Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Vị thế 'ông trùm' và cuộc mua bán ngàn tỷ

Vị thế 'ông trùm' và cuộc mua bán ngàn tỷ


Hàng chục ngàn tỷ đồng đang được các đại gia chuẩn bị cho các thương vụ mua bán lớn nhằm tạo dựng và củng cố vị trí số 1 của mình.


Ông chủ các NH, DN đang săn lùng các đơn vị gặp khó khăn nhưng nhiều tiềm năng để thâu tóm. Quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế tạo ra cơ hội chưa từng có cho các đại gia nhanh nhạy, nhiều tiền của hay có tài xoay vốn.


Rập rình thâu tóm


Đại hội cổ đông thường niên 2014 của Masan Group (MSN) gây ấn tượng với việc dành 3.000-3.500 tỷ đầu tư vào tài sản cố định, không bao gồm các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) tiềm năng.


MSN của doanh nhân kín tiếng Nguyễn Đăng Quang được biết đến với sự lớn mạnh nhanh chóng trong năm qua với những thương vụ M&A ‘khủng’ như Vinacafé Biên Hòa (VCF), Nước khoáng Vĩnh Hảo, Mỏ Núi Pháo, Proconco, Bia Phú Yên...


Hàng loạt các DN khác có lẽ cũng đang nằm trong tầm ngắm M&A, vì dường như với ông Quang, M&A như là động cơ giúp cho sự tăng tốc, là bước đi ngắn nhất để giành vị thế trên thị trường.


Các kế hoạch M&A chưa được tiết lộ nhưng chiến lược của MaSan đã được vạch rõ đến các từng lĩnh vực muốn M&A, biện pháp thực hiện, cách thức huy động vốn cho mục tiêu thâu tóm.


Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch thủy sản Hùng Vương (HVG) cũng đang hướng tới mục tiêu “quán quân” trong ngành thủy sản khu vực Đông Nam Á với doanh số tỷ USD trong một hai năm tới.


Hùng-Vương, Masan, Vingroup, REE, Nguyễn-Đăng-Quang, Vinacafé-Biên-Hòa, Vĩnh-Hảo, Mỏ-Núi-Pháo), Proconco, Bia-Phú-Yên, Maritime-Bank, SHB, Đông-Á, Sacombank, Vietcombank, VietinBank, MBB, Habubank, Western-Bank, PVFC, Pvcombank, HDBank, Nguyễn-Thị-Mai-Tha


Các thương vụ mua bán sáp nhập đang diễn ra khá mạnh mẽ


Cách đi của ông Dương Ngọc Minh có nhiều điểm giống với ông Quang là M&A. Ngoài những cái tên quen như Bến Tre, Tắc Vân, Sao Ta, ông Dương Ngọc Minh đang hướng tới những DN có tên tuổi để thiết lập một chuỗi kinh doanh của riêng mình. Cuối tháng 3 vừa qua, HVG đã chào mua 6 triệu cổ phiếu Agifish (AGF) và 2,5 triệu cổ phiếu Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF) với số tiền dự kiến chi ra lên tới hơn 180 tỷ đồng.


Công ty cổ phần đầu tư F.I.T (FIT) cho biết, trong năm 2014, DN sẽ đẩy mạnh M&A để sở hữu các công ty tiềm năng. Trong năm 2014, FIT cũng dự kiến phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với lãi suất 3%/năm. Ngoài ra, công ty cũng xin ý kiến cổ đông phát hành cổ phiếu năm 2015 với khối lượng lớn để huy động vốn.


Tập đoàn FPT cuối tháng 3/2014 cũng cho biết, DN dự kiến dành ngân sách khoảng 50 triệu USD, hướng đến các thương vụ có giá trị từ 20-30 triệu USD.


Gần đây, giới đầu tư cũng liên tiếp nghe nhiều NH như Maritime Bank, SHB, Đông Á, Bản Việt, Sacombank, Vietcombank, VietinBank, MBB… bật mí ý định hoặc kế hoạch thâu tóm các NH hoặc/ công ty tài chính khác sau hàng loạt các vụ thành công trong “vòng 1” như SHB-Habubank; SCB - Đệ Nhất - Việt Nam Tín Nghĩa hợp thành SCB; Western Bank với PVFC thành PVcombank; HDBank mua Công ty tài chính Société Générale và hợp nhất với Đại Á (cuối năm 2013)…


Trong khi đó, rất nhiều DN cũng đã, đang hoặc có kế hoạch thâu tóm các DN khác để củng cố vị thế đứng đầu như: REE của bà Mai Thanh (thâu tóm điện, nước); Kinh Đô - KDC (hướng tới DN cùng ngành); Ocean Group (BĐS, thực phẩm, bán lẻ)…


Vòng xoáy ngàn tỷ


Nhìn vào các vụ M&A trong vài năm qua có thể thấy, mục tiêu chính của các thương vụ mua bán sáp nhập thâu tóm đó là để tái cấu trúc hoặc tăng quy mô, tăng khả năng cạnh.


Với ngân hàng, M&A cần thêm thời gian để có kết quả tích cực hơn nhưng với các DN, M&A đã và đang là một hướng đi được đánh giá là hợp thời, là động lực để các DN phát triển nhanh nhất.


Hùng-Vương, Masan, Vingroup, REE, Nguyễn-Đăng-Quang, Vinacafé-Biên-Hòa, Vĩnh-Hảo, Mỏ-Núi-Pháo), Proconco, Bia-Phú-Yên, Maritime-Bank, SHB, Đông-Á, Sacombank, Vietcombank, VietinBank, MBB, Habubank, Western-Bank, PVFC, Pvcombank, HDBank, Nguyễn-Thị-Mai-Tha


Mục tiêu chính của các thương vụ mua bán sáp nhập thâu tóm đó là để tái cấu trúc hoặc tăng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh.


M&A đã giúp Masan Group của ông Nguyễn Đăng Quang lớn mạnh ở tốc độ thần tốc, từ mức vốn chủ sở hữu chưa tới 500 tỷ đồng hồi 2008 đã tăng lên đến hơn 14,4 nghìn tỷ đồng vào cuối 2013.


Là một DN có tuổi đời chỉ khoảng 10 năm nhưng Masan đã thuộc tốp nổi tiếng nhất và có quy mô thuộc hàng đầu trong cộng đồng DN Việt, ngấp nghé với các thương hiệu có lịch sử hoạt động hàng chục, hàng trăm năm như Sabeco, Habeco, Vinamilk…


Một câu hỏi được đặt ra là tiền ở đâu ra để các đại gia đi thâu tóm để rồi phát triển với tốc độ chóng mặt như vậy? Có thể thấy, nguồn vốn ban đầu của các doanh nhân, nguồn vốn tích lũy của DN và huy động từ bên ngoài thông qua trái phiếu, phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn.


Trong trường hợp Masan, DN này đã huy động hơn 1,5 tỷ USD vốn dài hạn xuyên suốt chu kỳ từ những đối tác danh tiếng nhất như IFC, KKR, JPMorgan, TPG… và đầu tư thành công vào rất nhiều DN tốt mà chính các DN này lại mang lại một nguồn tiền khổng lồ khác cho họ.


Tất nhiên, đứng đằng sau các DN lớn này là những nhóm người tham vọng và đầu óc siêu việt về tài chính.


Trợ thủ tài chính của ông Quang là Madhur Maini, người có 14 năm làm việc tại 2 định chế tài chính quốc tế lớn là Merrill Lynch và Deutsche Bank... HVG của ông Ngọc Minh lại là DN nguồn vốn lớn phát sinh từ hoạt động kinh doanh, trong khi đó FIT lại nhắm tới dòng tiền nhàn rỗi trên thị trường.


Hoạt động M&A đang nở rộ trong vài năm gần đây và có xu hướng ngày càng mạnh với những thương vụ ngày càng lớn hơn.


Đây là một hướng đi tất yếu của một nền kinh tế đang tái cấu trúc mạnh mẽ để đi lên. Nó giúp nền kinh tế có được những DN thực sự mạnh, hoạt động hiệu quả và có sức cạnh tranh tốt.


Tuy nhiên, M&A cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu hoạt động này không theo cơ chế thị trường, bị áp đặt, hoặc/và người đi thâu tóm không đủ năng lực mà chỉ dựa vào sức mạnh khác, dựa vào dòng tiền không thực chất, không bền vững.


Theo Vietnamnet




Giá gas tăng 8.000 đồng/bình 12kg từ hôm nay 1/5

Giá gas tăng 8.000 đồng/bình 12kg từ hôm nay 1/5


Chiều 30/4, ông Đỗ Trung Thành, Phó trưởng phòng Kinh doanh gas của Saigon Petro cho biết: “Kể từ 7h30 ngày 1/5/2014, giá bán gas SP tăng 667 đồng/kg (đã VAT), tương đương mức tăng 8.000 đồng/bình 12kg so với giá đầu tháng 4/2014”.


Với mức tăng này, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng khu vực TPHCM kể từ ngày 1/5 là 391.000 đồng/bình 12kg. Giải thích nguyên nhân giá gas tăng trong tháng 5/2014, ông Đỗ Trung Thành cho biết: “Lý do tăng giá là do giá CP (giá gas thế giới - PV) công bố tháng 5/2014 bình quân là 817,5 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với giá tháng 3/2014 và mức premium hàng nhập tăng”.


Đối với gas nhập khẩu, premium là toàn bộ các chi phí vận chuyển hàng và bảo hiểm ngoài nước. Đối với gas sản xuất từ 2 nhà máy trong nước, premium là mức phụ phí thị trường được tính toán trên cơ sở cung cầu thị trường và chi phí vận chuyển, bảo hiểm, quản lý, lợi nhuận định mức của doanh nghiệp. Dù giá CP tháng 5/2015 chỉ tăng 10 USD/tấn (tức chỉ khoảng 3.000 đồng/bình 12kg) so với tháng trước nhưng vì mức premium tăng nên giá gas tháng này tăng đến 8.000 đồng/bình 12kg.


Như vậy, đây là lần thứ đầu tiên giá gas bán lẻ trong nước tăng kể từ đầu năm 2014 đến nay. Trước đó, 4 tháng đầu năm 2014 giá gas đều giảm, cụ thể là: tháng 4 giảm 16.000 đồng/bình 12kg, tháng 3/2014 giảm 31.000 đồng/bình 12kg, tháng 2/2014 giảm 13.000 đồng/bình 12kg, tháng 1/2014 giảm 43.000 đồng/bình 12kg.


Theo Fica




Ngân hàng đã tự cứu mình trước

Ngân hàng đã tự cứu mình trước

* Từ đầu năm tới nay, tuy lãi suất đã giảm mạnh, nhưng tín dụng vẫn khó tăng trưởng. Vì sao vậy, thưa ông?


- Nợ xấu là một lực cản làm chi phí vốn ngân hàng tăng lên, ngân hàng không dám cho vay bởi sợ gánh thêm nợ xấu và NHNN áp dụng thông lệ quốc tế nên nợ xấu càng nhiều. Song điều quan trọng hơn với tín dụng vẫn là do cung - cầu thị trường quyết định.

Thực tế cho thấy, một khi cầu thị trường không có thì cung vốn có đẩy ra mạnh cũng khó cho vay.


Nếu đầu ra sản phẩm không được khơi thông và sức mua chưa cải thiện thì doanh nghiệp sẽ chưa có nhu cầu sử dụng vốn vay, cho dù lãi suất vay ở mức thấp. Nói cách khác, giảm lãi suất, nhưng tồn kho tăng hoặc thanh khoản chậm thì chưa thể kỳ vọng dòng chảy tín dụng sẽ được khơi thông mạnh.


Riêng với ngân hàng, trước bối cảnh thị trường khó khăn và rủi ro nợ xấu hiện nay, chắc chắn phải kiểm soát chặt rủi ro, dù ngân hàng có thể cơ cấu, gia hạn nợ cho các doanh nghiệp có dự án khả thi, có nhu cầu về vốn để tiếp tục đầu tư, sản xuất.


* Như vậy, để kích cầu tín dụng thì giảm lãi suất đầu ra chưa hẳn là giải pháp tối ưu?


- Mặt bằng lãi suất hiện nay cũng đã giảm nhiều so với trước và trở lại mức của năm 2006. Vì thế, để kỳ vọng lãi suất giảm sâu thêm trong thời gian tới là rất khó.


Mặt bằng lãi suất đã dần phù hợp, nhưng nhu cầu về vốn vẫn không tăng. Điều này cho thấy, để khơi thông được dòng chảy tín dụng không chỉ có biện pháp giảm lãi suất, mà cần phải giảm tồn kho nền kinh tế. Nếu hàng hóa sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được thì doanh nghiệp sẽ không đầu tư cho sản xuất, mà có thể đem nguồn tiền nhàn rỗi gửi ngược vào ngân hàng, thay vì mở rộng sản xuất, kinh doanh.


* Ông đánh giá thể nào về vấn đề xử lý nợ xấu của các ngân hàng hiện nay?


- Trước hết, các ngân hàng đã có ý thức hơn trong việc kiểm soát rủi ro nợ xấu và kiểm soát chặt hơn về chất lượng tín dụng. Điều này cũng có nghĩa là, các ngân hàng đã phải tự cứu mình trước.


Thứ hai, các ngân hàng hiện cũng đã được phép dùng lợi nhuận để được trích lập dự phòng, thay vì còn xa lạ như trước đây. Có thể, với cách này, các ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận để trích dự phòng rủi ro làm giảm lợi nhuận trước mắt, nhưng sau này, khi thu hồi được nợ các khoản dự phòng này sẽ được hoàn nhập.


Hàng năm, các ngân hàng phải dùng vài chục ngàn tỷ đồng để trích dự phòng rủi ro. Chẳng hạn như năm 2011, các ngân hàng phải dùng 50.000 – 60.000 tỷ đồng để trích dự phòng rủi ro và khả năng trong năm nay cũng phải dùng trên 100.000 tỷ đồng. Vì thế, lợi nhuận thu về sẽ rất ít, nhưng đảmbảo được tính an toàn cho hoạt động của các ngân hàng cũng như toàn hệ thống. Trên thực tế, môi trường khiến nợ xấu tăng còn lớn bởi kinh tế chưa hết khó khăn, sức khỏe doanh nghiệp yếu.


* Nợ xấu ngân hàng tập trung ở lĩnh vực bất động sản. Điều đó có đáng ngại không, thưa ông?


- Bất động sản đóng băng kéo theo hàng loạt ngành nghề khác khó khăn, công nhân thất nghiệp và thị trường đình trệ, nợ xấu ngân hàng tăng lên.


Hiện cầu về đầu tư, kinh doanh và kể cả với mua, xây dựng chưa tăng, do người dân thắt chặt chi tiêu và yếu tố tâm lý, kéo theo nhu cầu vốn vay ngân hàng giảm. Tuy nhiên, do người dân đã quen với việc tiết kiệm và thắt chặt chi tiêu, nên việc bất động sản đóng băng cũng chưa phải là mọi thứ đã hết. Khi thị trường này tăng trở lại sẽ kéo theo nhu cầu khác.


* Theo ông, ngành ngân hàng có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12-14% đặt ra trong năm nay?


- Sau Tết, tín dụng thường giảm do doanh nghiệp bán được hàng nên trả nợ cũ và quý I thường để chuẩn bị vận hành cho năm sau nên tín dụng khó tăng. Tuy nhiên, chủ trương của Chính phủ trong năm nay là quyết liệt đưa tín dụng tăng ngay từ đầu năm cho đồng vốn thực sự đi vào sản xuất.


Để tín dụng tăng được, NHNN đã yêu cầu giảm thêm 1 – 2% lãi suất. Tác động có thể chưa nhiều, nhưng quan trọng là tạo niềm tin rằng, lãi suất sẽ giảm, nên doanh nghiệp có thể yên tâm vay vốn để làm ăn. Vì thế, mục tiêu tăng trưởng tín dụng kỳ vọng trong năm nay có thể đạt được, nhưng quan trọng hơn là phải kiểm soát tốt chất lượng khoản vay. Nếu không kiểm soát chặt chất lượng tín dụng sẽ dẫn đến rủi ro nợ xấu.



Bắt giam nốt 4 bị cáo trong vụ án 'bầu' Kiên

Bắt giam nốt 4 bị cáo trong vụ án 'bầu' Kiên


Ngày 30.4, Chánh án TANDTP Hà Nội Nguyễn Đức Bình cho biết, cơ quan tiến hành tố tụng vụ án Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên) và đồng phạm phạm tội: “Cố ý làm trái...”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Kinh doanh trái phép” và “trốn thuế” đã thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với 4 bị cáo từ biện pháp cho tại ngoại sang biện pháp tạm giam để phục vụ công tác xét xử.


Như vậy cho đến thời điểm này, ngoài bị cáo Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB, vẫn được tại ngoại để chữa bệnh còn lại toàn bộ các bị cáo trong vụ án đã bị bắt giam. Các bị cáo đã bị bắt gồm: Lê Vũ Kỳ, Huỳnh Quang Tuấn, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến. Do bị cáo Trần Xuân Giá vẫn đang chữa bệnh nên cho đến thời điểm này TANDTP Hà Nội vẫn chưa thể ấn định được lịch xét xử vào thời gian nào.


Trước đó, phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm vào ngày 16.4 sau phần làm thủ tục đã bị hoãn do Trần Xuân Giá vắng mặt. Theo cáo trạng của VKSNDTC, Nguyễn Đức Kiên bị buộc tội với 4 tội danh.


Đối với tội “kinh doanh trái phép”, cơ quan công tố cáo buộc Kiên đã vay số tiền hơn 2.400 tỉ đồng của Ngân hàng ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại Ngân hàng ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.


Đối với tội “ Cố ý làm trái...”, cơ quan công tố xác định từ tháng 5.2010 đến tháng 11.2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định; ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh với lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm.


Hành vi này đã vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất. Toàn bộ số tiền gửi này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như - cán bộ chi nhánh Vietinbank Nhà bè, TPHCM chiếm đoạt. Ngoài ra, từ tháng 5.2010 đến tháng 11.2011, bất chấp quy định về điều hành lãi suất của Nhà nước, Kiên đã chỉ đạo Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỉ đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.


Đối với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,VKSNDTC cho rằng Kiên đã sử dụng pháp nhân Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội vay của Ngân hàng ACB 307 tỉ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của Công ty này thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu.


Ngày 15.5.2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, trị giá 264 tỉ đồng để bán cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Điều đáng lưu ý là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu.


Như vậy, Nguyễn Đức Kiên cùng 2 đồng phạm là Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", mang tài sản đã thế chấp đem bán nhằm chiếm đoạt 264 tỉ đồng.


Đối với tội “Trốn thuế”, VKSNDTC cáo buộc Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch HĐQT CtyCP đầu tư thương mại B&B không được phép kinh doanh vàng tại nước ngoài nhưng Kiên đã chỉ đạo ký các hợp đồng ủy thác, đầu tư tài chính có nội dung kinh doanh vàng ngoài lãnh thổ với ngân hàng ACB và bà Nguyễn Thúy Hương (em ruột Nguyễn Đức Kiên).


Lợi nhuận trong thời gian từ 12.2008 – 6.2009 là 68,8 tỉ đồng. Khi quyết toán thuế năm 2009, B&B chỉ kê khai khoản thu nhập 1% (hơn 688 triệu đồng) được chia chứ không có khoản hơn 68 tỉ đồng đã chi trả cho bà Hương. Hợp đồng ủy thác của bà Nguyễn Thúy Hương và B&B là không hợp pháp vì công ty này không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Bằng cách chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp sang cho cá nhân, Nguyễn Đức Kiên đã trốn số tiền thuế của nhà nước là 25 tỉ đồng.


Laodong




FPT nhìn thấy 'cơ hội triệu đô' từ thị trường Campuchia

FPT nhìn thấy 'cơ hội triệu đô' từ thị trường Campuchia


Vừa trở về Việt Nam sau chuyến khảo sát tại thị trường Campuchia cuối tháng 4/2014, chia sẻ trên trang Chungta.vn, ông Bùi Quang Ngọc, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT nhận định thị trường Campuchia đang có nhiều cơ hội cho các ngành kinh doanh của các công ty thành viên như Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) và Công ty Cổ phần Trực tuyến FPT Online.


Theo ông Ngọc, Campuchia có 14,8 triệu dân và là một nền kinh tế đang lên, pháp luật đã ổn định, hạ tầng viễn thông tương đối phát triển. Thậm chí trước mắt, Campuchia còn tiềm năng hơn thị trường Myanmar.


Hiện tại, đối tác của FPT Telecom tại Campuchia là Opennet đã vươn lên thành công ty cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông lớn thứ hai tại đây chỉ sau một thời gian ngắn.


Ông Bùi Quang Ngọc cho rằng, đây là một trong những quốc gia sẽ mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho FPT. Tất nhiên còn cần phải có sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị triển khai ở quốc gia này nhưng doanh thu vài chục triệu USD một năm từ thị trường này là khả thi.


Chính vì thế, FPT sẽ đầu tư mạnh vào thị trường này để có một vị trí xứng đáng hơn, các công ty như FPT IS, FPT Telecom và FPT Online cần phải đẩy mạnh hơn nữa ở thị trường này. Sắp tới, lãnh đạo Tập đoàn FPT sẽ làm việc chi tiết với các công ty thành viên để mở thêm nhiều dự án tại Campuchia.



Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Lạm phát 2014 sẽ dưới 6%

Lạm phát 2014 sẽ dưới 6%

Đánh giá này được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Văn Nên đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, diễn ra chiều tối 29/4 tại Hà Nội.



Nhìn nhận về tình hình kinh tế tháng 4, Bộ trưởng VPCP Nguyễn Văn Nên cho rằng, bức tranh kinh tế xã hội tháng 4 khá sáng sủa, kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bình ổn, tăng trưởng có nhích lên, tuy chuyển biến còn chậm và một số chỉ tiêu đạt chưa cao.


Các chỉ số trong tháng như giá cả được giữ ở mức khá tốt. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2014 tăng nhẹ 0,08% so với tháng trước. Với tình hình giá cả, thị trường ổn định, hoàn toàn có cơ sở kiểm soát được lạm phát năm 2014 ở mức 5-6%.


“Dù kinh tế đã có biến chuyển nhưng chưa phải là đột phá. Mức tăng CPI thấp trong 4 năm trở lại đây. Nhưng với tình hình giá cả ổn định thì lạm phát trong năm nay hoàn toàn nằm trong ngưỡng kiểm soát từ 5-6%” – Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP tự tin nói.


Thu ngân sách đạt 30,2% dự toán năm. Tổng chi NSNN ước đạt 266,17 nghìn tỷ đồng bằng 26,4% dự toán năm. Nhìn tổng quan 4 tháng đầu năm 2014 thì tình hình tích cực hơn, có chuyển biến tốt hơn.


Về lãi suất, đã giảm và đang trên đà giảm, hiện chỉ còn khoảng 16% phải chịu lãi suất cao, do vay chi tiêu tiêu dùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2013.


Sự chuyển biến chậm, được Bộ trưởng Nên chỉ ra, ở khía cạnh xử lý nợ xấu và phát triển thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, dự nợ tín dụng tăng chậm. Tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chưa cao; giải ngân đầu tư công thấp, mới đạt 23,5% kế hoạch. Bên cạnh số lượng DN mới thành lập thì số DN ngừng hoạt động, phá sản, giải thể còn nhiều.


“Khi triển khai các dự án xây dựng cơ bản khi thiếu tiền thì khổ, nhưng có tiền mà sử dụng không đúng, không hiệu quả và giải ngân không tốt thì cũng không ổn. Vì thế Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải tăng cường giải ngân, tất nhiên không phải giải ngân bằng mọi giá mà phải làm chặt chẽ” – Bộ trưởng Nên quả quyết.


"Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo phải tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng. Hiện nay nhiều thủ tục đầu tư còn chậm, tạo phiền hà. Đáng buồn là khi nộp thuế mà cũng bị thủ tục “hành”. Do đó, phải đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính hơn nữa, rút ngắn và giảm thời gian phiền hà cho DN", Bộ trưởng Chủ nhiệm VPVP nói.


Theo Infonet



Việt Nam có tới 99,9% là doanh nghiệp siêu nhỏ

Việt Nam có tới 99,9% là doanh nghiệp siêu nhỏ


Đây là thông tin ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đưa ra tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp (DN) diễn ra sáng nay 28/4.

Theo ông Lộc, trong số hơn 500.000 DN trên cả nước hiện nay thì DN quy mô lớn chỉ có 2% (3.000 DNNN, gần 8.000 DN FDI), DN loại vừa là 2% còn lại 96% là các DN nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó nhóm DN siêu nhỏ (từ 10 lao động trở xuống) chiếm tới 66-67%; còn nếu tính cả các hộ cá thể thì tỷ lệ DN siêu nhỏ chiếm tới 99,9%.


Ông Lộc đánh giá, Việt Nam chưa tạo ra một thế hệ các “nhà công nghiệp” gắn liền tên, tuổi với sự hình thành và phát triển của các thương hiệu lớn; gắn các cụm ngành công nghiệp quốc gia vươn ra thế giới, cạnh tranh ngang ngửa với các đối tác quốc tế. Vắng bóng DN dẫn đầu, Việt Nam VN còn trống vắng một khu vực DN cỡ vừa có đủ sức tiếp cận với công nghệ mới, trở thành đối tác của các tập đoàn xuyên quốc gia và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.


“Nói một cách hình ảnh thì cộng đồng DN Việt Nam như “đội thuyền thúng” đứng trước thách thức phải ra biển lớn khi thời điểm hội nhập của đất nước đang cận kề” - ông Lộc nói.


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng nay với sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 4 Phó Thủ tướng, 9 Bộ trưởng và 2 chủ tịch UBND TP Hà Nội, TPHCM; cùng hơn 400 doanh nghiệp. Hội nghị này được xem là "Hội nghị Diên Hồng" của giới doanh nhân cả nước. Hội nghị nhằm cho thấy quyết của Chính phủ trong việc hỗ trợ DN nước nhà vượt qua khó khăn, hồi phục để tăng trưởng trở lại.


Điều này thể hiện trong phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Hôm nay, chúng ta ngồi đây để Chính phủ cùng cả cộng đồng DN bàn đưa ra giải pháp, biện pháp, tạo mọi thuận lợi cho DN phát triển ổn định, hoạt động hiệu quả. Chính phủ và DN cũng cùng nhau làm rõ, phân tích những tồn tại, khó khăn để có giải pháp kịp thời, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của DN để cộng đồng DN, nhất là DN vừa và nhỏ cùng các hộ kinh doanh phát triển, đóng góp hơn nữa vào kinh tế - xã hội của đất nước".


Seatimes




So sánh lương sếp và nhân viên ngân hàng là... khập khễnh

So sánh lương sếp và nhân viên ngân hàng là... khập khễnh


Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu bộ máy lãnh đạo các ngân hàng như con chíp điện tử tuy nhỏ nhưng giá trị lớn vì thế nếu so sánh lương sếp và nhân viên khập khiễng.


LTS: Thời gian qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề lương lãnh đạo nhiều ngân hàng ở mức vài tỉ đồng mỗi năm trong khi đó lương của nhân viên ngân hàng chỉ bằng số lẻ lương “sếp” của họ.




Từ đó đặt ra vấn đề đang có sự mất công bằng xã hội giữa lương của lãnh đạo các ngân hàng so với nhân viên của mình. Nhất là khi nhiều ngân hàng hoạt động yếu kém, báo lỗ liên tiếp, nợ xấu ra tăng.


Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu Chuyên gia tài chính ngân hàng độc lập đã có bày tỏ ý kiến nhận định phân tích, lý giải khoảng cách lương giữa nhân viên và lương “sếp” ngân hàng. Báo điện tử Giáo dục xin được đăng tải bài viết thể hiện quan điểm của TS. Nguyễn Trí Hiếu.


Để đánh giá, so sánh nhìn nhận mức lương giữa lãnh đạo ngân hàng với nhân viên ngân hàng nói riêng hay của bất cứ ngành nghề nào người ta thường dựa vào những tiêu chí cụ thể. Đầu tiên phải kể đến đó là tiêu chí công bằng xã hội, trong đó có công bằng tiền lương, mức sống…


Nhìn ở góc độ công bằng xã hội, đúng là nếu lương lãnh đạo của các ngân hàng mà cao quá thì không ổn. Nhưng nhìn nhận vấn đề có thể thấy cách trả lương, tính lương ngày hôm nay khác với trước đây vì hiện nay thị trường lao động phát triển nhiều thành ra thế nào là công bằng thì rất khó để định lượng và định tính được.


Nhưng phải có một sự công bằng nào đó không nên để khoảng cách quá xa. Ví dụ như tại Mỹ có ông chủ Ngân hàng lương vài triệu USD một năm trong khi lương cán bộ chỉ vài chục nghìn USD, khoảng cách đó là quá lớn.


Trở lại vấn đề trong nước, giữa lúc khủng hoảng kinh tế xảy ra, trên báo chí có nói hiện tượng rất nhiều ngân hàng báo lỗ nhưng lãnh đạo của ngân hàng vẫn được chia lời, vẫn được trả mức lương rất cao từ đó tạo nên mất công bằng xã hội.


Tiêu chí thứ hai đó là về trách nhiệm công việc, rõ ràng nếu so sánh thì ai phải chịu trách nhiệm lớn thì sẽ nhận được mức lương cao hơn. Đưa vấn đề trách nhiệm để là cán cân trả lương thưởng là rất hợp lý vì những người có trách nhiệm lớn thì họ phải gánh chịu những cái kết quả dù cho là tốt hay xấu. Với những kết quả tốt thì họ là người được tưởng thưởng. Ngược lại, khi họ tạo ra kết quả xấu không tốt thì họ là người phải chịu trách nhiệm hậu quả đó.















TS. Nguyễn Trí Hiếu trong cuộc trao đổi với phóng viên.






Thành ra chính vì thế lương là cái làm cho những người có trách nhiệm cao cảm thấy rằng họ được đền bù xứng đáng cho trách nhiệm của họ. Lãnh đạo ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước cổ đông khi kết quả kinh doanh không mong muốn.


Yếu tố thứ ba đánh giá, so sánh lương là dựa trên thị trường lao động trên thế giới. Hiện nay bình quân lương lãnh đạo các ngân hàng trên thế giới có thể gấp 10 lần thậm chí 20 lần lương bình quân của cán bộ, nhân viên trong cùng tổ chức. Mức lương được trả có thể dựa theo tiêu chí bù nhân viên ví dụ cho dù 20 nhân viên hay 100 nhân viên nhưng cũng không thể thay thế, không thể có khả năng quản trị, lãnh đạo một doanh nghiệp bằng một người có kiến thức có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp.


Chính vì chất lượng lao động của lãnh đạo ngân hàng rất cao nên đòi hỏi rất lớn vì thế lãnh đạo các nhà băng thường là những người có kinh nghiệm, có khả năng tốt nên họ được thưởng mức thù lao cao hơn cả chục lần so với nhân viên. Đây là thị trường lao động trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.


Một ý kiến khác của nhiều người cho rằng lương lãnh đạo trong ngành ngân hàng đặc biệt trong Hội đồng quản trị (HĐQT) thường mức lương rất cao. Tuy nhiên có nhiều thành viên trong đó có được vị trí thành viên HĐQT chỉ vì nắm giữ cổ phần lớn. Hàng năm bên cạnh được chia lợi cổ tức họ vẫn nhận được mức lương cao, như vậy liệu có công bằng không?.


Tuy nhiên đây là ý kiến không hợp lý bởi đã là thành viên HĐQT, tức là nằm trong bộ máy lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng như con chíp điện tử tuy nhỏ nhưng vai trò lớn, không thể thay thế. Thành viên HĐQT có trách nhiệm rất lớn đưa ra quyết định tối quan trọng với sự phát triển của ngân hàng. Họ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật trước cổ đông.


Vì vậy có thể thành viên HĐQT bên cạnh cổ tức được chia thì họ vẫn nhận mức lương cao bởi lẽ cổ tức đó chỉ là mức lãi xuất mà vốn đầu tư họ đã bỏ ra, còn công việc tham gia quản trị ngân hàng phải được trả thù lao. Cần phải tách bạch ra về vấn đề đầu tư và vấn đề công sức.


Nói tóm lại, bộ máy lãnh đạo của ngân hàng như Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát là bộ não của ngân hàng một ngân hàng có tồn tại phát triển được hay không là do đội ngũ này. Thành ra họ cần phải có một mức thù lao hợp lý.


Cơ hội hưởng lương cao của nhân viên không phải không có, đặc biệt nhân viên kinh doanh. Ngoài lương cơ bản nếu làm tốt nhân viên kinh doanh ngân hàng có thể mức lương dựa theo kết quả kinh doanh cao hay thấp. Vì thế có người có thể đạt mức tổng thu nhập rất cao có thể bằng giám đốc chi nhánh, phó tổng giám đốc. Nhưng để đạt mức thu nhập đó họ phải làm việc bằng trên 100% năng lực.


Theo Giáo dục





Ngân hàng Việt muốn 'lấn sân' sang Mozambique

Ngân hàng Việt muốn 'lấn sân' sang Mozambique


Với mạng lưới ngân hàng mỏng, tỷ lệ số dân sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa nhiều, đây được đánh giá là lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.


Sáng ngày 29/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Thống đốc Ngân hàng trung ương Mozambique đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng giữa hai nước. Biên bản ghi nhớ gồm 10 điều, trong đó bao gồm cả nội dung khuyến khích các ngân hàng thương mại 2 nước mở hiện diện.


Trao đổi với Thống đốc Mozambique, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để 2 bên trao đổi, mở ra khả năng hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế, thương mại và đầu tư song phương.


Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng kiến nghị Thống đốc ngân hàng trung ương Mozambique đề xuất với Chính phủ có những chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng Việt Nam đầu tư sang đất nước Đông Nam châu Phi này.


Tại buổi gặp mặt các nhà đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng chiều cùng ngày, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng cho rằng, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Mozambique là rất lớn, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Hoạt động hợp tác giữa 2 bên trong lĩnh vực ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng vì với tư cách là trung gian trung chuyển vốn và trung gian thanh toán, các ngân hàng thương mại sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy đầu tư và kinh doanh giữa doanh nghiệp 2 nước.


"Hai nước đã kí 1 loạt các hợp tác cũng như thành lập ủy ban liên chính phủ. Mozambique là nước thứ đứng 8 trong 10 nước có quan hệ thương mại 2 chiều với Việt Nam. Việt Nam đã đặt nền móng đầu tiên tại đây với Viettel, dự kiến sắp tới sẽ là phát triển nông nghiệp, dầu khí, cơ sở hạ tầng... Tiềm năng của Mozambique còn lớn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực thương mại khác", ông Tú nói.


Về tiềm năng đầu tư tại Mozambique, Thống đốc Mozambique cho rằng mặc dù với 22 triệu dân, GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 640 USD/năm, tuy nhiên nền kinh tế Mozambique rất năng động, và đầy tiềm năng. Đối với riêng lĩnh vực ngân hàng có sự phát triển mạnh với khoảng 16 ngân hàng và hơn 500 chi nhánh trên toàn quốc.


Thống đốc Mozambique cũng thừa nhận, hiện mạng lưới ngân hàng tại quốc gia này chưa bao phủ khắp 139 huyện tại Mozambique. Theo thống kê, hiện tại Mozambique mới chỉ có gần 1.800 máy ATM và chỉ có 3,1 triệu tài khoản ngân hàng trên 22 triệu dân, số lượng giao dịch sử dụng thẻ thanh toán còn thấp, ở mức độ dưới trung bình tại châu phi.


"Mozambique phải thu hút thêm nhà đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng. Thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài khi đầu tư tại Mozambique là vốn pháp định nhỏ, hành lang pháp lý thuận lợi, ổn định vĩ mô, tăng trưởng tốt. Riêng lĩnh vực ngân hàng, tiềm năng lớn với một lượng lớn dân số chưa sử dụng hệ thống ngân hàng, lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng nhanh, đồng nghĩa với việc phải cung cấp thêm nhiều sản phẩm ngân hàng", đại diện Mozambique chia sẻ.


Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, ông Hoàng Sơn - Phó Tổng Giám đốc Viettel cũng cho rằng, Mozambique là thị trường đầy tiềm năng và ngày càng có nhiều nhà đầu tư muốn vào đây. Tuy nhiên, khi đầu tư vào Mozambique cũng còn một số khó khăn như: cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, chia đáp ứng được ngay, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng 1 phần bởi chênh lệch tỷ giá, khó tiếp cận hệ thống ngân hàng do độ phủ sóng mỏng, lãi suất cho vay cao, khó mua ngoại tệ theo giá niêm yết của ngân hàng...


Đứng trên góc độ ngân hàng, bà Nguyễn Thị An Bình - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân đội (MBBank) thì cho rằng, khó khăn khi đầu tư vào Mozambique là hiện chất lượng lao động địa phương còn chưa cao, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Bồ Đào Nha, vị trí địa lý cách xa Việt Nam, mức thuế cao so với các nước trong khu vực. Đáng lưu ý là hiện tại Mozambique, 80% thị phần ngân hàng thuộc về 4 ngân hàng lớn, do đó khi vào Mozambique, ngân hàng nước ngoài sẽ phải cạnh tranh với hơn 10 ngân hàng còn lại với chỉ 20% thị phần.


"Tuy nhiên, cũng không phủ nhận đây là thị trường tiềm năng với nhiều cơ hội đầu tư. Sắp tới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vào Mozambique, ngân hàng cũng nên xem xét vào", bà Bình nói.


Theo Phuong Dung


Fica




Dò cổ phiếu tốt

Dò cổ phiếu tốt


Khi thị trường chưa định được xu hướng, việc dò chọn mã chứng khoán tốt để tự tin hơn trong các quyết định giải ngân là chiến lược thức thời.

Vĩ mô vẫn ổn định


Những thông tin sơ bộ về tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm cho thấy, các chỉ số kinh tế vĩ mô ổn định và ngành sản xuất-kinh doanh đang trên đà phục hồi. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư tăng 0,08% so với mức âm 0,44% của tháng Ba, giá cả mọi nhóm hàng hầu như không đổi trừ viễn thông.


Giá cả nhóm lương thực - thực phẩm - nhóm có tỷ trọng cao nhất trong rổ hàng hóa tính chỉ số CPI tăng 0,15% và đóng góp nhiều nhất vào mức tăng của CPI (0,06%). Cước vận tải có mức tăng trưởng cao nhất trong số các nhóm hàng (0,33%) vì giá xăng được điều chỉnh tăng 0,7%.


So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng 4,45%, cao hơn một chút so với mức 4,39% hồi tháng trước. Lạm phát so với đầu năm chỉ là 0,88%, mức thấp nhất 13 năm qua. Việc TP. Hồ Chí Minh sắp tới điều chỉnh giá dịch vụ y tế vào giữa năm được nhận định sẽ gây tác động một lần lên lạm phát, nhưng giới chuyên gia dự báo lạm phát cả năm sẽ chỉ khoảng 6% hoặc thấp hơn, nghĩa là thấp hơn cả mức lạm phát mục tiêu mà Quốc hội thông qua cho cả năm nay là 7%.


Lạm phát tăng ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây tạo điều kiện cho việc điều chỉnh nâng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý giá. Ví dụ như việc biên độ tăng giá xăng giữa tuần qua ở mức cao nhất so với những lần điều chỉnh gần đây.


Trong khi đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng cũng phát tín hiệu tích cực khi tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 4 tháng đầu năm tăng 5,4% so với cùng kỳ và cao hơn mức 5% của năm 2013. Đây là dấu hiệu tích cực về khả năng hồi phục sản xuất bên cạnh thông tin lượng hàng nguyên vật liệu nhập về cho sản xuất cũng đang có dấu hiệu tăng.


Ở một diễn biến khác, trong buổi họp thường kỳ ngày 25/4, NHNN đã công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 22/4/2014 đạt 0,62% so với cuối năm 2013 trong khi: Huy động tăng 3,09%, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,93%. Nhìn chung, sản xuất công nghiệp đã hồi phục và Chính phủ vẫn chủ trương đẩy mạnh các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại của năm.


Thị trường chưa định được xu hướng


Những thông tin trên dù được xem là tích cực, nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự đi lên của thị trường chứng khoán về lâu dài. Còn trong ngắn hạn, những thông tin này đã phản ánh hết vào thị giá cổ phiếu và thị trường đang chờ những thông tin mới hơn, có sức tác động mạnh hơn để bứt phá.


Khi không có sự xuất hiện của thông tin mới với tầm ảnh hưởng mạnh có thể thay đổi xu thế, tình trạng chán nản là tâm lý tất yếu của giới đầu tư khi phải chờ đợi trong thời gian dài. Các giao dịch vì thế sẽ trở nên thận trọng đối với cả bên bán lẫn bên mua và hệ quả là thanh khoản giảm mạnh.


Đây chính là diễn biến của hầu hết các phiên trong tuần qua với không khí giao dịch buồn chán cùng tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Trong bối cảnh thiếu vắng các thông tin vĩ mô nổi bật và mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I chỉ có tính chất hỗ trợ riêng lẻ cho diễn biến từng cổ phiếu, dòng tiền vào thị trường đã không thể duy trì do nhiều nhà đầu tư bắt đầu e ngại rủi ro "bull trap".


Thị trường nhìn chung đang vào giai đoạn giao dịch không rõ xu hướng. Thực tế này không gây hứng thú cho nhiều nhà đầu tư bởi sự tẻ nhạt, thiếu sôi động trong mỗi phiên giao dịch, cũng như gây khó khăn trong việc định hướng ra quyết định.


Như vậy, chiến lược thích hợp nhất trong giai đoạn này là nhà đầu tư nên tập trung tìm kiếm những mã tốt và phù hợp chiến lược đầu tư của mình, đồng thời đi sâu vào tìm hiểu kỹ hoạt động của những doanh nghiệp đó để có thể vững tâm hơn trước các quyết định giải ngân.


Nhắm mã nào?


Trên thị trường hiện có khá nhiều cổ phiếu tốt, trong đó điển hình là mã DHG của CTCP Dược Hậu Giang với triển vọng tăng trưởng EPS ổn định 14% cho đến ít nhất là năm 2018, do có nhà máy mới đi vào hoạt động trong năm nay.


Mã này hiện đang giao dịch tại mức PER (tỷ lệ giữa giá và thu nhập cổ phiếu) năm 2014 rất hấp dẫn là 14,7 lần và PER năm 2015 là 12,5 lần. Đây là mức tương đối rẻ so với PER trung vị của các công ty dược khác tại các thị trường mới nổi là 17,2 lần.


Năm 2014 được dự báo sẽ tiếp tục là năm thuận lợi cho DHG bởi doanh thu thuần có thể tăng 13% và lợi nhuận ròng tăng 7% (tăng 27% nếu chưa tính lợi nhuận bất thường) so với năm 2013, nhờ giá bán trung bình và sản lượng tăng lần lượt 6% và 8% vì nhà máy mới đi vào hoạt động.


Thêm vào đó, DHG tổ chức ĐHCĐ vào ngày 28/4/2014 và HĐQT đề xuất mức cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:1 (nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu), nâng mức cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2013 từ 2.800 đồng/cổ phiếu lên 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương lợi suất cổ tức 2,2%).


Một mã khác là GAS của Tổng CTCP Khí Việt Nam. Đây là mã mà Chuyên viên cao cấp Đinh Thị Như Nga của CTCK Bản Việt đã khuyến nghị mua vào với giá 122.900 đồng/cổ phiếu trong khi thị giá chỉ 97.000 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 25/4).


Lý do như sau: nhu cầu của các nhà máy điện tăng cao hơn so với dự phòng trước đây và Chính phủ sẽ cho phép GAS nâng giá bán cho các nhà máy điện sau khi giá điện được tăng. Khi đó, mức EPS (thu nhập trên cổ phiếu) tính trên hoạt động kinh doanh chính sẽ tăng lên 21% (từ mức trước đó là 8%) nhờ sản lượng tăng 7% (so với trước đó là 3%) và giá bán trung bình (ASP) cho sản lượng trên bao tiêu từ bể Nam Côn Sơn tăng 22% (trước đó là 4%).


Ngoài ra, GAS cũng đã đề xuất tăng cổ tức lên 4.200 đồng/cổ phiếu do công ty mẹ đang cần tiền cho các khoản đầu tư. Như vậy, GAS hiện đang giao dịch thấp hơn 24% so với các công ty khác cùng ngành tại các thị trường mới nổi với PER 2014 là 12,8 lần.


Thêm vào đó, thời gian gần đây, Bộ Tài chính đề xuất giảm cổ phần của PVN tại GAS từ 96,7% xuống 75% bằng cách bán 2-5% cổ phần ra thị trường và 16,7-19,7% cổ phần cho đối tác chiến lược, việc này có thể cần 1-2 năm thực hiện. Nên, đây hoàn toàn có thể coi là một yếu tố tích cực cho giá cổ phiếu này.


Một mã khác cũng đáng chú ý là NBB của CTCP Năm Bảy Bảy với những thông tin khá tích cực thời gian gần đây trong việc thoái vốn đầu tư nhằm tập trung vào ngành nghề chính là bất động sản.


Mới đây, NBB công bố đã hoàn tất việc chuyển nhượng 25% cổ phần tại dự án BOT cầu Rạch Miễu, dự kiến số tiền thu được ở mức 41,6 tỷ đồng và phần lợi nhuận khoảng 17 tỷ đồng sẽ được hạch toán ngay trong quý I/2014. Các dự án khác nằm trong kế hoạch thoái vốn của NBB trong năm nay còn có CTCP khoáng sản Quảng Ngãi-QMI, CTCP Thủy điện Đá Đen và 80% phần vốn góp tại dự án City Gate Tower.


Dòng tiền ước tính thu về từ hai dự án QMI và Thủy điện Đá Đen khoảng 155 tỷ đồng. Nếu thoái vốn thành công những dự án này, dòng tiền của NBB sẽ được cải thiện ngay trong năm 2014 và 2015, đồng nghĩa với việc tình hình tài chính sẽ ổn định và lành mạnh hơn rất nhiều. Từ đó, doanh nghiệp có khả năng tập trung vào những dự án phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.


Theo Thời Báo Ngân Hàng - Trí Tri




Vốn vào Market Vectors Vietnam ETF đã vượt 100 triệu USD

Vốn vào Market Vectors Vietnam ETF đã vượt 100 triệu USD


Nhà đầu tư tiếp tục rót 5.02 triệu USD vào quỹ Market Vectors Vietnam ETF trong tuần từ ngày 21-25/04, dù thấp hơn so mức rót ròng 8.3 triệu USD trong tuần liền trước nhưng vẫn đánh dấu tuần hút vốn thứ 4 liên tiếp.

Tính đến ngày 25/04, Market Vectors Vietnam ETF - quỹ ETF do Van Eck Global quản lý – đã thu hút được tổng cộng 100.95 triệu USD, vượt xa mức hút ròng 66.88 triệu USD trong cả năm 2013.



Xu hướng rót/rút vốn trong tuần từ 21-25/04 ở quỹ Market Vectors Vietnam ETF



Xu hướng rót/rút vốn từ đầu năm đến nay ở quỹ Market Vectors Vietnam ETF


Nguồn: IndexUniverse


Tài sản ròng, N.A.V và giá chứng chỉ quỹ liên tục giảm


Tuần qua, tổng tài sản ròng của Market Vectors Vietnam ETF tiếp tục giảm từ 508.1 triệu USD tại ngày 17/04 xuống còn 501.8 triệu USD tại ngày 25/04. Tuy nhiên, số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành tiếp tục tăng mạnh từ 24,600,000 lên 24,850,000 đơn vị.


Cùng kỳ, giá trị tài sản ròng (N.A.V) cũng giảm từ 20.66 USD/ccq xuống 20.19 USD/ccq. Hiện N.A.V của Market Vectors Vietnam ETF chỉ còn tăng 8.4% trong năm 2014.


Tương tự, giá chứng chỉ quỹ giảm 2.42%, từ 21.66 USD/ccq xuống còn 20.20 USD/ccq và tiếp tục rút ngắn đà tăng từ đầu năm đến nay xuống 7.5%.


Tại ngày 25/04, quỹ giao dịch với premium 0.01 USD, thấp hơn so mức 0.04 USD cuối tuần trước, tương ứng tỷ lệ 0.04%.



Diễn biến của Market Vectors Vietnam ETF trong 5 phiên giao dịch tuần qua


Nguồn: CNN Money


Phước Phạm (Theo IndexUniverse)


Congly




Chủ tịch Vietinbank: Vụ án Huyền Như là sự cố đáng tiếc

Chủ tịch Vietinbank: Vụ án Huyền Như là sự cố đáng tiếc


Nhưng cũng giống như những gì Vietinbank chia sẻ với báo chí khi vụ án được đem ra xét xử, ông Phạm Huy Hùng chỉ coi đây là sự cố rủi ro đáng tiếc mà ngân hàng không lường trước được.


"HĐQT và ban điều hành nhận thức, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm đau xót, trong đó đặc biệt là bài học về quản lý con người, cơ chế kiểm soát nội bộ", ông Hùng cho biết tại Đại hội cổ đông Vietinbank 2014 diễn ra sáng nay ở Hà Nội - sự kiện quan trọng, quyết định hội đồng quản trị ngân hàng nhiệm kỳ mới. Cá nhân ông không còn là đại diện vốn nhà nước, cũng không tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị sau hàng chục năm gắn bó với Vietinbank.


Trước cổ đông, một lần nữa ông Phạm Huy Hùng cũng khẳng định những giao dịch trong vụ án này là bất hợp pháp, không đúng pháp luật. "Giao dịch ký ủy thác bên ngoài, tất tần tật làm bên ngoài, từ hợp đồng giả, chữ ký giả và giao cho cô Như làm hết. Đó là những giao dịch không bình thường, không đúng pháp luật", ông Hùng nói.


Ông cũng chia sẻ, nhiều người đặt vấn đề Vietinbank có nên xin lỗi sau sự việc này. Tuy nhiên, ông khẳng định từ trước đến nay hàng triệu tài khoản của khách hàng cá nhân, hàng vạn tài khoản của doanh nghiệp giao dịch nhiều năm nay tại Vietinbank đều không vấn đề gì.


"Chỉ có mấy tổ chức với các công ty sân sau làm lung tung mới bị thế", ông nói.


Sau sự cố Huyền Như, hệ thống kiểm tra của Vietinbank hiện nay đảm bảo kiểm tra sát sao, cập nhật hàng ngày và có thể phát hiện mọi sai sót, hành vi sai trái. "Vietinbank cam kết và đảm bảo chịu trách nhiệm hoàn toàn, đầy đủ về các giao dịch khác đã được thực hiện một cách bình thường, hợp pháp hiện nay", ông Hùng cho biết.


Về xử lý kỷ luật, ông Hùng cho biết đã xử lý trách nhiệm hành chính với Ban giám đốc chi nhánh TP HCM, phê bình kiểm điểm rút kinh nghiệm với cấp ủy Chi nhánh, xử lý kỷ luật và trách nhiệm của ban giám đốc, nhân viên.


Vụ án nguyên cán bộ Vietinbank - Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng sắp xử phúc thẩm.Với chiêu thức tạo dựng uy tín rồi huy động tiền lãi suất cao, Huyền Như đã không thể trả hàng nghìn tỷ đồng cho các bên, và được cho là đã lợi dụng vị trí của mình tại Vietinbank, làm giả con dấu, lừa tiền nhiều khách hàng. Một số ngân hàng, trong đó có ACB chịu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng vì vụ việc này. Họ không đồng tình với lập luận của Vietinbank cũng như cơ quan tố tụng và cho rằng họ đã tin Vietinbank để gửi tiền, chứ không gửi cho Huyền Như.


Trước đó, tại phiên sơ thẩm, tòa đã kết luận Vietinbank không phải bồi thường các thiệt hại do Huyền Như gây ra.



Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Xu hướng tiếp thị mới trong làng bất động sản

Xu hướng tiếp thị mới trong làng bất động sản


Khác với thời điểm sôi động, chỉ cần công bố thông tin là khách hàng tự tìm đến dự án, trong bối cảnh hiện nay, để bán được hàng, chủ đầu tư phải xoay xở nhiều cách, trong đó, tiếp thị sản phẩm đã trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng.

Tại hội thảo “Xu hướng tiếp thị, đổi mới làm theo hay cải tiến” do Công ty CBRE vừa tổ chức, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho rằng, từ năm 2013 trở lại đây, thị trường bất động sản đã chứng kiến sự linh hoạt lớn trong cách tiếp thị sản phẩm. Nhiều phương thức tiếp thị mới chưa có tiền lệ ở thị trường căn hộ đã được các chủ dự án đưa ra như, giao nhà khi thanh toán chỉ 35 - 50% giá trị sản phẩm; bàn giao nhà để khách hàng tự hoàn thiện theo ý mình; tận dụng hầu hết các kênh thông tin như radio, Youtue, điện thoại, báo in, báo điện tử, tờ rơi để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kèm theo nhiều hình thức khuyến mãi mới như tặng vé máy bay, gói nội thất, thậm chí mua nhà, đất được tặng vàng…


Nổi bật nhất trong câu chuyện quảng bá dự án thời gian qua có lẽ là chiêu giảm giá bán. Từ năm 2013 đến nay, nhiều sự kiện công bố giám giá bán khủng đã được tung ra, trong đó, đáng chu ý nhất là tuyên bố giảm 50% giá bán tại các dự án ở quận 7 của Novaland và Phát Đạt. Động thái công bố giảm giá này đã qua, nhưng vẫn để lại nhiều nghi vấn trong dư luận. Nhiều quan điểm cho rằng, việc giảm giá này chỉ là chiêu PR để tạo sự chú ý của khách hàng, còn thực tế dự án không giảm giá như doanh nghiệp đã công bố.


Thực tế, theo ghi nhận của chúng tôi, việc Novaland quảng cáo giảm giá 50% Dự án Sunrise City chưa thật sự đúng với bản chất của vấn đề. Đúng hơn, giá bán căn hộ giai đoạn 3 Dự án Sunrise City chỉ bằng 50% so với giá bán giai đoạn đầu. Điều này cũng thật dễ hiểu, bởi giai đoạn 1 của Dự án được chủ đầu tư xây dựng với chất lượng 5 sao, còn căn hộ của giai đoạn 3 được xây dựng với chất lượng 3 sao, chưa nói đến sự khác biệt về hạ tầng. Tất nhiên, khách hàng vẫn luôn tỉnh táo trước quyết định của mình và họ biết “tiền nào của nấy”. Tuy nhiên, đến nay có thể nói rằng, chiêu “giảm giá sốc” của Novaland đã mang lại hiệu quả khá tốt trong việc bán hàng. Do vậy, có thể nói, dù giảm giá thật hay không, thì đây vẫn là “chiêu độc” trong câu chuyện tiếp thị bất động sản thời nay.


Ngược lại, cũng với “chiêu” này, nhưng đến nay, kết quả bán sản phẩm Dự án The EverRich 3 của Công ty Phát Đạt lại không như mong đợi, do nhiều yếu tố như pháp lý dự án, vị trí và giá cả thực tế so với những gì đã công bố.


Qua đây có thể thấy rằng, việc công bố giảm giá bán có thể đã trở thành chiêu PR phổ biến trong câu chuyện tiếp thị bất động sản thời khó, song không phải doanh nghiệp nào cũng thành công với chiêu này.


Ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc thường trực Công ty Bất động sản Hưng Thịnh cho rằng, việc tiếp thị sản phẩm bất động sản trong giai đoạn hiện nay là vô cùng quan trọng, một dự án muốn bán được sản phẩm không thể không tiếp thị. Tuy nhiên, tiếp thị như thế nào để bán được sản phẩm trong bối cảnh nguồn cung lớn, khách hàng khó tính như hiện nay là cả một nghệ thuật, bởi nếu hình thức tiếp thị bị sai lệch, rất dễ dẫn đến dự án bị sa lầy, không bán hàng được luôn.


Còn theo ông Marc Townsend, việc thay đổi hình thức tiếp thị quảng bá của các chủ dự án thời gian qua đã phát huy tác dụng. Nhiều dự án trước đó hầu như không bán được hàng, nhưng sau khi thay đổi phương thức tiếp thị, khuyến mãi, đã có kết quả bán hàng khá tốt.


“Nếu như trước đây, việc bán hàng chỉ thể hiện hình thức phân phối độc quyền, hay đội ngũ bán hàng của chủ đầu tư, thì hiện nay, hình thức bán hàng đã được cải tiến, không còn sự độc quyền trong bán hàng, mà một dự án cùng có sự tham gia bán hàng của chủ đầu tư, nhiều sàn bất động sản và cả lực lượng công tác viên”, ông Marc Townsend nói và cho rằng, Việt Nam có dân số 90 triệu dân, trong đó có đến 50% dưới độ tuổi trung bình có nhu cầu về nhà ở, dù trong phương thức tiếp thị trên thị trường cũng đã có nhiều cải tiến mới, nhưng vẫn chưa đủ để khai thác được tiềm năng mà cần tiếp tục đổi mới để thích ứng với thị trường.


Tăng Triển


Tinnhanhchungkhoan




Bản tin ETF 29/04: V.N.M bắt đầu rút bớt vốn khỏi TTCK Việt Nam

Bản tin ETF 29/04: V.N.M bắt đầu rút bớt vốn khỏi TTCK Việt Nam


Trái ngược với tuần trước, quỹ V.N.M bắt đầu rút bớt vốn khỏi TTCK Việt Nam trong đầu tuần này.

Qũy Market Vectors Vietnam ETF (V.N.M): Bắt đầu rút vốn


TTS của quỹ V.N.M ngày hôm qua (28/04) đã giảm 8.67 triệu USD so với phiên cuối tuần trước (25/04). Bên cạnh nguyên nhân giảm điểm của TTCK Việt Nam, còn do số lượng ccq đã giảm đi 150 nghìn ccq, xuống còn 24.7 triệu ccq,.


Điểm đáng chú ý là trạng thái giao dịch của ccq V.N.M đã tăng từ mức premium 0.04% cuối tuần trước (25/04) lên 0.63% đầu tuần này (28/04). Mặc dù thị giá và NAV của ccq V.N.M đều giảm, nhưng mức độ giảm của NAV nhiều hơn mức độ giảm của giá ccq V.N.M nên đã dẫn đến trạng thái premium tăng đáng kể.


Việc số lượng ccq giảm cho thấy giới đầu tư nước ngoài muốn rút vốn và quỹ đã tiến hành bán ra cổ phiếu ở tất cả các mã trong danh mục cổ phiếu cơ sở trong phiên hôm qua, ngoại trừ PVT là mã vẫn còn giữ nguyên số lượng.


Một điểm lưu ý là trong hai phiên cuối tuần trước, quỹ cũng đã ngưng hoạt động mua cổ phiếu khi nhà đầu tư ngoại ngưng rót thêm tiền vào quỹ, trong khi đầu tuần trước họ vẫn tiến hành đổ tiền vào.


Điều này cho thấy giới đầu tư nước ngoài cũng đang thận trọng với TTCK Việt Nam khi biến động của thị trường đang trở nên khó dự đoán hơn. Mặt khác, những thông tin liên quan đến ”hình sư” cũng khiến khối ngoại bắt đầu e ngại.



Bảng 1: Biến động của quỹ V.N.M đến ngày 28/04/2014




Bảng 2: Giao dịch cổ phiếu cơ sở của quỹ V.N.M đến ngày 28/04/2014


Qũy FTSE VIETNAM UCITS ETF: Trading mạnh


Theo số liệu tới ngày 22/04, TTS của quỹ FTSE Vietnam tiếp tục giảm 0.85 triệu USD, tương đương 0.25% so với ngày 16/04 và đang ở mức 334.37 triệu USD, trong khi số lượng ccq FTSE Vietnam vẫn giữ nguyên so với ngày 16/04 ở mức 12,186,397 ccq.


Ccq FTSE Vietnam tiếp tục giao dịch ở trạng thái discount nhưng chỉ còn ở mức -0.17% so với mức discount -0.34% phiên ngày 16/04.



Bảng 3: Biến động của quỹ FTSE Vietnam đến ngày 22/04/2014


Phiên ngày 22/04, danh mục cổ phiếu cơ sở của FTSE Việt Nam cũng biến động khá mạnh khi họ mua thêm ở 10 mã và bán ra ở 11 mã, trong đó số lượng cổ phiếu bán ra nhiều hơn số lượng cổ phiếu mua vào. Ước tính quỹ này mua tập trung nhiều nhất ở MSN, VIC, DPM, VCB, STB, VSH, trong khi bán ra mạnh ở ITA, HAG, HPG, GMD, KBC, PVT, OGC, PET.



Bảng 4: Giao dịch cổ phiếu cơ sở của quỹ FTSE Vietnam đến ngày 22/04/2014


Nguồn dữ liệu: Vaneck, Bloomberg, Deutsche Bank, IndexUniverse, Ước tính của Vietstock


Thu Hoa


Congly




Đến giữa tháng 4, bội chi ngân sách 30,1 nghìn tỷ đồng

Đến giữa tháng 4, bội chi ngân sách 30,1 nghìn tỷ đồng


Theo báo cáo do Tổng cục Thống kê (GSO) công bố ngày 28/4, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến giữa tháng 4 ước đạt 236,1 nghìn tỷ đồng, bằng 30,2% dự toán năm.

Trong số này, thu nội địa đạt 163,5nghìn tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán năm; thu từ dầu thô đạt 31,4 nghìn tỷ đồng, bằng 36,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 40,3 nghìn tỷ đồng, bằng 26,1%.


Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 54 nghìn tỷ đồng, bằng 29,3% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 36,6 nghìn tỷ đồng, bằng 32,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước đạt 35 nghìn tỷ đồng, bằng 32,7%; thuế thu nhập cá nhân đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33%; thuế bảo vệ môi trường đạt 3,2 nghìn tỷ đồng, bằng 25,2%; thu phí và lệ phí đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, bằng 27,2%.


Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/4 ước đạt 266,2 nghìn tỷ đồng, bằng 26,4% dự toán năm.


Trong số đó, chi đầu tư phát triển đứng ở mức 38,3 nghìn tỷ đồng, bằng 23,5%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể ước tính khoảng 194,1 nghìn tỷ đồng, bằng 27,6%; chi trả nợ và viện trợ 33,8 nghìn tỷ đồng, bằng 28,1%.


Theo tính toán của NDH.vn, tính đến giữa tháng 4, Việt Nam ghi nhận mức bội chi ngân sách khoảng 30,1 nghìn tỷ đồng, trong khi mức bội chi được đặt ra cho cả năm là 224.000 tỷ đồng.


Trung Nghĩa - Người Đồng Hành




ĐHĐCĐ VIB: Cổ đông muốn ngân hàng niêm yết ?

ĐHĐCĐ VIB: Cổ đông muốn ngân hàng niêm yết ?


Sáng nay Ngân hàng Quốc tế VIB đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2014 tại Hà Nội.

Thảo luận:


Trong phần thảo luận, rất nhiều cổ đông VIB băn khoăn việc vì sao lợi nhuận trước dự phòng lại sụt giảm mạnh trong năm 2013?


Về việc này, lãnh đạo ngân hàng cho biết, năm qua, ngân hàng hết sức thận trọng lựa chọn đối tượng cho vay, rút ra phần lớn những khách hàng rủi ro cao nên số lượng khách hàng giảm.


Ngân hàng cũng không cho doanh nghiệp lớn vay được vì mức độ cạnh tranh cao trên thị trường ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng cao hơn rất nhiều năm 2012.


Lãnh đạo cho biết, cũng rất trăn trở làm thế nào vực dậy tình hình kinh doanh ngân hàng.


Tại Đại hội, cổ đông cho rằng ngân hàng nên tiến hành niêm yết. Lãnh đạo ngân hàng cho biết sẽ có trao đổi trong Hội đồng quản trị, tuy nhiên, theo ông Hàn Ngọc Vũ, để trả lời bao giờ ngân hàng niêm yết chính xác ngày nào tháng nào năm nào thì ngân hàng sẽ thảo luận sau và công bố sau.


Về nợ xấu Vinashin, lãnh đạo ngân hàng cho biết, nợ xấu Vinashin cuối năm 2013 là 784 tỷ đồng, sau khi thu hồi còn 662 tỷ, VIB đã trích lập dự phòng 98 tỷ đồng. Số còn lại hơn 500 tỷ đã được Ngân hàng Nhà nước trả 30% theo hình thức trái phiếu.


Liên quan đến vụ án lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như, lãnh đạo VIB cho biết, khách hàng đã dùng giấy tờ giả mạo và con dấu từ VietinBank sang VIB làm thất thoát 180 tỷ đồng. Tuy nhiên VIB đã trích lập ngay và hiện không còn dính líu gì đến tương lai.


Tại tòa sơ thẩm, VIB có thêm 15 tỷ đồng do khách hàng tự nguyện nộp lại, phần còn lại VIB sẽ được chi trả theo tỷ lệ thu hồi là 1/4. Theo ông Vỹ, ngân hàng có thể được lấy lại khoảng 35 tỷ đồng. Như vậy cổ đông sẽ có thêm 1 khoản tầm 15 tỷ đến 50 tỷ đồng.


9h20:Ông Hàn Ngọc Vũ báo cáo trước Đại hội về mức chi thù lao năm 2013 cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.


Dự kiến năm 2014, số thành viên thuộc cơ cấu Hội đồng quản trị vẫn sẽ bao gồm 7 thành viên thông thường và 01 thành viên độc lập, trong đó có 3 thành viên là người nước ngoài. Ban kiểm soát cũng sẽ được duy trì cơ cấu gồm 3 người trong đó có 1 thành viên là người nước ngoài.


Hội đồng quản trị dự kiến mức chi trả thù lao năm 2014 bằng 2% lợi nhuận trước thuế năm 2014 và trong mọi trường hợp không thấp hơn 16,2 tỷ đồng.


8h51:Chủ tịch Hội đồng quản trị VIB ông Đặng Khắc Vỹ đang báo cáo tại đại hội.


8h30: 33 cổ đông tham dự Đại hội.


Năm 2014, VIB đặt mục tiêu tăng tổng tài sản thêm 14% lên 87.559 tỷ đồng. Tổng vốn huy động dự kiến đạt 52.130 tỷ đồng và dư nợ đạt 42.470 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 13%. Lợi nhuận trước thuế ước tính tăng gần 4 lần lên mức 323 tỷ đồng.


Tính hết quý I/2014, tổng tài sản đến đạt 77.085 tỷ đồng tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2013.


Dư nợ cho vay khách hàng đạt 37.731 tỷ đồng tăng trưởng 7,1% so với cuối năm 2013. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng của VIB tăng trưởng chủ yếu ở các lĩnh vực cho vay nhà đất, cho vay vốn lưu động khách hàng doanh nghiệp và tài trợ thương mại.


Lợi nhuận trước dự phòng đạt 199 tỷ đồng, tăng 24% so với quý IV năm 2013. Lợi nhuận trước thuế đạt 52 tỷ.


Thông tin từ VIB cho biết, trong tháng 3/2014, đoàn lãnh đạo VIB đã gặp gỡ và trao đổi với Chủ tịch và Tổng giám đốc của ngân hàng CBA tại Sydney, Úc để thảo luận phương thức thực hiện mục tiêu chung của hai bên là tiếp tục đầu tư và chuyển giao nhằm giúp VIB nâng cao năng lực kinh doanh và phát triển các mảng dịch vụ chiến lược của ngân hàng trong thời gian tới.


"Tất cả để đảm bảo khi khó khăn trôi qua, thị trường phục hồi và với nền tảng phát triển ổn định, bền vững, ngân hàng sẽ nhanh chóng nắm bắt được cơ hội và khởi sắc", đại diện ngân hàng cho biết.


Tình hình kinh doanh năm 2013, tổng tài sản đạt 76.875 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012. Dư nợ cho vay bao gồm trái phiếu doanh nghiệp đạt 37.553 tỷ đồng tăng trưởng 5% so năm trước. Trong đó sản phẩm chủ đạo của ngân hàng là cho vay nhà ở tăng trưởng 33%. Huy động vốn thị trường I cuối năm 2013 đạt 43.239 tỷ đồng tăng 8% so cuối năm 2012. Lợi nhuận trước thuế đạt 81 tỷ đồng.


Theo Diễn Đàn Đầu Tư




NỆM LIÊN Á