, sản lượng thép xây dựng toàn Tập đoàn ước đạt 2 triệu tấn/năm.


Được biết, HĐQT HPG mới đây đã thông qua phương án lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành 9.638.163 cổ phiếu ESOP (tương ứng 2% cổ phiếu lưu hành), nâng số lượng cổ phiếu lưu hành sau khi phát hành lên tối đa là 491.546.338 đơn vị.


Theo ĐTCK




Chuyện 'tế nhị' sau những chuyến bay: Không được bay vì... thiếu xe thang

Chuyện 'tế nhị' sau những chuyến bay: Không được bay vì... thiếu xe thang


Hành khách đi máy bay ở Việt Nam đang phải chấp nhận việc trễ/hủy chuyến của các hãng hàng không như một thực tế hiển nhiên. Đằng sau đó là những vấn đề “tế nhị”.


Một ví dụ mới nhất, cuối tháng 6 vừa qua, chuyến bay của hãng hàng không Vietjet dự kiến khởi hành từ Hải Phòng vào TP. HCM đã bị chậm mất nửa tiếng chỉ vì xe thang bỗng được “ưu tiên” cho máy bay của hãng khác.


“Tắc nghẽn ở sân bay là do vấn đề ở khâu bố trí chỗ cho các hãng vào giờ cao điểm. Ví dụ sân bay Cát Bi, năng lực khai thác sân đỗ chỉ có 3 chuyến. Trong đó, 2 chuyến của Vietnam Airlines, 1 chuyến của hãng Jetstar. Nhưng do bố trí một chuyến khác của Vietjet vào giữa nên thiếu phương tiện mặt đất nên đã dẫn đến sự việc”, một đại diện của Vietnam Airlines nói về sự việc, quy kết lỗi cho Vietjet.


Tuy nhiên, thực tế là giữa lúc chiếc xe thang đang cập vào để đón khách của hãng VietJet xuống và cho hành khách mới lên, bất ngờ người tài xế xe thang được lệnh phải tạm ngưng để chuyển sang đón khách của hãng khác mới vừa đáp xuống sân bay Cát Bi, Hải Phòng.


Dù đã đấu tranh để giữ chiếc xe thang lại cho hành khách của mình, nhưng cơ trưởng của hãng Vietjet cuối cùng đã phải chấp nhận để cho hãng khác lấy mất xe thang trước áp lực của các nhà quản lý sân bay. Kết quả, người chịu thiệt chính là hành khách của VietJet, chuyến bay chậm 30 phút.


Câu chuyện kể trên không phải là hiếm gặp tại Việt Nam, nhất là sân bay Hải Phòng, Vinh, nơi mà ngành hàng không vẫn đang ít nhiều bị tác động bởi những “sự ưu tiên” kiểu như vậy. Theo báo cáo của Cục Hàng không, trong nửa đầu 2014, tỷ lệ trễ/hủy chuyến trên tổng số chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam là 25%.


Một yếu tố tác động đến thực trạng này là thời gian quay đầu của các hãng hàng không. Về thời gian quay đầu máy bay, thế giới đang làm 22-25 phút đối với các hãng giá rẻ, tiêu chuẩn của nhà sản xuất máy bay A320 là 23 phút. Tại VN, theo các chuyên gia hàng không, việc này hoàn toàn làm được.


Thời gian quay đầu của Vietjet và Jestar đang trong khoảng từ 30-35 phút.


Nhưng hiện tại thì có vẻ như xu hướng muốn kéo thời gian quay đầu của các hãng giá rẻ chậm lại cho bằng Vietnam Airlines là 45-60 phút cho “công bằng”.


Thực tế, máy bay của Vietnam Airlines là cỡ lớn, nhiều khách gấp rưỡi, lại có hạng C nên thời gian đưa đồ ăn uống, xếp khách lên lâu là hợp lý. Còn bắt hãng vận hành máy bay nhỏ quay đầu lâu như vậy sẽ rất thiệt cho hành khách và ảnh hưởng doanh thu của chính các sân bay do giảm tần suất các chuyến bay.


Thử làm phép phân tích, nếu 1 ngày có 8 chuyến bay mà chuyến nào cũng giãn từ 5-10 phút, thì đến cuối ngày giờ bay của mỗi máy bay sẽ bị ảnh hưởng ít nhất 60 phút. Kết quả là hãng phải cắt bớt 1 chuyến bay/ngày trên mỗi máy bay.


Đơn cử, với số lượng 15 máy bay như hiện tại, Vietjet sẽ phải cắt mất tổng cộng 15 chuyến/ngày, tương đương với số lượng 2.700 hành khách. Tính cả năm, sẽ có hơn 1 triệu hành khách mất cơ hội được di chuyển với giá vé rẻ. Jetstar Pacific thiệt ít hơn vì ít máy bay hơn, nhưng cũng không tránh được thiệt hại khi mà lợi nhuận trên mỗi chuyến bay nội địa hiện ở mức không cao.


Thời gian quay đầu phụ thuộc rất lớn vào các đơn vị phụcvụ mặt đất. Nếu các đơn vị này hỗ trợ các hãng hàng không Việt Nam như họ đang làm với các hãng nước ngoài thì quá tốt.


Ví dụ như những sân bay vừa mới được đầu tư như Đà Nẵng, các hãng hàng không nước ngoài như AirAsia hay Silk Air bay đến vẫn đang thực hiện thời gian quay đầu trong 25-30 phút, còn máy bay của hãng tư nhân khi bay đến, nếu có ống lồng hoặc đủ 2 xe thang thì quay đầu dưới 30 phút, chỉ thiếu 1-2 chiếc xe thang là kéo thành 35 phút.


Được biết từ khi chuyển sang làm thủ tục tại 2 nhà ga mới cải tạo tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài thì thời gian “quay đầu” bị ảnh hưởng trung bình cũng tăng thêm 4-5 phút mỗi chuyến bay do thiếu vài chiếc xe thang, xe bus…

Hiện tại, trong khi Vietnam Airlines và Jestar đều được tự tổ chức phục vụ từ xăng dầu, xe cộ đến kỹ thuật thì VietJet vẫn đang phải thuê ngoài toàn bộ các dịch vụ này của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động tại các sân bay. Tốc độ phục vụ, vận hành nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào các doanh nghiệp này, còn hãng hàng không thì đứng ra “chịu trận” với khách hàng.


Sự góp mặt của các hãng hàng không tư nhân đã góp phần thay đổi đáng kể thị trường hàng không Việt Nam. Nhưng vấn đề là đến bao giờ các hãng mới được tạo điều kiện công bằng để thúc đẩy toàn ngành phát triển, khi mà chuyện hãng nhỏ phải nhường nhịn cho hãng lớn vẫn đang xảy ra như “cơm bữa”?


Gần đây, có thông tin cho rằng cần “phân bố lại” quyền bay đến của các hãng bay như một biện pháp nhằm giảm tỉ lệ trễ/hủy chuyến. Thế nhưng khi hãng hàng không tư nhân vẫn đang bị xếp ở “chiếu dưới”, điều gì đảm bảo rằng sự điều chỉnh này sẽ công bằng và mang đến cơ hội lựa chọn cho hành khách, yếu tố quyết định sự phát triển lâu dài của ngành hàng không?

Như mọi ngành nghề kinh doanh khác, ngành hàng không Việt Nam sẽ chỉ thực sự bứt phá khi hành khách được quyền lựa chọn dịch vụ cho mình mà tất cả các hãng mang lại. Ngoài ra, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp phục vụ mặt đất cần đầu tư trang thiết bị phù hợp khả năng mở rộng của các hãng bay sẽ cho phép ngành hàng không giảm dần tỉ lệ trễ/hủy chuyến. Hành khách sẽ đỡ bị hạn chế nhu cầu được bay chỉ vì thiếu một chiếc xe thang.


Theo Dantri




Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Phát hành cổ phiếu để cấn trừ nợ: Ồ ạt và rồi sẽ ra sao?

Phát hành cổ phiếu để cấn trừ nợ: Ồ ạt và rồi sẽ ra sao?


Thời gian gần đây nở rộ trào lưu phát hành thêm cổ phiếu để cấn trừ nợ, đặc biệt là các doanh nghiệp có nợ vay “quá tay”. Vấn đề chung là sau việc phát hành thêm này thì tình hình tài chính doanh nghiệp có được cải thiện hơn phần nào hay không?


Ồ ạt phát hành thêm cổ phiếu để cấn trừ nợ


Mở đầu “chiến lược” này là CTCP Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA ) khi ngày 28/02/2013 đã phát hành 115.7 triệu cổ phiếu với giá 10,000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,157 tỷ đồng) để cấn trừ nợ. Sau thành công này, ITA lại tiếp tục phát hành 100 triệu cổ phiếu, giá 6,600 đồng/cổ phiếu (tương đương 660 tỷ đồng) cũng để cấn trừ nợ vào ngày 18/01/2014.


Nối tiếp là CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HOSE: HT1 ). Ngày 20/12/2013, HT1 đã hoàn thành việc phát hành 120 triệu cổ phiếu, giá 10,000 đồng/cổ phiếu cho chính công ty mẹ là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) để cấn trừ công nợ 1,200 tỷ đồng.


Công ty bất động sản thứ hai áp dụng “chiêu” giảm nợ này là TCT Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HOSE: KBC ) phân phối xong 100 triệu cổ phiếu cho các chủ nợ vào ngày 17/04/2014.


Các công ty khác trong danh sách này còn có CTCP Xi măng Vicem Hải Vân (HOSE: HVX ) (cấn trừ nợ 50.3 tỷ đồng cho Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Lợi trong tổng giá trị phát hành 215 tỷ đồng), CTCP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC ), CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (HNX: SHN ), CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF ),… trong đó SHN (đợt 1) và TTF còn đang trong quá trình chào bán nên chưa có kết quả cuối cùng.


Bảng 1: Các công ty phát hành thêm cổ phiếu để cấn trừ nợ



Lợi và hại


Hầu hết các đối tượng nhận phát hành chính là các chủ nợ do mục đích chính là cấn trừ nợ, do đó việc phát hành thêm sẽ không thu tiền mới về; hoặc là đối tác chiến lược, cổ đông hiện hữu,… để thu tiền về và trả nợ vay. Thực tế cho thấy trong cả hai trường hợp, việc phát hành thêm thường được ấn định với giá ưu đãi kèm thêm điều kiện hạn chế chuyển nhượng.


Về mặt lý thuyết, nếu thành công thì chiến lược này sẽ có lợi cho doanh nghiệp đang mang nợ rất nhiều, khi giúp các doanh nghiệp này nhanh chóng giảm được nợ và giảm chi phí lãi vay, có được báo cáo tài chính “sáng sủa”. Đồng thời, hầu như các doanh nghiệp cũng không tốn kém thêm các khoản chi phí nào cho việc phát hành này.


Tuy nhiên, một vấn đề mà các doanh nghiệp phát hành cần xem xét đó là các chủ nợ có thể trở thành cổ đông lớn và dẫn đến việc thay đổi quyền hạn, lợi ích giữa các cổ đông lớn cũ và mới, từ đó cũng ảnh hưởng tới một loạt các vấn đề theo sau liên quan tới “số phận” doanh nghiệp.


Đối với các chủ nợ, họ trở thành các cổ đông, hơn nữa các chủ nợ là doanh nghiệp sẽ không phải trích lập dự phòng khoản phải thu. Tuy nhiên, sau khi chuyển thành chủ sở hữu thì họ sẽ gánh chịu rủi ro từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tức các khoản thu nhập từ nắm giữ cổ phiếu phụ thuộc vào KQKD và chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp phát hành, trong khi chủ nợ thì luôn có khoản lãi cố định bất chấp KQKD như thế nào.


Đối với cổ đông hiện hữu, tương tự như các đợt phát hành tăng vốn khác, họ sẽ phải chấp nhận việc pha loãng cổ phiếu.


Hậu phát hành thêm để cấn trừ nợ


Vấn đề cốt lõi là sau việc phát hành thêm để cấn trừ nợ này thì tình hình tài chính của doanh nghiệp có được cải thiện tốt đẹp hơn không?


Thống kê của Vietstock cho thấy, khoản Nợ phải trả của các doanh nghiệp đã nhanh chóng giảm xuống sau khi hoàn tất việc phát hành. Tuy nhiên, chi phí lãi vay thì không hẳn lúc nào cũng giảm cùng, mà thậm chí còn tăng lên.


Điều này còn tùy thuộc vào việc giảm nợ dài hạn hay ngắn hạn và thời điểm đến hạn phải trả của khoản nợ. Nếu nợ giảm là nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí lãi vay ngay sau thời điểm phát hành hoặc trong năm phát hành (do nợ ngắn hạn được quy định là dưới 1 năm). Đối với các khoản nợ dài hạn, doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay và một phần nợ gốc hàng năm khi tới hạn, do đó việc giảm chi phí lãi vay đáng kể hay không sau thời điểm phát hành sẽ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ dài hạn đến hạn trả này lớn hay nhỏ. Một điều chắc chắn là xét trong thời gian dài thì doanh nghiệp sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí lãi vay đáng kể.


Bảng 2: Nợ phải trả, Lãi vay, LNST trước và sau phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ



Một số doanh nghiệp đã đạt KQKD khả quan hơn khi chi phí lãi vay giảm cùng với khoản nợ phải trả như HT1, ITA, HQC . Riêng HVX , tuy chi phí lãi vay tăng nhưng đã thu hẹp khoản lỗ đáng kể từ -15 tỷ đồng trong quý 04/2013, sang quý 01/2014 chỉ còn -2 tỷ đồng là nhờ lợi nhuận gộp tăng gấp đôi trong quý 04/2013. Đối với KBC , do mới phát hành thành công trong quý 02/2014 nên chưa thể đánh giá được lợi ích của chiến lược này.


ITA cũng cho thấy một điểm lưu ý là sau đợt phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ lần 1 thì nợ phải trả lại tăng mạnh trở lại nên đã dẫn đến đợt phát hành lần 2. Điều này cho thấy các doanh nghiệp, nhất là nhóm Bất động sản và Xây dựng luôn khát vốn, và khi gánh nặng từ nợ phải trả tăng cao, doanh nghiệp lại áp dụng chiến lược này do những lợi ích nổi bật nêu trên.


Nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp không khá hơn sau nhiều lần phát hành thêm thì liệu các cổ đông có còn đặt kỳ vọng vào tương lai sẽ khả quan hơn của doanh nghiệp?


Theo Vietstock




NỆM LIÊN Á