Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

HAG bứt phá, VN-Index tăng điểm trở lại

HAG bứt phá, VN-Index tăng điểm trở lại


Cuối phiên sáng, nhiều cổ phiếu bluechips trên sàn HOSE đã tăng giá trở lại và kéo chỉ số VN-Index lên trên mốc tham chiếu. Thanh khoản thị trường đạt 1.900 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 592,27 điểm, tăng 0,70 điểm (0,12%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 79,443 triệu đơn vị, trị giá 1,249,89 tỷ đồng. Toàn sàn có 54 mã tăng, 166 mã giảm và 84 mã đứng giá.



Chỉ số VN30-Index tăng 0,62 điểm (0,09%) lên mức 671,05 điểm, với 8 mã tăng giá, 12 mã giảm giá và 10 mã đứng giá.


Tâm điểm phiên sáng nay thuộc về mã HAG. Sau thông tin năm 2014, HAG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.460 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2013, đầu phiên sáng nay, trong khi hầu hết các cổ phiếu lớn trên sàn HOSE đã đồng loạt giảm giá thì mã HAG vẫn duy trì được sắc xanh nhẹ. Đến cuối phiên sáng, mã HAG bứt phá tăng hơn 900 đồng lên 29.000 đồng/CP và khớp lệnh trên 4 triệu đơn vị.


Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu trụ cột trên sàn HOSE như GAS, BID, VNM, VCB… cũng đã tăng giá trở lại góp phần kéo chỉ số VN-Index lên trên mốc tham chiếu. Chiều ngược lại, một số cổ phiếu lớn như BVH, STB, KDC, FPT… vẫn chìm trong sắc đỏ.


Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu như FLC, HQC, HAR… vẫn điều chỉnh giảm giá. Trong đó, FLC đã giảm 100 đồng xuống 13.200 đồng/CP và khớp lệnh hơn 5 triệu đơn vị.


Thanh khoản lớn nhất sàn HOSE thuộc về mã ITA, đạt hơn 9,5 triệu đơn vị. Khép phiên sáng, ITA đứng ở mức giá tham chiếu.


Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 88,62 điểm, giảm 0,82 điểm (-0,92%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 57,511 triệu đơn vị, trị giá 660,12 tỷ đồng. Toàn sàn có 36 mã tăng, 176 mã giảm và 164 mã đứng giá.



Chỉ số HNX30-Index giảm 1,56 điểm (-0,85%), xuống còn 182,44 điểm, với 2 mã tăng, 22 mã giảm và 6 mã đứng giá.


Diễn biến giao dịch trên sàn HNX vẫn chưa có gì khởi sắc. Hai cổ phiếu vẫn còn duy trì được sắc xanh trong nhóm HNX-30 là NTP và PVS. Trong khi đó, các cổ phiếu như ACB, BVS, VCG, SHB, SCR… tiếp tục lùi xuống dưới mốc tham chiếu. SHB giảm 300 đồng xuống 10.800 đồng/CP và khớp 6,8 triệu đơn vị. SCR giảm 1,7% xuống 11.400 đồng/CP và cũng khớp được 4,49 triệu đơn vị.


Phiên sáng nay, mã HGM tăng nhẹ 500 đồng lên 57.000 đồng/CP. Được biết, Đại hội đồng cổ đông năm 2014 của HGM đã thông qua kế hoạch LNTT năm 2014 đạt 75 tỷ (thấp hơn thực hiện 2013 khoảng 21%); Mức này cao hơn đề xuất của HĐQT trước đó là 56 tỷ đồng. Đại hội cũng đã dự kiến mức trả cổ tức năm 2014 là 50%, trong khi mức cổ tức năm 2013 là 70%.


Nhà đầu tư nước ngoài phiên sáng mua vào 3.143.400 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 82.200 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE).


Mã HAG được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 919.890 đơn vị (chiếm 22,9% tổng khối lượng giao dịch). Các mã tiếp theo là ITC (297.220 đơn vị), VSH (234.840 đơn vị), BID (188.350 đơn vị), KDC (160.120 đơn vị).


Mã BVS bị khối ngoại trên HNX bán ra nhiều nhất với 38.000 đơn vị (chiếm 3,8% tổng khối lượng giao dịch). Hiện BVS đứng ở mức giá 18.400 đồng/cp (-0,5%), tổng khối lượng giao dịch đạt 988.470 đơn vị. Các mã tiếp theo là DBC (27.000 đơn vị), CTS (8.000 đơn vị), DID (7.000 đơn vị), CTN (2.000 đơn vị).


~~~


Theo phân tích của CTCP Chứng khoán Maritime Bank (MSBS), thị trường nhiều khả năng sẽ điều chỉnh trong ngắn hạn. Phiên giao dịch 1/4, MSBS nhận định rằng thị trường có thể sẽ giảm điểm mạnh đầu phiên sau đó hồi phục và kết thúc phiên 2 chỉ số sẽ chỉ giảm nhẹ ở mức 2-3 điểm.


Đây là giai đoạn thị trường diễn biến phức tạp do đó MSBS khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng, theo dõi sát thị trường và chỉ tiến hành giải ngân khi có dấu hiệu tăng điểm rõ rệt.


Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 0,64 điểm (-0,11%) xuống còn 590,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,1 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch chỉ là hơn 39 tỷ đồng.


Hiện tại, giao dịch trên sàn HOSE đang diễn ra khá ảm đạm. Trong nhóm VN-30 chỉ có mã HAG và PGD còn giữ được sắc xanh. Năm 2014, HAG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.460 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2013. HAG sẽ triển khai trồng 5.000 ha bắp trong năm 2014 tại Lào và Campuchia, đón đầu tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi trong nước.


Trong khi đó, các cổ phiếu lớn trên sàn HOSE như BVH, GAS, SSI, KDC, MBB… đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu.


Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giao dịch vẫn chưa có gì khởi sắc. Mã ITA giảm nhẹ 100 đồng xuống 10.000 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 1 triệu đơn vị.


Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 88,93 điểm, giảm 0,50 điểm (-0,56%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,404 triệu đơn vị, trị giá 63,86 tỷ đồng.


Hiện tại, SD9 là mã duy nhất trong nhóm HNX-30 còn duy trì được sắc xanh. Trong khi đó, các cổ phiếu có tính dẫn dắt như ACB, BVS, KLS, SHB, VCG, VND… đã đồng loạt giảm giá.


Mã KLS giảm tới 200 đồng xuống 14.800 đồng/CP và khớp lệnh gần 1 triệu đơn vị. PVX giảm 200 đồng xuống 6.700 đồng/CP và cũng khớp được hơn 1,29 triệu đơn vị.


Bình Minh - NDH




Sắp có 'vòng kim cô' mới cho các ngân hàng Việt Nam

Sắp có 'vòng kim cô' mới cho các ngân hàng Việt Nam


Theo nguồn tin riêng của VnEconomy, sau khi thẩm định pháp lý, dự kiến ngay trong tháng này Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành một văn bản có phạm vi điều chỉnh toàn diện các hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Đây là thông tư thay thế Thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.


Không thả gà ra đuổi


Đã bốn năm qua, số phận của Thông tư 13 chưa từng được yên ổn. Ngay trước thời điểm nó có hiệu lực (1/10/2010), một loạt ngân hàng thương mại đã lên tiếng về những quy định được cho là không hợp lý. Suốt một năm sau đó, Ngân hàng Nhà nước lần lượt có những điều chỉnh, sửa đổi…


Song, về tổng thể, Thông tư 13 là một văn bản quan trọng, cần thiết bởi sự bao trùm của nó và giá trị về mặt lý thuyết - mong muốn của chính sách. Chỉ có điều, nó và một số quy định là chưa đúng lúc.


Bối cảnh Thông tư 13 ra đời, hệ thống ngân hàng ở trạng thái bấp bênh thanh khoản, tín dụng vẫn còn quán tính lớn của những năm bùng nổ liền trước. Những quy định ngặt nghèo, với độ trễ chỉ 5 tháng chuẩn bị kể từ khi ban hành cho đến khi hiệu lực, giống như một cú phanh gấp đối với các ngân hàng thương mại.


Nổi bật nhất là quy định nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu - CAR và giới hạn tỷ lệ cho vay so với huy động - LDR (nguyên gốc cho vay “trên” huy động, khác với điều chỉnh sau đó là cho vay “so với” huy động).


Thông tư 13 là giá trị, cần thiết, bởi nó là một má phanh hãm lại những rủi ro đang có xu hướng quá mức trong hệ thống. Nhưng chính khác biệt lớn giữa mong muốn chính sách với thực thế khiên số phận của nó long đong.


Như trên, Ngân hàng Nhà nước thời đó muốn tăng cường hơn nữa các tiêu chuẩn an toàn. CAR tối thiểu phải nâng từ 8% lên 9%. Nhưng thực tế, một số ngân hàng quốc doanh lớn phải mất hai năm mới đảm bảo được yêu cầu này, trong khi quy định chỉ có độ trễ áp dụng là 5 tháng. Điều này khiến những “ông lớn” đó khó khăn, mà khi họ chiếm thị phần lớn trên thị trường, ảnh hưởng ra bên ngoài là đáng kể.


Đáng chú ý hơn là giới hạn tỷ lệ LDR. Đây là điển hình mong muốn của chính sách, điển hình của mục đích tốt nhưng lại không đúng lúc, nếu không nói là xa rời thực tế.


Thông tư 13 quy định LDR của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 80%. Hiểu đơn giản, nếu huy động được 100 đồng thì mức độ cho vay không được quá 80 đồng. Dù chỉ ở mức độ tham khảo, do còn tùy thuộc vào cân đối các kỳ hạn huy động và cho vay, nhưng LDR là chỉ báo quan trọng về thanh khoản của mỗi nhà băng. Theo đó, quy định trên là một chốt chặn trong bố cảnh khó khăn thanh khoản hệ thống đang nóng lên.


Trong hoạt động ngân hàng, không gì đau nhất bằng vỡ thanh khoản. Nếu nợ xấu đáng ngại nhưng không phải là mất trắng, thì vỡ thanh khoản sẽ đẩy ngân hàng vào thế “không còn gì để mất”. Chính vì vậy, quy định LDR là một chốt chặn cần thiết.


Thế nhưng, không đúng lúc vì khi đó tỷ lệ LDR của toàn hệ thống đã vượt trên 100%, thậm chí rất cao theo dữ liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố thời đó. Việc áp ngay giới hạn 80% như quy định của Thông tư 13 là một cú phanh gấp, gây sốc không chỉ riêng hoạt động ngân hàng mà cả nguồn tín dụng chảy vào nền kinh tế.


Cuối năm 2011, sau khi thả gà ra đuổi, Ngân hàng Nhà nước đã tạm gác quy định trên.


Và hai năm qua, một dự thảo thông tư thay thế Thông tư 13 trải qua nhiều bàn tính dự kiến rồi cũng sẽ ban hành trong tháng này, theo nguồn tin VnEconomy. Một năm về trước, có lãnh đạo ngân hàng thương mại sốt ruột với nó, đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm chốt lại để họ còn chủ động biết và ứng xử.


Vì sao phải nấn ná suốt hai năm qua? Có lẽ Ngân hàng Nhà nước không muốn thả gà ra đuổi như Thông tư 13 (và ngay cả Thông tư 02 sau này), hay phải chờ đợi các điều kiện thực tế phù hợp mới ban hành để tránh lỗi nhịp. Mặt khác, thời gian qua và sắp tới cả hệ thống đã phải chỉnh đốn để theo khuôn khổ mới trên thị trường liên ngân hàng, đặc biệt là theo những quy định chặt chẽ hơn trong Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng.


Vậy nên, việc nấn ná ban hành thông tư thay thế Thông tư 13 là để từng bước thực hiện những mong muốn của chính sách một cách hợp lý hơn, tránh quá lệch với thực tế và dồn nhiều sức ép cùng lúc đối với một hệ thống mà có tới gần phân nửa đang chất vật với tái cơ cấu…


Dấn thêm một bước


Thông tư mới ra đời, các quy định về an toàn hoạt động các ngân hàng sẽ dấn thêm một bước.


Như trên, với một hệ thống mà thanh khoản từng mong manh, rủi ro lớn dần theo nợ xấu và đang bộn bề tái cơ cấu, dễ hiểu khi nhà điều hành phải bước từng bước một để nâng cao các tiểu chuẩn an toàn. Trước hết là tổ chức lại thị trường liên ngân hàng (với Thông tư 21), đến xử lý nợ và chất lượng nợ (Thông tư 02 cùng cơ chế VAMC), sắp tới là một “dây cương” mới nói trên…


Thông tư mới sẽ đến những mục tiêu quan trọng. Theo những gợi mở của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua, bên cạnh quy định các tỷ lệ an toàn, nó sẽ tập trung hơn vào yêu cầu hạn chế tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống, tăng cường chế tài xử lý và yêu cầu khắc phục hậu quả trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.


Sau khi đã xử lý xong thị trường liên ngân hàng, còn 9 tháng nữa để thực sự thực hiện Thông tư 02, thông tư thay thế Thông tư 13 là một miếng ghép quan trọng nữa để hoàn thiện chính sách, theo hướng nâng cao hơn chất lượng hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, ít nhất là về mặt pháp lý.


Vneconomy




Sếp tập đoàn đồng loạt đổi 'ghế'

Sếp tập đoàn đồng loạt đổi 'ghế'


Chỉ trong nửa cuối tháng 3, vị trị lãnh đạo cao cấp của nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước đã có sự thay đổi.

Ngày 31/3, Hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo Việt (BVH) đã có quyết định về việc được thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt đối với ông Trần Trọng Phúc. Ông Phúc cũng thôi là Thành viên HĐQT Tập đoàn Bảo Việt.


Ông Dương Đức Chuyển (51 tuổi) - Thành viên HĐQT, Giám đốc Khối đầu tư của Bảo Việt giữ chức vụ Tổng giám đốc cho đến khi có quyết định mới.


Ông Trần Trọng Phúc (53 tuổi) được bổ nhiệm vào vị trí TGĐ từ 24/4/2013, thay cho bà Nguyễn Thị Phúc Lâm. Trước đó, ông là Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt.


Cùng ngày, tập đoàn EVN đã thông báo về việc ông Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La, được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng giám đốc EVN kể từ ngày 1/4/2014.


Vị trí Giám đốc Ban Quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La tiếp tục được ông Nguyễn Hồng Hà kiêm nhiệm.


Vài ngày trước đó, tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ông Nguyễn Gia Tường, Ủy viên Hội đồng Thành viên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn cũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc thay ông Nguyễn Đình Khang đã chuyển công tác và nhiệm vụ mới.


Ông Nguyễn Đình Khang, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thôi giữ chứcTổng giám đốc để tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh ủy Hà Giang và giữ chức vụ Phó bí thư tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2010-2015.


Ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chính thức bổ nhiệm ông Lê Anh Sơn giữ chức thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).


Ông Lê Anh Sơn sinh năm 1971, nguyên là Phó tổng giám đốc Vinalines được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bổ nhiệm thay thế ông Nguyễn Cảnh Việt, người vừa được điều động giữ chức Phó ban Phòng chống lụt bão của Bộ Giao thông Vận tải.


Trong khi đó, trong ngày 31/3, Đảng ủy Tổng công ty Sông Đà cũng đã có cuộc họp trong đó có nội dụng lấy phiếu biểu quyết đề nghị BXD Bổ nhiệm Tổng Giám đốc. Việc bổ nhiệm này là nhằm thay thế ông Lê Văn Châu, Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó bí thư tỉnh ủy tỉnh Bình Phước.


PV


Theo vietnamnet.vn




Quý I/2014: Khối ngoại mua ròng hơn 801 tỷ đồng, gom mạnh bluechips

Quý I/2014: Khối ngoại mua ròng hơn 801 tỷ đồng, gom mạnh bluechips


Tính chung cả quý I/2014, khối ngoại đã mua vào tổng cộng 557,61 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 17.700 tỷ đồng, trong khi bán ra 523,56 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 16.900 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 1/4 chặng đường của năm 2014 với những diễn biến thăng trầm đan xen.


So với cuối năm trước, kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3/2014, chỉ số VN-Index tăng 17,23% lên 591,57 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 31,84% lên 89,44 điểm.


Trong đó, khối nội và ngoại đã thay phiên nhau hỗ trợ cho 2 chỉ số tăng trưởng mạnh trong thời gian vừa qua. Hai tháng đầu tiên của năm 2014 ghi đậm dấu ấn của khối ngoại trên thị trường, trong khi đó, khối nội đã thay khối ngoại kéo thị trường tăng điểm trong tháng 3/2014.


Cụ thể, tính chung cả quý I/2014, khối ngoại đã mua vào tổng cộng 557,61 triệu cổ phiếu, trị giá 17.728 tỷ đồng, trong khi bán ra 523,56 triệu cổ phiếu, trị giá 16.927 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 34,05 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị mua ròng là 801,06 tỷ đồng.


Trên sàn HOSE, khối ngoại đã có quý mua ròng thứ 2 liên tiếp, với giá trị mua ròng đạt 870,78 tỷ đồng (giảm 66,1% so với giá trị mua ròng của quý IV/2013), tương đương khối lượng mua ròng là 15,82 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối ngoại đã thực hiện mua vào 439,5 triệu cổ phiếu, còn bán ra 423,66 triệu cổ phiếu. Giá trị mua vào đạt 15.994 tỷ đồng, còn giá trị bán ra là 15.123 tỷ đồng.


Trong quý I/2014, khối ngoại trên HOSE mua ròng rất mạnh 2 tháng đầu năm (1.601 tỷ đồng và 938 tỷ đồng), tuy nhiên sang tháng 3, diễn biến giao dịch của họ có phần tiêu cực hơn, với giá trị bán ròng lên tới 1.669 tỷ đồng (mạnh nhất kể từ tháng 6/2013 là 1.767,7 tỷ đồng).


Khối ngoại trên HOSE quý I/2014 tập trung mua ròng mạnh các cổ phiếu bluechips. Trong đó, mã MSN dẫn đầu về giá trị mua ròng trên sàn HOSE, đạt 492,07 tỷ đồng. Kế tiếp, mã GAS cũng được họ mau ròng hơn 474,34 tỷ đồng. Trong khi đó, mã HSG, VCB, VIC và PVT đều được họ mua ròng hơn 200 tỷ đồng.


Chiều ngược lại, mã HAG bị họ bán ròng hơn 447 tỷ đồng. Tiếp sau đó, mã KBC, DPR, KDC và DPM cũng đều bị họ bán ròng trên 200 tỷ đồng.



Trên sàn HNX, khối ngoại đã có quý bán ròng đầu tiên kể từ đầu năm 2013. Cụ thể, trong quý I/2014, khối ngoại trên HNX đã mua vào 118,12 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra 99,9 triệu cổ phiếu, với giá trị mua vào là 1.734 tỷ đồng và giá trị bán ra lên tới 1.803 tỷ đồng.


Tổng khối lượng mua ròng đạt 18,21 triệu cổ phiếu, nhưng xét về giá trị thì khối ngoại trên HNX lại bán ròng hơn 69,72 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy các cổ phiếu bị họ bán ra có giá trị cao hơn nhiều các cổ phiếu được mua vào.


Tương tự như trên sàn HOSE, khối ngoại trên HNX quý I/2014 cũng tập trung mua ròng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2014 (127,9 tỷ đồng và 269,34 tỷ đồng), trong khi quay trở lại bán ròng tới 466,99 tỷ đồng vào tháng 3/2014, đây cũng là tháng bán ròng mạnh nhất của khối ngoại trên HNX tính từ đầu năm 2013 tới giờ.



Trong quý 1/2014, khối ngoại trên HOSE mua ròng mạnh nhất mã VCG, đạt hơn 199,47 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng thứ 2 là VND, với giá trị mua ròng là 72,8 tỷ đồng.


Chiều ngược lại, họ bán ròng chủ yếu các mã NTP (207,9 tỷ đồng), PVS (168,79 tỷ đồng) và SHB (138,18 tỷ đồng). Các mã còn lại đều có giá trị bán ròng dưới 10 tỷ đồng.


Bình Minh - NDH




Sếp nữ Việt Nam từ góc nhìn của Bloomberg

Sếp nữ Việt Nam từ góc nhìn của Bloomberg


Các CEO nữ Việt Nam “giỏi trong việc tạo ra một môi trường gia đình để mọi người cảm thấy mình là một phần trong đó. Họ thu hút được sự trung thành cao”.

Bà Lê Thị Thu Thủy, một sếp nữ của tập đoàn Vingroup, nói rằng, bà mang cái nhìn của một người mẹ vào dự án Vincom Mega Mall Royal City, khu mua sắm lớn nhất Việt Nam. Điều đó thể hiện qua việc khu này có một công viên nước trong nhà và một sân trượt băng, trở thành điểm đến cuối tuần cho nhiều gia đình ở Hà Nội - thành phố 6,8 triệu dân.


“Trước đó, chẳng có mấy nơi để cho cả gia đình cùng đi chơi cả”, bà Thủy, 39 tuổi, một người mẹ hai con nói trong cuộc trò chuyện với phóng viên của hãng tin Bloomberg.


Bà Thủy giữ vai trò Giám đốc điều hành (CEO) của Vingroup và chỉ đạo việc khánh thành Mega Mall Royal City trước khi rời cương vị này vào tháng trước để điều hành bộ phận thương mại điện tử mới thành lập mang tên VinE-Com. Số lượng đông đảo khách hàng là trẻ em và thanh niên tập trung ở sân trượt băng ở Mega Mall Royal City mỗi cuối tuần cho thấy, chiến lược của bà đã đem lại hiệu quả.



Điểm chung của Vinamilk và Vingroup - hai cổ phiếu lớn tăng giá tốt nhất tại Việt Nam 5 năm qua là đều do CEO nữ lãnh đạo.


Các “bóng hồng” lãnh đạo doanh nghiệp như bà Thủy đang nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoản trị giá 58 tỷ USD của Việt Nam - thị trường chứng khoán có mức tăng điểm mạnh nhất ở khu vực châu Á trong năm nay. Trong vòng một năm qua, VN-Index đã tăng 21%.


Một chỉ số về giá cổ phiếu 43 công ty niêm yết Việt Nam cho CEO nữ lãnh đạo đã tăng 193% trong 5 năm qua, cao gần gấp đôi mức tăng 107% của VN-Index trong cùng khoảng thời gian. Đây là chỉ số dựa trên dữ liệu do công ty Intelligent Financial Research & Consulting (IFRC) có trụ sở ở Paris và Bloomberg thu thập. Mức lợi nhuận trung bình của cổ phiếu các công ty trong chỉ số này đem lại trong 5 năm qua đạt 72%, so với mức trung bình 55% của các công ty trong VN-Index.


Bà Thủy cho rằng, thành công của các CEO nữ ở Việt Nam có thể xuất phát từ những kỹ năng mà phụ nữ ở đây đã rèn giũa trong hàng thập kỷ chiến tranh. Trong thời chiến, nam giới đều phải ra trận, để lại nhiệm vụ quản lý công việc làm ăn, tài chính gia đình, và nuôi dạy con cái lại cho phụ nữ. Nữ giới hiện chỉ chiếm chưa đầy 7% số ghế trong hội đồng quản trị các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhưng tỷ lệ này vẫn là cao thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á, sau Philippines, theo số liệu của IFRC.


Phụ nữ chiếm 6,27% số ghế hội đồng quản trị trong các công ty Việt Nam. Ở Mỹ, tỷ lệ này vào khoảng 13%.


“Không giống như ở nhiều nước châu Á khác nơi phụ nữ bị lép vế, phụ nữ ở Việt Nam nắm quyền lực không nhỏ. Đó là một phần của văn hóa ở đây. Phụ nữ Việt Nam làm việc rất chăm chỉ, rất thông minh và có mức độ cam kết cao”, ông Peter Ryder, CEO của quỹ đầu tư Indochina Capital, nói.


Theo ông Chris Freund, một nhà quản lý của công ty quản lý quỹ đầu tư Mekong Capital có trụ sở ở Tp.HCM, các CEO nữ ở Việt Nam có xu hướng thực hiện một quy trình ra quyết định có sự tham gia của nhiều người hơn so với các CEO nam. Họ thường tìm kiếm sự đồng thuận của các cổ đông thay vì tự mình quyết các chiến lược.


Freund cho rằng, các CEO nữ Việt Nam “giỏi trong việc tạo ra một môi trường gia đình để mọi người cảm thấy mình là một phần trong đó. Họ thu hút được sự trung thành cao”.


Bà Vũ Thị Thuận, 58 tuổi, người rời cương vị CEO của Traphaco vào năm 2011, nói rằng, bà thường ăn cơm trưa với nhân viên trong suốt 11 năm lãnh đạo tại công ty dược phẩm niêm yết lớn thứ nhì Việt Nam này. Bằng cách đó, Traphaco giữ chân được nhân viên mỗi khi nhân viên nào đó được một công ty khác đề nghị trả cao hơn. Bà Thuận hiện là Chủ tịch HĐQTcủa Traphaco.


Theo ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực của công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), việc đưa phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp sẽ giúp đưa tới những quan điểm đa dạng hơn trong quá trình ra quyết định. “Đây không hẳn là vấn đề những kỹ năng mà nữ có, nam không có, mà là tạo ra một đội ngũ quản lý đa dạng. Nếu phụ nữ bị gạt sang bên, thì sự đa dạng đó sẽ không có được”.


Cổ phiếu công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Vingroup là hai cổ phiếu lớn tăng giá tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 5 năm qua. Điểm chung của hai công ty này là đều do CEO nữ lãnh đạo.


Giá cổ phiếu của Vinamilk đã tăng 688% kể từ tháng 3/2009. Giá trị vốn hóa của công ty này hiện đạt 5,6 tỷ USD. Dưới sự lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm sang hơn 23 quốc gia và đặt mục tiêu doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2017, từ mức khoảng 500 triệu USD so với 5 năm trước đây.


Bà Liên, người giữ vai trò CEO của Vinamilk từ năm 1992, cho rằng, các CEO nữ thường thận trọng hơn so với các CEO nam, dẫn tới việc quản trị rủi ro tốt hơn.


Cổ phiếu của Vingroup, tập đoàn phát triển bất động sản và kinh doanh mặt bằng bán lẻ lớn nhất Việt Nam, đã tăng 763% kể từ năm 2009. Bà Thủy gia nhập Vingroup vào năm 2008 với tư cách trưởng bộ phận đầu tư, và trở thành CEO 4 năm sau đó. Sau khi bà Thủy thôi chức CEO Vingroup, chiếc ghế này được nhường lại cho bà Dương Thị Mai Hoa. Lợi nhuận ròng của Vingroup tăng gấp 4 lần trong năm 2013.


Trả lời phỏng vấn Bloomberg, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch công ty Chứng khoán VNDirect nói, những bài học từ thời chiến tranh đã in sâu ở Việt Nam, trong đó việc những người mẹ vừa lo chăm sóc gia đình vừa lo chuyện làm ăn đã truyền lại kinh nghiệm và động lực cho các thế hệ sau.


Soha




CPI tháng 4: Người nói giảm, người bảo tăng

CPI tháng 4: Người nói giảm, người bảo tăng


Tại cuộc họp mới đây của Tổ điều hành thị trường trong nước, ông Đỗ Văn Chiến - Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, CPI tháng 4 có thể vẫn âm nhưng ít hơn so với tháng 3, âm từ 0,2 - 0,3%.


Tại cuộc họp này, đại diện các bộ ngành cho rằng, theo quy luật tiêu dùng nhiều năm, tháng 4 và quý II thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ ổn định hơn so với quý I. Đáng chú ý nhất là việc TP. HCM dự kiến sẽ tăng giá dịch vụ y tế vào tháng 6. Nếu điều đó xảy ra có thể tác động vào CPI cả nước khoảng 0,1%.


Tuy nhiên, theo một chuyên gia kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 4 sẽ tăng nhẹ trở lại và chủ yếu do tác động từ phía cầu bởi hoạt động kinh tế bắt đầu vào guồng, trong khi lượng tiền đổ vào nền kinh tế cũng sẽ mạnh hơn qua kênh đầu tư công, tín dụng cũng thoát khỏi cảnh “âm”.


Trong khi tác động từ phía chi phí đẩy là không lớn. Mặc dù việc tăng giá xăng dầu ngày 19/3 chắc chắn sẽ làm tăng CPI. “Song ảnh hưởng là không lớn do mức độ tăng giá xăng dầu lần này là không cao; hơn nữa sức mua vẫn còn yếu sẽ hạn chế bớt đà tăng giá “ăn theo” của các loại hàng hóa khác”, vị chuyên gia trên phân tích.


Chưa kể, từ 1/4 giá dầu đã giảm từ 130-240 đồng/lít,kg; giá gas sẽ giảm 20.000 đồng/bình 12kg. Điều này cũng giá "trung hòa" bớt tác động của đợt tăng giá xăng dầu mới đây.


P.L


Thời Báo Ngân Hàng




Tự doanh rút gần 28 triệu USD trong tháng 3

Tự doanh rút gần 28 triệu USD trong tháng 3


Sau hai phiên cầm chừng, khối tự doanh CTCK đã mạnh tay gom vào cổ phiếu hơn trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3. Tuy nhiên, xu thế chung của khối này vẫn là bán ròng.

Cụ thể, tự doanh CTCK mua vào 1.040.870 đơn vị, trị giá 34,69 tỷ đồng, lần lượt tăng 91,9% về lượng và hơn 142% về giá trị so với phiên giao dịch trước. Mức giá bình quân mua vào đạt 33.356 đồng/đơn vị, tăng khá so với mức giá 26.439 đồng/đơn vị.


Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 2.284.660 đơn vị, tăng 62,55% so với phiên giao dịch trước và tổng giá trị 46,75 tỷ đồng, giảm 14,47% so với phiên trước. Mức giá bình quân bán ra đạt 20.460 đồng/đơn vị, giảm mạnh so với mức 38.904 đồng/đơn vị của phiên trước đó.


Như vậy, trong phiên đầu tuần này ngày 31/3, tự doanh đã bán ròng 1.246.790 đơn vị, tăng 44,11% so với phiên trước với tổng giá trị bán ròng tương ứng 12,06 tỷ đồng, giảm hơn 70% so với phiên trước.


Với mức giá bình quân mua vào và bán ra cho thấy sau hai phiên dè dặt với giao dịch bán ra chủ yếu là các bluechip thì khối tự doanh CTCK đã quay lại trạng thái gom vào các mã thuộc nhóm cổ phiếu bluechip và tiếp tục đẩy bán các cổ phiếu tăng nóng vừa và nhỏ. Chính nhờ việc gom mạnh cổ phiếu bluechip khiến phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 giá trị bán ròng đã giảm mạnh so với các phiên trước.


Tính chung trong cả tháng 3, tự doanh CTCK đã có 3 phiên mua ròng và 18 phiên bán ròng. Khối này đã mua vào 32,23 triệu đơn vị, trị giá 916,69 tỷ đồng và bán ra 67,84 triệu đơn vị, trị giá 1.503,29 tỷ đồng trong tháng 3. Qua đó, khối này đã bán ròng 35,61 triệu đơn vị, tăng 483,77% so với tháng 2 và tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 586,6 tỷ đồng, tăng 102,13% so với tháng 2.


Thanh Thúy


Tinnhanhchungkhoan




Vì sao các tổ chức tín dụng đầu tư vào trái phiếu và tín phiếu ?

Vì sao các tổ chức tín dụng đầu tư vào trái phiếu và tín phiếu ?


Trong quý I/2014, có khoảng 95 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) và các giấy tờ có giá trị khác (trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc…) đã được đưa ra đấu thầu.


Đối tượng tham gia đấu thầu là các tổ chức tín dụng (TCTD) và các tổ chức kinh tế (ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư). Các tổ chức này mua tới 75 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng các TCTD đã mua khoảng 85% tổng lượng trái phiếu bán ra.


Các TCTD mua nhiều trái phiếu như vậy nhưng theo thống kê, 2 tháng đầu năm 2013, vẫn còn khoảng 57 nghìn tỷ đồng TPCP đang được gửi tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) chưa được đưa vào sử dụng. Về vấn đề này, bà Vũ Thị Hồng - Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: các TCTD đẩy mạnh mua TPCP, đặc biệt trong hai tháng đầu năm do lượng tiền tiếp tục quay trở lại các hệ thống TCTD, dù lãi suất huy động đã giảm. Trong khi tiền về nhiều mà mở rộng tín dụng lại rất khó khăn, đến ngày 13-3-2014, lượng giải ngân tín dụng giảm 1,05% so với cuối năm 2013. Với tình hình đó, các TCTD tăng cường đầu từ vào TPCP là một việc làm đúng đắn. Các TCTD có thể sử dụng TPCP để tham gia vào các kênh nghiệp vụ của ngân hàng trung ương hoặc vay vốn trên ngân hàng khi họ gặp khó khăn về thanh khoản.


Khi mua TPCP các TCTD đã phải tính toán kỹ lưỡng, dựa trên các cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của họ, cơ cấu cho vay ra hay đầu tư khác, miễn là hoạt động an toàn. Ngay từ đầu năm (theo Chỉ thị 01) NHNN đã chỉ đạo các TCTD khi mở rộng tín dụng phải tính toán để các tỷ lệ đảm bảo được sự an toàn, đặc biệt, chú trọng đến sự an toàn, hiệu quả của vốn (cả huy động và cho vay)… Do vậy khi đầu tư vào TPCP mà đảm bảo các tỷ lệ an toàn thì hoàn toàn có thể yên tâm.


Trả lời câu hỏi các TCTD bỏ nhiều tiền mua TPCP có ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN trong năm 2014 không? Bà Hồng nhận định: Khi tình hình mở rộng tín dụng khó khăn, các TCTD nếu không dùng vốn để đầu tư vào kênh TPCP thì có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác hoặc gửi tại NHNN. Tiền gửi tại ngân hàng sẽ không được sử dụng, còn tiền đầu tư qua kênh TPCP sẽ được dùng để tăng nguồn thanh khoản cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên, điều quan trọng là, nguồn vốn TPCP này phải được đẩy mạnh giải ngân và sử dụng hiệu quả. Các doanh nghiệp (DN) nếu được sử dụng nguồn tiền từ nguồn của TPCP sẽ được đẩy mạnh đầu tư vào các dự án theo danh mục đầu tư của TPCP, từ đó, có thể tiêu thụ được các sản phẩm đang tồn kho của các DN khác, khiến toàn bộ nền kinh tế vận hành trôi chảy hơn.


Trong năm 2014, bội chi ngân sách dự toán tăng lên 224 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP. Do đó, Chính phủ dự định nâng tổng lượng TPCP phát hành trong năm 2014 lên thêm 100 nghìn tỷ đồng nữa (nâng tổng phát hành TPCP lên khoảng 280 nghìn tỷ đồng) nhằm tài trợ bội chi ngân sách tăng cũng như bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Chủ trương này, đến nay có thể thấy là phù hợp và chắc chắn sẽ thành công.


Dù là cho vay trực tiếp DN hay mua hay TPCP thì các dòng tiền đều được đẩy mạnh đầu tư vào nền kinh tế. Hai cơ quan là NHNN và Bộ Tài chính luôn phối hợp với nhau về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, đảm bảo lượng tiền dư thừa được hút về với liều lượng phù hợp, đồng thời, đảm bảo lượng tiền để các TCTD tham gia được các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ bảo lãnh, trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc,… trong điều hành, NHNN luôn điều chỉnh mức lãi suất khi rút tiền về qua tín phiếu NHNN, đảm bảo mặt bằng lãi suất ổn định, đặc biệt, mặt bằng lãi suất ngân hàng luôn ở mức thấp. Dù lãi suất giảm nhiều so với phiên đầu năm, phiên đấu thầu gần đây, lãi suất cũng giảm tương đối so với năm trước (giảm 0,6 - 0,95% /năm) góp phần làm giảm chi phí, tiết kiệm một khoản kinh phí đáng kể cho NSNN, mà phiên đấu thầu vẫn thành công.


Nhìn chung, khi kênh tín dụng của cả hệ thống ngân hàng còn gặp khó khăn, lạm phát đang giữ ở mức thấp do nhu cầu tiêu dùng còn yếu, việc mở ra các phiên đấu thầu TPCP, tín phiếu kho bạc hay trái phiếu kho bạc vẫn là một việc hợp lý và cần thiết, nhằm giảm thiểu khó khăn cho các TCTD, hỗ trợ chi tiêu ngân sách, đồng thời, quản lý nguồn tiền và điều hành ổn định vĩ mô toàn bộ nền kinh tế.


Theo Tài Chính




Thị trường tháng 4: Rủi ro thị trường xuất hiện!

Thị trường tháng 4: Rủi ro thị trường xuất hiện!


Sau những điều chỉnh xuất hiện vào cuối tháng 3, các chuyên gia cho rằng thị trường tháng 4 sẽ không có biến động mạnh bởi một số thông tin thiếu tích cực đã bắt đầu hiện diện.

Ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh – Tổng giám đốc CTCK Sen Vàng (GLS) nhận định: “Thị trường tháng 4 sẽ khó có những biến động mạnh do các quỹ ngoại tiến hành chốt danh mục và số liệu quỹ để báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”.


Theo ông Chinh, thị trường chứng khoán hiện tại đang hưng phấn mặc dù đang có những tín hiệu điều chỉnh gần đây (giảm mạnh nhưng cũng gia tăng trở lại). Với thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao như hiện nay thì thị trường không những khó giảm sâu mà còn hấp dẫn các dòng vốn hơn so với các kênh đầu tư khác.


Nhận định về tuần đầu tháng 4, ông cho rằng, các quỹ mặc dù chốt số liệu để báo cáo kết quả kinh doanh nhưng sẽ không có biến động nhiều do yếu tố thanh khoản vẫn được duy trì. Bên cạnh đó, một dòng vốn không nhỏ của nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang chờ mua khi thị trường suy giảm và đây chính là nhân tố hỗ trợ đáng kể đối với những lúc thị trường có điều chỉnh mạnh.


Tuy nhiên, với diễn biến về việc chốt danh mục hay số liệu của các quỹ, các nhà đầu tư sẽ thận trọng trong giao dịch hơn vì vậy thị trường sẽ khó có những biến động mạnh.


Về biến động của cổ phiếu, ông cho rằng, tháng 4 là tháng tâm điểm của kỳ ĐHĐCĐ, vì vậy, tác động của sự kiện này sẽ giúp cho những các cổ phiếu của các công ty kinh doanh tốt cùng với những kế hoạch khả quan được quan tâm nhiều hơn và những cổ phiếu này sẽ là điển hút dòng tiền. Bên cạnh đó, những cổ phiếu của các ngành thiết yếu với thị trường như BĐS, Vật liệu xây dựng, Chứng khoán và Hàng tiêu dùng cũng sẽ là nơi thu hút dòng tiền mạnh mẽ. Vì vậy, nhà đầu tư nên chọ đầu tư vào những nhóm ngành này.


“Điều chỉnh trong nửa đầu tháng 4 và nửa sau tháng 4 sẽ tích lũy đi ngang trong biên độ hẹp” là ý kiến nhận định của ông Lê Vương Hùng – Giám đốc môi giới CTCK Rồng Việt (VDS).


Theo ông, trong tháng 4 có những thông tin tốt xấu trái chiều (thông tin tốt là khả năng mở room nhưng ảnh hưởng xấu có thể đến từ vụ xử đại án bầu Kiên) vì vậy nhà đầu tư sẽ cân nhắc khi tham gia thị trường. Bên cạnh đó, cuối tháng 3, các quỹ ngoại chốt quỹ nên mức giao dịch cùng sự nâng đỡ thị trường đến từ các cổ phiếu họ nắm giữ sẽ hạn chế. Với những diễn biến đó, ông cho rằng, tháng 4 sẽ có hai giai đoạn là điều chỉnh (trong nửa đầu tháng 4) và sau đó sẽ là tích lũy đi ngang trong biên độ hẹp (từ giữ tháng 4 trở đi). Ông cũng đưa ra các cột mốc như đáy dưới là 585 điểm còn thấp hơn chỉ về mức 570 điểm. Ở chiều tăng, nếu vượt được mốc 609-610 điểm sẽ gia tăng lên 620 điểm.


Về tuần giao dịch đầu tiên của tháng 4, ông cho rằng, mặc dù sự hưng phấn của thị trường thể hiện rõ nét nhưng thị trường hiện tại đang xuất hiện điều chỉnh, vì vậy khó có thể vượt mốc 600 điểm ngay trong thời điểm này. Bên cạnh đó, thanh khoản gần đây đang cũng có dấu hiệu giảm sút do nhà đầu tư sau khi chốt lời vẫn đang cân nhắc tham gia trở lại nhưng không phải quá nhanh chóng. Họ đang kỳ vọng thị trường trở nên ổn định hơn.


Ông khuyến nghị, trong tháng 4 nên tập trung vào những cổ phiếu mà dự kiến trình ĐHĐCĐ phương án kinh doanh và kế hoạch tăng trưởng rõ ràng. Bên cạnh đó, những cổ phiếu có thanh khoản tốt và cơ bản tốt thì nên tập trung vào.


Còn ông Phan Dũng Khánh – Trưởng phòng phân tích CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) thì cho rằng: “Trong tháng 4 sẽ không có thông tin tích cực tác động, chủ yếu lại là những thông tin thiếu tích cực như quỹ ngoại bán ròng, tự doanh các CTCK bán ròng, các nhà đầu tư lớn gia tăng bán. Thị trường chỉ được hỗ trợ từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ”. Ông cũng cho biết, việc bán ròng của khối ngoại, tự doanh CTCK và nhà đầu tư lớn góp phần đưa thanh khoản tăng cao nhưng cũng là nhân tố kìm hãm thị trường.


Khi thị trường suy giảm hay thậm chí suy giảm mạnh thì luôn có một lực mua đến từ khối ngoại; nhưng thị trường gia tăng, khối này đẩy mạnh bán ra để cơ cấu danh mục. Với việc mua lúc giảm và bán lúc tăng này, nhà đầu tư nước ngoài nhận định thị trường đang nằm ở đỉnh.


Với mốc 600 điểm, ông cho rằng có thể sẽ đạt được trong tuần đầu tiên của tháng 4 nhưng sau khi chạm đến mốc này sẽ có điều chỉnh trở lại. Chung trong cả tháng 4, mức cao nhất có thể đạt được là 610 điểm, mức thấp nhất mà chỉ số VN-Index có thể điều chỉnh về là 580 điểm.


Ông khuyến nghị nhà đầu tư trong tháng 4 nên tranh thủ cơ cấu lại danh mục. Những cổ phiếu đã có lợi nhuận nhiều thì nên chốt. Nếu tham gia mua vào thì nên tránh sử dụng margin. Với nhà đầu tư trung – dài hạn thì đây là thời cơ để mua trở lại vì trong trung và dài hạn vẫn là xu hướng tăng điểm.


Tương tự ông Khánh, ông Trần Minh Hoàng - Trưởng bộ phận nghiên cứu Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường VCBS cũng nhìn nhận “thị trường tháng 4 có nhiều rủi ro”.


Theo ông, thị trường tháng 3 ghi nhận mức tăng điểm tốt nhờ các thông tin hỗ trợ nhất định như giảm lãi suất, Thông tư 09 sửa đổi Thông tư 02 làm vơi bớt áp lực lên hệ thống ngân hàng,… nhưng cũng có những thông tin kém tích cực như Nga - Ucraina, Trung Quốc tiềm ẩn rủi ro, QE3 có thể bị cắt giảm và lãi suất cơ bản tăng lên. Mặc dù xuất hiện những thông tin thiếu tích cực nhưng thị trường chứng khoán vẫn gia tăng như thể phớt lờ đi, chính vì vậy, đây sẽ là rủi ro khá lớn cho nhà đầu tư và thị trường do thông tin xấu vẫn còn hiện hữu.


Bên cạnh đó, ông còn cho biết, thông tin kinh tế xã hội quý 1 không quá tốt so với mức tăng điểm của thị trường. Thị trường tháng 3 gia tăng cho thấy hưng phấn của dòng tiền chứ không đến từ những tác động tích cực từ nền kinh tế. Vì vậy, rủi ro thị trường là khá cao, việc điều chỉnh là tất yếu do đã rời xa với giá trị thực.


Dòng tiền vào thị trường là dòng tiền nóng với margin cao, việc thị trường nhận ra điểm này sẽ là yếu tố làm thanh khoản suy giảm trong tuần đầu tiên của tháng 4. Điều hỗ trợ cho thị trường trong tháng 4 là kết quả kinh doanh quý 1 và kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên. Thông tin nới room cũng có thể tác động.


Với những nhận định đó, ông khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc giảm tỷ trọng ở những cổ phiếu nóng và đặc biệt nếu tham gia mua thì nên hạn chế mua đuổi, nên nắm giữ một số cổ phiếu tốt như HSG, FPT, VCB, HPG,… Thời điểm hiện tại phù hợp với đầu tư trung dài hạn.


Duy Hoàng


Congly




Sắc đỏ bao trùm thị trường, VN-Index mất hơn 4 điểm.

Sắc đỏ bao trùm thị trường, VN-Index mất hơn 4 điểm.


Thị trường tiếp tục điều chỉnh giảm điểm ngay trong những phút đầu của phiên giao dịch mới. Giao dịch trên thị trường diễn ra khá ảm đạm, thanh khoản chỉ ở mức thấp.


Theo phân tích của CTCP Chứng khoán Maritime Bank (MSBS), thị trường nhiều khả năng sẽ điều chỉnh trong ngắn hạn. Phiên giao dịch 1/4, MSBS nhận định rằng thị trường có thể sẽ giảm điểm mạnh đầu phiên sau đó hồi phục và kết thúc phiên 2 chỉ số sẽ chỉ giảm nhẹ ở mức 2-3 điểm.


Đây là giai đoạn thị trường diễn biến phức tạp do đó MSBS khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng, theo dõi sát thị trường và chỉ tiến hành giải ngân khi có dấu hiệu tăng điểm rõ rệt.


Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 0,64 điểm (-0,11%) xuống còn 590,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,1 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch chỉ là hơn 39 tỷ đồng.




Hiện tại, giao dịch trên sàn HOSE đang diễn ra khá ảm đạm. Trong nhóm VN-30 chỉ có mã HAG và PGD còn giữ được sắc xanh. Năm 2014, HAG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.460 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2013. HAG sẽ triển khai trồng 5.000 ha bắp trong năm 2014 tại Lào và Campuchia, đón đầu tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi trong nước.


Trong khi đó, các cổ phiếu lớn trên sàn HOSE như BVH, GAS, SSI, KDC, MBB… đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu.


Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giao dịch vẫn chưa có gì khởi sắc. Mã ITA giảm nhẹ 100 đồng xuống 10.000 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 1 triệu đơn vị.


Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 88,93 điểm, giảm 0,50 điểm (-0,56%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,404 triệu đơn vị, trị giá 63,86 tỷ đồng.




Hiện tại, SD9 là mã duy nhất trong nhóm HNX-30 còn duy trì được sắc xanh. Trong khi đó, các cổ phiếu có tính dẫn dắt như ACB, BVS, KLS, SHB, VCG, VND… đã đồng loạt giảm giá.


Mã KLS giảm tới 200 đồng xuống 14.800 đồng/CP và khớp lệnh gần 1 triệu đơn vị. PVX giảm 200 đồng xuống 6.700 đồng/CP và cũng khớp được hơn 1,29 triệu đơn vị.


Nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 62.770 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 8.000 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE).


Mã STB được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 15.970 đơn vị (chiếm 25,3% tổng khối lượng giao dịch). Hiện STB đứng ở mức giá 19.800 đồng/cp (-0,5%), tổng khối lượng giao dịch đạt 63.020 đơn vị. Các mã tiếp theo là SSI (10.000 đơn vị), BTP (10.000 đơn vị), NTL (6.870 đơn vị), KHP (5.000 đơn vị).


Mã CTS bị khối ngoại trên HNX bán ra nhiều nhất với 8.000 đơn vị (chiếm 19,6% tổng khối lượng giao dịch). Hiện CTS đứng ở mức giá 11.800 đồng/cp (-2,5%), tổng khối lượng giao dịch đạt 40.800 đơn vị.


Bình Minh - NDH




Mở đường cho quỹ ETF 'made in Việt Nam'

Mở đường cho quỹ ETF 'made in Việt Nam'


Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Bằng, cơ quan này sẽ có nhiều chính sách nhằm khuyến khích việc thành lập các quỹ hoán đổi danh mục (quỹ ETF) nội địa ngay trong năm 2014.

Hiện, UBCKNN đang hoàn thiện cơ sở phục vụ cho giao dịch của quỹ ETF nội địa. Động thái này đã thể hiện quyết tâm của UBCKNN trong việc đưa các sản phẩm mới vào thị trường chứng khoán.


Cơ hội


Quỹ ETF là một loại hình quỹ mở, hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ. Chứng chỉ ETF được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán. Thành viên lập quỹ là công ty chứng khoán, có nghiệp vụ môi giới, tự doanh, ngân hàng lưu ký đã ký hợp đồng lập quỹ ETF với công ty quản lý quỹ.


Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh Trần Đắc Sinh nhận định, đây là loại hình đầu tư tập thể, với tính thanh khoản cao, chi phí thấp, ETF là một sản phẩm được nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. ETF do các quỹ trong nước phát hành sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài tránh được hạn chế về sở hữu nước ngoài.


"Để các sản phẩm ETF đến được với nhà đầu tư, cần có các thành viên lập quỹ và nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp và mạnh về tài chính, vững về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, cũng cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng này về phí, thuế, về các điều kiện để thực hiện vai trò của mình, giúp cho sản phẩm triển khai thành công và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư"- ông Trần Đắc Sinh nhấn mạnh.


Theo Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF), tổng quy mô quỹ mở hay quỹ tương hỗ trên toàn thế giới khoảng 26,8 nghìn tỷ USD; trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu, chiếm khoảng 49% số này. Về loại hình quỹ, phổ biến nhất là quỹ mở, chiếm 88,6%, tiếp đến là quỹ ETF chiếm 9,1% và quỹ đóng chỉ chiếm 1,8%. Điều này cho thấy, quỹ ETF có vị trí tương đối lớn trong ngành Quỹ và Việt Nam không thể bỏ qua việc phát triển loại hình quỹ này.


Tuy nhiên, theo VCBF, các yếu tố quyết định sự phát triển của các quỹ đầu tư nói chung và quỹ ETF nói riêng chính là quy định về thuế; các quy định pháp lý, chi phí và thời gian thành lập; sự phát triển của thị trường chứng khoán, mức độ thanh khoản và minh bạch của thị trường; các yếu tố khác như: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng, sự mở cửa đối với thương mại và đầu tư quốc tế…


Vào cuộc


Tại Việt Nam, cuối năm 2012, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư 229/2012/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý Quỹ ETF nhưng phải mất một năm sau (tức ngày 1-9-2013), Thông tư này mới có hiệu lực thi hành và mở đường cho việc thành lập quỹ ETF nội địa.


Ngay sau đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã trình UBCKNN về Dự thảo quy chế hoạt động giao dịch, hoán đổi, đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán và thực hiện quyền đối với chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục ETF. Theo đó, VSD sẽ cung cấp những dịch vụ liên quan đến việc phong tỏa chứng khoán cơ cấu góp vốn lập quỹ, hoạt động đăng ký chứng chỉ quỹ ETF, thực hiện các giao dịch hoán đổi sơ cấp, thực hiện quyền chứng chỉ ETF…


Đồng thời, VSD xây dựng Đề án và quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán (SBL). Việc xây dựng hệ thống này trước hết hướng tới việc hỗ trợ các tổ chức đủ tiêu chí làm thành viên lập quỹ ETF, cùng với đó là hỗ trợ các thành viên của VSD (công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký…) vay mượn chứng khoán do sửa lỗi, dẫn đến tạm thời thiếu hụt chứng khoán để thanh toán.


Hiện nay, hai Sở Giao dịch chứng khoán là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thiện hạ tầng giao dịch và hoàn tất Dự thảo Quy chế Tổ chức và quản lý giao dịch chứng chỉ quỹ ETF. Theo đó, chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trên hệ thống giao dịch tương tự cổ phiếu niêm yết đối với các quy định về phương thức giao dịch; nguyên tắc khớp lệnh; nguyên tắc xác định giá khớp lệnh; xác lập và hủy bỏ giao dịch; lệnh giao dịch; nội dung lệnh giao dịch; nội dung xác nhận kết quả giao dịch; ký hiệu lệnh giao dịch; sửa, hủy lệnh giao dịch; sửa lỗi sau giao dịch; ký quỹ giao dịch; giá tham chiếu; giới hạn dao động giá...


Về phía UBCKNN cũng đề xuất Bộ Tài chính xây dựng chuẩn mực kế toán cho loại hình quỹ mới như ETF; hỗ trợ các thành viên thị trường trong đào tạo, phổ cập kiến thức, nâng cao nhận thức của công chúng đầu tư về các loại hình quỹ đầu tư.


Trước sự vào cuộc tích cực ban hành các quy định, cơ sở vận hành quỹ ETF của cơ quan quản lý Nhà nước mà theo nhận xét của Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Việt Nam (VFM) kiêm Chủ tịch Câu lạc bộ Công ty quản lý quỹ Trần Thanh Tân, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các công ty quản lý quỹ và đã có các thành viên Câu lạc bộ Công ty quản lý quỹ bắt tay vào việc chuẩn bị cho sản phẩm này. Ngoài ra, các thay đổi trong quy định về tỷ lệ sở hữu của người đầu tư nước ngoài đối với quỹ mở đã hỗ trợ cho việc huy động tiền đầu tư vào các quỹ mới thành lập.


Thông tin mới nhất từ VFM, hiện công ty này đã làm các thủ tục xin phép thành lập quỹ ETF. Nếu được cấp phép, đây sẽ là ETF trong nước đầu tiên trên thị trường.


Trong nghiên cứu về Triển vọng đầu tư chứng khoán năm 2014 vừa được Công ty CP Chứng khoán FPT (FPT Securities) công bố, dự báo VN- Index sẽ đạt khoảng 630 điểm và sẽ tiếp tục hấp dẫn hơn các nước trong khu vực nhờ tăng trưởng của DN (dự báo mức tăng trưởng trung bình đạt 10%). Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài liên tục gia tăng, tính từ năm 2000 đến 2013, nguồn vốn này đã tăng từ con số 0 lên 10,5 tỷ USD. Trong 2 tháng đầu năm 2014, các quỹ ETF nước ngoài đã rót ròng vào thị trường chứng khoán Việt Nam là 57 triệu USD, nâng tổng giá trị tài sản 2 quỹ ETF tại Việt Nam lên 832 triệu USD.


Theo FPT Securities, dự báo các quỹ mở, quỹ ETF trong nước sẽ liên tục ra đời và giải ngân trong năm 2014 bởi dự kiến quý II-2014, các quỹ ETF Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động khi 2 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang hoàn tất quy chế liên quan đến thiết kế sản phẩm và cơ chế tổ chức giao dịch chứng chỉ quỹ ETF. Ngoài ra, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cũng đang hoàn tất mô hình đề án quỹ vay và cho vay chứng khoán, cho phép thực hiện thanh toán bù trừ cho sản phẩm ETF và xử lý các rủi ro liên quan đến việc huỷ thanh toán ETF.


Theo Hải Quan - Thu Hằng




Cổ phiếu chứng khoán niêm yết: Duy nhất VIX tăng dưới 50% trong quý 1/2014

Cổ phiếu chứng khoán niêm yết: Duy nhất VIX tăng dưới 50% trong quý 1/2014


Việc cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh không phải không có nguyên do của nó. Doanh thu môi giới, tự doanh của CTCK được nhà đầu tư kỳ vọng tăng mạnh trong quý 1 năm nay.

Thị trường chứng khoán kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 trong cảnh sụt giảm trên cả 2 sàn với mức giảm lần lượt là 0,46% và 0,67% trên HoSE và HNX. Trên cả 2 sàn có 323 mã giảm điểm nhưng chỉ có 154 mã tăng điểm. Số mã giảm áp đảo mã tăng nhưng một điều đáng chú ý là: Hầu hết các mã cổ phiếu chứng khoán tăng điểm trong phiên thị trường đỏ lửa.


Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán đã tăng mạnh trong quý 1


Thống kê của chúng tôi cho thấy, chỉ có 1 mã cổ phiếu chứng khoán niêm yết tăng dưới 50% là VIX. Tuy tăng thấp hơn các cổ phiếu cùng ngành khác nhưng VIX vẫn tăng mạnh hơn thị trường chung.



Cá biệt, nhiều công ty như ORS (Chứng khoán Phương Đông), VIG (Chứng khoán Thương mại và công nghiệp), APS (Chứng khoán Apec) đã đạt hơn gấp đôi thị giá đầu năm.


Nhà đầu tư đón đầu kết quả kinh doanh quý 1


Việc cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh không phải không có nguyên do của nó!


Doanh thu môi giới sẽ tăng mạnh. Công ty chứng khoán là bên được hưởng lợi rất nhiều từ thanh khoản thị trường. Giá trị giao dịch càng cao thì doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán càng lớn.


Tự doanh thắng lớn. Quý 1 năm nay là một thời cơ vàng cho người đầu tư chứng khoán nói chung và khối tự doanh của công ty chứng khoán nói riêng. Công ty chứng khoán nào dành tiền cho hoạt động tự doanh và hiện thực hoá lợi nhuận trong kỳ thì quý 1 năm nay kỳ vọng lợi nhuận sẽ rất cao.


Hoàn nhập dự phòng và chờ đợi lãi đột biến. Nếu chưa hiện thực hoá lợi nhuận và "ủ mưu" chờ thời thì đa phần KQKD của các CTCK năm nay cũng đột biến nếu năm ngoái trích lập dự phòng bởi thị trường chứng khoán đã tăng rất mạnh quý 1 thì việc CTCK sẽ được hoàn nhập dự phòng là điều tất yếu.


Doanh thu khác được thời lên ngôi. Quý 1 cũng là quý mà dòng tiền margin cho thấy sức mạnh của nó. Tiền ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán được dịp tung ra các sản phẩm margin từ lãi suất cho đến phương thức giao dịch để hút khách. Hoạt động margin không những giúp công ty cạnh tranh khách hàng để tăng môi giới mà còn giúp hạng mục "doanh thu khác" trên báo cáo tài chính năm nay đột biến.


Quý 1/2014 vừa đi qua. Kết quả kinh doanh trong kỳ chưa được công ty chứng khoán tiết lộ. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này đang nhận được kỳ vọng lớn của nhà đầu tư về một kỳ kinh doanh lãi lớn.


NDH




Bất động sản tăng giá: Chiêu 'tâm lý' của chủ đầu tư

Bất động sản tăng giá: Chiêu 'tâm lý' của chủ đầu tư


Theo một số chuyên gia, việc bất động sản rục rịch tăng giá trong thời gian gần đây chỉ là chiêu trò kích thích tâm lý đám đông của một số chủ đầu tư.


Vị chuyên gia này cho rằng, hãy nhìn vào thực tế, hiện tại chung cư hoàn thiện về ở ngay đang được rao bán cắt lỗ "ầm ầm".


Doanh nghiệp kêu tăng giá


Tại thị trường Hà Nội, hàng loạt các dự án bất động sản hiện đang có kế hoạch tăng giá. Điển hình như dự án Hòa Bình Green City (tại 505 Minh Khai, Hà Nội), chủ đầu tư dự kiến tăng 10% từ ngày 15/3. Tổng công ty Viglacera cho biết sau ngày 30/3 sẽ tính toán điều chỉnh giá bán khoảng 100 căn hộ dự án Thang Long Number One lên ít nhất khoảng 3-5% tùy theo biến động của thị trường. Hay dự án Golden West tại Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính cũng tăng khoảng 5% trong đợt mở bán mới đây.


Lý giải việc tăng mạnh giá bán căn hộ tại thời điểm này, các chủ đầu tư cho rằng, nếu tiếp tục bán căn hộ với mức giá cũ, công ty không có lãi, mà giá trị căn hộ vẫn ngày một tăng do phải cộng thêm các khoản chi phí.


Một số thành viên thị trường cho rằng, thị trường chung cư tăng giá chủ yếu do cách tính diện tích căn hộ theo phương pháp mới. Theo Thông tư 03 của Bộ Xây dựng quy định, từ ngày 8/4, diện tích căn hộ sẽ được tính theo kích thước thông thủy (không bao gồm tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột hay hộp kỹ thuật nằm bên trong nhà). Cách tính này khiến diện tích bán căn hộ có thể bị giảm khoảng 3-4%, do đó chủ đầu tư sẽ tăng giá bán trên mỗi m2 để đảm bảo lợi nhuận thu về.


Tuy nhiên, nhận định về chu kỳ tăng giá này nhiều người cho rằng chỉ xảy ra cục bộ ở một số khu vực có nhiều dự án tốt được triển khai, đa phần là ở các khu trung tâm. Còn tình hình chung trên thị trường vẫn chưa thực sự khởi sắc trở lại.


Thêm vào đó, lượng tồn kho bất động sản quá lớn, tính đến cuối tháng 2/2014, tổng giá trị tồn kho bất động sản khoảng 92.690 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là 19.210 căn, tương đương 28.582 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng hiện ở mức 13.516 căn, tương đương 24.029 tỷ đồng. Tồn kho đất nền nhà ở là 9.119.001 m2, tương đương 33.880 tỷ đồng; đất nền thương mại hiện là 2.001.904 m2, tương đương 6.198 tỷ đồng.


"Giữ nguyên giá hiện nay thì cần ít nhất 5 năm mới xả hết số hàng tồn kho. Từ nay đến 2015, một lượng lớn căn hộ chung cư hoàn thiện sẽ lao ra bán cắt lỗ trên thị trường nên giá chưa thể tăng được" - một khách hàng cho biết.


Bình tĩnh trước khi "xuống tiền"


Mới đây, gói tín dụng trị giá 50.000 tỷ đồng được Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) phối hợp với Tập đoàn Thiên Thanh công bố được coi là "phao cứu sinh" cứu thị trường BĐS.


Theo như giải thích của VNCB thì gói tín dụng này sẽ hỗ trợ thị trường địa ốc theo mô hình liên kết "4 nhà", đại khái là các ngân hàng sẽ "bắt tay" với nhà cung cấp vật liệu để hỗ trợ các dự án bất động sản thiếu vốn nhưng đảm bảo được đầu ra để hoàn thành đúng tiến độ, giải phóng hàng tồn và việc tập trung đầu mối cung cấp vật liệu qua sàn, theo kiểu bán buôn sẽ giúp giảm suất đấu tư cho dự án, hạ giá bán căn hộ.


Theo VNCB thì ngoài gói 50.000 tỷ mà VNCB, BIDV, Agribank, VCB, Vietinbank cam kết tham gia, 7 ngân hàng khác cũng đã đăng ký gói tín dụng trị giá 70.000 tỷ đồng cho bất động sản. Nghe qua thì hoành tráng, song ngay lập tức nhiều chuyên gia kinh tế đã tỏ ý nghi ngờ về quy mô gói vốn khủng.


Trong thời điểm này, người dân thật bình tĩnh và tính toán thật kỹ trước khi quyết định xuống tiền


Theo các chuyên gia, liên kết 4 nhà mà VNCB công bố thực chất chỉ là nghiệp vụ quản lý dòng tiền của các ngân hàng đã làm từ nhiều năm trước nên không có gì mới, thậm chí đó chỉ là thủ thuật để lăng xê, khuếch trương. Hiện nợ xấu bất động sản vẫn còn lớn thì liệu việc bơm thêm tiền có kiểm soát được?.


Các chuyên gia BĐS cho rằng, thị trường kinh tế Việt Nam vẫn đang rất khó khăn và giá nhà vẫn còn cao so với mặt bằng chung thu nhập của người dân. Trong thời điểm này, người dân thật bình tĩnh và tính toán thật kỹ trước khi quyết định xuống tiền.


Theo Diễn đàn doanh nghiệp




Cuộc chạy đua của các CTCK đã đến giai đoạn bão hòa?

Cuộc chạy đua của các CTCK đã đến giai đoạn bão hòa?


Tính đến nay MBS là CTCK đầu tiên và duy nhất triển khai dịch vụ tư vấn trực tuyến real time thông qua sản phẩm “Chiến lược đầu tư”trên phần mềm giao dịch trực tuyến.


Sau cuộc chạy đua giảm, miễn phí giao dịch đã từng diễn ra khi TTCK rơi vào tình trạng sụt giảm, nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường năm 2008, làn sóng cạnh tranh giữa các CTCK trở nên âm thầm và đi sâu vào mặt “chất” hơn. Hầu hết các CTCK xác định muốn tồn tại trên thị trường đều chi mạnh tay cho các khoản đầu tư vào hệ thống công nghệ hỗ trợ nhà đầu tư và thu hút môi giới giỏi, mở màn cho một đợt cạnh tranh sôi động giữa các CTCK.


Sau một thời gian khủng hoảng, TTCK đang dần ấm lên, cùng với việc giao dịch online đã được phổ cập, liệu chăng cuộc chạy đua của các CTCK đã rơi vào trạng thái bão hòa hay ngày một ngấm ngầm khốc liệt hơn? Một sốCTCKđã ra mắt các phần mềm nhằm mang lại tiện ích hơn cho nhà đầu tư như:CTCKVNDirect với phần mềm giao dịch và phân tích chứng khoán Active-D;CTCKMB (MBS) với phần mềm giao dịch online Stock24; VCBS với hệ thống lõi (core) mới vào vận hành trong quý I/2014, trong đó tập trung hoàn thiện các dịch vụ tiện ích đối với nhà đầu tư cá nhân. Thực tế, cácCTCKđều quan tâm và chú trọng đến việc đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ để hỗ trợ khách hàng. Việc đầu tư vào hệ thống công nghệ là một bước đi thông minh và chắc chắn trong thời kỳ số hóa như hiện nay. Theo một khảo sát sơ bộ, tỷ lệ khách hàng giao dịch online tại một số CTCK lớn như FPTS, MBS và VNDS đã đạt trên 90%.


Cùng với sự nở rộ của các loại Smartphone, các CTCK cũng rất thức thời khi nghiên cứu đón đầu và cho ra đời các ứng dụng giao dịch đáp ứng nhu cầu của Khách hàng. Nhà đầu tư thời công nghệ số thậm chí còn không cần biết tới địa chỉ của CTCK mà vẫn thực hiện được mọi giao dịch. Anh Trần Minh Thành, một nhà đầu tư chứng khoán tại Đà Nẵng đã mở tài khoản và thực hiện giao dịch hàng năm nay tại 1 CTCK không hề có chi nhánh tại TP này. Anh cho hay “khi tới giao dịch tại MB, tôi đã mở TK giao dịch luôn tại MBS là công ty con của MB. Mặc dù chưa 1 lần biết đến các sàn giao dịch của MBS nhưng tôi hoàn toàn hài lòng vì nhu cầu đầu tư đều được đáp ứng trọn gói từ xa qua hệ thống giao dịch online thành một chuỗi khép kín từ đặt lệnh, chuyển tiền, tra cứu thông tin, quản lý danh mục đầu tư, ứng trước tiền bán, chuyển khoản... Gần đây công ty này còn tích hợp thêm hình thức tư vấn chiến lược đầu tư vào phần mềm giao dịch trực tuyến, rất thuận tiện cho các KH không có điều kiện bám sàn, thậm chí tôi còn có thể chat ngay với các chuyên gia để nhận tư vấn chi tiết hơn theo nhu cầu đầu tư”.


Bên cạnh hai yếu tố là phần mềm tiện ích phục vụ nhà đầu tư và phí giao dịch thì các CTCK cần phải có thêm một yếu tố nữa để “giữ chân” khách hàng, đó là chất lượng tư vấn của nhân viên môi giới. Các môi giới phải có kinh nghiệm, khả năng nắm bắt thông tin tốt, để tư vấn kịp thời, có lợi nhất cho nhà đầu tư, đặc biệt là các chỉ báo mã cổ phiếu tiềm năng. Một nhà đầu tư kỳ cựu tại sàn MBS cho biết “Việc gắn bó với 1 CTCK giờ phụ thuộc vào 2 yếu tố: thương hiệu và khả năng đáp ứng nhu cầu của Khách hàng. Nếm trải nhiều đợt sóng tăng giảm, sở dĩ tôi vẫn giữ tài khoản giao dịch cố định tại sàn này vì tôi thấy được những bước thay đổi vượt bậc của MBS kể từ đầu năm 2012 tới nay sau giai đoạn khủng hoảng. Nhất là khi MBS được hỗ trợ mạnh của MB thì nhà đầu tư cảm thấy tin tưởng hơn, đặc biệt là việc kết nối tài khoản giữa Ngân hàng và CTCK đã tạo sự minh bạch cho MBS trong việc cam kết không sử dụng tiền trong tài khoản của khách hàng. Ngoài ra, hiện chưa có CTCK nào có được hình thức tư vấn trực tiếp trên hệ thống giao dịch online như MBS. Tôi cũng đã thử đầu tư theo các chiến lược mà MBS đưa ra và kết quả đạt được là tỷ lệ lợi nhuận khá tốt. Tôi cho rằng đây là một trong những điểm tích cực của MBS trong giai đoạn phát triển mới”.


MBS là một trong số ít CTCK hiểu rất rõ “khẩu vị” của nhà đầu tư, đồng thời nhận được đánh giá khá cao về mặt đổi mới công nghệ bám sát nhu cầu thị trường. Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường của CTCK MB (MBS) khẳng định: “Tính đến nay MBS là CTCK đầu tiên và duy nhất triển khai dịch vụ tư vấn trực tuyến real time thông qua sản phẩm “Chiến lược đầu tư”trên phần mềm giao dịch trực tuyến. Tùy vào từng “khẩu vị” đầu tư mà Khách hàng lựa chọn, Khách hàng sẽ được tư vấn một số mã chứng khoán với khuyến nghị cụ thể về các vùng giá giao dịch để có quyết định đầu tư phù hợp. Ngay sau một tháng triển khai, sản phẩm đã giúp nhiều nhà đầu tư chiến thắng thị trường, với mức tăng trưởng vượt trội HNX-Index và VN-Index. Bước đột phá trong sản phẩm Chiến lược đầu tư trên Stock 24 của MBS là khác biệt so với hình thức tư vấn truyền thống của các CTCK, bởi tính kết nối trực tuyến với khách hàng, cùng khách hàng trải nghiệm hiệu quả đầu tư, hiệu quả tư vấn của các chuyên gia MBS. Thế mạnh công nghệ cộng với đội ngũ chuyên gia tư vấn am hiểu thị trường đã giúp MBS giữ vững lòng tin của các Nhà đầu tư.”


Thị trường chứng khoán đang tiếp tục được tái cấu trúc, các CTCK đang tiếp tục tự thanh lọc để tồn tại và phát triển. Các nhà đầu tư đang có cơ hội được sử dụng những sản phẩm/dịch vụ an toàn và tiện ích. Hy vọng về một TTCK Việt Nam minh bạch và phát triển không phải là không có cơ sở.


Hằng Nga


Theo Trí Thức Trẻ




NỆM LIÊN Á